Cách làm bánh cay khoai mỳ món ăn thích hợp ngày mưa

Bánh cay món ăn quen thuộc của dân miền Tây, với sự kết hợp của khoai mỳ, hành lá, ớt và các gia vị khác tạo nên hương vị đặc trưng. Món bánh tuy đơn giản nhưng ai đã ăn rồi là ghiền luôn đó. Bánh cay vàng ruộm, giòn thơm, bùi béo của khoai mỳ, cay cay kích thích vị giác một món ăn vặt rất thích hợp cho những ngày mưa gió. Cùng Hey Yo vào bếp và bắt tay vào làm ngay nhé.

Cách làm bánh cay khoai mỳ giòn ngon chuẩn vị miền Tây

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1Kg Khoai mỳ (Củ sắn)
  • 100g Thịt lợn xay
  • 3 Nhánh hành lá
  • 2 Trái ớt sừng
  • Hạt nêm, nước mắm, ớt bột, muối

Cách thực hiện làm bánh cay

Bánh cay miền tây

Sơ chế nguyên liệu

  • Khoai mỳ đem đi cắt khúc, dùng dao rạch một đường trên vỏ rồi đưa mũi dao vào lách nhẹ và lột vỏ. Ngâm khoai mỳ đã lột vỏ vào thau nước muối loãng khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ để loại hết các độc tố.
  • Khoai mỳ sau khi ngâm xong vớt ra để ráo đem đi mài nhuyễn. Sau khi mài xong bỏ thêm một xíu muối vào trộn đều rồi vắt kiệt nước khoai mỳ để riêng xác khoai mỳ và nước khoai mỳ ra từng tô khách nhau.
  • Để cho nước trong tô nước khoai mỳ lắng tinh bột xuống rồi chắt bỏ sạch phần nước trong giữ lại phần tinh bột khoai mỳ.
  • Hành lá đem đi nhặt bỏ rễ rửa sạch, ráo nước. Đem đi cắt nhỏ để riêng.
  • Ớt sừng đem đi rửa sạch với nước. Cắt đôi loại bỏ hạt cắt nhỏ băm nhỏ. Bạn có thể tùy chỉnh theo mức độ ăn cay của gia đình điều chỉnh ớt cho phù hợp.
Tham Khảo Thêm:  https://mozart.edu.vn/gao-nep-nao-nau-xoi-ngon-nhat-a6995.html

>>> Tìm hiểu thêm cách làm bánh tôm vàng giòn

Thực hiện làm bánh cay

  • Cho lần lượt phần xác khoai mỳ, thịt lợn xay, hành lá thái nhỏ, ớt sừng băm nhỏ, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa ớt bột trộn đều. Tiếp đó bỏ thêm phầm tinh bột khoai mỳ vào trộn đều lại lần nữa.
  • Lấy từng thìa hỗn hợp bánh nắn thành hình tròn dài hoặc theo hình dạng bạn thích.
  • Tiếp đó, bắc chảo lên bếp đổ dầu đủ ngập bánh vào đun nóng. Rồi thả từ từ bánh cay đã nặn vào chiên với lửa vừa đến khi chín vàng đều là được. Vớt ra để ráo hoach dùng giấy thấm dầu để thấm bớt lượng dầu thừa cho bánh ngon hơn.
  • Sau khi chiên xong hãy để nguội bớt cho bánh được giòn hơn nhé.
  • Bạn có thể ăn kèm với tương ớt để tăng thêm vị ngon của món bánh này.

Món bánh cay với nguyên liệu dễ tìm, công thức dễ làm thơm ngon bạn hãy vào bếp và làm ngay cho người thân thưởng thức món ăn thú vị này nhé.

Một vài mẹo hay cho bánh cay ngon chuẩn vị

Cách chọn khoai mỳ

Cách chọn sắn làm bánh cay

Muốn món bánh cay ngon chuẩn vị miền Tây, bạn cần chọn nguyên liệu tươi ngon mới làm gia tăng hương vị của món ăn.

Khi chọn khoai mỳ làm bánh cay, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Chọn loại khoai mỳ tươi: Khoai mỳ tươi sẽ giúp cho bánh có độ giòn, ngọt và hương vị ngon hơn. Hãy chọn những củ khoai mỳ có vỏ sáng, không có vết nứt hay mốc.
  • Khi làm bánh cay hãy chọn loại khaoi mỳ ngọt sẽ giúp món bánh có vị ngọt tự nhiên hơn.
  • Lựa chọn khoai mỳ: Khoai mỳ nên củ cầm chắc tay, không bị mềm hay nhũn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn và cầm trên tay. Khoai mỳ dài tròn đều và không có nhiều vết sạm màu.
  • Tránh chọn khoai mỳ bị xây xát, chảy nước, hoặc có vết cắt , nứt, toác có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của bánh cay.
  • Bảo quản đúng cách: Khoai mỳ nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và thoáng khí để tránh nhanh chóng hỏng hoặc ôi thiu.
Tham Khảo Thêm:  Nhà chỉ có trứng, cà chua, mẹ làm ngay 9 món hảo hạng, ai cũng ngạc nhiên vì quá đảm

Muốn món bánh cay ngon hãy lưu ý các yếu tố trên để chọn mua được khoai mỳ tươi ngon nhất.

>>> Tham khảo thêm cách làm bánh tráng trộn

Một số điều cần biết khi ăn khoai mỳ bạn cần biết

  • Khoai mỳ tươi ngon là khoai mỳ có vỏ sáng, không có vết nứt hay mốc. Khi cầm vào, sắn có độ cứng nhưng không được chọn sắn quá cứng nhé.
  • Làm sạch sắn: Trước khi chế biến, hãy rửa sắn kỹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt.
  • Nấu chín hoàn toàn: Sắn là loại thực phẩm có thể gây khó tiêu nếu chưa được nấu chín hoàn toàn. Hãy đảm bảo sắn được nấu chín hoàn toàn để tránh gây khó chịu hoặc tiêu chảy.
  • Không ăn sắn sống: Sắn chứa một số chất gây độc, như cyanid. Vì vậy, không nên ăn sắn sống hay chưa được chín.
  • Chú ý đến dị ứng: Nếu bạn có dị ứng đối với sắn, hoặc có bất kỳ triệu chứng phản ứng sau khi ăn sắn, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chúc các bạn thành công với món ăn vặt ngon từ miền Tây nhé!

Viết một bình luận