Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều chuối?

Nếu trong nhà bạn có một giỏ trái cây hầu như không thể vắng mặt những quả chuối. Loại quả này thường có quanh năm, tương đối rẻ và có thể tìm thấy ở bất kỳ siêu thị nào.

Loại trái cây nhiệt đới trên chứa nhiều kali rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa, vitamin B9, C và chất xơ.

qua chuoi.jpg
Chuối chứa lượng kali lớn tốt cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Shutterstock

Tác dụng

Chất xơ trong chuối tốt cho sức khỏe đường ruột. Khi ăn một quả chuối mỗi ngày, bạn sẽ có khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu táo bón, đầy hơi và chướng bụng là mối lo ngại của bạn, việc bổ sung chuối vào chế độ ăn uống có thể giảm bớt những vấn đề đó.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Rachael Link giải thích: “Chất xơ trong chuối liên kết với chất thải và chất độc trong đường tiêu hóa, hỗ trợ bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, chức năng đường ruột sẽ được cải thiện”.

Nhưng đây không phải là tất cả những gì những loại trái cây trên có thể tác động tới đường ruột của bạn.

Theo The Healthy, chất xơ hòa tan trong chuối là dinh dưỡng cần thiết cho hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Đây là điều kiện quan trọng cho sức khỏe hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch và kiểm soát lượng đường trong máu, giúp bạn có tâm trạng tốt hơn.

Tham Khảo Thêm:  Uống nước đậu đỏ rang hàng ngày có tốt không? Lợi ích của nước đậu đỏ với sức khỏe

Trên thực tế, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Plos One, chất xơ pectin trong chuối có lợi cho sức khỏe đường ruột tập trung nhiều hơn ở quả chưa chín. Đây cũng là lý do những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) được khuyên ăn chuối xanh.

Theo giải thích của chuyên gia dinh dưỡng, Tiến sĩ Amy Burkhart, chuối xanh là thực phẩm có hàm lượng fodmap thấp. “Fodmap là một nhóm carbohydrate góp phần gây ra các vấn đề về dạ dày ở một số người, chẳng hạn như những người mắc IBS”, Tiến sĩ Burkhart nói.

Tuy nhiên, với bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn không nên hấp thụ quá nhiều.

qua chuoi 2.jpg
Bạn có thể chế biến sinh tố từ chuối với các loại hạt. Ảnh: Allrecipes.

Tác hại khi ăn quá nhiều chuối

Tăng cân: Do chuối có lượng calo cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng cân. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 105 calo trong khi một quả cam cỡ vừa là 62 calo, bát dưa hấu thái lựu là 45 calo.

Đau nửa đầu: Tyramine, một chất có trong nhiều loại thực phẩm như phô mai, cá, thịt và chuối, là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu.

Tăng kali máu: Lượng kali dư thừa trong máu có các triệu chứng như nhịp tim không đều, buồn nôn, thậm chí có thể dẫn đến đau tim.

Sâu răng: Chứa nhiều tinh bột, chuối có thể gây sâu răng nghiêm trọng nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Tham Khảo Thêm:  Cách nấu chè kho ngon đơn giản nhất ai cũng làm được

Gây buồn ngủ: Chuối có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, ngay cả khi bạn vừa bắt đầu ngày mới. Loại quả này rất giàu tryptophan, một loại axit amin có thể làm giảm hiệu suất tinh thần và thời gian phản ứng của bạn. Chuối cũng chứa hàm lượng magie cao, một loại khoáng chất giúp thư giãn cơ bắp. Tuy nhiên, những đặc tính này khiến chúng trở thành một món ăn nhẹ tốt trước khi đi ngủ.

Cách kết hợp chuối vào chế độ ăn

Điều quan trọng cần ghi nhớ là bất chấp tất cả tác dụng tốt cho sức khỏe đường ruột, chuối vẫn là một loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao trong khi lượng protein và chất béo không đáng kể.

Ngoài ra, hàm lượng đường trong trái cây có thể trở thành vấn đề nếu bạn tiêu thụ quá mức, đặc biệt là những quả chín. Tuy nhiên, ăn khoảng 1-2 quả chuối mỗi ngày được coi là an toàn cho hầu hết mọi người.

Nếu bạn có thói quen ăn chuối với sữa chua và các loại hạt như hạnh nhân vào buổi sáng thì đó là cách tốt để cân bằng hàm lượng chất xơ và carb trong trái cây với một số protein và chất béo lành mạnh. Bạn cũng có thể thêm chuối vào các cốc sinh tố.

Ưu điểm lớn của chuối là có thể dễ dàng ăn bất kể bạn ở đâu – ở nhà, khi đang di chuyển, tại nơi làm việc hay một bữa nhẹ trước khi tập luyện.

Tham Khảo Thêm:  Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị

Viết một bình luận