Cơm rượu hay còn được gọi là rượu nếp cái được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, nấu chín thành xôi (cơm), để nguội, sau đó ủ với men rượu để lên men thành rượu. Hương vị hấp dẫn cùng nhiều thành phần dinh dưỡng nên nó được xem là một trong những món ăn bổ dưỡng, được nhiều người, kể cả giới chuyên môn y khoa đánh giá cao. Hãy cùng Toàn Phát bắt tay vào thực hiện món cơm rượu kiểu miền Nam nhé!
1. Nguyên liệu:
– Nếp Ngỗng: 500gr – Men cơm rượu: 5-6g (1 viên men khoảng 1g) – Muối: 5g – Nước: 500ml – Hộp đựng
2. Các bước thực hiện:
Bước 1: sơ chế nguyên liệu: Cho gạo ra rá sau đó vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, mày trấu. Sau khi vo xong, bạn để cho gạo ráo nước tự nhiên. Lưu ý là bạn không cần vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám dinh dưỡng của gạo. Vo nếp sạch rồi bạn bắt đầu ngâm từ 6 đến 10 tiếng (tốt nhất là 8 tiếng). Sau đó bỏ nước ngâm đi và rửa sạch lại nếp lần nữa. bạn cần làm nhẹ nhàng tránh làm vỡ hạt nếp.
Bước 2: hấp nếp: Sử dụng xửng hấp để hấp nếp hoặc dùng lò combi cũng được. Lưu ý khi hấp cần dùng nhiều nước, không cho thêm muối hay đường gì cả. hấp trong khoảng 15 phút, lấy ra rửa sơ qua nước để làm sạch nhớt trên hạt, sau đó hấp tiếp trong 45 phút nữa.
Bước 3: phủ men: Sau khi hấp, lấy nếp ra và để nguội ( hạt nếp còn hơi ấm là được). Giã nhuyễn viên men thành bột mịn, chú ý càng mịn càng tốt nhé.
Phần men đã giã nát, bạn đem chia làm hai phần. Rắc toàn bộ phần men thứ nhất lên bề mặt nếp. Rắc xong, bạn lật mặt kia của nếp lên và rắc nốt phần còn lại. Cuối cùng, bạn dùng thìa và đũa đảo để cho men ngấm đều và kỹ vào với nếp. Bạn cần làm việc này nhẹ nhàng dể tránh hạt nếp bị vỡ sẽ không được đẹp mắt.
Bước 4: vo viên: Rửa sạch tay và hộp đựng bằng nước muối (nên dùng tay trần để vo nếp chứ không dùng bao tay dễ bị dính). Nhúng tay vào bát nước muối ấm đã chuẩn bị sau đó lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chặt lại, vo thành viên tròn nhỏ vừa ăn rồi cho vào hộp đã được rửa sạch bằng nước muối lúc nãy.
Bước 5: Ủ cơm rượu: Cuối cùng bạn đem các hộp cơm rượu ủ trong tủ lạnh khoảng 3 ngày bạn sẽ có món cơm rượu thành phẩm có thể ăn được. cơm rượu có thể lưu trữ trong tủ lạnh tối đa khoảng 1 tuần. Cách làm cơm rượu này có thể được áp dụng cho cả nếp cẩm, nếp trắng hay nếp than. Bởi thế nên bạn đừng quá lo lắng về loại gạo mà chỉ cần làm đúng công thức là được nhé.
3. Một số lợi ích của cơm rượu đối với sức khỏe con người:
– Cơm rượu được dùng để giệt vi khuẩn lưu trú trong hệ tiêu hóa và thường được ăn vào mùng 5/5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ). Thế nhưng, không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa, ngày nay người ta đã phát hiện ra những lợi ích tuyệt vời của cơm rượu trong phòng nhiều bệnh tật.
– Thành phần nguyên liệu làm cơm rượu là gạo nếp, đặc biệt là gạo nếp cẩm có chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa có tên là anthocyanin. Chất này có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa quá trình phá hủy AND – yếu tố gây ra bệnh ung thư.
– Nguyên liệu chính để chế biến cơm rượu là gạo nếp loại ngon còn vỏ lụa, cụ thể là những loại gạo giàu dinh dưỡng như gạo nếp lứt – loại gạo có hạt màu nâu vàng; gạo nếp cái hoa vàng, gạo nếp than. Các loại nếp này khi dùng làm cơm rượu vẫn giữ được các giá trị dinh dưỡng phong phú từ vỏ lụa như các gluxit, lipit, protit, vitamin chủ yếu là vitamin B1 cùng nhiều loại muối khoáng khác.
– Cơm rượu là món ăn rất tốt cho hệ tim mạch, có thể dùng để dẫn thuốc vào thần kinh và tỳ vị. Hơn nữa, khi nghiên cứu về lợi ích của cơm rượu, các chuyên gia đã cho rằng đây là món ăn có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu. Do vậy, với những người bị dị ứng hoặc không phù hợp sử dụng các loại thuốc huyết áp có thể dùng cơm rượu như một loại thuốc thay thế.
– Lượng sắt có trong gạo nếp rất cao, do vậy, cơm rượu rất phù hợp với những người thiếu sắt. Ăn cơm rượu có tác dụng phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến tình trạng thiếu sắt, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và mẹ sau sinh.
Bình luận mới nhất