Ớt ngâm giấm là một loại gia vị thơm ngon và được nhiều người chọn làm gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn gia đình.
Để ớt ngâm sẽ ngon và giòn, khâu chọn ớt để ngâm cũng rất quan trọng. Ớt có rất nhiều loại và việc lựa chọn ớt ngâm có thể tuỳ chọn theo ý thích của người ăn. Bạn có thể chọn ớt sứng, ớt hiểm hay ớt chuông để làm, nhưng những trái ớt được chọn phải là những trái ớt tươi, xanh hoặc vừa chín tới, kích cỡ tuỳ chọn. Đặc biệt không sử dụng những trái ớt mềm, héo, bị hư.
Dưới dây, Hội đầu bếp Á Âu sẽ chia sẻ cho bạn công thức làm ớt ngâm giấm thật ngon và giòn nhé!
Nguyên liệu làm ớt ngâm giấm
Nguyên liệu chính cần có
Ớt tươi: 400 gram
Giấm trắng: 2 chén đầy
Đường: 1 chén
Nước lọc: 1 chén
Gia vị: muối, bột tỏi và bột ớt
Cùng các dụng cụ
Một chiếc lọ thuỷ tinh sạch
Một chiếc thố lớn
Muỗng gỗ
Cách làm ớt ngâm giấm
Sơ chế nguyên liệu
– Đem ớt đi nhặt, rửat thật sạch những vết bụi, lá. Sau đó dùng giấy hoặc khăn mềm thâm khô nước và để ớt thật khô ráo.
– Cắt ớt thành miếng, bỏ hạt và cuốn đối với những trái ở có kích thuốc trung bình hoặc lớn, còn những trái ớt có kích thước nhỏ thì chỉ cần lấy hạt và bỏ cuốn, không cần thiết cắt nhỏ.
Cách ngâm giấm
Bước 1: Xếp ớt vào chiếc lọ thuỷ tinh sạch để ớt ngâm thấm đều, tiết kiệm được chỗ trống trong lọ để có thể bỏ được nhiều ớt hơn.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp và cho giấm, nước, đường, một chút muối, bột tỏi và bột ớt vào chung. Bật lửa vừa và nấu sôi giấm. Sau đó để giấm nguội hẳn thì rót từ từ nước giấm vào lọ ớt. Phải đảm bảo nước giấm ngập ớt nhé!
Bước 3: Lấy nắp đây thật kín lọ ớt. Lắc mạnh lọ ớt để nước giấm có thể len lỏi và thấm đều hết trong lọ.
Bước 4: Để lọ ớt ngâm ở nhiệt độ thường khoảng 2 ngày thì cho vào tủ lạnh bảo quản để dùng dần trong nấu nướng hoặc làm gia vị ăn kèm trong bữa ăn.
Lưu ý
Nếu bạn muốn ớt ngâm giấm để được lâu ngày, thì trong quá trình làm nước ngâm, bạn có thể dùng muối hạt hoặc muối chuyên dùng cho việc ngâm giấm.
Khi sơ chế ớt, nhớ mang bao tay để tránh hiện tượng phồng, rộp cho ớt có tính cay và nóng. Làm nhẹ nhàng từ từ, tránh việc ớt dính vào mắt hay mặt sẽ gây cay, xốn, khó chịu. Đặc biệt sau khi sơ chế ớt, bạn nên rửa tay bằng xà phông thật kỹ để tránh bị vị cay dính lên tay, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt.
Nên chọn giấm trắng có chất lượng tốt để ớt ngâm có mùi dễ chịu và thơ, thay vì các loại giấm kém chất lượng.
Không thay thế giầm bằng loại nước chua khác vì chúng có độ pH khác nhau, cò thể gây hại sức khoẻ.
Vậy là bạn đã thực hiện xong cách làm ớt ngâm giấm rồi nhé !
Yến chưng sữa tươi là món ăn bổ dưỡng, mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe xương khớp, tốt cho tim mạch, bồi bổ cơ thể, làm đẹp da, chống lão hóa… Đặc biệt, yến chưng sữa tươi là món ăn thơm ngon, lạ miệng, được trẻ em vô cùng yêu thích, rất phù hợp cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, phụ nữ mang thai, người già sức đề kháng kém cần bồi bổ sức khỏe. Yến sào Vietfarm tổng hợp một số cách chưng yến với sữa tươi đơn giản, thơm ngon mà bạn có thể tham khảo.
Tác dụng tuyệt vời của yến chưng sữa tươi với sức khỏe
Bên cạnh yến sào, sữa tươi cũng chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, nhiều canxi, photpho, vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe não bộ, có thể cải thiện cơ, xương và răng… Yến chưng sữa tươi là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dùng được cho trẻ từ trên 1 tuổi. Yến sào hoàn toàn có thể kết hợp với sữa tươi, món ăn này được dùng rất phổ biến do có thể cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe cho người sử dụng.
Cả yến sào và sữa tươi đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, khi kết hợp với nhau hoàn toàn không gây tương tác có hại. Sau đây là một số tác dụng tuyệt vời của món ăn này mà bạn có thể tham khảo:
Sữa tươi là nguồn cung cấp vitamin D, Kali, canxi, protein, chất béo dồi dào cho cơ thể. Trong khi đó, yến sào cũng rất giàu canxi, chứa N-acetylglucosamine và lysine. Đây đều là những chất tốt cho sức khỏe xương khớp, có thể giúp phát triển hệ xương cho trẻ em, ngừa lão hóa, thoái hóa cột sống, loãng xương cho người già.
Yến chưng sữa tươi có thể cung cấp protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, chống suy nhược cho người mới ốm dậy, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em
Món ăn này cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ, bảo vệ hệ thần kinh. Sử dụng yến chưng sữa tươi trước khi đi ngủ 45 – 60 phút có thể giúp an thần, xoa dịu thần kinh, mang đến một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn
Ngoài ra, nếu được sử dụng đúng cách, có thể giúp thư giãn cơ, làm giảm căng thẳng mệt mỏi, kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động trao đổi chất và khả năng hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể.
Đặc biệt, yến chưng sữa tươi là món ăn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da, có thể tăng cường tuần hoàn não, ổn định nhịp tim, bảo vệ hệ tim mạch, tăng cường hoạt động của các mạch máu và làm giảm huyết áp.
Hướng dẫn cách làm món yến chưng sữa tươi thơm ngon lạ miệng
Có thể thấy, yến sào chưng với sữa tươi là món ăn thơm ngon, hấp dẫn tốt cho sức khỏe. Món ăn này đặc biệt thích hợp với các đối tượng như trẻ em biếng ăn còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người già, nam giới sức khỏe kém, rối loạn sinh lý nam, người lao động trí óc căng thẳng, người lao động tay chân nặng nhọc…
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chế biến món yến chưng sữa tươi như thế nào để tốt cho sức khỏe, giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của yến mà hương vị lại thơm ngon hấp dẫn thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Cách làm món yến chưng sữa tươi truyền thống
Sữa tươi chưng với yến theo phong cách truyền thống là món ăn có cách thực hiện tương đối đơn giản, dễ làm. Bạn chỉ cần sử dụng tổ yến, sữa tươi và đường phèn là có thể làm được món ăn này. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hương vị lại rất độc đáo, có vị beo béo của sữa, dai dai giòn giòn, mềm vừa đủ của yến sào kèm theo vị ngọt thanh của đường phèn. Món ăn này nếu được chế biến kỹ, đúng cách thường được trẻ em rất yêu thích.
Nguyên liệu:
3 – 5g tổ yến (cho 1 người lớn ăn)
Sữa tươi không đường
Đường phèn
Cách thực hiện:
Nếu dùng tổ yến tinh chế thì ngâm yến với nước lọc trong 20 – 30 phút cho yến nở đều. Trường hợp bạn dùng tổ yến thô thì nên ngâm nước lọc 1 – 2 tiếng, sau đó dùng nhíp làm sạch lông, rửa qua nhiều lần để làm sạch tạp chất và bụi bẩn.
Sau khi yến nở, bạn dùng tay tách yến thành sợi nhỏ, cho vào thố chưng, đổ thêm 1 chén sữa tươi không đường cho ngập yến rồi đậy nắp lại
Cho thố chưng vào nồi, đổ nước ngập khoảng 1/2 hoặc 1/3 thố, chưng cách thủy trong 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào, khuấy đều, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp.
Lưu ý: Tùy vào đối tượng, số người sử dụng mà chúng ta dùng lượng yến phù hợp. Với trẻ dưới 10 tuổi chỉ nên dùng 1 – 2g yến/ngày, trẻ trên 10 tuổi và người lớn dùng 3 – 5g yến/ngày. Sử dụng cách ngày, không dùng quá nhiều để tránh lãng phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể chưng nhiều rồi bảo quản trong tủ lạnh dùng dần cũng được. Yến chưng sữa tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 – 7 ngày.
Cách chưng yến với sữa tươi táo đỏ
Bên cạnh cách chưng yến truyền thống, bạn có thể thêm táo đỏ vào để chưng cùng yến và sữa tươi. Táo đỏ hay hồng táo, đại táo có vị ngọt, tính ôn, nổi tiếng với tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ ích tỳ vị. Đây là món ăn rất tốt cho người ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng, tỳ vị suy nhược, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, khí huyết không đủ, chất lượng giấc ngủ kém.
Nguyên liệu:
Yến sào
Táo đỏ
Đường phèn
Hạt sen
Sữa tươi không đường
Cách thực hiện:
Yến sào làm sạch, ngâm cho nở đều như hướng dẫn ở cách trên; táo đỏ rửa sạch, ngâm với nước lạnh 10 – 15 phút rồi đem luộc cho táo mềm
Trứng gà đập ra, khuấy đều, cho sữa tươi vào; yến cho vào thố, chưng cách thủy trong 30 phút cho yến chín
Đổ hỗn hợp sữa tươi trứng gà vào thố chưng yến, tiếp tục thêm táo đỏ, đường phèn vào, chưng thêm 10 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm.
Nếu bạn chưng nhiều thì cho vào hũ, đậy nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.
Lưu ý: Táo đỏ mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên dùng nhiều, không dùng cho người đàm thấp, thượng hỏa, người mới bị cảm mạo, người mắc bệnh tiểu đường…
Tìm hiểu thêm: Cách Chưng Yến Táo Đỏ
Cách chưng yến với sữa tươi hạt sen
Chưng yến với sữa tươi hạt sen cũng rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hạt sen còn gọi là liên nhục, có vị ngọt chát, tính bình, được đánh giá cao bởi các tác dụng như dưỡng tâm, an thần, an thai, ích thận, lợi thủy, sáp tràng, bổ tỳ. Trong hạt sen chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo, photpho, canxi, các alcaloid có tỷ lệ thấp như liensinine, demethyl coclaurine, isoliensinine… Hạt sen hoàn toàn có thể kết hợp với yến sào và sữa tươi để tạo nên một món ăn thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.
