Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Làm cách nào để xử lý tình trạng này?

Hầu hết mọi người khi uống cà phê đều cảm thấy tỉnh táo hơn, một số người thậm chí còn mất ngủ mỗi khi uống cà phê. Tuy nhiên lại có những trường hợp cảm thấy cà phê sau khi uống cà phê. Vậy tại sao uống cà phê lại buồn ngủ?

Tác dụng và tác hại mà cà phê đem lại

Trước khi đi sâu hơn để giải đáp câu hỏi tại sao uống cà phê lại buồn ngủ, bạn cũng nên hiểu hơn về một số ảnh hưởng của thức uống này đối với cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, thành phần chính có trong cà phê nguyên chất gồm cafein và chất chống oxy hóa cùng một số hoạt chất khác.

Lợi ích của việc uống cà phê

Vậy uống cà phê có tác dụng gì? Khi bạn uống cà phê đều đặn với lượng vừa đủ, cách uống lành mạnh sẽ nhận được những lợi ích như:

Tinh thần tỉnh táo: Hiệu quả đầu tiên phải kể đến khả năng giúp tinh thần trở nên tỉnh táo, phấn chấn, tập trung hơn trong công việc, cuộc sống mà cà phê đem lại. Tuy vẫn có một số trường hợp đặt ra thắc mắc tại sao uống cà phê lại buồn ngủ nhưng nhìn chung, hiệu quả tỉnh táo tinh thần mà cà phê đem lại được thể hiện ở đa số người dùng.

Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Làm cách nào để xử lý tình trạng này? 1Uống cà phê giúp tinh thần tỉnh táo, tăng sự tập trung

Hạn chế nguy cơ ung thư đại trực tràng: Nghe có vẻ bệnh ung thư đại trực tràng và cà phê không mấy liên quan nhưng vài nghiên cứu cho thấy, người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn.

Ngừa bệnh Parkinson: Một số bằng chứng khoa học cho thấy uống cà phê thực sự có thể giúp giảm yếu tố dẫn đến bệnh Parkinson. Nhiều người cho rằng uống cà phê bị run tay tương tự như bệnh Parkinson. Hiệu quả này đến từ hàm lượng cafein có trong cà phê và một osos loại trà, cola,…

Tham Khảo Thêm:  Cách làm chả cá Lã Vọng thơm nức mũi, ăn sướng miệng cho dịp Tất niên

Ngừa sỏi mật: Nạp khoảng 400mg cafein hàng ngày là yếu tố giúp giảm sự phát triển của sỏi mật, tránh bệnh nặng hơn và viên sỏi to hơn theo thời gian.

Ngừa tiểu đường tuýp 2: Chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe và cà phê cho biết, uống khoảng 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày thực sự có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy người uống cà phê đều đặn giảm đến 42% nguy cơ mắc bệnh.

Tác hại khi sử dụng cà phê sai cách hoặc uống quá nhiều cà phê

Ngoài những tác dụng tích cực, cà phê còn khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe nếu sử dụng sai cách, cụ thể như sau:

Mất ngủ, căng thẳng: Uống quá nhiều cà phê vào lúc gần đi ngủ chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc và hay tỉnh dậy giữa đêm. Tình trạng này kéo dài dẫn đến stress, căng thẳng, mệt mỏi,… vào ngày hôm sau.

Buồn ngủ: Một số người khi uống cà phê có phản ứng bị buồn ngủ, gây giảm hiệu suất công việc, chán nản, mệt mỏi,… kéo dài cả ngày. Về việc tại sao uống cà phê lại buồn ngủ, Nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ thông tin bên dưới.

Kích ứng dạ dày và niêm mạc: Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng khi bạn uống cà phê, đó là axit trong cà phê khiến dạ dày và niêm mạc dạ dày bị kích thích hoạt động mạnh hơn tăng tiết axit dạ dày dẫn đến bệnh tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích,…

Tham Khảo Thêm:  Đặc sản miền tây

Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ?

