Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tất niên

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tất niên Mâm cúng tất niên có thể bày biện cúng ở trong nhà hoặc ngoài trời. Ảnh: int

Ngày Tất niên có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt?

Tất niên là một nghi thức được diễn ra nhằm ghi nhận việc hoàn tất các công việc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới.

Ở Việt Nam, Tất niên thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch âm (tức là ngày 30 tháng 12 âm lịch, hay còn gọi là ngày 30 Tết). Một số năm thiếu như năm 2022 thì Tất niên sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 âm lịch.

Tuy nhiên, lễ cúng Tất niên cũng không nhất thiết phải là ngày cuối cùng âm lịch của năm, nhiều gia đình do không có thời gian nên kết hợp cúng lễ Tất niên cùng với cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm xưa, những gia đình nào càng đông đủ con cháu, các thế hệ cùng dùng bữa cơm này chứng tỏ gia đình ấy nhiều phúc, lộc và may mắn. Đây cũng là thời điểm các thành viên trong gia đình đoàn tụ sau một năm khó có thời gian gặp gỡ, chuyện trò. Tùy vào mỗi vùng miền mà mâm Tất niên có mời thêm khách là hàng xóm hay bạn bè thân thiết đến dự.

Không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình, bữa cơm Tất niên còn là nghi thức để kết thúc năm cũ, đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản bếp núc. Sau bữa cơm Tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ mình trong năm qua.

Tham Khảo Thêm:  Sinh ngày 7/11 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 7/11

Ngày Tất niên là ngày quan trọng đối với người dân Việt Nam, nơi những người con, người cháu xa quê lập nghiệp về với ông bà, cha mẹ. Do đó, dù có làm gì, đi đâu thì mọi người ai cũng nhớ cùng ngồi dùng bữa cơm 30 Tết cùng gia đình.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên

Mâm cỗ Tất niên thông thường không thể thiếu được món gà trống, ngoài ra còn được bày biện trang nghiêm với các món như: canh măng, canh mọc, gà luộc, nem rán, rau, giò, bánh chưng…

Đối với người miền Bắc, mâm cỗ được chuẩn bị rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

4 bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. 4 đĩa của mâm cỗ gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.

Mâm cơm Tất niên miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Trong khi đó, trong mâm cỗ Tất niên của người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt…

Trước đây, mâm cỗ Tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ Tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho).

Tham Khảo Thêm:  Song Ngư và Bạch Dương - Chuyện tình lửa và nước liệu có hợp nhau không?

Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại hoặc các món khoái khẩu của các thành viên trong gia đình như các món bò, vịt quay…

Mâm cúng Tất niên có thể bày biện cúng ở trong nhà hoặc ngoài trời. Bài cúng Tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là thể hiện tấm lòng của người cúng để tỏ lòng biết ơn đất trời, thần linh đã phù hộ cho gia đình trong suốt một năm qua.

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam

Viết một bình luận