Nguyên liệu:
Yến sào
Sữa tươi không đường
Hạt sen
Đường phèn
Cách thực hiện:
Yến sào ngâm cho nở như hướng dẫn ở cách 1, sau khi yến nở mềm thì tách thành sợi nhỏ, lọc qua rây, để ráo nước, đổ bỏ phần nước ngâm cũ đi
Hạt sen chọn loại tươi, làm sạch tim sen, rửa qua nước, để ráo rồi đun sôi nước, cho hạt sen vào đến khi hạt mềm thì tắt bếp
Cho yến, hạt sen vào thố chưng yến, đổ sữa tươi không đường vào cho ngập mặt yến, đậy nắp, cho vào nồi chưng cách thủy ở lửa nhỏ trong 30 phút
Sau đó cho đường phèn vào, khuấy đều, tiếp tục chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, thưởng thức khi còn ấm hoặc để nguội, bảo quản ngăn mát tủ lạnh để ăn đều được.
Lưu ý: Hạt sen không độc, không có kiêng kỵ đặc biệt. Tuy nhiên, cần hạn chế dùng cho người bị táo bón, đầy bụng, ăn uống không tiêu.
Cách chưng yến với sữa tươi, hạt chia, táo đỏ
Bên cạnh hạt sen, yến cũng có thể chưng cùng sữa tươi, hạt chia và táo đỏ. Trong đó, hạt chia được mệnh danh là “siêu thực phẩm”, tuy nhỏ bé nhưng rất giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ. Món ăn này rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể bổ máu, bồi dưỡng cơ thể, cải thiện chức năng đường ruột, bổ sung axit béo omega-3, protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Nguyên liệu:
3 – 5g yến sào
5 – 7 quả táo đỏ
2 thìa hạt chia
Lá dứa
Sữa tươi
Cách thực hiện:
Nếu dùng yến tinh chế thì ngâm yến với nước lọc, nước sôi để nguội trong 20 – 30 phút. Nếu dùng tổ yến thô thì đem ngâm yến trong 1 – 2 tiếng, dùng nhíp loại bỏ lông, rửa lại nhiều lần để làm sạch bụi bẩn, tạp chất
Táo đỏ ngâm với nước lạnh trong khoảng 10 – 15 phút; yến sau khi đã ngâm nở, làm sạch thì tách thành sợi nhỏ, cho sữa tươi vào ngập yến, đem ngâm 5 – 10 phút;
Cho yến và sữa tươi, táo đỏ, lá dứa vào thố chưng chuyên dụng, đem chưng cách thủy trong 25 – 30 phút, sau đó cho đường phèn (lượng vừa đủ) vào chưng cùng, đun thêm 5 phút thì tắt bếp, cho hạt chia vào, khuấy đều, thưởng thức.
Lưu ý: Ăn hạt chia rất tốt và an toàn cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, quá nhanh và thường xuyên sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút. Nên ăn hạt chia và các món ăn có hạt chia một cách từ từ để cơ thể thích nghi dần. Không dùng hạt chia cho người dị ứng bạc hà, mù tạt, hạt vừng, người bị huyết áp thấp, đột quỵ, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân đã hoặc đang sử dụng chất làm loãng máu…
Yến sào Vietfarm đã có bài viết hướng dẫn các cách nấu Yến chưng hạt chia – món chè dưỡng nhan tốt cho sức khỏe
Cách chưng yến với sữa tươi, bí đỏ, trứng
Bí đỏ cũng là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều chất xơ, beta-carotene (tiền chất của vitamin A) và vitamin C. Món ăn ngày có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ, cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Ngoài ra còn giúp ngừa lão hóa, đẹp da, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, giúp giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
Nguyên liệu:
3 – 5g yến sào
100g bí hồ lô
100ml sữa tươi không đường
30g đường phèn
1 lòng đỏ trứng gà
Cách thực hiện:
Yến sào ngâm cho nở, đổ bỏ nước ngâm, dùng tay tách yến thành sợi nhỏ
Cho yến vào thố chưng, thêm 100ml nước, đậy nắp, chưng cách thủy trong 20 – 25 phút
Lấy một ít nước, cho 30g đường phèn vào, nấu cho đường tan
Bí đỏ lấy phần trên, gọt vỏ, cắt thành hạt lựu đem hấp cho chín
Cho sữa tươi, bí đỏ, nước đường phèn, lòng đỏ trứng đã đánh tan cho vào thố chưng yến. Tiếp tục chưng thêm 10 phút rồi tắt bếp, thưởng thức.
Tìm hiểu thêm: Nấu yến chưng bí đỏ thơm ngon, béo ngậy cực kỳ đơn giản
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng món yến chưng sữa tươi
Yến chưng hạt sen là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, lạ miệng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà chúng ta có thể sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và dùng món ăn này, để đảm bảo giữ được trọn vẹn dưỡng chất, mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Về cách chế biến
Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, khi chế biến, chúng ta cần:
Chỉ chưng yến ở nhiệt độ thấp, dưới 100 độ C, việc chưng yến ở nhiệt độ cao sẽ làm thất thoát một số dưỡng chất quý giá có trong loại thực phẩm này
Không nên ngâm yến và nấu yến quá lâu, vì điều này cũng khiến yến bị mất đi một lượng dưỡng chất đáng kể. Thời gian tốt nhất để chưng yến là 20 – 40 phút tùy vào khẩu vị của từng người
Khi chưng yến, bắt buộc phải dùng thố chưng có nắp đậy hoặc dùng chén/bát bằng sứ có nắp đậy để sợi yến được dai ngon mà không bị mất dưỡng chất.
Về cách bảo quản
Chúng ta hoàn toàn có thể chưng nhiều yến với sữa tươi một lần và bảo quản trong tủ lạnh. Sau đây là hướng dẫn bảo quản mà bạn có thể tham khảo:
Đối với yến đã chưng, bạn nên cho vào chai/hũ có nắp đậy, sau đó bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng
Thời gian bảo quản tối đa là 7 ngày, tuy nhiên, cần sử dụng càng sớm càng tốt để tránh làm giảm hương vị và dưỡng chất.
Hướng dẫn chi tiết đã có tại bài viết:Cách bảo quản yến đã chưng
Về liều lượng sử dụng
Yến sào mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên sử dụng ở dạng thực phẩm bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe. Nên sử dụng yến sào đều đặn hàng tuần, không nên dùng quá nhiều một lần và liên tục trong nhiều ngày liền. Được biết, tốt nhất chỉ nên dùng các món ăn từ yến 2 – 3 lần/tuần. Liều lượng sử dụng như sau:
Với trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi chỉ nên dùng 0.5 – 2g yến/lần theo độ tuổi
Với trẻ từ 3 – 10 tuổi, chỉ nên dùng 2 – 3g yến/lần, dùng 2 – 3 lần/tuần
Với trẻ trên 10 tuổi và người lớn có thể dùng 3 – 5g yến/lần, dùng 2 – 3 lần trên tuần hoặc mỗi ngày đều được. Tuy nhiên cần hạn chế dùng mỗi ngày để tránh lãng phí.
Liều lượng sử dụng chi tiết, đúng cách đã có tại bài viết: Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ
Về thời điểm sử dụng
Yến sào tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Không nên dùng yến cho các đối tượng như người bị viêm nhiễm ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp. Không dùng khi mới bị cảm mạo, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn uống không tiêu, tỳ vị hư, phong hàn, sốt thực nhiệt… Thời điểm tốt nhất để sử dụng yến là khi:
Trước khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ 45 phút – 1 tiếng, giữa các bữa ăn chính để cơ thể hấp thu được tối đa dưỡng chất
Tuyệt đối không ăn yến ngay trước bữa ăn để tránh tình trạng sử dụng yến gây no, đầy bụng, ảnh hưởng đến bữa ăn chính. Không dùng yến ngay sau khi ăn no vì lúc này cơ thể không thể hấp thu hết các dưỡng chất, gây dư thừa, lãng phí.
Trên đây là một số cách chưng yến với sữa tươi đơn giản, dễ thực hiện mà lại thơm ngon, hấp dẫn, lạ miệng, giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của món ăn này. Để đảm bảo món ăn mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên chọn mua yến ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy nhằm tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây nguy hại cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Cách chưng yến cho bé ăn tăng sức đề kháng, ít ốm vặt
Hướng dẫn cách chưng yến tươi ngon giữ trọn dưỡng chất quý
Việc xác định tuổi mệnh và tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của mỗi người. Đây là một phần quan trọng của việc hiểu về bản thân và dự đoán vận mệnh. Vậy nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu người sinh năm 1957 mệnh gì hay sinh năm 1957 năm nay bao nhiêu tuổi thì có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây của Thiên Mộc Hương.
I. Sinh năm 1957 mệnh gì?
Người sinh năm 1957 là tuổi con gì? Những người sinh vào khoảng thời gian từ ngày 31/01/1957 đến hết ngày 17/02/1958 sẽ được xem là sinh vào năm Đinh Dậu trong lịch dương và cầm tinh con gà. Năm sinh 1957 với tuổi Đinh Dậu thường mang theo mệnh Sơn Hạ Hoả hay còn gọi là Lửa dưới núi.
Mệnh này mang nghĩa là họ có tính cách nhiệt huyết, sôi động và hướng ngoại. Giống như ngọn lửa bùng cháy dưới núi, họ có thể tỏa sáng, sưởi ấm và làm cuộc sống xung quanh trở nên sôi động. Tuy nhiên, như ngọn lửa người sinh năm 1957 cũng có thể trở nên nóng nảy, dễ nổi giận và khó kiểm soát cảm xúc trong những tình huống căng thẳng.
Tuổi đinh dậu sinh năm 1957 mệnh gì? Xét theo nguyên lý tương sinh tương khắc của ngũ hành, người mang mệnh Hoả thường hòa hợp với mệnh Mộc và mệnh Thổ. Trong khi đó, họ thường gặp khó khăn khi giao tiếp với mệnh Kim và mệnh Thuỷ. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ và sự thành công trong sự nghiệp của họ.
II. Nam – Nữ sinh năm 1957 có tính cách thế nào?
Sau khi nắm được thông tin năm 1957 là năm con gì thì bạn cũng nên biết thêm về tính cách người tuổi Đinh Dậu.
1. Tính cách nam sinh 1957
Nam tuổi sinh năm 1957 là những người sở hữu tinh thần dũng cảm, sẵn lòng đối mặt với mọi thử thách và khó khăn. Tính cách thẳng thắn, bộc trực khiến họ trở nên chân thành và đáng tin cậy. Nhưng đôi khi cũng gây ra sự khó chịu trong giao tiếp và tương tác xã hội.
Với bản tính quyết đoán và mục tiêu rõ ràng, nam sinh năm 1957 luôn kiên trì và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, tính cách này cũng có thể dẫn đến sự nóng vội, ham muốn thành công và thể hiện bản thân. Họ có thể trở nên quá cầu toàn và kiểm soát, đôi khi khiến cho người xung quanh cảm thấy khó chịu.
