Củ hủ dừa là gì? Bật mí công dụng và cách bảo quản củ hủ dừa đúng chuẩn

1. Củ hủ dừa là gì?

Củ hũ dừa còn được gọi là đọt dừa, củ hũ dừa (cách gọi của người Hà Nội) hoặc tàu hũ dừa (đối với người miền Tây), đây là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa.

Người trồng phải chọn những cây dừa đã già, rồi trèo lên ngọn cây để đốn hết lớp lá, tiếp đến là hoa dừa, rồi quả dừa thì mới chặt lấy được phần đọt dừa bên trên cây.

Phần đọt dừa sẽ gọt bỏ đi lớp mô xơ bên ngoài, để lộ phần trắng bên trong – gọi chung là củ hủ dừa. Củ hủ dừa có mức độ giòn cao, cùng vị ngọt thanh mát.

Trước khi chế biến thành món ăn, người ta cắt khúc hoặc thái củ hủ dừa thành các lát mỏng, ngâm trong nước đá lạnh, pha cùng một ít muối hoặc nước cốt chanh để giữ củ hủ dừa không bị thâm và giòn lâu.

Củ hủ dừa khi mua về, thường được chế biến thành các món gỏi ăn kèm bánh đa hoặc bánh phồng tôm. Ngoài ra, nhiều người còn làm món chiên, xào hoặc thậm chí sấy khô, tất cả đều mang vị giòn ngọt và thanh mát đặc trưng.

2. Công dụng của củ hủ dừa

Lượng chất béo trong củ hủ dừa thấp, tuy nhiên vẫn cung cấp nhiều khoáng chất có lợi như đồng, phốt pho, kẽm … mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người ăn:

  • Hỗ trợ giảm cân

Việc giảm cân đòi hỏi lượng calories nạp vào phải ít hơn lượng calories đốt cháy hằng ngày, nên việc thay thế tinh bột bằng các món rau củ như củ hủ dừa là việc nên làm.

Tham Khảo Thêm:  9 quán nem nướng Nha Trang ở Sài Gòn nhất định phải ghé

Do củ hũ dừa ít calo, nhiều chất xơ và nước, thúc đẩy cảm giác no lâu, giúp bạn ăn ít hơn một cách tự nhiên. Bạn có thể mua nguyên liệu này để chế biến thành món salad, món xào hoặc món sấy làm món ăn vặt để no bụng mà không tăng nhiều calories.

  • Tái tạo mô cơ thể

Các axit amin và protein trong thực phẩm đóng vai trò xây dựng sự sống và chúng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể.

Củ hủ dừa chứa các axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tạo ra mà phải lấy từ các loại thực phẩm bạn ăn. Trong các công dụng của axit amin mang lại, trong đó chúng có thể sửa chữa, tái tạo mô cơ bị hỏng.

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Kali là chất phổ biến nhất trong củ hủ dừa, giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động cơ bắp, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch, đóng vai trò giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Bên cạnh việc kích hoạt tim, giải phóng máu đến phần còn lại của cơ thể, kali giúp kiểm soát huyết áp cao bằng cách giảm tác hại của natri và căng thẳng trong thành mạch máu của cơ thể.

3. Cách bảo quản củ hủ dừa

Bảo quản củ hủ dừa đúng cách sẽ giữ được hương vị ngon ngọt thanh và giá trị dinh dưỡng vốn có, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tham khảo các cách bảo quản dưới đây:

Tham Khảo Thêm:  Macchiato Là Gì? Các Công Thức Pha Chế Macchiato Nổi Tiếng

Bảo quản củ hủ dừa tươi

Với củ hủ dừa tươi, bạn nên cho chúng vào túi hút chân không. Sau đó, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh, sau khoảng 3 – 5 ngày có thể dùng được. Đối với ngăn đông bảo quản khoảng 10 ngày.

4. Giải đáp: Củ hủ dừa bao nhiêu calo?

Trung bình, 100gr củ hũ dừa chứa 36 calo. Tuy lượng calo ít nhưng chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng như Đạm, Chất Xơ, Kali, Phốt pho, Đồng, Kẽm …

Đặc biệt, 100gr củ hủ dừa tươi, có thể cung cấp đến 36% nhu cầu Kẽm, 38% nhu cầu Kali và 70% nhu cầu lượng Đồng để cơ thể tiêu thụ trong ngày.

Bạn hoàn toàn có thể an tâm ăn củ hủ dừa mà không sợ lên cân nhé. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng ăn nhiều quá, vì theo dân gian khi ăn nhiều củ hủ dừa dễ bị “say máu ngà”, kiểu bị hoa mắt, chóng mặt.

Viết một bình luận