Đã có File Excel chuyển đổi lương Net sang lương Gross và ngược lại

1. Lương Gross, lương Net là gì?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể nào về khái niệm lương Gross và lương Net, đây là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong môi trường doanh nghiệp, và có thể được hiểu là mức lương trả cho người lao động, trong đó:

Có thể bạn quan tâm

  • Top 6 công cụ dịch hình ảnh trên web chính xác nhất cho PC, Mobile
  • 10 Cách tăng độ phủ sóng wifi KHẮP NHÀ KHÔNG LO CHẬP CHỜN
  • Hướng dẫn chi tiết cách tìm iphone bị mất khi tắt nguồn cực hiệu quả
  • Foxit PDF Reader 2023.3.0.23028 Phần mềm tạo, chỉnh sửa & đọc file PDF miễn phí
  • Định dạng ngày tháng trong Excel: 6 cách thực hiện đơn giản và nhanh nhất

– Lương Gross là tổng tiền lương mỗi tháng của người lao động bao gồm lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng,… và cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.

– Lương Net là tiền lương thực nhận của người lao động sau khi doanh nghiệp đã trừ hết các khoản chi phí phải đóng bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý: Trước khi trả thu nhập cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động một khoản tiền để đóng bảo hiểm, đóng thuế TNCN cho người lao động. Do đó mức lương thực nhận của người lao động sẽ thấp hơn so với mức lương đã thỏa thuận trên hợp đồng (hay nói cách khác Lương Net < Lương Gross).

Tham Khảo Thêm:  Trợ giúp về tài khoản bị xâm nhập của tôi

2. Làm cách nào để chuyển đổi lương Net sang lương Gross và ngược lại?

Từ khái niệm nêu trên, lương Gross và lương Net được thể hiện qua công thức sau:

Lương gross = Lương net + Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN (nếu có)

Lương net = Lương gross – (Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN (nếu có))

Trong đó:

– Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được quy định như sau:

+ Bảo hiểm xã hội: 8%

+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

+ Bảo hiểm y tế: 1,5%

– Đối với thuế TNCN:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Khoản giảm trừ) * Thuế suất

+ Các khoản được miễn có thể kể đến như: Tiền bồi thường tai nạn lao động; phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày; tiền lương hưu;…

+ Các khoản giảm trừ gồm: Giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng; Giảm trừ gia cảnh với một người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; Thuế suất: Thuế TNCN được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần:

Tham Khảo Thêm:  Bí quyết Trích Xuất Dữ Liệu Từ Sheet Này Sang Sheet Khác theo Điều Kiện

Lưu ý: Để chuyển thu nhập không chịu thuế sang thu nhập tính thuế, tham khảo bảng chuyển đổi thu nhập tại Phụ lục: 02/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 Bộ Tài chính) như sau:

BẢNG QUY ĐỔI

THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ

(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)

3. Công cụ chuyển đổi lương Net sang lương Gross

File Excel chuyển đổi lương Net sang lương Gross và ngược lại

File Excel chuyển đổi lương Net sang lương Gross và ngược lại

Hiện nay, để thuận tiện cho người dùng trong việc chuyển đổi lương Net sang lương Gross, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã xây dựng File Excel chuyển đổi lương Net sang lương Gross và ngược lại theo hướng dẫn như sau:

Bước 1. Nhập thông tin tiền lương

Khách hàng vui lòng nhập thông tin mức lương chuyển đổi và mức lương đóng bảo hiểm vào ô màu vàng.

Bước 2. Chọn Vùng và nhập số người phụ thuộc

Bước 3. Chọn cách quy đổi

Khách hàng tick chọn vào ô quy đổi:

– Nếu tiền lương chuyển đổi và lương đóng BH giống nhau > Chọn “Gross sang Net” hoặc “Net sang Gross”;

– Nếu tiền lương chuyển đổi và lương đóng BH khác nhau > Chọn “Gross sang Net (Khác)” hoặc “Net sang Gross (Khác)”.

Kết quả sẽ tự hiển thị tại ô màu đỏ.

Tham Khảo Thêm:  Cách khôi phục tài khoản Instagram bị khóa, vô hiệu hóa

File Excel nêu trên được lập dựa trên quy định tại các văn bản sau đây:

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Luật Bảo hiểm y tế 2014;

– Bộ luật Lao động 2019;

– Luật Việc làm 2013;

– Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bổ sung năm 2012).

– Quyết định 595/QĐ-BHXH;

– Quyết định 505/QĐ-BHXH;

– Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14;

– Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Viết một bình luận