2. Tính cách nữ sinh năm 1957
Nữ sinh năm 1957 mệnh gì? Nữ sinh năm 1957 thuộc mệnh Hỏa nên theo nhận định của các chuyên gia tử vi họ thường thể hiện sự hoạt bát, năng động và yêu thích giao tiếp. Họ có khả năng tỏa sáng trong môi trường xã hội, luôn muốn tham gia vào các hoạt động và tương tác với mọi người xung quanh.
III. Khái quát tử vi người sinh năm 1957
1. Tổng quan
Theo thuyết Phật giáo, tuổi Đinh Dậu được Bất Động Minh Vương bảo hộ. Tuy bản mệnh người này tuổi trẻ vất vả, bôn ba đó đây khắp nơi nhưng hậu vận được vinh hoa. Trong 12 con giáp, con gà đại diện cho sự thông minh, nhanh trí, kiên trì, nghị lực. Người tuổi Đinh Dậu khéo léo trong giao tiếp và ham học hỏi nên được người người quý mến. Tuổi Đinh Dậu thường đạt được thành công vang dội nếu tìm được quý nhân giúp đỡ.
Cả cuộc đời những người tuổi Đinh Dậu 1957 không nghèo khó nhưng phải sống nơi đất khách quê người mới được vinh hoa phú quý. Nếu làm quan tước hay là dân thường thì hậu vận của người tuổi này vẫn no ấm đủ đầy. Họ sẽ gặp một lần hình tội hoặc lâm bệnh hiểm nghèo trong đời vào các năm 23, 43 và 63 tuổi. Nhất là người được số quan tướng gặp nạn tai nhiều phen nguy khốn vẫn qua khỏi.
Số mệnh của tuổi Đinh Dậu 1957 có tướng làm quan nếu sinh vào giờ quan lộc. Nếu sinh giờ lỗi đạo thì người tuổi Đinh Dậu không được gần gũi mẹ cha, sinh sống tha phương. Đinh Dậu là người giỏi giang, có tài tổ chức và có tấm lòng thương cảm, trọng nghĩa trọng tình. Tuổi Đinh Dậu 1957 hay gặp điều tiếng dèm pha lại hay phải lo toan nên tâm trạng ít được yên tĩnh, thảnh thơi. Tính cách người tuổi Đinh Dậu vui tính, hào hoa, cứng cỏi, không chịu luồn cúi, nịnh bợ ai.
2. Nam mạng Đinh Dậu 1957
Nam tuổi Đinh Dậu 1957 được biết đến với tính dũng cảm và sẵn sàng đối mặt với công việc và khó khăn. Họ không ngại thử thách và chấp nhận nguy hiểm và rủi ro để đạt được thành tựu lớn. Tính cách thẳng thắn và không biết nói dối khiến họ có thể khá khô khan trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh.
Người nam tuổi Đinh Dậu 1957 theo đuổi mục tiêu của cuộc đời mình với ý chí mạnh mẽ và kiên cường. Họ không bỏ cuộc trước khó khăn, luôn tìm cách vượt qua và thay đổi. Sự năng động, sáng tạo và tuân thủ nguyên tắc và kỷ luật là những đặc điểm nổi bật của họ. Những người nam tuổi Đinh Dậu có đam mê mãnh liệt, làm việc cần cù và sẵn lòng đối mặt với sự khó khăn.
3. Nữ mạng Đinh Dậu 1957
Nữ tuổi Đinh Dậu 1957, nếu sinh vào ban ngày, thường có tính cách hoạt bát và năng động. Họ thích giao tiếp và tìm kiếm mối quan hệ với mọi người xung quanh. Ngược lại, nếu sinh vào ban đêm, tính cách của họ có xu hướng hiền lành, nhút nhát và ít nói, đồng thời mang một phần nghiêm túc hơn.
Nhìn chung, tính cách của những người thuộc mệnh Hỏa, chẳng hạn như Sơn Hạ Hỏa, thường có xu hướng nóng nảy, bộc trực và thẳng thắn. Đôi khi, điều này có thể khiến người khác cảm thấy tức giận, khó chịu và không vui. Họ thiếu kiên nhẫn và thường vội vàng, dẫn đến nhiều thất bại trước khi đạt được thành công.
IV. Những con giáp hợp và khắc với người sinh năm 1957
1. Đinh Dậu 1957 hợp tuổi nào?
Ngoài việc tìm hiểu người sinh năm 1957 mạng gì các tuổi hợp với Đinh Dậu cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Trong lĩnh vực kinh doanh, nữ sinh năm 1957 hợp với người tuổi Mậu Tuất, Giáp Thìn, hoặc Nhâm Dần, sẽ mang lại những kết quả suôn sẻ và thành công. Trong tình duyên, nữ tuổi Đinh Dậu thường hợp với những người tuổi Nhâm Dần, Mậu Tuất, Giáp Thìn và Bính Thân. Mối quan hệ này sẽ mang lại sự cân bằng, hòa hợp, tạo nên mái ấm hạnh phúc.
Trong lĩnh vực kinh doanh và làm ăn, nam tuổi Đinh Dậu nên tìm kiếm cơ hội hợp tác với những người sinh vào các năm Nhâm Dần, Mậu Tuất và Giáp Thìn. Đối với mảng hôn nhân, nam tuổi Đinh Dậu được khuyến khích tìm kiếm đối tác Nhâm Dần, Mậu Tuất hoặc Bính Thân. Sự hợp nhất giữa các tuổi này có thể mang lại sự ổn định và thịnh vượng trong gia đình.
2. Người sinh năm 1957 khắc với tuổi nào?
Nữ và nam tuổi Đinh Dậu cần chú ý đến các mối quan hệ không hợp hoặc khắc với một số tuổi khác theo quan niệm phong thủy truyền thống.
Đối với nữ tuổi Đinh Dậu, cần hạn chế giao tiếp và tương tác với những người sinh vào các năm Bính Ngọ, Canh Tý, Nhâm Tý và Giáp Ngọ. Các mối quan hệ với những người này có thể gây ra xung đột và khó khăn.
Nam tuổi Đinh Dậu cũng nên tránh xa những người sinh vào các năm Bính Ngọ, Canh Tý, Nhâm Tý và Giáp Ngọ. Sự tương tác với các tuổi này có thể tạo ra những trở ngại và gây ra các vấn đề không mong muốn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
V. 1957 hợp mệnh màu gì?
Bên cạnh vấn đề sinh năm 1957 bao nhiêu tuổi thì màu sắc phù hợp với người tuổi Đinh Dậu cũng được nhiều người quan tâm. Những người sinh năm 1957 nên chọn màu đỏ, hồng và tím là những gam màu tính Hỏa. Màu xanh lá thuộc tính Mộc, cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, người sinh năm 1957 cũng nên tránh sử dụng các màu xanh lam và đen.
1. Màu sắc hợp mệnh
+ Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, hồng, tím thuộc hành Hỏa.
+ Màu tương sinh: Màu xanh lá cây, xanh nõn chuối thuộc hành Mộc.
2. Màu sắc kỵ/khắc
+ Màu đen, xanh nước biển, xanh dương thuộc hành Thủy.
VI. 1957 hợp hướng nào?
Theo phân tích từ các chuyên gia phong thủy, nữ sinh năm 1957 hợp với các hướng Đông Bắc (Phục Vị), Tây (Phúc Đức), Tây Bắc (Thiên Y) và Tây Nam (Sinh Khí). Trong khi đó, nên tránh xa các hướng Bắc (Ngũ Quỷ), Nam (Hoạ Hại), Đông (Lục Sát) và Đông Nam (Tuyệt Mệnh) để không gặp phải các trở ngại trong cuộc sống.
Đối với nam sinh năm Đinh Dậu 1957, cũng cần chú ý đến việc lựa chọn hướng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho công danh và sự thịnh vượng trong gia đạo. Hướng hợp cho nam Đinh Dậu gồm Đông Bắc (Phúc Đức), Tây Nam (Thiên Y), Tây (Phục Vị) và Tây Bắc (Sinh Khí). Trái lại, các hướng không hợp bao gồm Bắc (Hoạ Hại), Nam (Ngũ Quỷ), Đông (Tuyệt Mệnh) và Đông Nam (Lục Sát).
VII. Con số may mắn cho 1957 mệnh gì
Những con số hợp tuổi Đinh Dậu 1957 đều mang ý nghĩa riêng để chọn sim phong thủy, mở số tài khoản ngân hàng.
Nam hợp các số: 6, 7, 8
Nữ hợp các số: 2, 5, 8, 9
VIII. Vật phẩm phong thủy hợp với tuổi Đinh Dậu sinh năm 1987
Người tuổi Đinh Dậu sinh năm 1957 có mệnh Sơn Hạ Hỏa nên tốt nhất hãy sử dụng một số loại trang sức màu đỏ, hồng, tím, xanh lục. Vòng tay Trầm Hương Tứ Diệp Bảo – Mệnh Hỏa tại Thiên Mộc Hương sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những người sinh năm 1957 muốn thu hút vận may cho bản thân.
Thiên Mộc Hương là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm các sản phẩm từ thiên nhiên, nhằm làm đẹp và cân bằng không gian sống của mình. Tại đây, bạn có thể tìm thấy một loạt các sản phẩm như vòng đá quý, vòng gỗ quý, vòng ngọc bích và nhiều mẫu mã khác. Mỗi sản phẩm đều mang đậm ý nghĩa phong thủy và phù hợp với mọi nhu cầu của bạn.
Lời kết
Những thông tin liên quan đến vấn đề người sinh năm 1957 mệnh gì đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên của Thiên Mộc Hương. Tìm hiểu rõ bản mệnh sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được những vật phẩm phong thủy phù hợp với bản thân nhằm tăng thêm vượng khí trong công việc và cuộc sống.
Phở bò là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Có nhiều cách nấu phở bò, nhanh gọn và đơn giản, tuy nhiên để có được một tô phở thơm ngon đúng vị truyền thống là điều không phải dễ dàng. Với bí quyết nấu phở bò ngon, đậm vị theo công thức gia truyền mà DTBTAAu chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được cho mình một tô phở tự làm mang đậm bản sắc ẩm thực Việt Nam.
Phở bò Việt Nam (Ảnh: Internet)
Phở được cho là có nguồn gốc từ Nam Định. Đây là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.
Một tô phở bò có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao: Canxi từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra. Khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin B2, B3, B5 giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu từ các nguyên liệu, gia vị khô. Thịt bò có nhiều axit amoniac, creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc.
