Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương? Mẹ cùng bé trưởng thành!

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương sao cho đúng? Mẹ cũng biết việc cúng đầy tháng, thôi nôi là thời điểm quan trọng đối với sự xuất hiện của bé sau một tháng và một năm. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cũng như thời gian cúng thôi nôi cho bé nha.

1. Nên cúng thôi nôi vào ngày âm hay ngày dương là tốt nhất?

Nhiều mẹ vẫn chưa biết là cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương. Bởi lẽ, đây là một hình thức có truyền thống từ rất lâu đời, để cho các Bà Mục, Đức Ông và tổ tiên mang đến cho bé sự bình an, khỏe mạnh trong tương lai. Bên cạnh đó, khác với sinh nhật, lễ thôi nôi được thực hiện vào ngày âm lịch, sau 12 tháng bé sinh ra đời (tức là bé tròn 1 tuổi). Các cụ xưa thường nhắc nhở khi làm thôi nôi cho trẻ đó là “Gái lùi 2, trai lùi 1” có nghĩa là bé gái lùi lại 2 ngày, bé trai lùi 1 ngày so với ngày “chuẩn” tròn 12 tháng.

Cúng thôi nôi cho bé vào ngày âm hay ngày dương
Cúng thôi nôi cho bé vào ngày âm hay ngày dương

1.1. Với bé gái

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương: Đối với bé gái ngày cúng thôi nôi sẽ thụt lại 2 ngày so với ngày sinh của bé. Cùng với đó ngày cúng Thôi nôi của bé gái cũng được tính bằng âm lịch. Ví dụ như: bé gái sinh vào ngày 18/3 âm lịch thì ngày cúng Thôi nôi của bé sẽ là ngày 16/3 âm lịch năm sau. Lưu ý nếu bé gái sinh vào năm nhuận thì cúng thôi nôi lùi lại 1 tháng mẹ nhé.

Tham Khảo Thêm:  Mặt phật bản mệnh văn thù bồ tát hợp tuổi Mão

1.2. Với bé trai

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương: Đối với bé trai ngày cúng sẽ là ngày trước sinh nhật của bé 1 ngày. Cũng được tính bằng lịch âm giống như bé gái. Ví dụ như: bé sinh ngày 20/4 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 19/4 âm lịch. Lưu ý nếu bé trai sinh vào năm nhuận thì cúng thôi nôi lùi lại 1 tháng.

2. Ý nghĩa của việc cúng nôi thôi cho bé

Ý nghĩa của việc cúng nôi thôi cho bé
Ý nghĩa của việc cúng nôi thôi cho bé

Việc cúng thôi nôi ngày âm hay dương là việc rất quan trọng để chúc mừng bé vừa sinh ra đời tròn 1 tuổi. Đây là một nghi thức chào đón tuổi chính thức của bé yêu trong một chặng đường lớn lên và phát triển của bé. Cúng thôi nôi được hiểu như một lễ tạ ơn với tổ tiên để cầu phúc giúp cho bé luôn gặp nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc trong cuộc sống tươi đẹp này.

Mẹ làm lễ thôi nôi cho bé phải thể hiện lòng kính ơn, thành tâm và lòng coi trọng đối với sự ra đời của bé. Đó cũng là dịp tạ ơn các thần linh, các Bà Mụ, Đức Ông và tổ tiên đã tạo duyên cho mẹ và bé gặp nhau, cũng như tạo sự bình an cho mẹ và bé trong chặng đường vượt cạn.

3. Mâm cúng thôi nôi cần những gì?

Lễ cúng đầy tháng thôi nôi là những nghi lễ quan trọng đầu đời của bé, nên mẹ cần chuẩn bị một cách chỉnh chu nhất. Tùy theo phong tục tập quán của vùng miền, lễ cúng thôi nôi sẽ có những sự chuẩn bị riêng biệt. Nhưng bắt buộc là cúng thôi nôi cần có 3 mâm cúng, bao gồm: mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông, mâm cúng cho ông Thần Tài – Thổ Địa và mâm cúng cho Ông Táo – Bà Táo

Tham Khảo Thêm:  Mệnh Mộc và mệnh Hỏa: Chồng mệnh mộc vợ mệnh hỏa hợp nhau không?

3.1. Mâm cúng thôi nôi Thần Tài, Thổ Địa và mâm cúng ông Táo

Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa vào thôi nôi cho bé
Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa vào thôi nôi cho bé
  • 1 Đĩa trái cây (gồm ngũ quả)
  • 1 bát chè (chè trôi nước cho bé gái và chè đậu trắng cho bé trai)
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa tam sên ( gồm: thịt heo luộc, tôm và trứng luộc. Hoặc mẹ có thể thay tam sên bằng đĩa cua luộc).
  • 3 ly nước, hương (nhang) và hoa.

3.2. Mâm cúng thôi nôi cho 12 Mụ Bà và Đức Ông

Mâm cúng cho 12 Mụ Bà và Đức Ông vào thôi nôi
Mâm cúng cho 12 Mụ Bà và Đức Ông vào thôi nôi
  • 1 gà luộc nguyên con (cần tạo thế đẹp, để đầu ngẩng lên trên)
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả
  • 12 bát xôi (cúng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh đều được)
  • 12 bát chè (bé trai cúng chè đậu đỏ, bé gái cúng chè trôi nước)
  • 3 bát cháo để cúng 3 Đức Ông.
  • 1 chén rượu trắng, 1 bình hoa tươi và 3 cây nhang cúng 2 cây đèn cầy cúng sao.
  • 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau
  • 1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi gồm: 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé. Với 12 đôi hài xanh, váy áo xanh và trầu cánh phượng.
  • Ngoài ra cần có thêm chén, muỗng và đũa (nên có một đôi đũa hoa vì theo như quan niệm dân gian, Bà Mụ rất thích đôi đũa như vậy).

Với những thông tin về lễ thôi nôi ở trên, Góc của mẹ đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết về việc cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương và cách chuẩn bị mâm cúng như thế nào cho bé rồi nhé. Hy vọng mẹ sẽ tự tin để chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé một cách đầy đủ và đúng nhất danh cho bé nhà.

Tham Khảo Thêm:  Tôn màu xanh rêu hợp nhất với gia chủ mệnh gì theo phong thủy?

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam

Viết một bình luận