Đào ngâm và trà đào lại trở thành 2 món ăn hot xình xịch. Những năm gần đây, xu hướng làm đào ngâm tại nhà được mọi người rất quan tâm tìm hiểu. Làm đào ngâm khá đơn giản nhưng làm thế nào để đào được giòn ngon, màu vàng tươi và bảo quản được lâu? Cùng tìm hiểu chi tiết cách làm đào ngâm đường ngâm để được lâu tại nhà nhé!
Cách làm đào ngâm
Cách chọn đào Sapa để làm đào ngâm ngon đúng chuẩn
Đào SaPa vào mùa bắt đầu từ cuối tháng 5 đếm hết tháng 6. Nếu sang đến tháng 7, đào SaPa chỉ còn lác đác lại vài trái nhỏ. Chính vì thế, tháng 7 hay tháng 8 bạn vẫn thấy đào được bày bán với những trái to tròn láng mịn thì hãy quan sát kỹ lưỡng nhé! Đào đầu mùa có giá khoảng 30 đến 40 nghìn đồng. Vào mùa chín rộ, giá nằm ở khoảng 20 đến 25 nghìn đồng.
Đào Sa Pa có kích thước nhỏ hơn đào Trung Quốc Điểm đầu tiên khi muốn phân biệt đào là kích thước của đào Sa Pa sẽ nhỏ hơn đào Trung Quốc rất nhiều. Hãy chú ý, kích thước đào Sa Pa thông thường chỉ nhỏ bằng chén uống trà, đường kính trái ở khoảng 3 đến 5 cm trong khi đào Trung Quốc thì to hơn rất nhiều.
Đào Sapa có kích thước nhỏ hơn đào Trung Quốc
Đào Sa Pa có lông tơ trong khi đào trung Quốc nhẵn mịn Đào Sa Pa có một đặc tính khác rất dễ nhận biết chính là những chiếc lông tơ mềm mịn. Đào Sa Pa thường có lông, trước khi dùng người ta thường rửa kỹ vài lần để đào rụng bớt đi phần lông tơ. Còn đối với đào Trung Quốc, bạn rất khó có thể tìm thấy lông tơ bên ngoài vỏ của chúng. Vỏ của loại đào này thường nhẵn nhụi, mịn màng và bóng loáng.
Đào Sapa có lông tơ trong khi đào Trung Quốc nhẵn mịn
Đào Sa Pa có màu xanh và hồng đỏ đậm nhưng đào Trung Quốc lại có màu hồng phấn Đào Sa Pa có vẻ ngoài không được bắt mắt cho lắm. Trái đào thường có màu xanh và một ít màu hồng đỏ dưới đít trái và khi chín mùi, đào có màu vàng và đỏ đậm.` Đào Trung Quốc thì lại có mẫu mã đẹp hơn nhiều. Trái có màu hồng phấn gần giống với trái đào tiên.
Đào Sapa có màu xanh và hồng đỏ đậm
Đào Sa Pa giòn, mọng nước và có vị chua nhẹ còn đào Trung Quốc thì xốp và không có vị chua Khi nếm thử, bạn có thể phân biệt đào thông qua mùi vị của chúng. Đào Sa Pa khi còn sống thường rất giòn, mọng nước và trong vị ngọt sẽ có vị chua nhẹ. Khi đào chín, ruột ngã sang màu vàng và mềm mịn, vị chua ngọt cũng đậm hơn. Tuy nhiên. đào Trung Quốc thì ruột lại xốp giống thiếu nước, ngọt ít và thường không có vị chua.