Để có được những tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
Công thức nấu phở bò mở quán kinh doanh
Nguyên liệu
1 kg xương ống bò
500gram bắp bò hoa
800 gram gù bò
Ngò gai, rau quế
80gram gừng
2 tai đại hồi
2 thảo quả
1 nhánh nhỏ quế
1gram hạt ngò
1gram tiểu hồi
5 nụ đinh hương
1 miếng nhỏ trần bì
Rượu mai quế lộ
10gram tiêu sọ, 20gram sá hùng
Hành tây, đường phèn, hạt nêm, bột ngọt, đường cát, muối, giấm, bánh phở.
Các bước nấu
Bước 1: Sơ chế xương bò, bắp bò, gù bò
Ngâm xương ống với nước muối và giấm khoảng 2 tiếng cho sạch và bớt mùi tanh. Sau đó đem xương đi rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi cùng với gừng và 1 muỗng canh muối đun trong khoảng 10 phút thì vớt ra, trần qua nước lạnh. Cách này sẽ loại bỏ được hoàn toàn mùi hôi bò, giúp nước dùng thơm ngon hơn mà không bị tanh.
Chuẩn bị nguyên liệu. (Ảnh: Internet).
Bắp bò, gù bò ngâm với nước muối và giấm trong khoảng 15 – 20 phút rồi đem đi luộc với rượu mai quế lộ, gừng và hành tím. Nêm thêm một muỗng canh đường, một muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh muối. Nên nêm từ ban đầu để thịt bò được thấm đậm gia vị, nhờ vậy mà món phở bò sẽ đậm đà hấp dẫn hơn. Sau khi luộc hơn 2 tiếng, thấy thịt mềm thì vớt ra cho ngâm vào nước lạnh. Gù bò, bắp bò cắt lát vừa ăn.
Bước 2: Hầm xương bò
Hầm xương ống hơn 10 tiếng với 5 lít nước để xương ra chất, hầm càng lâu, nước dùng sẽ càng thơm ngon và đậm đà hơn. Sau đó đổ nước lạnh vào tùy mức nấu mà bạn mong muốn nhiều hay ít. Tuy nhiên, lượng nước lạnh cho vào sẽ quyết định nước dùng sắc nhiều hay sắc ít.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và nấu nước dùng
Hành tây một nửa lột vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng, ngâm vào nước lạnh để hành giòn, trắng, bớt nồng. Cho phần hành tây còn lại cùng gừng, sá sùng để nguyên vỏ lên bếp nướng chín thơm (cố gắng không nên để hành, gừng, sá sùng bị cháy quá). Sau đó đem đi lột vỏ và cho gừng, sá sùng, hành tây vào một túi vải trắng, sạch và bỏ vào nồi nước dùng, hầm trong 4 tiếng đồng hồ cho nước ngọt từ nguyên liệu tiết ra hết.
Đại hồi, quế, hạt ngò, đinh hương, sá sùng là những nguyên liệu không thể thiếu khi nấu phở bò. (Ảnh: Internet).
Bỏ đại hồi, quế, thảo quả, hạt ngò, đinh hương, tiêu sọ vào chảo rang cho dậy mùi thơm. Chú ý không rang vàng quá sẽ làm đen màu nước dùng. Sau đó đem ngâm với nước sôi tầm 30 phút đến một tiếng cho gia vị ra bớt màu đen và mùi, giúp nước dùng có hương thoang thoảng nhẹ nhàng, không quá nồng gây khó chịu. Sau đó vớt ra, cho hết vào trong túi vải và bỏ vào nồi nước hầm xương.
Sau khi hầm hành tây, gừng, sá sùng được 4 tiếng và đại hồi, quế, hạt ngò, đinh hương được 1 tiếng thì vớt cả hai túi ra kèm xương ống. Cho vào nước dùng các gia vị: 60gram đường phèn, 4 muỗng canh muối, 5 muỗng canh hạt nêm, 5 muỗng canh bột ngọt. Nêm nếm thêm bớt gia vị cho vừa miệng.
Bước 4: Chuẩn bị bánh phở và các loại rau ăn kèm
Ngò gai và rau quế rửa sạch và để ráo.
Bánh phở trụng sơ với nước sôi, sau đó cho vào tô, xếp thịt bò lên bề mặt, rắc hành lá, rau mùi, hành đã cắt nhỏ, hành tây ngâm nước đá và chan nước dùng. Vắt thêm tí chanh, thêm vào tí ớt là có ngay một tô phở Việt đậm vị truyền thống với công thức gia truyền.
Phở sẽ ăn ngon hơn khi dùng tương đen, tương ớt để chấm thay vì nước mắm.
Không nên dùng nước mắm để nêm vì như vậy sẽ khiến nước dùng bị chua.
Để nước dùng trong, cần hớt bọt liên tục trong quá trình nấu.
Vì bò có mùi đặc trưng, muốn món phở thơm ngon cần rửa thịt bò thật sạch với hành và gừng để khử mùi hôi tanh.
Xương hầm càng lâu, nước dùng càng đậm đà và hấp dẫn.
Làm thế nào để kinh doanh phở thành công
Khi nói đến ẩm thực Việt Nam thì phải nhắc ngay đến món phở bò truyền thống. Với sự phát triển của ngành Du lịch, việc thu lợi nhuận từ món phở gia truyền cũng như cơ hội quảng bá ẩm thưc Việt Nam ra toàn thế giới đang được nhiều người kinh doanh quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, để mở quán kinh doanh và phát triển lâu dài, bạn cần sở hữu những bí quyết, cách nấu phở bò thơm ngon, chuẩn vị.
Nếu có nhu cầu học nấu phở phục vụ bữa ăn hằng ngày hay kinh doanh, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Tuy nhiên, cần phân biệt hai loại mệnh: Thứ nhất là Niên mệnh được nạp theo Lục thập hoa giáp dùng để xem tử vi (ví dụ như mệnh Đại Lâm Mộc, Kiếm Phong Kim…). Thứ hai là Sinh mệnh, hay còn gọi là Thiên mệnh được xác định khi phi cung quẻ Dịch gắn với năm sinh. Mệnh này dùng để xem phong thủy, xem tuổi khi dựng vợ gả chồng và đặc biệt để xem sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội (trong đó có màu sắc, các con số…) để tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển.
Vì vậy nhân đầu xuân năm mới, chúng tôi lập quẻ Sinh mệnh cho những em bé sinh năm 2021 để biết bé thuộc mệnh gì, hợp với màu sắc và con số nào, giúp bạn đọc tham khảo.
Chọn màu sắc và con số hợp tuổi theo Ngũ hành
Chọn màu sắc và con số hợp tuổi để đem lại may mắn, hanh thông, người ta căn cứ vào sự sinh khắc của Ngũ hành.
Theo phong thủy, mỗi người có một Mệnh gắn với tuổi – năm sinh. Mỗi Mệnh lại mang một Hành trong Ngũ hành và mỗi hành ấy lại có những màu sắc, con số đặc trưng và liên quan đến màu sắc, con số của hành khác theo cơ chế sinh – khắc.
Theo đó, các màu, con số tương ứng với các hành như sau:
Thổ: Vàng, Nâu, Nâu đất; số 0, 2, 5, 8.
Kim: Trắng, Trắng ngà, Kem; số 6, 7.
Thủy: Đen, Xanh dương; số 1.
Mộc: Xanh lục; số 3, 4.
Hỏa: Đỏ, Hồng, Tím; số 9.
Ngoài ra còn có các màu trung gian khác, nhưng nếu màu chính của hành nào đó chiếm tỷ lệ lớn thì cũng thuộc hành đó.
Còn quan hệ sinh – khắc của Ngũ hành như sau:
Tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Cách tính số theo Ngũ hành: Số có 1 chữ số thì lấy chính số đó. Số có nhiều chữ số thì lấy số cuối cùng trong chuỗi số. Nếu trong chuỗi số có những số giống nhau thì tính theo số có số giống nhau nhiều nhất.
Nguyên tắc của việc chọn màu sắc, con số theo tuổi là:
Tốt nhất chọn màu, số của hành sinh cho hành bản mệnh. Thứ hai là màu và số của hành tương hòa với hành bản mệnh. Nếu không được thì chọn màu và số của hành bị hành bản mệnh khắc cũng được.
Ngược lại, kỵ nhất là màu và số của hành khắc hành bản mệnh; thứ hai là màu và số của hành được hành bản mệnh sinh cho, vì vì khi sinh cho hành khác hành bản mệnh phải tiết khí nên bị suy yếu.
Còn hướng trong phong thủy dùng để chọn hướng nhà, với em bé thì đó là hướng giường ngủ. Khi bé còn ngủ chung với cha mẹ thì đã được cha mẹ che chở, không cần tính hướng cho bé. Chỉ khi bé ngủ riêng thì mới cần tính hướng.
Điều đầu tiên cần chú ý là tuổi để tính Sinh mệnh không phải bắt đầu từ ngày mồng 1 Tết Tân Sửu mà phải tính theo tiết khí, tức từ tiết Lập xuân năm trước đến trước tiết Lập xuân năm sau. Vì vậy, những em bé sinh năm Tân Sửu – 2021 được tính từ ngày ngày 3/2/2021 đến ngày 3/2/2022.
Màu sắc và con số phong thủy cho bé trai
Khi phi cung Bát quái, ta tính được bé trai sinh năm nay có Mệnh quái Càn. Theo Kinh Dịch, Càn là Trời, ngũ hành Kim thuộc Tây tứ mệnh. Như vậy, bé trai tuổi này có Thiên mệnh Kim, Niên mệnh Bích Thượng Thổ khắc Thiên Hà Thủy và thuộc Tây tứ trạch.
Bé trai sinh năm nay hành Kim bản mệnh sẽ có các quan hệ như sau:
Tương sinh: Hành Thổ, sinh ra hành Kim bản mệnh.
Tương hòa: Hành Kim cùng hành với hành Kim bản mệnh.
Chế khắc: Hành Mộc, bị hành Kim bản mệnh khắc.
Tương khắc: Hành Hỏa, khắc hành Kim bản mệnh.
Tiết khí: Hành Thủy, được hành Kim bản mệnh sinh cho nên hành bản mệnh bị suy yếu một phần.
Như vậy, đối với bé trai có Thiên mệnh Kim, tốt nhất chọn màu Vàng, Nâu, Nâu đất và các số 0, 2, 5, 8 thuộc hành Thổ sinh cho hành Kim bản mệnh, được tương sinh.
Sau đó đến màu Trắng, Trắng ngà, Kem và số 6, số 7 thuộc Kim cùng hành với hành bản mệnh nên được tương hòa.
Nếu không thì cũng phải lấy màu Xanh lục và số 3, 4 thuộc Mộc; dù bị hành bản mệnh khắc, không được tương sinh hay tương hòa nhưng hành bản mệnh cũng không bị khắc ngược hay tiết khí.
Cần tránh màu Đen, Xanh dương (Xanh nước biển) và số 1 thuộc Thủy, vì hành Kim bản mệnh sẽ bị tiết khí khi sinh cho Thủy.
Kỵ nhất là màu Đỏ, Hồng, Tím và số 9 thuộc Hỏa, khắc hành Kim bản mệnh, rất xấu.
