Nấu Bún Bò: Cách Nấu 3 Loại Bún Bò Ngon, Đơn Giản Nhất Tại Nhà

Mình là một người con của mảnh đất miền Trung nên từ nhỏ đã quen được mẹ cho ăn món bún bò. Dù đi đâu, hương vị ấy vẫn không làm mình quên được mỗi khi nhắc đến. Bún bò có nhiều loại, bạn có thể ăn bún bò tái, bún bò gân hay bún bò nấu với giò heo đều rất ngon. Nếu như bún bò tái mang đến sự mềm mại, ngọt dịu, thì bún bò gân đem lại độ dai dai khác với vị béo ngậy của bún bò giò heo, giòn giòn rất lôi cuốn. Chưa kể là phần nước lèo bún bò đậm đà, thơm ngon, tinh tế trong từng nguyên liệu. Nếu bạn đang muốn trổ tài một món ăn nào đó thì tại sao lại không nghĩ ngay đến bún bò nhỉ?

Cách nấu bún bò giò heo

Cái tên bún bò giò heo phần nào cũng giúp bạn đoán ra được những nguyên liệu chính của món ăn là bò, bún và đặc biệt không thể thiếu những chiếc giò heo mập béo. Để nấu bún bò giò heo không khó, quan trọng là phần nước dùng. Nguyên liệu đơn giản từ chân giò heo, có thể thêm ít xương ống hoặc không, vài cây sả, củ hành tím là xong rồi. Ăn kèm rau sống các loại, vài miếng chả lụa, miếng chanh, lát ớt cắt nhỏ thật tròn vị.

Nguyên liệu nấu bún bò giò heo:

  • 300gr bắp bò
  • 400gr chả lụa
  • 1.5kg bún tươi
  • 500gr thịt chân giò heo
  • 2 củ hành tím
  • 2 củ hành tây
  • 4 cây sả
  • Gia vị
  • Rau ăn kèm

Hướng dẫn cách nấu bún bò giò heo tại nhà:

– Giò heo chặt miếng to, bắp bò rửa sạch để ráo. Sau đó, cho cả 2 vào nồi cùng 1.5 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi, vớt giò heo và bắp bò ra, để ráo, đổ phần nước đã luộc đi.

– Bắp chuối bào, rau muống xé sợi, giá đỗ nhặt, rửa sạch, để ráo qua một bên. Sả đập dập, cắt khúc. Hành tím bóc vỏ, đập dập.

– Cho giò heo, bắp bò, sả, hành tím lại vào nồi, đổ 2 lít nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa dần dần, đun liu riu khoảng 30 phút cho bắp bò, chân giò mềm. Khi chân giò, bắp bò mềm thì vớt bắp bò ra để riêng, tiếp tục nấu chân giò.

– Cho gói gia vị nấu bún bò Huế vào, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Tiếp tục cho hành tây cắt khúc vào. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường trắng, 1 muỗng cà phê bột ngọt cho vừa ăn, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.

– Cắt mỏng bắp bò, chả lụa ra thành miếng vừa ăn. Cho sợi bún vào tô, thêm bắp bò, chả lụa vào, nước dùng. Bún bò này ăn kèm với giá đỗ, bắp chuối, rau muống, rau sống các loại thì đúng vị luôn.

cách nấu bún bò Xem thêm công thức và cách chi tiết cách nấu bún bò giò heo

Cách nấu bún bò gân

Bún bò gân nghe đã thấy vị giòn trong đó rồi, với món bún bò gân này quá trình chế biến không quá cầu kì hay phức tạp. Cách nấu bún bò gân hay rau ăn kèm theo cũng tương tự như bún bò giò heo, như chỉ khác phần gân bò được thêm vào.

Nguyên liệu nấu bún bò gân:

  • 200gr thịt bò gân
  • 300gr bắp bò
  • 200gr xương heo
  • 50gr da heo
  • 50ml tiết heo
  • 4 cây sả
  • 1 cây hành lá
  • 3 trái ớt
  • 300gr bún tươi
  • 1/2 củ hành tây
  • Gia vị

Hướng dẫn nấu bún bò gân tại nhà:

– Xương heo rửa sạch, chần 5 phút bằng nước sôi để xương hết chất bẩn bên ngoài.

– Hầm xương cùng bắp bò, gân bò bằng một nồi nước khác. Nấu lửa lớn đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để ninh xương và bò cho mềm, thỉnh thoảng nhớ hớt bọt cho nước trong. Gân và bắp bò đã chín mềm vớt ra. Gân heo cắt miếng dày 1cm, bắp bò cắt lát 0,3cm.

