Cách Làm Gà Hầm Ngải Cứu Thơm Ngon Bổ Dưỡng Tại Nhà

Gà hầm ngải cứu từ lâu đã được coi như món ăn không thể thiếu cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người vừa mới ốm dậy bởi rất giàu dinh dưỡng. Hãy cùng Hawonkoo khám phá cách hầm gà lá ngải thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe cả gia đình nhé!

Nguyên liệu làm gà hầm ngải cứu

  • Gà ta: 1 con (khoảng 1.5 kg)
  • Ngải cứu: 400 gram
  • Mật ong: 2 muỗng canh
  • Bia: 330 ml
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Hạt nêm: 1 muỗng cafe
  • Muối: 1 muỗng cafe

Cách chọn mua gà ngon:

  • Chọn mua gà có phần da màu vàng óng đặc trưng với lớp da mỏng, sờ mịn tay và có độ đàn hồi nhất định.
  • Gà tươi thì phải có thịt bên trong màu đỏ hồng tự nhiên, không quá nhạt hay quá đậm.
  • Không nên mua gà có phần thịt nhạt hay tối màu, có những vết bầm hoặc vết máu tụ bất thường.

Cách làm gà hầm ngải cứu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

sơ chế gà

  • Nhặt lá ngải cứu rồi rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Dùng nước cốt chanh/giấm/vài lát chanh cùng một ít muối chà xát lên toàn bộ phần thịt gà để khử mùi hôi sau đó rửa lại với nước.

Bước 2: Ướp gà hầm ngải cứu

Ướp gà hầm ngải cứu

  • Cho 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng canh dầu ăn vào bát rồi trộn đều.
  • Dụng cọ quét hỗn hợp vừa pha đều lên gà đã sơ chế từ ngoài vào trong rồi ướp gà trong 30 phút cho thấm đều gia vị.
Tham Khảo Thêm:  Easy Folded Kimbap Sandwich – 2 Ways

Bước 3: Nấu gà hầm ngải cứu

Nấu gà hầm ngải cứu

  • Chuẩn bị 1 chiếc nồi, trải 1 lớp lá ngải cứu xuống đáy nồi.
  • Cho 1 ít ngải cứu vào bụng gà rồi đặt gà vào nồi sau đó phủ 1 lớp ngải cứu nữa lên trên.
  • Cho 330ml bia vào nồi rồi thêm nước cho ngập mặt gà.
  • Bật bếp hầm gà trên lửa lớn, khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục hầm trong 20 phút.
  • Mở nắp nồi, lật gà rồi đậy nắp tiếp tục hầm thêm 20 – 30 phút nữa cho đến khi gà mềm ngon thì tắt bếp.

Lưu ý:

  • Bạn có thể hầm gà với nồi áp suất để giúp gà mau mềm và giúp tiết kiệm thời gian hơn. Với cách làm gà tần ngải cứu bằng nồi áp suất của Hawonkoo thì chỉ cần 25 – 30 phút là hoàn
  • thành.
  • Bạn có thể biến tấu thêm nhiều món hầm từ gà như gà hầm ngải cứu hạt sen, gà hầm ngải cứu táo đỏ, gà hầm thuốc bắc ngải cứu,… Tuy nhiên, nếu bạn nấu món gà hầm thuốc bắc cho phụ nữ đang mang thai thì cần lưu ý kỹ về gói thuốc bắc xem có ảnh hưởng đến bà bầu không, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Bước 4: Thành phẩm

gà hầm ngải cứu

Món gà hầm ngải cứu sau khi hoàn thành tỏa ra mùi thơm cực kỳ hấp dẫn, thơm ngon. Khi ăn sẽ cảm nhận rõ thịt gà mềm ngọt, đậm đà cùng rau ngải cứu thơm lừng. Bạn có thể chấm thịt gà cùng với muối tiêu chanh để hương vị thơm ngon hơn nhé.

Tham Khảo Thêm:  Mẹ 2 con chia sẻ cách trữ đông cua dùng suốt mùa hè

Gà hầm ngải cứu có tác dụng gì?

Thịt gà cung cấp nguồn protein và axit amin cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Không những thế, thịt gà còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: kẽm, niacin, selen, các loại vitamin B và khoáng chất khác.

Ngải cứu là loại thảo mộc có tác dụng giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Khi kết hợp gà với ngải cứu, món gà tần ngải cứu có thể mang đến những lợi ích như:

  • Bổ máu, cung cấp nhiều vitamin, và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu triệu chứng đầy hơi, co thắt ở ruột và dạ dày.
  • Hỗ trợ giảm đau bụng kinh.

Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây cần thận trọng khi ăn ngải cứu: phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người bị rối loạn chức năng đường ruột cấp tính, người bị viêm gan, người mắc bệnh thận.

Lưu ý khi làm món gà hầm ngải cứu

Để chế biến ra món gà hầm ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng, chuẩn vị, đừng quên những lưu ý quan trọng sau đây nhé:

  • Nên chọn gà có phần da màu vàng óng đặc trưng với lớp da mỏng, sờ mịn tay và có độ đàn hồi nhất định, thịt bên trong màu đỏ hồng tự nhiên, không quá nhạt hay quá đậm.
  • Không nên mua gà có phần thịt nhạt hay tối màu, có những vết bầm hoặc vết máu tụ bất thường là những con gà không còn tươi hay không đảm bảo chất lượng.
  • Khi hầm, không nên đảo gà nhiều vì sẽ khiến gà bị nát và ngải cứu sẽ làm giảm vị ngon của món hầm.
  • Bạn có thể hầm gà với nồi áp suất để giúp gà mau mềm và giúp tiết kiệm thời gian hơn. Với cách làm gà tần ngải cứu bằng nồi áp suất thì chỉ cần 25 – 30 phút là hoàn thành.
  • Bạn có thể biến tấu thêm nhiều món hầm từ gà như gà hầm ngải cứu hạt sen, gà hầm ngải cứu táo đỏ, gà hầm thuốc bắc ngải cứu,… Tuy nhiên, nếu bạn nấu món gà hầm thuốc bắc cho phụ nữ đang mang thai thì cần lưu ý kỹ về gói thuốc bắc xem có ảnh hưởng đến bà bầu không để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Tham Khảo Thêm:  1 ly sữa tươi trân châu đường đen bao nhiêu calo?

Còn gì tuyệt vời hơn khi được quây quần bên gia đình cùng thưởng thức món gà hầm ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng. Hawonkoo hy vọng với cách làm gà hầm ngải cứu trên sẽ mang đến những bữa cơm trọn vẹn dinh dưỡng cho bạn và cả gia đình.

Nếu bạn đang muốn mua nồi áp suất hay đồ gia dụng hiện đại, tiện ích, thì đừng ngần ngại ghé ngay website của Hawonkoo hoặc liên hệ đến tổng đài 1900 232396 để được nhân viên tư vấn hỗ trợ mua hàng nhé!

Viết một bình luận