Hướng phong thủy
Du niên Bát quái theo Tây tứ trạch cho người cung Càn, mệnh Kim sẽ có các hướng tốt hợp tuổinhư sau:
Hướng Tây: Được Sinh khí.
Hướng Đông Bắc: Được Thiên y.
Hướng Tây Nam: Được Diên niên.
Hướng Tây Bắc: Được Phục vị.
Còn các hướng không hợp tuổi là:
Hướng Nam: Phạm Tuyệt mệnh.
Hướng Đông: Phạm Ngũ quỷ.
Hướng Bắc: Phạm Lục sát.
Hướng Đông Nam: Phạm Họa hại.
Màu sắc và con số phong thủy cho bé gái
Khi phi cung Bát quái, ta tính được bé gái sinh năm nay có Mệnh quái Ly. Theo Kinh Dịch, Ly là Lửa, ngũ hành Hỏa thuộc Đông tứ mệnh. Như vậy, bé gái tuổi này có Cung mệnh Hỏa, Niên mệnh Bích Thượng Thổ khắc Thiên Hà Thủy và thuộc Đông tứ trạch.
Bé gái sinh năm Tân Sửu hành Hỏa bản mệnh sẽ có các quan hệ như sau:
Tương sinh: Hành Mộc, sinh ra hành Hỏa bản mệnh.
Tương hòa: Hành Hỏa cùng với hành Hỏa bản mệnh.
Tương khắc: Hành Thủy, khắc hành Hỏa bản mệnh.
Chế khắc: Hành Kim, bị hành Hỏa bản mệnh khắc.
Tiết khí: Hành Thổ, được hành Hỏa bản mệnh sinh cho nên hành bản mệnh bị suy yếu một phần.
Như vậy, đối với người có mệnh quái Ly – Hỏa, tốt nhất chọn màu Xanh lục và các số 3, số 4 thuộc hành Mộc sinh cho hành Hỏa bản mệnh, được tương sinh.
Sau đó đến màu Đỏ, Hồng, Tím và số 9 thuộc Hỏa cùng hành với hành bản mệnh nên được tương hòa.
Nếu không thì cũng phải lấy màu Trắng, Trắng ngà, Kem và số 6, số 7 thuộc Kim; dù bị hành bản mệnh khắc, không được tương sinh hay tương hòa nhưng hành bản mệnh cũng không bị khắc ngược hay tiết khí.
Cần tránh màu Vàng, Nâu, Nâu đất và số 0, 2, 5, 8 thuộc Thổ, vì hành Hỏa bản mệnh sẽ bị tiết khí khi sinh cho Thổ.
Kỵ nhất là màu Đen, Xanh dương (Xanh nước biển) và số 1 thuộc Thủy, khắc hành Hỏa bản mệnh, rất xấu.
Hướng theo phong thủy
Du niên Bát quái theo Đông tứ trạch cho người cung Ly, mệnh Hỏa sẽ có các hướng tốt hợp tuổinhư sau:
Cách làm sủi cảo nhân thịt truyền thống Trung Hoa không hề khó. Chỉ cần vài thao tác đơn giản là có ngay bữa ăn hấp dẫn mời cả gia đình rồi. Cùng xem ngay công thức trong bài viết này nhé!
Với vỏ bánh mỏng hơi dai dai cùng với nhân thịt hoặc tôm bên trong làm nên đặc trưng của món sủi cảo, hớp hồn biết bao người đam mê ẩm thực. Trong bài viết này, PasGo Team sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách làm sủi cảo nhân thịt truyền thống kiểu Trung Hoa nhé!
Món ăn truyền thống của người Hoa, rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều biến thể hấp dẫn
Sủi cảo là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Trước đây, người dân nước này thường dùng món sủi cảo vào ngày tết, đặc biệt là đêm giao thừa. Họ quan niệm rằng, đây là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và đoàn tụ gia đình. Với vỏ bánh mỏng hơi dai dai cùng với nhân thịt hoặc tôm bên trong làm nên đặc trưng của món ăn này. Sủi cảo có hai cách chế biến tiêu biểu đó là hấp và chiên, ngoài ra phần nhân sủi cảo cũng có rất nhiều loại như: tôm, thịt hay nhân chay…
Nguyên liệu món sủi cảo nhân thịt
– Cải thảo non: 4-5 lá
– Thịt nạc xay: 300gr
– Vỏ bánh sủi cảo: 30 cái (có thể tìm mua ở các siêu thị)
– Muối, xì dầu, dầu vừng
– Hành lá, rau mùi, gừng
– Trứng: 2 quả
Vỏ bánh dai dai làm nên độ đàn hồi cho chiếc bánh sủi cảo nhân thịt
Cách làm sủi cảo nhân thịt:
Bước 1:
– Cải thảo ngâm trong nước muối loãng 15 phút. Sau đó rửa lại thật sạch, để ráo
– Thái chỉ lá cải thảo rồi vắt cho thật kiệt nước. Để riêng ra một bát tô.
Nhân của sủi cảo là sự hòa trộn giữa thịt mềm và rau giòn sần sật
– Hành lá, rau mùi nhặt rửa sạch rồi thái nhỏ.
– Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Bước 2:
– Trộn đều các nguyên liệu thịt nạc xay, cải thảo thái chỉ, hành lá, rau mùi, gừng cùng 3 thìa canh xì dầu, 2 thìa canh dầu vừng rồi đập 2 quả trứng vào bát tô.
– Chuẩn bị một bát con nước sạch.
– Đặt vỏ sủi cảo lên bề mặt phẳng, xúc một thìa nhân vào giữa (lượng nhân vừa với kích thước vỏ, nhiều nhân quá khi hấp bánh nở sẽ bị bục)
– Chấm nước vào quanh mép vỏ rồi gập đôi, miết chặt miệng lại. Sau đó kéo 2 góc hai bên tạo thành nếp gấp là xong.
– Có rất nhiều cách để tạo hình đẹp cho miếng sủi cảo, có thể tạo hình bằng cách nhúm các mép vỏ lại thành hình tròn hoặc dẹt như bánh gối…
Có rất nhiều kiểu gấp vỏ bánh sủi cảo nhân thịt
– Làm tương tự đến khi hết vỏ bánh và nhân sủi cảo.
Bước 3:
– Đặt nồi hấp lên bếp, xếp sủi cảo vào chõ. Chú ý không để quá sát nhau, khi hấp bánh nở sẽ bị dính vào nhau.
– Sau khi nước sôi hấp khoảng 5-10 phút là bánh chín. Khi chín vỏ bánh sẽ có màu trong hơn.
– Ngoài ra có thể dùng cách luộc bánh cũng được nhé. Bắc một nồi nước đun sôi thì thả bánh vào, khi bánh nổi lên là chín, vớt bánh ra một tô nước lạnh để tạo độ dai cho vỏ.
Sau khi hấp, sủi cảo nhân thịt có màu trắng đục, hơi trong
Cuối cùng gắp sủi cảo đã chín ra đĩa và dùng nóng với xì dầu nhé. Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Yêu cầu thành phẩm: Sủi cảo chín vẫn giữ nguyên hình dáng, không bị bục. Lớp vỏ bánh trong và khi ăn còn hơi dai dai. Bạn có thể làm sẵn nhiều sủi cảo rồi bọc kín cất vào ngăn đá, khi ăn mang ra hấp lại sẽ tiện lợi hơn mà vẫn rất ngon đấy nhé.
Sủi cảo là một trong những món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn được rất nhiều người yêu thích. Món sủi cảo nhân thịt lợn cũng là một trong số các món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng tại nhà hàng Hải Cảng Hai Bà Trưng. Không chỉ vậy khi đến với nhà hàng Hải Cảng bạn còn được thưởng thức nhưng mỹ vị chuẩn gốc của ẩm thực Hong Kong.
Nhà hàng phục vụ những món ăn đặc trưng của Trung Hoa
Còn ngại gì mà không đặt bàn qua PasGo để thưởng thức những món ăn ngon cùng những vị khách quý và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ nhà hàng Hải Cảng.
>>> Thông tin chi tiết về nhà hàng Hải Cảng vui lòng xem tại đây.
Địa chỉ: Nhà hàng Hải Cảng – Tầng 12 Tòa nhà Sun City, 13 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
HuongTN – Minh Phương & PasGo Team
Tổng đài hỗ trợ đặt bàn và tư vấn: 19006005
Tải ứng dụng PasGo để tìm Nhà hàng gần nhất: iOS & Android
–
PasGo là giải pháp đặt bàn Nhà hàng trực tuyến, giúp bạn đặt bàn, đặt tiệc online tới hơn 2000 Nhà hàng tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,… Trên PasGo luôn sẵn có hơn 10.000 ưu đãi giảm giá mỗi ngày, mức giảm có thể lên tới 50% dành cho bạn đấy!
Mệnh Kim hợp mệnh gì là điều mà người sở hữu mệnh này luôn thắc mắc. Bài viết của Muaban.net sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về việc sắp xếp và tương hợp các yếu tố mệnh trong ngũ hành để tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Cùng theo dõi nhé!
1. Tổng quan về mệnh Kim
Mệnh Kim là biểu tượng của kim khí và kim loại trên trái đất. Những người có mệnh Kim thường có nội lực vững chắc, bền bỉ và giá trị tiềm ẩn.
Mệnh Kim bao gồm 6 nạp âm là:
Hải Trung Kim (Vàng trong biển)
Kiếm Phong Kim (Kim đầu kiếm)
Bạch Lạp Kim (Kim chân đèn)
Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Kim Bạch Kim (Kim mạ vàng, bạc)
Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
Những người mệnh Kim rất thông minh, hoạt bát và nhanh nhẹn. Họ cân bằng giữa cảm xúc và lập trường riêng của mình, cố gắng hết mình để đạt mục tiêu và thường có tầm nhìn xa rộng.
Tuy nhiên, những người mệnh Kim có thể cứng nhắc và thích sự tự do. Đôi khi, họ tỏ ra quá tự tin và suy nghĩ nhiều, khiến cho mọi người xung quanh không cảm thấy thoải mái.
Xem thêm: Ý nghĩa Sao Bác Sĩ và tác động với các cung trong phong thuỷ
2. Ý nghĩa của việc hợp mệnh và khắc mệnh
Hợp mệnh và khắc mệnh là hai khái niệm trong phong thủy thể hiện sự tương tác giữa các yếu tố tại một không gian cụ thể như căn nhà, văn phòng hoặc nơi làm việc. Dưới đây là ý nghĩa của việc hợp mệnh và khắc mệnh.
Hợp mệnh: Hợp mệnh xảy ra khi các yếu tố trong một không gian hoà hợp, tương thích với nhau và tạo ra một dòng năng lượng tích cực. Khi không gian được hợp mệnh, năng lượng trong môi trường sẽ tương hỗ và thúc đẩy sự phát triển, thịnh vượng và tài lộc.
