Chuối và bưởi là hai trái cây chủ lực trên mâm cúng của người miền Bắc, miền Trung, trong khi đó người miền Nam thì không. Đặc biệt dịp Tết cổ truyền miền Bắc, chuối và bưởi trở thành trái cây “sốt” mà không nhà nào không tìm mua. Đó là lúc chuối, bưởi đắt giá. Nhiều gia đình phải tìm săn lùng để có được nải chuối và quả bưởi thật đẹp, đó là hai thứ quan trọng nhất trong ngâm ngũ quả trên ban thờ và cũng được gia chủ để ý nhất.
Người Bắc chọn chuối tiêu và bưởi là trái cây chủ đạo
Người miền Bắc và miền Trung thường thờ theo ý nghĩa của loại quả:
Chuối trong quan niệm của người miền Bắc, miền Trung như đôi bàn tay hứng lấy đỡ lấy, bảo bọc chở che. Chuối thu hút tài lộc, sung túc sum vầy, tài lộc, con cháu đầy đủ.
Người miền Bắc thì chọn chuối tiêu (chuối lùn) quả dài cong, xanh bóng, nải phải số lẻ càng đắt vì số lẻ là dương là sinh sôi phát tài, còn số chẵn là âm. Người miền Bắc không thờ chuối tây vì quả ngắn, nải bé không khum khum ôm lấy được những quả khác trong mâm ngũ quả.
Nhưng người miền Trung đặc biệt người Huế thì không thờ chuối tiêu mà sẽ đi chọn chuối tiến vua, chuối ngự hoặc chuối mật, chuối lá bởi đó mới là những loại chuối đặc sản ngon, và chuối tiêu gợi âm hưởng không tốt lành. Đây là những loại chuối thường có ở vùng đất cố đô. Còn với người Bắc thì thường chỉ có chuối tiêu và chuối tây nên chọn chuối tiêu để đẹp về hình thức hơn.
Bưởi là trái cây tròn mang biểu trưng cho sự đủ đầy, tài lộc sung túc sum vầy. Bưởi đặt lên nải chuối còn mang ý nghĩa phúc lộc an khang. Sau chuối và bưởi thì mâm ngũ quả sẽ có thêm, đào, cam quýt…
Còn với người miền Nam kiêng chuối là vì tên chuối, có thể đọc thành chúi mang ý nghĩa không tốt lành, không thuận lợi, đặc biệt dịp năm mới lại càng không tốt lành. Hơn nữa người miền Nam sắp xếp mâm ngũ quả và hoa quả thờ theo ngôn ngữ, tức theo tên gọi của loại quả nên họ sẽ chọn cầu (mãng cầu)-sung (quả sung)-vừa (dừa)-đủ (đu đủ)-sài (xoài). Thế nên chuối và bưởi không có trong mâm ngũ quả thờ cúng truyền thống của người miền Nam.
Người Huế chọn chuối ngự, chuối lá, chuối cau… kiêng chuối tiêu
Một điều nữa có thể nhận thấy đó cũng là do loại đặc sản trái cây vùng miền tạo nên “tư duy” thờ cúng này. Với người miền Bắc, chuối tiêu và bưởi là hai trái cây luôn luôn có và phổ biến nhất. Với người miền Trung chuối ngự, chuối lá, chuối mật là trái cây phổ biến.
Qua đó cũng có thể thấy việc thờ cúng tâm linh in sâu vào tâm trí và có tính vùng miền không thể phổ quát cho tất cả.
Thế nên khi bạn quan niệm chuối thu hút tài lộc may mắn thì bạn sẽ thờ chuối, còn khi bạn cho rằng nó mang âm hưởng xấu thì sẽ không thờ.
Người miền Nam không chọn chuối và bưởi vì tên gọi không mang ý nghĩa tốt lành
Lưu ý chọn chuối, bưởi theo cách miền Bắc
Chuối nên chọn nải có số lẻ, nải chuối quả còn xanh, bóng, còn râu đầu quả càng tốt. Chuối không thờ chuối chín, bởi chuối đại diện cho mệnh Mộc trong mâm ngũ quả – Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, . Nải chuối thờ phải đủ to rộng để ôm lấy bưởi, đào, cam quýt.
Không chọn nải chuối vẹo, mất cân đối vừa xấu thẩm mỹ vừa không mang lại may mắn.
Buởi thì quả phải tròn đầy căng mọng, còn cuống và lá là đẹp nhất. Bưởi thờ trên ban thờ miền Bắc thường phải là bưởi có vỏ vàng không phải bưởi da xanh để hài hòa cân đối màu sắc và ý nghĩa của mâm ngủ quả. Sau đó có thể cài thêm quất, đào, cam quýt
Chuối chọn theo người Huế
Người Huế kiêng không thờ chuối tiêu mà sẽ chọn chuối ngự, chuối mật, chuối lá. Nải chuối cũng phải còn xanh chưa chín nhưng cũng không được non.
Ngoài những loại quả chủ đạo thì trên bàn thờ còn xuất hiện những đĩa hoa quả khác như dưa hấu, đĩa lê, đĩa táo, phật thủ… nằm ngoài mâm ngũ quả. Người Bắc chú trọng ngũ quả theo ngũ hành, đủ màu sắc khác nhau tượng trung cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Trong đó, hành Kim là màu trắng, Mộc là màu xanh, Thủy là màu đen, Hỏa là màu đỏ, Thổ là màu vàng. Ngoài ra, cũng có quan niệm cho rằng ngủ quả tượng trưng cho ngũ phúc (5 điều mong muốn của con người) gồm phú – quý – thọ – khang – ninh.
Còn người miền Nam thì chọn ngũ quả đủ ý nghĩa cho câu “Cầu sung vừa đủ xài”.
Cũng chính vì mỗi vùng miền có sản vật và ý nghĩa thờ cúng khác nhau nên cũng khó để nói thờ quả này thờ quả kia có lộc hay không có lộc.
*Thông tin mang ý nghĩa tham khảo, chiêm nghiệm