Đào Sapa giòn, có vị chua nhẹ
Đào Sa Pa có thời gian bảo quản ít hơn đào Trung Quốc Vì là đào tự nhiên không ngâm qua hóa chất nên đào Sa Pa thường chỉ bảo quản được khoảng 1 tuần. Trong khi đào Trung Quốc có thể bảo quản lên đến 1 tháng. Khi mua, bạn nên chú ý cầm đào trên tay, bóp nhẹ xem độ tươi ngon của ruột quả. Nếu nên ngoài vẫn còn tươi ngon mà bên trong lại bị thối và mềm nhũn thì chắc chắc đây là đào Trung Quốc. Và sau khi chọn được những trái đào ngon ưng ý, hãy đến ngay với cách ngâm đào dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm trà đào ngâm:
- 1 kg Trái Đào tươi
- 500 gr đường nâu (hoặc đường vàng)
- 1/2 trái chanh
- Đá viên
- Một nhúm muối tinh
Cách làm trà đào ngâm thơm ngon:
Bước 1: Đào chọn đào ruột vàng, hơi chín sẽ thơm và ngọt, không nát, không dập. Rửa sạch vỏ đào, ngâm nước muối 15p, để làm sạch lớp ngoài vỏ nhé.
Bước 2: Tách đào thành từng múi, kinh nghiệm của mình bạn nên tách múi múi cóc. Bạn nên chọn dao sắc, cẩn thận khéo léo nhé. Bước này là bước cực nhất trong các khâu trong cách làm trà đào vì đào cứng nên hơi khó tách.
Cách làm trà đào
Bước 3: Chuẩn bị sẵn, 1 chậu nước pha chút muối loãng, bổ đào đến đâu thả vào chậu nước đến đó. Vẫn giữ nguyên vỏ. Sau khi tách xong mới lần lượt gọt vỏ đào nhé.
Bước 4: Sau đó đặt 100gr đường vào nồi nấu dạng caramel cho có màu, chưng đường lên cho đường chảy thành nước và có màu hơi vàng thôi nhé (khi đường hơi chuyển màu là tắt bếp ngay nếu để lâu là thành nước màu đen thui luôn đấy). Nhanh tay, múc 1/2 chén nước lọc đổ vào nồi ngay, phần đường còn lại vào cùng luôn, khuấy đều lên.
Bước 5: Lúc này bật lại lửa, cho nước đường nóng lên thì đổ đào đã cắt vào đun tầm 5 phút.
Đào chuyển sang màu trong là chuẩn nhé. Tắt bếp ngay.
Bước 7: Chuẩn bị 1 thau nước đá lớn. Vớt đào ra cho vào thau nước đá, để đào có độ giòn rụm ngon hơn (càng nhiều đá đào càng giòn). Giữ nguyên nước đường còn lại trong nồi nhé.
Cách ngâm trà đào
Bước 8: Đợi nước đường nguội vắt vào 1 lát chanh khuấy đều, cho có vị chua nhè nhẹ. Chẩn bị hộp có nắp đậy, nhựa hay thủy tinh đầu được. Trút đào ngâm vào hỗn hợp nước đường đã nguội vào lọ.
Bạn cho lọ đào vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần nhé. Khi nào dùng thì mang ra pha trà đào uống nhé.
Và nếu bạn là người cuồng đào ngâm, muốn một miếng đào thật to, mình sẽ mách bạn cách lột đào nhanh gọn lại đẹp mắt để bạn có được những miếng đào ngâm tròn trỉnh nhé!
Cách làm đào ngâm để lâu
Cho đào vào nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh, bạn sẽ thấy vỏ đào mềm và tróc ra rất dễ bóc
Sau khi bóc vỏ, bạn chẻ đôi để bỏ hạt và tiến hành nấu đào ngâm như bình thường nhé!
Thành quả của cách làm trà đào ngâm:
Có cách ngâm đào giòn ngon rồi, giờ thì cần thêm tỉ lệ và cách pha trà đào nữa thoai nè. Bạn tham khảo công thức sau để có ly trà đào chuẩn vị Phúc Long nhé!
Gợi ý xem thêm: Cách pha trà đào ngon chuẩn vị
Chúc bạn có một mẻ đào ngâm đường giòn ngọt để được lâu tại nhà thành công nhé!
Có thể bạn muốn xem thêm :
- Cách chọn và ngâm chanh đào đúng cách.
- Bí quyết làm sấu ngâm đường ngon.
- Cách làm vải ngâm đường.