Người sống trong không gian hợp mệnh thường có sức khỏe tốt hơn và có nhiều cơ hội để phát triển trong sự nghiệp, cuộc sống.
Tham khảo các tin đăng bán đất phong thủy hợp người mệnh Kim tại đây:
Khắc mệnh: Khắc mệnh là sự xung đột hoặc không hòa hợp giữa các yếu tố trong một không gian. Khi không gian bị khắc mệnh, năng lượng trong môi trường sẽ gặp sự cản trở, gây ra trở ngại trong cuộc sống hàng ngày.
Người sống trong không gian khắc mệnh có thể tạo nên sự mất cân bằng về sức khỏe, mối quan hệ xã hội không ổn định và gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.
Tóm lại, việc hiểu ý nghĩa của hợp mệnh và khắc mệnh giúp bạn nhận biết và tận dụng cơ hội, đối mặt với thách thức và cân nhắc các quyết định quan trọng trong cuộc sống.
Xem thêm: Phúc Đăng Hoả là mệnh gì? Tử vi vận mệnh Phúc Đăng Hoả
3. Mệnh Kim hợp mệnh gì?
Trong mối quan hệ ngũ hành, mệnh Kim được cho là hợp với mệnh thổ và mệnh thủy. Lý do vì sao thì hãy cùng lý giải trong bài viết bên dưới.
3.1 Mệnh Kim hợp mệnh Thổ
Kim và Thổ có mối quan hệ đặc biệt – Kim loại sinh ra từ lòng đất nên giữa hai yếu tố sự kết nối mạnh mẽ và hài hòa. Khi hai mệnh này kết hợp, chúng tạo ra những điều may mắn và những loại Kim tốt nhất, đồng thời cùng hòa quyện trong đường làm ăn và đường tình duyên.
Mệnh Kim hợp mệnh Thổ còn mang đến sự cân bằng và sự ôn hòa. Bất chấp sự khác biệt trong nguồn gốc, hai yếu tố này không tương khắc hay gặp xung khắc, tạo nên một sự dung hòa và hòa hợp tự nhiên. Mệnh Kim hợp mệnh Thổ không chỉ mang đến tài lộc và sự giàu có mà còn tạo nền tảng vững chắc cho môi trường sống ổn định và thịnh vượng.
3.2 Mệnh Kim hợp mệnh Thủy
Sự tương hợp giữa người mệnh Kim và người mệnh Thủy trong phong thủy được dựa trên nguyên tắc “Kim sinh Thủy” của thuyết ngũ hành. Nguyên lý này ám chỉ rằng khi vòng đời của yếu tố Kim đạt đến giai đoạn kết thúc, nó sẽ tự mình chuyển hóa thành hình thái Thủy.
Một cách giải thích đơn giản và hợp lý cho nguyên lý này là trong thực tế, khi chúng ta đun nóng vàng ở nhiệt độ cao, nó sẽ không còn duy trì được sự cứng rắn và trực tiếp chuyển sang trạng thái lỏng.
Trong lĩnh vực phong thủy, việc kết hợp người mệnh Kim với người mệnh Thủy trong các khía cạnh như kinh doanh và hôn nhân có thể mang lại cuộc sống êm ấm và thuận lợi. Sự hòa hợp này được cho là có khả năng tạo ra nhiều cơ hội tài chính và đạt được thành công.
Xem thêm: Luận giải chi tiết ý nghĩa và đặc điểm sao Phi Liêm ở các cung mệnh
4. Mệnh Kim khắc mệnh gì?
Theo tương quan ngũ hành, mệnh kim sẽ bị khắc bởi người mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
4.1 Mệnh Kim khắc mệnh Mộc
Sự xung đột giữa người mệnh Kim và người mệnh Mộc trong phong thủy được lý giải dựa trên việc mệnh Kim có khả năng cắt đứt và làm tổn thương mệnh Mộc. Điều này tạo ra một tình huống tiềm tàng khi hai yếu tố này gần nhau, có thể dẫn đến việc tổn thương lẫn nhau.
Vì vậy, trong phong thủy, người ta thường kiêng kỵ việc đặt hai mệnh này cùng nhau để tránh rủi ro và tạo ra môi trường thuận lợi hơn để phát triển.
4.2 Mệnh Kim bị mệnh Hỏa khắc
Mệnh Kim và mệnh Hỏa tương khắc trong phong thủy. Mối tương khắc này xuất phát từ tính chất của Hỏa, có khả năng đốt cháy và làm nóng kim loại như Kim. Khi người mệnh Hỏa và người mệnh Kim gần nhau thì nguy cơ xung đột và tranh chấp là rất cao. Mối quan hệ giữa hai mệnh này thường khá căng thẳng và mâu thuẫn.
Tuy nhiên, việc xem xét mệnh hợp và không hợp chỉ là một phần nhỏ của phong thủy và mệnh học. Trong thực tế, sự hòa hợp hay không hòa hợp của hai mệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như các yếu tố chi tiết trong lá số tử vi của mỗi người, cũng như các yếu tố xã hội, tâm linh và cá nhân khác.
Xem thêm: Sao Tuế phá là gì? Luận bàn ý nghĩa đặc biệt Sao Tuế Phá trong lá số tử vi
5. Tác động của nạp âm đến mệnh Kim
Mệnh Kim sẽ được chia thành 6 loại nạp âm khác nhau. Mỗi một nạp âm sẽ khác nhau, cùng tìm hiểu nhé.
5.1 Những tuổi hợp với nạp âm Sa Trung Kim
Sa trung kim đại diện cho mệnh Giáp Ngọ và Ất Mùi, không thích gặp mệnh Mộc vì càng khiến bản thân thêm phần khô khan.
Tuy nhiên, Sa trung kim lại rất hợp với Tuyền Trung Thủy – biểu tượng của nước giếng (như Giáp Thân (1944, 2004) và Ất Dậu (1945, 2005) hoặc Giản hạ thủy – biểu tượng của nước khe suối (như Bính Tý (1936, 1996) và Đinh Sửu (1937, 1997). Các cặp mệnh này sẽ tạo nên sự cân bằng và hài hòa tốt hơn.
Người mệnh Sa trung kim hợp kết hôn với người mệnh Hỏa. Trong khi gặp mệnh Mộc lại như việc sử dụng dao cùn để chém cây, chỉ đem lại sự tổn thương và không lợi ích gì đáng kể.
5.2 Những tuổi hợp với nạp âm Hải Trung Kim
Giáp Tý (sinh năm 1984) và Ất Sửu (sinh năm 1985) là hải Trung Kim. Mệnh này có nghĩa như kim dưới đáy biển. Tuổi này kết hợp mệnh thủy sẽ gia tăng sự giàu sang phú quý. Hoặc nếu muốn cũng có thể Kết hợp với thổ cứng để tăng thêm may mắn, tài vận.
Cụ thể, tuổi này hợp với Giản Hạ Thủy (Đinh Sửu – 1997 và Bính Tý – 1996) hoặc Tuyền Trung Thủy (Giáp Thân – 2004, Ất Dậu – 2005).
5.3 Những tuổi hợp với nạp âm Kim Bạch Kim
Kim bạch Kim hay còn gọi là “vàng thô”, là một hình thức tinh khiết của vàng mà chưa trải qua bất kỳ quá trình chế biến hay tinh luyện nào. Những miếng vàng thô hoặc những hạt vàng tự nhiên này thường được con người dùng lửa nung chảy, đúc thành các loại hình khác nhau. Vì thế chúng không phù hợp với yếu tố Hỏa vốn đại diện cho ngọn lửa.
Mệnh này hợp tuổi với Lộ Bàng Thổ (Canh Ngọ – 1990 và Tân Mùi – 1991). Ngoài ra, kết hợp với Thành Đầu Thổ ( Mậu Dần – 1998 và Kỷ Mão – 1999)
Xem thêm: Luận giải ý nghĩa bộ Sao Cô Thần, Quả Tú là gì tại các cung mệnh
5.4 Những tuổi hợp với nạp âm Bạch Lạp Kim
Bạch Lạp Kim là thuật ngữ đề cập đến một loại vàng được sử dụng trong nghệ thuật làm nến. Trong quá khứ, thuật ngữ “Bạch Lạp” thường được áp dụng để mô tả các kim loại có điểm nóng chảy thấp như chì, thiếc… Vì vậy, khi áp dụng vào nguyên tắc ngũ hành của phong thủy, người mang mệnh âm Bạch Lạp Kim nên tránh kết hợp với yếu tố hỏa.
5.5 Những tuổi hợp với nạp âm Kiếm Phong Kim
Phong Kim tượng trưng cho màu vàng trên lưỡi kiếm. Để làm cho lưỡi kiếm sắc bén, việc mài dũa phải được thực hiện kỹ lưỡng, và để mài dũa tốt thì không thể thiếu nước. Đối với những người mang mệnh âm Phong Kim, kết hợp với yếu tố nước của Giản Hạ Thủy và Tuyền Trung Thủy là phù hợp nhất.
Do đó Kiếm Phong Kim nên được mài gần với nước như Tuyền Trung Thủy (Giáp Thân 1944 – 2004, Ất Dậu 1945 – 2005) hoặc Giản hạ thủy (Bính Tý 1936 – 1996, Đinh Sửu 1937 – 1997).
5.6 Những tuổi hợp với nạp âm Thoa Xuyến Kim
Thoa Xuyến Kim tượng trưng cho vàng trong trang sức, và vì đã được sử dụng trong trang sức, nên nó không nên kết hợp với nguyên tố Đại Hải Thủy, vì dưới nước biển có thể gây ăn mòn cho kim loại. Chỉ khi kết hợp với yếu tố Giản Hạ Thủy (Bính Tý 1936 – 1996, Đinh Sửu 1937 – 1997) thì kim loại mới có thể giữ được sự sáng bóng, tinh khiết và quyến rũ.
6. Mệnh Kim có hợp với mệnh Kim không?
Theo hệ thống ngũ hành, không có thông tin chính thức nào xác định mệnh Kim có hợp hay khắc với mệnh Kim. Do đó, khi kết hợp hai mệnh Kim với nhau, không có rào cản gì đặc biệt trong việc kinh doanh hoặc hôn nhân.
Tuy vậy, theo thuyết mệnh lý học thì người mệnh Kim thường có tính cách độc lập, quyết đoán và tầm nhìn xa. Tuy nhiên, họ cũng có thể tỏ ra cố chấp và ít nhường nhịn. Sự cố chấp này có thể dẫn đến xung đột trong mối quan hệ. Đặc biệt, trong hôn nhân, việc không tôn trọng không gian cá nhân và không biết nhường nhịn có thể gây ra xích mích.
Mặc dù vậy, hai người mệnh Kim vẫn có thể duy trì quan hệ tốt đẹp nếu họ biết lắng nghe và hiểu nhau. Sự nhường nhịn và hòa thuận sẽ tạo nên cuộc sống hôn nhân viên mãn và hạnh phúc. Tuy phong thủy có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý thức và nỗ lực của mỗi người trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ.