– Hành lá rửa sạch, giữ nguyên phần đầu hành và cắt nhỏ phần còn lại. Ớt trái cắt lát, hành tây cắt mỏng theo khoanh tròn.

– Sả lấy phần đầu, đập dập. Da heo luộc mềm, cắt miếng vừa ăn. Tiết heo đã đông cắt lát dày 0.5cm.

– Phần nước hầm đun lại cho sôi rồi cho sả đập dập cùng phần đầu hành vào. Nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt cho vừa miệng.

– Cho bún vào bát, xếp thịt bắp bò, gân bò, tiết heo cùng da heo lên trên. Cho nước dùng vào bát qua một rây lọc nhỏ để đảm bảo nước trong, cuối cùng rải hành lá, hành tây và ớt lên trên cùng.

cách nấu bún bò đơn giản

Xem thêm công thức và cách nấu chi tiết cách nấu bún bò gân

Cách nấu bún bò tái

Món ăn tuy đơn giản nhưng thật hài hòa với thịt bò mềm, thơm. Bò được nhúng qua, chín tái, ăn kèm các loại rau và nước mắm chua ngọt, giúp xua tan cái nắng nóng của miền nhiệt đới.

Nguyên liệu nấu bún bò tái:

  • 300gr thịt bò
  • 500gr xương heo
  • 5 cây sả
  • 3 củ hành tím
  • 2 củ tỏi
  • 3 muỗng canh dầu đậu phộng
  • 1/2 trái chanh
  • 1 trái ớt
  • 1kg bún tươi
  • Gia vị

Hướng dẫn nấu bún bò tái tại nhà:

– Hành tím, tỏi lột vỏ băm nhỏ. Sả lấy gốc cắt mỏng rồi băm nhỏ. Cho dầu vô chảo cho hành tỏi, sả vô phi thơm, tắt bếp rồi cho ớt bột vô lấy màu.

– Rửa xương với nước muối cho sạch, luộc sơ qua rồi thay nước. Nấu xương với nhỏ lửa cho ra được vị ngọt của xương, lấy thân cây sả cho vào nấu chung để tăng thêm hương vị. Nêm muối, đường, hạt nêm theo khẩu vị. Cho dầu đã khử màu vô.

– Thịt bò cắt mỏng. Cho bún và thịt bò vào tô, thêm nước trụng thịt vào tô. Rồi múc thêm nước cho đầy tô, bỏ thêm hành ngò, ớt lên và ăn trong lúc vẫn còn nóng sẽ ngon hơn.

cách nấu bún bò ngon Xem thêm công thức và cách nấu chi tiết món bún bò tái

Nếu bạn thích ăn các món từ thịt bò, đặc biệt là bún bò thì đừng bỏ lỡ 3 món ăn trên nhé! Rất đáng để thưởng thức đấy. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn chưa biết:

  • Nấu bún gì cho cả nhà?
  • Cách làm bún bò Huế ngon đúng chuẩn cho bữa sáng tràn năng lượng.
  • Lạ miệng với món bún bò cay vạn người mê.

Cách Làm Bánh Ngói Hạnh Nhân Thơm Ngon Giòn Rụm

Bánh ngói hạnh nhân là một trong những loại bánh hạt giàu dinh dưỡng, giòn rụm thơm phức ăn hoài không ngấy,quan trọng hơn là ăn nhiều không sợ mập. Hôm nay mình xin được chia sẻ thêm bánh với các loại hạt khác vào thay đổi chút mùi vị và làm phong phú hơn cho dòng bánh này.

Cách làm bánh ngói hạnh nhân tưởng khó nhưng không hề khó chút nào cả. Mình trộn trộn, trét trét, cắt cắt đem nướng là xong. Chỉ cần để ý một chút ở nhiệt lò nướng là có ngay dĩa bánh đủ loại. Bánh làm quà biếu tặng vào dịp lễ Tết hay chiêu đãi khách, nhâm nhi miếng bánh, uống tách trà, ngồi lại kể chuyện xưa nay. Thật là thú vị phải không nè. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay thôi .