Theo thống kê, có khoảng 15% người được hỏi cho biết họ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi sau khi thưởng thức một tách cà phê. Vậy tại sao uống cà phê lại buồn ngủ thay vì tỉnh táo hơn? Những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi uống cà phê bao gồm:

Adenosine bị ngăn chặn: Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Điều này có thể đến từ việc khi bạn uống cà phê, dạ dày và ruột non bắt đầu được kích thích để hấp thụ và xử lý cafein, phân phối cafein đến máu và đến não bộ. Sau khi đến não, cafein sẽ được gắn với các thụ thể Adenosine nên não bộ nhận được ít Adenosine hơn thông thường, từ đó dẫn đến các cơn buồn ngủ tự nhiên.

Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Làm cách nào để xử lý tình trạng này? 2Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Do lượng thụ thể Adenosine giảm

“Nhờn” cafein: Một trong những lý do lý giải tại sao uống cà phê lại buồn ngủ, đó là bạn có thể đã bị “nhờn” cafein. Nếu trước đây bạn rất tỉnh táo khi uống cà phê nhưng lâu dần bạn uống nhiều cà phê hơn và uống thường xuyên hơn, bỗng một ngày bạn nhận thấy cà phê làm cơn buồn ngủ kéo đến thì khả năng cao đây là do “nhờn” cafein.

Cà phê có quá nhiều đường: Yếu tố lý giải cho việc tại sao uống cà phê lại buồn ngủ tiếp theo đến từ lượng đường có trong cà phê. Một nghiên cứu và phân tích nói rõ việc đường khiến cơn buồn ngủ kéo đến nhanh chóng hơn và làm cơ thể mệt mỏi, uể oải hơn.

Có thể bạn đang mất nước: Mệt mỏi thường bị nhầm lẫn với buồn ngủ và khi uống cà phê thấy mệt mỏi, buồn ngủ không loại trừ nguyên nhân do bạn bị mất nước. Cơ thể mất nước khiến tinh thần xuống dốc, máu kém lưu thông và dễ bị đau đầu, chóng mặt. Khi này bạn nên bổ sung thêm nước và hạn chế cà phê.

Tham Khảo Thêm:  BÍ QUYẾT 3 CÁCH LÀM BẮP CẢI CUỘN THỊT CỰC NGON CHO GIA ĐÌNH BẠN ĐỔI VỊ

Uống cà phê buồn ngủ phải làm sao?

Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Uống cà phê buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân và khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu buồn ngủ, giảm tập trung,… sau khi uống cà phê bạn có thể sử dụng một số cách dưới đây để cải thiện.

  • Nên nạp bao nhiêu caffeine một ngày? Mỗi ngày nạp khoảng 300 – 400mg cafein, tương đương khoảng 250ml cà phê là vừa phải và hợp lý để cơ thể tránh mệt mỏi do uống nhiều cà phê.
  • Bạn nên hạn chế thêm đường hoặc siro tạo ngọt vào cà phê vì đây có thể là nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ đấy.
  • Sau khi uống hết 1 cốc cà phê bạn nên bổ sung thêm khoảng 1 cốc nước để cân bằng lại cafein trong máu.
  • Nếu bạn thường xuyên bị buồn ngủ vào buổi chiều, tốt nhất nên hạn chế uống cà phê khi này để tránh ảnh hưởng không tốt đến công việc và đời sống sinh hoạt.
  • Không nên uống cà phê lúc đang đói. Bạn nên uống khi đã ăn nhẹ hoặc 30 – 45 phút sau khi bữa chính kết thúc.
Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Làm cách nào để xử lý tình trạng này? 3Uống cà phê bị buồn ngủ bạn có thể thay thế bằng trà để tỉnh táo hơn

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã có thể giúp ích cho bạn trong việc giải đáp vấn đề tại sao uống cà phê lại buồn ngủ. Nếu nhận thấy tình trạng này quá nặng, tốt nhất bạn nên tránh cà phê và thay bằng trà, nước trái cây hoặc cà phê không chứa cafein nhé.

Xem thêm: Uống cà phê sữa mỗi ngày có tốt không? Lưu ý khi uống

Viết một bình luận