7. Những lời khuyên cho người mệnh Kim khi lựa chọn người yêu và đối tác kinh doanh.
Lời khuyên cho người mệnh Kim khi lựa chọn người yêu và đối tác kinh doanh:
Lựa chọn người yêu:
Tìm hiểu sâu về tính cách: Hãy dành thời gian để hiểu rõ tính cách và giá trị của người bạn đang quan tâm. Tính cách độc lập, quyết đoán của bạn cần phải hòa hợp và cùng chí hướng với người kia.
Sự nhịn nhường và linh hoạt: Tính cố chấp của mệnh kim có thể dẫn đến xung đột. Hãy tìm một người có khả năng nhượng bộ và linh hoạt, giúp cả hai bạn dễ dàng giải quyết mâu thuẫn.
Sự tôn trọng và lắng nghe: Đảm bảo rằng người bạn chọn có khả năng lắng nghe và tôn trọng quan điểm của bạn. Điều này sẽ giúp duy trì mối quan hệ hòa thuận và hạnh phúc.
Sự thấu hiểu: Tìm người có khả năng thấu hiểu bạn và ủng hộ mục tiêu của bạn. Sự đồng cảm và thấu hiểu có thể giúp bạn cùng nhau phát triển trong mối quan hệ.
Lựa chọn đối tác kinh doanh:
Kiểm tra sự chân thành: Đối với mối quan hệ kinh doanh, sự chân thành và trung thực là quan trọng. Đảm bảo rằng đối tác có thể tin tưởng và làm việc một cách trung thực.
Kỹ năng làm việc nhóm: Trau dồi kỹ năng lắng nghe và hợp tác. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng mối quan hệ kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Định hướng mục tiêu: Đối tác cần phải có mục tiêu chung và chia sẻ tầm nhìn về tương lai. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng cả hai bạn có cùng định hướng phát triển.
Giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng: Không thể tránh khỏi mâu thuẫn nhưng quan trọng là cách bạn và đối tác giải quyết chúng. Tìm cách thảo luận và đưa ra giải pháp xây dựng để duy trì mối quan hệ tốt.
Lời kết
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc mệnh kim hợp mệnh gì khá đầy đủ từ Muaban.net. Tuy nhiên, phong thủy chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, còn sự thành công và hạnh phúc thực sự phụ thuộc vào cách chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhau.
Nếu bánh mì kẹp xúc xích bị “đá” ra khỏi top 10 best seller thì chẳng món bánh mì nào vượt qua được. Đồng hành cùng các loại bánh kẹp khác, món này luôn nhận được sự ưa chuộng trên diện rộng. Đánh thức tâm trí khỏi cơn mê ngủ mỗi sáng bằng #4 công thức làm bánh ngon nghẻ dưới đây.
1. 4 cách làm bánh mì kẹp xúc xích chuẩn vị, đơn giản tại nhà
1.1 Bánh mì kẹp xúc xích truyền thống
Món này đơn giản thôi nhưng đã chinh phục được cái bụng đói của rất nhiều bạn nhỏ. Cùng làm bữa sáng dinh dưỡng 5” với công thức bên dưới nhé.
Xúc xích sau khi chiên thì thái miếng dài hoặc xắt lát rồi xếp vào bánh. Thêm rau, dưa chuột, các loại sốt cho vừa miệng.
1.2 Bánh mì sandwich kẹp trứng xúc xích
Bánh sandwich luôn là sự lựa chọn số 1 cho người ngại nấu ăn. Thêm vài phút đứng bếp thôi đã có những lát bánh tầng lớp đẹp, ngon miệng chẳng kém ngoài quán.
Trứng thì chế biến tùy ý, bạn muốn làm trứng đánh hay trứng ốp, chín hay lòng đào cũng được.
Củ cải, cà rốt thái con chì, trộn giấm, đường 15” tạo gỏi chua ngọt. Cắt chút mùi ta nếu muốn có rau xanh. Thêm xà lách, cà chua, dưa chuột tùy ý nhé.
Nướng 2 lát bánh, đặt lớp rau, trứng, xúc xích, rau, sốt,… Rồi đặt mặt còn lại lên trên cùng.
Dùng mà bọc thực phẩm bọc kín bánh lại sẽ dễ cắt làm 2 hơn đấy. Hoặc để nguyên lát vuông như vậy ăn cũng tiện.
1.3 Bánh mì kẹp xúc xích phô mai
Phô mai thì có rất nhiều loại nhưng dùng để kẹp bánh phổ biến nhất thì có phô mai lát. Muốn kết cấu dai thì tham khảo mozzarella cheese, parmesan,…
Nguyên liệu: Xúc xích, phô mai cheddar,…
Các bước chế biến:
Áp chảo, nướng chín nguyên miếng xúc xích, kẹp vào bánh. Phủ phô mai lên xúc xích, đưa vào lò nướng, áp chảo 3-5” cho phô mai chảy, bánh giòn hơn.
Topping rau có thể thêm thắt tùy ý, sốt cũng vậy, dùng sốt ớt, mù tạt mật ong,… Hoặc rắc thêm bột phô mai nếu muốn hương vị thơm nồng hơn.
1.4 Bánh mì kẹp xúc xích chà bông
Hình thức của món này có rất nhiều kiểu, loại nào cũng khiến ta thòm thèm hết. Món bánh này cũng thường được sáng tạo theo cách riêng chứ không có cách làm nguyên mẫu.
Nguyên liệu: Xúc xích, ruốc heo/chà bông,…
Các bước chế biến:
Ruốc có thể mua sẵn hoặc tự làm ruốc tại nhà bằng thịt thăn theo các công thức đã chia sẻ.
Xúc xích sau khi chiên thì cắt lát rồi đặt vào lòng bánh mình. Thêm lượng dưa góp/đồ chua vừa đủ rồi cho cả chà bông.
Sốt vẫn cho sau cùng nhé, có thể dùng máy ép bánh mì để làm bánh mỏng và giòn hơn.
Hoặc ép mỏng bánh trước, rưới sốt rồi xếp xúc xích + chà bông lên trên cùng.
2. Bí quyết chế biến bánh mì kẹp hotdog ngon, ăn không ngán
Làm theo đúng hướng dẫn thôi chưa đủ để món ngon và hấp dẫn như các cửa tiệm đâu. Muốn đạt trình độ master với món này thì không thể thiếu những kỹ năng “đi chợ” sau.
2.1 Lựa chọn xúc xích chất lượng
Các loại xúc xích ăn liền được phân loại thành nhiều kiểu: Xúc xích bò/heo/gà, xúc xích xông khói… Vì có những nơi làm xúc xích vẫn bọc 1 lớp bảo quản bên ngoài, cần bóc lớp đó ra trước khi chế biến. Với xúc xích tươi thì phải làm chín lâu hơn, không chỉ nướng qua loa đâu nhé.
Xúc xích cần được đóng gói với bao bì, nhãn hiệu rõ ràng, in chi tiết NSX & HSD. Do đặc thù món ăn nên các gói đều phải được hút chân không và hàn miệng chặt chẽ. Khi chọn mua thì nên được bảo quản đúng cách, đúng vị trí.
2.2 Thêm nguyên liệu topping theo sở thích
Cái thú vị của món bánh này chính là nằm ở sự sáng tạo, thêm nếm hương vị tùy sở thích. Đó cũng là cơ sở để các gian hàng xe bán bánh mì cạnh tranh với nhau qua các khay topping.
Tiệm nào menu phong phú, nhân bánh đa dạng hơn chắc chắn sẽ thu hút đông khách. Thực khách thường quan sát qua cửa kính xem có những gì rồi mới quyết mua hay không đấy. Đây là tip cần ghi nhớ nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh món ăn này.
2.3 Cân đối lượng xúc xích & đồ ăn kèm
Dù muốn ăn nhiều thứ nhưng chỉ nên thêm các nguyên liệu mix match với nhau thôi nhé. Còn phải cân đối sao cho chiếc bánh chỉ nằm ở size trung bình, bánh lớn quá cũng khó ăn.
Hơn nữa, xúc xích là thực phẩm chế biến sẵn, lại có nguồn gốc động vật. Với những ai đang kiêng khem thì đây không phải món lý tưởng, cần hạn chế tần suất. Kể cả trẻ em đang trong giai đoạn lớn, phát triển chiều cao cũng nên hạn chế cường độ ăn.
Bổ sung thêm các dưỡng chất khác sẽ tốt hơn thay vì chỉ ăn bánh mì kẹp xúc xích trừ bữa. Hướng dẫn trên đây giúp bạn làm được những chiếc bánh ngon, không đồng nghĩa khuyên bạn ăn thường xuyên.
Ngày nay có không ít người chọn nuôi thú cưng để làm bạn, giúp ngôi nhà thêm sức sống. Thế nhưng ít ai biết rằng thú cưng cũng có thể ảnh hưởng tới vận mệnh, may mắn và con đường tài lộc của bản thân. Theo quan niệm phong thủy, nếu bạn nuôi thú cưng phù hợp với bản mệnh của mình thì sẽ giúp gia tăng vượng khí, thay đổi vận mệnh. Vậy nếu là người mệnh Thổ nuôi còn gì thì hợp? Câu trả trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau!
1. Mệnh Thổ là gì? Sinh năm bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu mệnh Thổ nuôi con gì hợp thì chúng ta hãy cùng khám phá một số đặc điểm về mệnh này. Mệnh Thổ là một trong các mệnh thuộc ngũ hành, gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa Thổ. Theo quan niệm ngũ hành phong thủy thì mệnh Thổ được hợp thành bởi các yếu tố đại địa, sa mạc, sơn nguyên, núi đá,…
Mệnh Thổ cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Với mặt tích cực, mệnh Thổ chính là đại diện của bản năng, trí không ngoan và sự công bằng. Còn với mặt tiêu cực, mệnh Thổ lại tượng trưng cho sự trắc trở, tăm tối, thị phi.
Phần lớn những người thuộc mệnh Thổ đều sống khá khiêm tốn, giàu lòng thương người, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Họ được mọi người đánh giá là có tính cách ôn hòa, tốt bụng, luôn có kế hoạch rõ ràng và sống rất lý trí, thực tế.
