Bảo quản sai, bánh su kem có thể gây nguy hiểm

Sự việc hàng chục người có triệu chứng ngộ độc, đặc biệt 1 trẻ tử vong sau ăn bánh su kem được phát trong tiệc Trung thu tối 29/9 tại chung cư Palm Heights (TP.Thủ Đức, TP.HCM) khiến nhiều người quan tâm.

Bước đầu, Sở Y tế TP.HCM ngày 4/10 nhận định nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Nhiều khả năng bánh su kem đã nhiễm khuẩn trước đó, loại trừ khả năng bị nhiễm khuẩn tại nơi tổ chức tiệc Trung thu.

Lý do là một số người không tham gia, không ăn bánh su kem trong tiệc Trung thu ở chung cư này, cũng bị ngộ độc. Họ đều ăn bánh su kem mua cùng cửa hàng và nhãn hiệu.

banh su kem.jpg
Cơ quan chức năng kiểm tra cửa hàng bánh su kem. Ảnh: NAD

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày 4/10 cho hay, bánh su kem được nhiều người mua để sử dụng trong các buổi tiệc hoặc dùng hằng ngày.

Nguyên liệu làm bánh su kem rất thông dụng, như bột mỳ, bột bắp, bơ, trứng gà, sữa, đường, muối, nước, whipping cream… Vỏ bánh mỏng, sau khi được chế biến, nướng lên sẽ được khoét/rạch lỗ nhỏ để bơm kem vào trong và đem bảo quản.

“Quá trình bánh tới người tiêu dùng gồm: Chế biến, bảo quản tại cửa hàng, vận chuyển, cất trữ khi mua về rồi ăn. Bất kỳ khâu nào cũng có khả năng khiến vi sinh vật hay độc tố xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng”, TS Thịnh cho biết. Trong đó, bảo quản sản phẩm với số lượng lớn, thời gian lâu là khâu dễ khiến bánh nhiễm khuẩn nhất.

Tham Khảo Thêm:  Công thức làm Gỏi Củ Hủ Dừa Tôm Thịt đơn giản tại nhà

Theo vị chuyên gia, vi sinh vật có thể xâm nhập vào bánh bằng nhiều con đường khác nhau như vệ sinh môi trường, con người, hoặc do chất liệu, nguyên liệu khi sản xuất chế biến. Ban đầu vi sinh vật nhiễm vào với mức độ, số lượng ít rồi phát triển dần lên.

“Vi sinh vật dễ nhiễm nhất là khuẩn E.Coli, Coliform và C. botulinum. Trong đó độc tố C. botulium nguy hiểm nhất, gây ngộ độc ngay, chỉ một lượng nhỏ có thể dẫn tới tử vong nhanh, trong khi 2 khuẩn trước thường gây tiêu chảy”, TS Thịnh cho hay.

Việc một người tử vong sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc trong khi người khác cũng dùng sản phẩm đó nhưng mức độ nhẹ hơn (nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt…) có thể do số lượng ăn, nhưng cũng phụ thuộc vào thể trạng, nền sức khỏe của mỗi người.

Theo TS Thịnh, với bánh su kem, sau khi bơm đẩy kem vào trong vỏ, bánh sẽ được xếp vào khay/hộp hở để bảo quản chờ bán mà không cần nướng hay thanh trùng lại.

“Điều này đồng nghĩa nguy cơ vi sinh vật xâm nhập vẫn còn, có thể phát triển và sinh ra độc tố trong bánh. Người dùng có thể nhiễm cả độc tố và vi sinh vật. Thông thường nếu nhiễm khuẩn nặng, chủ yếu do độc tố”, Tiến sĩ Thịnh phân tích.

Không chỉ riêng bánh su kem, theo Tiến sĩ Thịnh, những loại thực phẩm tươi, có hạn sử dụng ngắn chỉ 1-2 ngày, ngoài kiểm soát chất lượng sản phẩm, nên rút ngắn thời gian bảo quản, tốt nhất là ăn ngay, bảo quản với số lượng ít.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm tôm hấp nước dừa ngon ngọt, ai làm cũng ngon

Đặc biệt không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng, bảo quản đúng khuyến cáo (như trong môi trường tủ mát thay vì để ở ngoài môi trường bình thường). Các nhà sản xuất cần thông báo rõ thời hạn và cách thức bảo quản. Ví dụ bánh đã được để tại cửa hàng ở nhiệt độ và thời gian này, người mua cần bảo quản và sử dụng ra sao để bánh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Viết một bình luận