Cách làm bánh ngói hạnh nhân thơm ngon

1. Bánh hạnh nhân

Cách làm bánh ngói hạnh nhân

Công thức:

  • Lòng trắng trứng 35g
  • Đường bột 30g
  • Bơ lạt 15g
  • Sữa đặc có đường 10g ( không có cũng được)
  • Sữa bột 5g
  • Bột mì đa dụng 10g
  • Hạnh nhân lát 100g

Cách làm:

– Cho lòng trắng vào thau, dùng cây phới lòng đánh trứng nổi bọt.

– Cho đường bột vào đánh tan. Lần lượt cho bơ, sữa đặc có đường, sữa bột, bột mì vào đánh tan.

– Cho hạnh nhân( mè, hạt bí) vào trộn đều.

– Đổ hỗn hợp bánh ra khay nướng có lót giấy nến. Mình dùng miếng silicon để nướng. Cáng mỏng đều ra thành miếng vuông.

– Nướng bánh:

– Bật lò nướng lên trước khi nướng 5~10 phút cho lò nóng.

Nướng Lần 1: 150°c ~170°c 10~15 phút ( tuỳ theo lò mà chỉnh nhiệt độ cho phù hợp nhé)

– Nướng xong lần 1 lấy ra cắt bánh lúc đang còn nóng nhé! Cắt bánh ngay khi lấy ra khỏi lò. Tránh để nguội bánh cứng sẽ bể vụn khi cắt nhé .

Nướng Lần 2 : 120°c 30 phút . Tadaaaa nướng xong rồi để bánh thật nguội. Nếu đem tặng thì cho vào bịch cột chặt. Để nhà ăn thì cho vào lọ có nắp đậy kín.

Ngoài ra bạn có thể biến tấu từ bánh ngói hạnh nhân thêm ba loại bánh sau nhé:

2. Bánh mè trắng

  • Lòng trắng trứng 35g
  • Đường bột 30g
  • Bơ lạt 15g
  • Sữa bột 5g
  • Bột mì đa dụng 10g
  • Mè trắng 100g

3. Bánh hạt bí

  • Lòng trắng trứng 35g
  • Đường bột 30g
  • Bơ lạt 15g
  • Sữa đặc có đường 10g ( không có cũng được)
  • Sữa bột 5g
  • Bột mì đa dụng 10g
  • Hạt bí 140g

4. Bánh mè trắng đen

  • Lòng trắng trứng 35g
  • Đường bột 30g
  • Bơ lạt 15g
  • Sữa đặc có đường 10g ( không có cũng được)
  • Sữa bột 5g
  • Bột mì đa dụng 10g
  • Mè trắng 50g mè đen 50g

Quy trình và cách làm bạn sẽ làm tương tự như cách làm bánh ngói hạnh nhân ở trên.

2. Công thức làm bánh ngói hạnh nhân healthy

Cách làm bánh ngói hạnh nhân healthy

Nguyên liệu:

  • 4 lòng trắng trứng gà to
  • 500-600gr hạnh nhân lát
  • 60gr bột hạnh nhân
  • 160gr bơ nhạt tan chảy
  • Bột yến mạch hoặc bột nguyên cám: 60gr
  • Đường ăn kiêng: 210gr (mình dùng thấy ngọt dịu, ai thích ngọt ít hơn thì giảm đường đi nữa nha)
  • Hạt chia ( dùng rắc lên bánh tuỳ ít nhiều nha)
  • 1 xíu muối

Cách làm:

– Bắc 1 nồi nước lên bếp đun thật sôi rồi tắt bếp.

– Sau đó lấy 1 bát tô cho lòng trắng trứng + đường vào rồi để lên nồi quấy đều cho tan hết đường! (Do có hơi nước nóng bốc lên nên đường sẽ tan không bị sạn khi ăn bánh nhé)

– Sau khi đường tan hết trong lòng trắng, ta cho tất cả các nguyên liệu còn lại (trừ hạt Chia) vào bát đó và đảo đều!

– Bật trước lò nướng 170 độ – 15phút

– Tiếp theo ta lấy khuôn lót giấy nến hoặc tấm silicon rồi dàn mỏng hỗn hợp trên ra khuôn, càng mỏng bánh càng giòn và chín đều nhé. Cố gắng dàn vuông vắn để tẹo cắt bánh cho đẹp nha. Sau cùng là rắc đều hạt Chia lên khắp mặt bánh rồi cho vào rãnh giữa của lò nướng!

– Ta nướng bánh ở 170 độ – 10p cho bánh se khô mặt lại, lấy khay bánh ra để nguội hẳn rồi dùng dao sắc cắt bánh vuông như hình!

