Sữa chua nếp cẩm có vị béo béo của sữa chua, kết hợp với nếp cẩm bùi bùi ăn rất lạ miệng. Cách làm sữa chua nếp cẩm mà chúng tôi chia sẻ, bạn dễ dàng thực hiện tại nhà và thành công ngay từ lần đầu.
Sự kết hợp ăn ý giữa sữa chua và nếp cẩm (Ảnh: Internet)
Sữa chua nếp cẩm có nguồn gốc từ miền Bắc, nhưng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Màu sắc của nếp cẩm không hẳn là màu đen tuyền, mà giống như màu tím đen. Đây là màu sắc được tạo ra do sự dư thừa của anthocyanin và chất oxy hoá mạnh. Ngoài ra, nếp cẩm là loại cơm rượu có chứa nhiều thành phần như protein, chất béo, axit amin… giúp bảo vệ sức khoẻ, cũng như tái tạo mạch máu tốt. Ngoài ra, hàm lượng vitamin có trong nếp cẩm cũng rất cao.
Nguyên liệu sữa chua nếp cẩm
Hướng dẫn làm sữa chua nếp cẩm tại nhà
Phần sữa chua
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn cho sữa tươi 1 lít, sữa đặc 190ml vào nồi, bạn dùng muỗng gỗ khuấy đều hỗn hợp để sữa đặc và sữa tươi hoà quyện vào nhau.
Bước 2: Đun sữa chua
Bạn cho nồi lên bếp đun nóng, khi sữa bắt đầu ấm khoảng 40 – 50 độ C thì tắt bếp. Bạn không nên đun sôi, sẽ làm cho sữa bị chín, mất vị béo. Trong quá trình đun sôi, bạn vớt bọt thường xuyên.
Cách nấu sữa chua (Ảnh: Internet)
Bước 3: Trộn sữa chua và sữa tươi
Bước tiếp theo của cách làm sữa chua là trộn sữa chua cái vào trong nồi sữa tươi. Bạn dùng rây lọc lỗ nhỏ để lọc sữa chua thiệt mịn, loại bỏ bớt phần cặn. Nhờ vậy, sữa chua sẽ mịn hơn.
Bước 4: Cách ủ sữa chua
Bạn cho sữa chua vào các hũ thuỷ tinh có nắp đậy kín. Sau đó xếp từng hũ sữa chua vào nồi ủ hoặc thùng xốp ủ. Bạn rót nước nóng 40 độ C vào thùng, ngập khoảng 1/3 hũ thuỷ tinh là được. Khoảng 60 phút bạn kiểm tra nhiệt độ của nước. Ủ hỗn hợp sữa chua trong vòng 6 – 8 tiếng đồng hồ.
Ủ sữa chua từ 6 – 8 tiếng (Ảnh: Internet)
Phần nếp cẩm
Bước 1: Ngâm gạo nếp cẩm
Bạn ngâm gạo nếp cẩm trong nước lạnh từ 6 – 8 tiếng. Sau đó, bạn vo gạo nếp cẩm và để ráo nước.
Bước 2: Cách nấu nếp cẩm
Tiếp đến, bạn cho nếp cẩm vào nồi hấp cho gạo mềm. Bạn có thể dùng nồi cơm điện, bật ở chế độ “keep warm” cho gạo chín dần. Hoặc bạn cho lên bếp nấu với nước cho hỗn hợp sệt lại là được.
*Lưu ý: nếu bạn ăn nếp cẩm khô thì cho ít nước lại, nếu bạn muốn ăn nếp cẩm mềm sệt thì sau khi nấu, đậy kín nắp và ủ trong 15 phút.
Nếp cẩm có độ dẻo mịn vừa phải (Ảnh: Internet)
Thưởng thức sữa chua nếp cẩm
Bạn lấy sữa chua đã ủ mịn cho ra chén hoặc ly, múc phần nếp cẩm bỏ lên trên và thưởng thức thôi nào. Ngoài ra, bạn có thể nấu thêm nước cốt dừa và nước cốt lá nếp nấu chung để có nước sốt lá dứa xanh đẹp mắt, thơm nồng và rót lên trên phần yaourt nếp cẩm.
Thêm nước cốt dừa ăn kèm với sữa chua nếp cẩm (Ảnh: Internet)
Sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì?
- Tốt cho tim mạch: Men nếp cẩm chứa lovastatine và ergosterol giúp tái tạo mạch máu. Đồng thời phòng tránh nguy cơ tai biến, đột quỵ, xơ vữa động mạch…
- Tốt cho chị em phụ nữ: Nếp cẩm có tác dụng bổ máu, được ủ men lên màu đỏ mận đậm, rất tốt cho máu. Do đó, các chị em phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, dùng sữa chua nếp cẩm rất tốt.
- Tốt cho hệ tiêu hoá: Sữa chua rất có lợi cho những người mắc bệnh dạ dày. Cho nên ăn sữa chua nếp cẩm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không?
Nhiều người băn khoăn không biết ăn sữa chua nếp cẩm có béo không? Câu trả lời là hàm lượng canxi cao đốt cháy mỡ, có khả năng đốt cháy năng lượng. Do đó, bạn nên ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với các món ăn tráng miệng dinh dưỡng như sữa chua nếp cẩm.
Cách làm sữa chua nếp cẩm thật đơn giản phải không nào? Bạn có thể làm sẵn và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Giờ thì bạn hãy trổ tài thực hiện cho cả gia đình thưởng thức nhé! Vậy là bạn đã biết cách làm sữa chua nếp cẩm. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi mời bạn khám phá cách làm sữa chua nha đam thơm ngon nhé!
Bình luận mới nhất