Sên mứt dừa không kết tinh và đây mẹo chữa hiệu quả nhất

Cách xử lý khi mứt dừa không kết tinh

Cứ mỗi dịp Tết đến, mứt dừa là một trong những món mứt quen thuộc và phổ biến nhất. Từ Bắc đến Nam, hầu hết khay mứt của mọi nhà đều có một ngăn nhỏ dành cho mứt dừa. Đây là loại mứt dễ ăn lại dễ thực hiện. Do đó, mứt dừa luôn được nhiều người yêu thích và trổ tài thực hiện vào mỗi dịp Tết.

Thế nhưng, vẫn có nhiều chị em phải khóc ròng vì sên mứt dừa thế nào đường cũng không kết tinh được, mứt dừa dính, dẻo kẹo mà không biết lý do tại sao. Vậy là phải bỏ cả một mẻ mứt khi đã mất công sức nạo dừa mỏi tay.

meo-hay-sen-mut-dua-vua-ngon-lai-ket-tinh-cho-ngay-tet-hinh-anh-4

Cách xử lý khi mứt dừa không kết tinh:

Nếu bạn phải tình trạng mứt dừa không kết tinh thì thử giải quyết theo cách sau nhé.

Lý do để mứt dừa không kết tinh là bởi thiếu đường. Do đó, đường được dùng để ngâm với dừa phải có tỉ lệ chuẩn xác nhất định. Bạn không nên tự ý gia giảm với lý do không thích ăn ngọt hay muốn nhiều ngọt hơn. Để đường kết tinh, bạn cần phải ướp 600gr đường cho 1kg dừa nạo đã thái sợi, nếu dùng dừa non , bạn ướp với 400gr đường.

Không chỉ vậy, nếu có thể, bạn nên ướp dừa với đường cho đến khi thấy sợi dừa có độ trong. Còn nếu không có thời gian, bạn phải ngâm đường với dừa nạo trong khoảng thời gian tối thiểu 2 giờ đồng hồ hoặc cho đến khi đường đã hoàn toàn tan. Khi đó bạn mới có thể tiến hành sên mứt được.

Tham Khảo Thêm:  7 cách nấu xôi ngon thơm dẻo, nấu xong bạn có thể mở được cả tiệm bán hàng

Khi đường không kết tinh, bạn có thể chữa cháy bằng cách rửa lượng dừa đang sên dưới nước sạch, sau đó ướp lại đường theo tỉ lệ chuẩn là bạn đã có thể tiếp tục sên được rồi.

Ngoài ra, đường còn có thể bị cháy nữa. Đối với vấn đề đường bị cháy, lý do phổ biến là bởi lửa quá lớn. Nhiều chị em do nóng vội nên đã vặn lửa lớn để tiết kiệm thời gian nhưng cuối cùng lại nhận về lượng đường bị cháy khét. Cách giải quyết duy nhất là bạn phải sên mứt ở lửa nhỏ thôi nhé.

Để không lặp phải tình trạng mứt dừa không kết tinh, bạn vẫn phải làm kỹ ngay từ khâu chuẩn bị.

Ngâm rửa mứt dừa

Sau khi nạo xong, chị em cần nhẹ nhàng rửa cùi dừa với nước 3-4 lần sau đó ngâm nước để cho ra bớt dầu dừa để khi ăn đỡ sực mùi dầu dừa và bớt bị đầy bụng. Thời gian ngâm tùy ý, có thể từ 30 phút đến vài tiếng nếu bạn có thời gian. Hơn nữa, bạn rửa bằng nước ấm thì dầu dừa sẽ ra nhiều hơn là rửa với nước lạnh.

Ngâm đường

Trước tiên, chị em cần lưu ý, không phải lượng đường cho vào ngâm với dừa bao nhiêu cũng được mà nó cần có tỉ lệ gần như chuẩn xác. Đường ít quá không thể kết tinh, còn nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, vừa không đẹp mắt lại khiến mứt dừa bị cứng.

Tham Khảo Thêm:  Cách nướng hạt dẻ bằng nồi chiên không dầu cực thơm ngon 

Để đường có thể kết tinh chuẩn, với mỗi kg dừa đã nạo sợi xong thì cần ướp với khoảng 500g – 600g đường và ướp tầm 2 tiếng hoặc cho đến khi đường tan hoàn toàn sau đó mới đem sên mứt. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm lâu hơn, cho đến khi cùi dừa có màu trong, không còn màu trắng là được.

Riêng làm mứt dừa non thì 1kg cùi dừa ướp với 400g đường.

Tạo màu

Nếu muốn tạo màu cho mứt dừa, chị em tiến hành luôn trong quá trình ngâm với đường. Các loại nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho mứt dừa sẽ gồm có lá dứa (màu xanh), màu vàng (chanh leo), màu cam (cà rốt, cam), màu tím (lá cẩm), màu nâu (cacao hoặc cà phê), màu đỏ (gấc)…

Cụ thể, lá dứa xay chung với nước để lọc lấy nước cốt rồi cho cùng vào với dừa, đường để ngâm. Còn cam vắt nước; cà rốt ép lấy nước; lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt; cacao hay cà phê sữa hòa tan pha với chút nước; gấc nạo lấy thịt rồi xay cùng chút nước. Những nguyên liệu tạo màu này sau khi hoàn thành sẽ đem ngâm cùng dừa và đường.

Riêng với chanh leo, do nhiều người không biết đã xay tất cả lên rồi lọc lấy nước. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Vì khi hạt chanh leo vỡ ra, sẽ tạo ra chất keo làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, khi lấy thịt chanh leo, chỉ lọc lấy nước rồi trộn cùng với dừa và đường để ngâm, chứ không xay nhé chị em.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách làm củ cải ngâm nước tương chuẩn vị Hàn

Sên mứt

Đổ dừa ngâm đường hoặc ngâm cả cùng các chất tạo màu vào chảo rồi đun lửa to cho đến khi mứt sôi lên thì giảm lửa, để cỡ trung bình.

Khi nước đường bắt đầu cạn dần, đường keo lại, đảo thấy nặng tay thì chị em vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ nhất, phải đảo liên tục để tránh mứt dừa không bị cháy. Ngoài ra đảo nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt. Thời gian này nếu bếp để lửa to nước đường sẽ quá nóng, nhanh chóng chuyển sang màu caramel và không “lại” đường được, mứt dừa sẽ cháy.

Đảo đều tay, lúc dừa bắt đầu xuất hiện hạt đường trắng xung quanh sợi dừa thì tắt bếp, để nguyên mứt dừa trên chảo, đảo liên tục cho đường mau khô kết tinh lại là được. Không nên đun trên bếp đến khi đường kết tinh hết, bởi làm vậy mứt dừa sẽ bị cứng quá, thậm chí là cháy, không dẻo ngon nữa.

Viết một bình luận