– Rồi sau đó cho bánh vào lò bật 110 độ – 30phút hoặc lâu hơn tuỳ lò nhé, miễn sao bánh vàng đều mặt là ok nha!

Bánh chín lấy ra để nguội hẳn bánh mới giòn nhé! Mình cất hộp kín để tủ lạnh ăn dần nha! Bánh ngói hạnh nhân healthy làm hoàn toàn từ bột hạnh nhân, bột yến mạch, hoặc bột nguyên cám, đường ăn kiêng và rất rất nhiều hạnh nhân lát..bánh để lâu vẫn cứ giòn , béo ngậy và ngọt ngào vị của hạnh nhân! Bánh có thêm hạt Chia nên rất tốt cho sức khoẻ nữa ý! Bánh rất hợp ăn Tết này, hoặc nhâm nhi cùng chén trà thì quên sầu.

3. Cách làm bánh ngói hạnh nhân vị cam

Cách làm bánh ngói hạnh nhân vị cam

Nguyên liệu:

  • Lòng trắng trứng 2 cái
  • Bột mì đa dụng 1/3 cup
  • Hạnh nhân 1 cup
  • Đường cát 1/2 cup
  • Vani 1 tsp
  • Vỏ cam 1/2 Tbs (cạo phần ngoài vỏ cam)
  • Bơ lạt làm tan 50g
  • Tí muối

Cách làm:

Đánh lòng trắng trứng và đường cho đường tan.

Cho bột, muối qua rây và cho vào hỗn hợp trứng đường.

Cho vani, bơ tan chảy vào hỗn hợp trên và trộn đều.

Cho hạnh nhân vào trộn đều.

Lót giấy nến vào khay và cho hỗn hợp trên vào khay và tạo hình. Nướng 350F 8- 12 phút tuỳ size bánh.

Bánh này ăn rất ghiền vì nó giòn, thơm, béo nhưng ít ngọt và ít tinh bột vì cái bánh đa số là hạnh nhân. Bánh này mình cho thêm 1 ít vỏ cam vào để bánh thơm và lên màu đẹp hơn. Bánh làm từ những nguyên liệu thông thường và cách làm cũng rất đơn giản, mới các bạn làm thử ăn Tết nhé!

Bánh ngói hạnh nhân vị cam

Những lưu ý khi làm bánh ngói hạnh nhân:

– Nên dàn bánh đều nhất có thể, bánh không cần phải quá mỏng nhưng bột bánh phải đều, không để chỗ nhiều chỗ ít bột, bánh sẽ chín đều hơn.

– Với công thức trên, bánh có lượng bột khá ít nên nướng sao cho toàn bộ bề mặt bánh có màu vàng rơm sẽ giúp bánh giòn hơn. Mình để ý, trong mẻ bánh có vài miếng còn màu trắng, khi bánh nguội, dùng móng tay bấm vào sẽ thấy phần đó còn mềm, ăn sẽ dai chứ không giòn. Khi đó, sau khi nướng xong hết, bạn lựa những miếng bánh còn phần tráng đó cho vào lò nướng thêm khoảng 2-3phút hay tới khi bánh vàng toàn bộ thì lấy ra là được .

– Mình không có kinh nghiệm dùng miếng silicon nướng, mình dùng giấy nến hiệu goodbake nướng và không cần phải thoa thêm bơ hay dầu gì cả, bánh vẫn róc bình thường. Tuy nhiên, một tờ giấy nến chỉ có thể nướng 2 mẻ là phải thay tờ mới nhé!

– Nếu bánh nguội nhanh, khó tạo hình thì có thể cho vào lò 1 chút làm nóng, bánh sẽ mềm trở lại. Còn không thì khi bánh chín, bạn để nguyên bánh trong lò, dùng đũa hay kẹp gắp gắp từng miếng bánh ra tạo hình :)) Mình thì chẳng cần màu mè, bánh ngon là được .

– Bánh này bạn có thể tận dụng lòng trắng trứng dư khi làm kem hay custard. Lòng trắng chưa dùng tới có thể trữ trên ngăn đông, khi dùng xả đông là dùng được bình thường.

– Bánh sau khi nguội cất vào lọ kín để bánh được giòn lâu.

