Bà bầu ăn cay được không? Ăn cay ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Bà bầu ăn cay được không?

Thông thường, đối với những trường hợp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh thì vấn đề ăn cay trong thai kỳ gần như không gây hại. Tuy nhiên, nếu như việc ăn cay không đúng cách cũng như lạm dụng quá nhiều thì cơ thể người mẹ có thể gây ra phản ứng khó chịu, điển hình nhất là gây tổn thương vị giác, nóng dạ dày, tiêu hóa kém, nội nhiệt.

Bà bầu ăn cay được không? (Ảnh minh họa)

Không ít các định kiến thường cho rằng, ăn cay còn khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm, dị tật thai nhi hoặc bị sảy thai. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ minh chứng khoa học nào chứng minh những vấn đề trên. Mặc dù vậy, việc ăn cay quá nhiều có thể sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ khác nhau. Do vậy, mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ ăn cay nóng trong thời kỳ mang thai.

Trên thực tế, với những mẹ bầu không mắc phải chứng trài ngược axit, bệnh trĩ hay những bệnh về dạ dày thực quản thì việc ăn cay sẽ mang đến khá nhiều lợi ích cho thai nhi như:

– Đồ ăn cay kích thích sự phát triển thị giác của bé trong tương lai

Thành phần capsaicin được biết đến là chất tạo nên vị cay trong ớt, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Khi mẹ bầu ăn ớt có chứa vitamin A sẽ giúp duy trì thị lực, thành phần vitamin C giúp bảo vệ mắt. Ngoài ra, trong thành phần ớt hay những thực phẩm cay cũng rất giàu vitamin B6, lutein, zeaxanthin, beta-carotene và lycopene, hỗ trợ phát triển thị giác của thai nhi.

Tham Khảo Thêm:  Uống Detox đúng cách: 5 công thức Detox giúp giữ dáng, đẹp da hiệu quả

– Hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, thành phần capsaicin cũng có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư. Khi ăn cay, chất này sẽ giúp ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí làm chết tế bào ung thư mà không gây những tổn hại đến các tế bào xung quanh.

– Ăn cay giúp mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cho thai nhi

Chất capsaicin làm tăng cường sự trao đổi chất, có khả năng đốt cháy chất béo. Mẹ bầu ăn đồ ăn cay chứa capsaicin sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Chính điều này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ bầu để đốt cháy calo, hấp thụ calo được cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.

Ngoài ra, ăn đồ cay còn giúp mẹ bầu tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp, cải thiện tim mạch. Đồng thời, đồ ăn cay còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu, có khả năng cải thiện khả năng của cơ thể hòa tan máu đông.

Mẹ bầu có nên ăn cay không?(Ảnh minh họa)

Mẹ bầu có nên ăn cay không?(Ảnh minh họa)

Bà bầu 3 tháng đầu ăn cay được không?

Vào thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, nguy cơ sảy thai sớm rất cao và điều này khiến các mẹ lo lắng trong việc ăn đồ ăn cay. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thực phẩm cay trong 3 tháng đầu là an toàn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tham Khảo Thêm:  Thực phẩm thiết yếu là gì? Danh mục những loại thực phẩm thiết yếu

Trong khi đó, khi ăn cay trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ ba có khả năng làm tăng khả năng bị ợ nóng và trào ngược axit. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, ăn thức ăn cay có thể làm nặng thêm tình trạng này.

Bà bầu nên ăn cay như thế nào để mang lợi ích cho sức khỏe?

Để làm giảm tác dụng phụ cũng như mang đến các lợi ích dành cho sức khỏe, mẹ bầu nên chú ý đến một số vấn đề sau:

– Chú ý khi nấu nước: Trước tiên là các mẹ chỉ nên thêm gia vị cay vào trong các món ăn sau khi đã nấu chín do khi trải qua tác động của nhiệt độ cao thì vị cay sẽ giảm nhiều. Ngoài ra, không nên cho quá nhiều gia vị cay có thể gây kích thích, tăng tổn thương cho cơ thể, chỉ nên dùng một gia vị tạo cay thuần túy như ớt hoặc tiêu…

Bà bầu 3 tháng đầu ăn cay được không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu 3 tháng đầu ăn cay được không? (Ảnh minh họa)

– Phối hợp các nguyên liệu đúng cách: Mẹ nên biết cách kết hợp vị cay trong các món ăn có tính hàn để mang đến hiệu quả trung hòa. Chẳng hạn như cá, thịt vịt, ngó sen, khổ qua, măng đều là thực phẩm có tính hàn, có thể ăn cùng món cay.

Bên cạnh đó, một số lương thực, thực phẩm thô như khoai lang, gạo lứt, ngô…cũng giúp làm tăng hàm lượng chất xơ, phòng ngừa các triệu chứng nóng dạ dày, đường ruột, táo bón khi ăn quá nhiều đồ ăn cay.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách làm gà rán tại nhà thơm ngon kiểu KFC

Viết một bình luận