Trà măng cụt là thức uống giải nhiệt “gây bão” vào những ngày hè nắng nóng. Với màu tím đẹp mắt của hoa đậu biếc cùng với vị chua chua ngọt ngọt của măng cụt đã khiến món trà này trở thành lựa chọn lý tưởng của mọi người. Bài viết sẽ mách cho bạn biết cách làm trà măng cụt đơn giản tại nhà và những thông tin hữu ích về loại quả cây này.
Nguyên liệu làm trà măng cụt hoa đậu biếc
Các nguyên liệu làm trà măng cụt. Ảnh: Internet
Cách chọn mua măng cụt ngon
Những quả măng cụt ngon với màu sắc tươi sáng. Ảnh: Internet
Màu sắc và kích thước
Những quả măng cụt có màu nâu sẫm sẽ ngon hơn những quả có vỏ màu đen bóng. Trường hợp bạn muốn mua nhiều và chưa ăn ngay thì lựa những quả có vỏ xanh nhưng đã có điểm đỏ trên vỏ. Đó là những quả chưa chín tới và có thể dùng sau 2 – 3 ngày.
Măng cụt ngon nhất khi có kích thước nhỏ vừa, đừng nên chọn những quả quá to vì sẽ có phần thịt ít và vỏ dày.
Phần cuống và đáy quả
Không chọn măng cụt có cuống héo hoặc thâm đen, nên chọn quả có cuống còn xanh vì đây là quả mới hái. Các quả cuống còn tươi thì sẽ có độ ngọt tự nhiên, không bị lạt hoặc chua gắt.
Bạn hãy đếm xem bông hoa nhỏ dưới đáy quả có bao nhiêu cánh thì tương đương măng cụt có bấy nhiêu múi. Để không chọn phải quả ít múi, hay múi lép thì nên chọn quả có nhiều cánh hoa.
Phần bông hoa dưới đáy quả măng cụt sẽ cho biết có bao nhiêu múi bên trong. Ảnh: Internet
Độ mềm của vỏ quả
Bạn dùng tay bóp nhẹ vỏ, nếu măng cụt mềm, có độ đàn hồi, không bị dập nát thì đó là những quả tươi và mọng nước. Còn các quả cứng và khó bóp là quả đã khô vì hái lâu ngày.
Cách làm trà măng cụt hoa đậu biếc
Lấy nước cốt hoa đậu biếc
Cho vào bình 2,5g hoa đậu biếc khô cùng 120ml nước nóng. Đậy kín bình và ủ hoa khoảng 15 phút.
Sau khi nước cốt hoa có màu xanh đậm, bạn vớt bã hoa ra. Tiếp tục, cho vào bình 25g đường cát và dùng muỗng khuấy đều.
Ủ hoa đậu biếc cùng nước nóng để chiết xuất được nước cốt. Ảnh: Internet
Sơ chế măng cụt
Bạn dùng dao tách đôi 3 quả măng cụt và lột vỏ. Sau đó, lấy 2 quả tách thành từng múi, còn 1 quả giữ nguyên lại để trang trí.
Cho các múi nhỏ vào ly và dùng muỗng/chày chuyên dụng pha chế để dầm cho măng cụt ra hết nước. Bạn có thể loại bỏ hạt của măng cụt để ngon hơn khi thưởng thức.
Khéo léo cắt đôi và lột vỏ măng cụt trước khi pha chế. Ảnh: Internet
Hoàn thành
Cho 2 nhánh cỏ xạ hương vào ly măng cụt đã dầm, chú ý giữ chúng nằm ở thành ly cho thêm phần đẹp mắt, sau đó cho đá vào đầy ly.
Tiếp đến, cho phần trà hoa đậu biếc vào ly, vắt 1/2 quả chanh (bỏ hạt). Cuối cùng trang trí quả măng cụt chưa tách múi lên miệng ly khi thưởng thức.
Rót trà vào ly để hoàn thành thức uống. Ảnh: Internet
Thành phẩm
Màu trà hoa đậu biếc có sắc tím vô cùng đẹp mắt. Tổng hòa của món trà là mùi thơm đặc trưng của hoa đậu biếc và một chút nồng ấm của cỏ xạ hương. Món nước này có vị chua ngọt vừa phải của măng cụt và chanh. Chắc hẳn đây sẽ là thức uống giải nhiệt hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe nữa.
Ly trà măng cụt đẹp mắt và bổ dưỡng. Ảnh: Internet
Lợi ích của quả măng cụt
Giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân
Hợp chất xanthones có trong măng cụt giúp giảm cholesterol. Chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến thức ăn chuyển hóa thành năng lượng hoạt động hiệu quả nên bạn sẽ giảm cân nhanh chóng hơn. Ngoài ra, loại quả này chứa nhiều chất xơ, đạm, canxi,… nhưng lượng calories lại thấp nên không ảnh hưởng đến cân nặng.
Các chất dinh dưỡng trong măng cụt giúp giảm cholesterol và cân nặng. Ảnh: Internet
Chống lão hóa
Bên cạnh đó, trong măng cụt chứa các vitamin E, A, C, B1,… đều là các chất chống oxy hóa làm giảm tình trạng lão hóa da, hình thành nếp nhăn. Chúng còn có khả năng hạn chế các tác nhân gây hại và phục hồi tế bào da bị tổn thương.
Các chất chống oxy hóa có trong măng cụt giúp cải thiện làn da. Ảnh: Internet
Bảo vệ hệ tim mạch
Thành phần alpha – mangostin trong măng cụt có khả năng ngăn ngừa xơ cứng động mạch và tình trạng động mạch dày. Từ đó, kết hợp cùng với đặc tính chống oxy hóa, măng cụt sẽ làm giảm nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Ai không nên ăn hoặc uống trà măng cụt?
Bệnh nhân ung thư
Măng cụt ảnh hưởng không tốt đến quá trình xạ trị do một số thuốc hóa trị phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chống lại và tiêu diệt khối u. Chất chống oxy hóa trong măng cụt sẽ loại bỏ các gốc tự do đó, vì thế gây trở ngại trong quá trình điều trị ung thư.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Những người có hệ tiêu hóa kém hoặc các bệnh như tiêu chảy, táo bón,… hạn chế ăn măng cụt, vì có thể khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Bạn chỉ nên ăn 2 – 3 quả một ngày và 2 – 3 lần/tuần, nếu ăn nhiều hơn có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời.
Người bị bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu được sản xuất nhiều nhất, từ đó làm tăng độ nhớt của máu, tạo điều kiện hình thành cục máu đông. Bệnh nhân mắc bệnh này tránh dùng măng cụt vì nó làm tăng khối lượng hồng cầu.
Bài viết đã chia sẻ chi tiết cách làm trà măng cụt với những nguyên liệu dễ tìm mua và thực hiện nhanh chóng tại nhà. Bạn đã có thể tự tin pha chế ly nước bổ dưỡng này cho gia đình và đừng quên những thông tin bổ ích khi sử dụng loại quả này nhé! Ngoài trà măng cụt thơm ngon, bạn có thể tham khảo thêm cách làm trà đào cam sả ở bài viết tiếp theo.
Hãy điền vào form đăng ký bên dưới hoặc liên hệ số hotline 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để tham khảo thêm về chuyên đề Trà trái cây với rất nhiều món uống đa dạng tại Hướng Nghiệp Á Âu.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo cách làm trà hoa cúc tại website của chúng tôi ngay nhé.