Những người sinh vào các năm dưới đây thì đều thuộc mệnh Thổ:
Năm sinhTuổi Can ChiMệnh 1938, 1998 Mậu Dần Thành Đầu Thổ 1939, 1999 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ 1946, 2006 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ 1947, 2007 Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ 1960 Canh Tý Bích Thượng Thổ 1961 Tân Sửu Bích Thượng Thổ 1968 Mậu Thân Đại Dịch Thổ 1969 Kỷ Dậu Đại Dịch Thổ 1976 Bính Thìn Sa Trung Thổ 1977 Đinh Tỵ Sa Trung Thổ 1930, 1990 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ 1931, 1991 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ
Người mệnh Thổ cũng có các màu sắc hợp và kỵ riêng. Cụ thể, các màu sắc được cho là có thể mang lại may mắn cho người mệnh Thổ gồm:
Màu vàng: Có thể mang lại cho người mệnh Thổ nguồn năng lượng dồi dào, phát huy được tối đa tiềm năng và ưu điểm. Đồng thời, màu vàng còn giúp nâng cao tinh thần và sự sáng tạo
Màu nâu đất: Màu đại diện, tượng trưng cho mệnh Thổ có thể giúp người mệnh Thổ mạnh mẽ, vững vàng và may mắn hơn
Ngoài ra, màu đỏ, màu hồng, màu tím là các màu thuộc mệnh Hỏa cũng rất hợp với người mệnh Thổ vì “Hỏa sinh Thổ”.
Các màu sắc như xanh lá cây, xanh da trời thuộc mệnh Mộc là những màu mà người mệnh Thổ kỵ, không nên sử dụng vì nó có thể khiến họ gặp điều không may.
2. Người mệnh Thổ nuôi con gì để may mắn, phát tài phát lộc?
2.1. Cá
Nếu bạn là người mệnh Thổ và đang băn khoăn không biết nên nuôi con gì để thay đổi tài vận của mình thì có thể chọn cá cảnh. Đặc biệt, những gia chủ thuộc mệnh Thổ và tuổi Tuất, Sửu hay Thìn thì lại càng thích hợp nuôi cá cảnh vì nó có thể mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, nếu là tuổi Ngọ và Tỵ thì không nên.
Khi nuôi cá cảnh bạn chỉ nên nuôi 5 con hoặc 10 con là đủ. Cá nên có màu nâu đất hoặc vàng sậm, phù hợp với bản mệnh để có thể mang tới những điều tốt lành.
Dưới đây là một số loại cá cảnh rất phù hợp với những người thuộc mệnh Thổ:
Cá Huyết Anh Vũ: Loài cá này có màu sắc đỏ tươi như ngọn lửa, thuộc mệnh Hỏa. Trong đó, Hỏa sinh Thổ nên cũng rất phù hợp với người mệnh Thổ. Loại cá này có nguồn gốc từ Đài Loan và sở hữu vẻ ngoài cực kỳ đẹp mắt
Cá vàng: Là loài cá được tìm mua nhiều nhất và cũng rất dễ mua. Loài cá này có thân vàng óng, hợp với bản mệnh Thổ
Cá chép: Đây là loài cá có nguồn gốc từ Nhật Bản, màu sắc rất đa dạng. Vì vậy, bạn nên chọn những chú cá chép có màu sắc hợp bản mệnh
Cá rồng: Mang ý nghĩa phong thủy, tâm linh tốt đẹp nhờ dáng vẻ uy nghi của nó
Cá chọi: Có xuất xứ từ Thái Lan và Campuchia. Loài cá này có rất nhiều màu sắc và được cho là giúp bổ sung ngũ hành
Các loài cá khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chơi cá đĩa (cá ngũ sắc thần tiên), cá la hán, cá nheo,…
2.2. Chó
Ngoài nuôi cá ra thì mệnh Thổ nuôi con gì phù hợp? Nếu bạn không thích chơi cá cảnh thì có thể lựa chọn nuôi chó. Có rất nhiều giống chó phù hợp với người mệnh Thổ như:
Chó Poodle: Đây là giống chó cực kỳ thông minh. Theo nghiên cứu, trong số các giống chó trên thế giới thì đây là một trong 2 loài chó thông minh nhất thế giới, chỉ đứng sau Border Collie. Bên cạnh đó, loài chó này cũng rất trung thành, dễ huấn luyện và ngoan ngoãn, vâng lời chủ nhân. Khi muốn nuôi chó Poodle người mệnh Thổ nên chọn những chú chó có màu nâu đỏ, socola hay vàng mơ
Chó Alaska: Những chú chó Alaska khi còn nhỏ tròn tròn, xinh xinh nhưng khi trưởng thành lại cực kỳ to lớn. Trông bên ngoài chúng có vẻ dữ dằn, hung hăng nhưng thực tế lại rất ngoan hiền, đáng yêu. Tuy nhiên, khi gặp phải nguy hiểm chúng cũng sẵn sàng hy sinh mình để cứu chủ. Loài chó này cũng rất dễ chung sống với con người và các vật nuôi khác trong gia đình. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rước một chú Alaska với bộ lông nâu đỏ hay hồng phấn về nhà
Chó Corgi: Nếu bạn băn khoăn không biết mệnh Thổ nuôi con gì hợp thì câu trả lời là chó Corgi. Ưu điểm của loài chó này là rất lanh lợi, thông minh lại dễ chung sống hòa đồng với các vật nuôi khác. Việc chăm sóc chó Corgi cũng khá đơn giản, không tốn nhiều công sức. Đặc biệt, chó Corgi còn có một thân hình khá mũm mĩm, “vòng 3 siêu chuẩn” và gương mặt cute khiến ai cũng phải yêu thích
Chó Golden Retriever: Trong số các loài chó thì Golden Retriever được mệnh danh là loài chó tình cảm và tận tụy nhất. Do đó, cũng rất nhiều người chọn nuôi giống chó này. Khả năng thích nghi với môi trường sống mới của Golden Retriever cũng rất cao. Đồng thời, chúng còn khá thông minh, luôn biết cách làm sao để lấy lòng chủ
Chó Phốc Sóc: Người mệnh Thổ cũng có thể chọn nuôi chó Phốc Sóc. Đặc điểm của loài chó này là thông minh, hiếu động, thường có những hành động rất thú vị, mang tới cho chủ nhân tiếng cười. Đồng thời, Phốc Sóc cũng là loài chó đại diện cho sự giàu sang, phú quý. Chúng có các màu sắc như nâu, cam, vàng trắng, vàng kem, khá phù hợp với người mệnh Thổ
Chó Labrador: Người mệnh Thổ cũng hợp nuôi chó Labrador. Loài chó nổi tiếng về sự thông minh, nhanh nhẹn và cũng rất trung thành, thân thiện. Chúng sở hữu bộ lông vàng kim, vàng bơ hoặc nâu, có thể mang tới cho người mệnh Thổ nhiều may mắn, thuận lợi. Đặc biệt, khi nuôi loài chó này bạn còn có thể gặp được quý nhân phù trợ
Chó Husky: Hay còn được gọi với cái biệt danh khá hài hước – “Ngáo” do chúng có những biểu cảm rất thú vị. Những chú chó Husky luôn mang tới nguồn năng lượng tích cực và may mắn cho người mệnh Thổ, nhất là với chú chó có bộ lông hồng phấn hay nâu đỏ
Chó Pug: Chúng có phần hơi nghịch ngợm nhưng không hề phá phách đồ đạc. Hơn nữa, tính cách cũng khá hài hước. Nuôi một chú chó Pug với bộ lông vàng mượt trong nhà có thể vừa giúp ngôi nhà thêm sinh khí lại còn có thể thu hút vượng khí, khai cung tài lộc
2.3. Mèo
Mèo là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc mệnh Thổ nuôi con gì hợp. Tuy nhiên, cũng giống như cá và nuôi chó, không phải giống mèo nào cũng đều hợp với người mệnh Thổ. Dưới đây là một số giống mèo được cho rằng có thể mang tới vận may và tài lộc cho người mệnh Thổ bạn nên chọn:
Mèo Anh: Là giống mèo có tính cách rất thân thiện. Chúng không thích quậy phá hay làm phiền con người. Mèo Anh có 2 loại, đó là loại lông ngắn và lông dài. Tuy nhiên, loại nào cũng đều có vẻ ngoài rất cao sang, phú quý
Mèo Scottish: Hoặc bạn có thể chọn nuôi mèo Scottish. Loài mèo này có tính cách khá giống người mệnh Thổ, rất điềm tĩnh, ôn hòa và thân thiện. Đồng thời, chúng cũng khá thông minh và có thể mang lại may mắn cho người mệnh Thổ với bộ lông vàng ươm của mình.
>>XEM THÊM:
Mệnh thổ chọn chăn ga gối nệm màu gì thì tốt?
Tranh treo phòng ngủ mệnh Thổ mang lại bình an, may mắn cho gia chủ
Top 10 vòng phong thuỷ mệnh Thổ may mắn cho nam và nữ
Cây phong thủy cho người mệnh Thổ và TOP 10 loại cây yêu thích
10 loại đá phong thủy mệnh Thổ thu hút tài lộc, may mắn
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc mệnh Thổ nuôi con gì hợp. Bạn nên chọn những con thú cưng phù hợp với bản mệnh của mình để có thể mang tới nhiều may mắn, tài lộc và vượng khí. Đồng thời, chúng cũng có thể trở thành những người bạn đáng tin cậy, giúp cuộc sống của bạn thêm phong phú.
Nếu bạn muốn chỉnh sửa ảnh trên điện thoại di động của mình, bạn có thể sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh như Snapseed, Lightroom, Remini, PhotoDirector…
Các ứng dụng này cung cấp cho bạn các công cụ chỉnh sửa chuyên nghiệp, cho phép bạn làm nét ảnh bị mờ và tăng độ sáng, tương phản của ảnh.
Cách 2: Sử dụng chế độ chụp thích hợp
Chế độ chụp cần được chọn phù hợp với điều kiện ánh sáng, vị trí chụp và độ phân giải của máy ảnh. Đối với những điều kiện ánh sáng yếu, nên chọn chế độ chụp ổn định hoặc sử dụng đèn flash để làm nổi bật đối tượng. Nếu ảnh bị mờ do độ phân giải thấp, hãy tăng độ phân giải của máy ảnh.
Cách 3: Sử dụng công cụ làm nét trực tiếp trên máy tính
Nếu bạn không muốn sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, bạn có thể sử dụng các công cụ làm nét trực tiếp trên máy tính.
Trong Windows, bạn có thể sử dụng công cụ Sharpen trong phần Enhance (Nâng cao) của Windows Photo Viewer. Trong macOS, bạn có thể sử dụng công cụ Làm nét trong phần Adjust (Điều chỉnh) của ứng dụng Photos.
Cách 4: Sửa ảnh rõ nét trong thư viện
Bạn vào Ảnh > Chọn ảnh muốn chỉnh sửa > chọn Sửa > Kéo chọn ĐỘ NÉT và điểu chỉnh.
Tương tự với cách này bạn cũng có thể áp dụng cho hệ điều hành Android để chỉnh ảnh rõ nét trong chính Thư viện ảnh của mình.
Những cách đơn giản như: sử dụng chế độ chụp thích hợp, phần mềm chỉnh sửa ảnh, công cụ làm nét trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại, chụp ảnh đúng cách, sẽ giúp bạn làm cho ảnh của mình trở nên sắc nét hơn.
Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thử sử dụng nhiều cách khác nhau và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.