Cách Làm Bánh Tẻ Gói Lá Dong Dẻo Thơm, Đặc Sản Tiến Vua Xứ Thanh

Cách làm bánh tẻ truyền thống nay trở nên thật đơn giản với công thức của Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu). Đây là một món ăn dân dã rất được ưa chuộng vào dịp Tết, ngày rằm hoặc ngày giỗ, từng là sản vật để tiến vua tại vùng đất Lam Kinh của xứ Thanh. Nếu có dịp vào bếp trổ tài khéo tay, bạn hãy thử làm theo công thức gói bánh tẻ sau đây nhé, đảm bảo mọi người sẽ tấm tắc khen ngon!

Bánh tẻ, món ăn dân dã

Bánh tẻ, món ăn dân dã của xứ Thanh. Ảnh: Internet

Bánh tẻ hay còn có các tên gọi khác như bánh lá, bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa. Người dân vùng đất Thanh Hóa đã chắt lọc những hạt gạo ngon nhất để làm nên những chiếc bánh có hương vị riêng để dâng lên các vị vua.

Cách làm bánh tẻ dẻo thơm đậm đà, đúng chuẩn

Nguyên liệu

Các bước thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

Gạo tẻ thơm ngâm – 4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong. Sau đó, cho lên bếp đun và khuấy đều tay với lửa nhỏ cho đến khi bột chín khoảng 50% thì cho vào thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, ¼ thìa cà phê muối, 1 thìa canh dầu ăn.

Gạo tẻ ngâm rồi vo thật sạch

Gạo tẻ ngâm rồi vo thật sạch trước khi xay để giữ bánh lâu thiu

Bạn tiếp tục khuấy bột, đến khi bột hơi quánh lại thì bắc nồi xuống đánh cho thật đều khoảng 20 phút nữa là được.

Làm nhân bánh tẻ

Thịt ba chỉ sơ chế sạch, thái hạt lựu rồi ướp cùng một chút muối, đường và hạt tiêu, ướp trong vòng 15 phút. Mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ. Hành khô sơ chế, thái nhỏ rồi phi thơm.

Thịt ba rọi cắt nhỏ

Thịt ba rọi cắt nhỏ sau khi sơ chế sạch và để ráo

Bắc chảo lên bếp, phi thơm một muỗng canh dầu ăn, cho tất cả các nguyên liệu vào xào, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.

Gói bánh

Trước khi gói bánh, lá dong phải được rửa nhiều lần với nước sạch, để ráo và lau khô bằng khăn sạch.

Lá dong trải ra, bạn xoa một chút dầu ăn rồi dùng thìa xúc một phần bột vừa đủ lên lá dong, dàn bột mỏng ra, rải nhân dọc bánh. Gói ấp mép lá rồi rê mép lá cho bánh tròn, chặt không bị thừa bột ra ngoài rồi cuốn tròn, gấp 2 đầu, cuối cùng cuốn chặt lại bằng dây.

Trải đều nhân bánh theo chiều dọc

Trải đều nhân bánh theo chiều dọc. Ảnh: Internet

Gói bánh sao cho hai đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để thành chiếc bánh giống với cái răng bừa. Bạn có thể dùng dây lạt để buộc bánh hoặc dùng dây ni – lông thay thế vừa nhanh vừa đẹp mắt.

Bánh tẻ sau khi gói xong

Bánh tẻ sau khi gói xong, tiếp theo sẽ mang đi hấp chín. Ảnh: Internet

Hấp bánh tẻ

Bạn chuẩn bị nồi hấp, đến khi nước sôi thì xếp bánh tẻ vào nồi, hấp khoảng 30 phút là bánh chín.

Bánh tẻ sau khi hấp phải ăn nóng mới ngon, bạn nhẹ nhàng dùng tay bóp lớp lá, hương thơm đượm sẽ từ vỏ bánh tỏa ra, quyện cùng hương thơm thanh mát của lá dong.

Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng bánh tẻ cùng tương ớt hoặc chấm cùng nước mắm ớt.

Chấm cùng tương ớt

Chấm cùng tương ớt sẽ làm tăng thêm hương vị cho món bánh tẻ. Ảnh: Internet

Yêu cầu thành phẩm

Ai từng dùng qua bánh răng bừa, sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, độ giòn của mộc nhĩ, vị béo và dẻo dai một cách tự nhiên của bột gạo tẻ mà không cần dùng hàn the.

Khi thưởng thức bánh tẻ, nếu cảm nhận được những hương vị thơm ngon như vậy thì bạn đã thực hiện thành công món ăn này rồi đấy!

Lưu ý khi làm bánh tẻ ngay tại nhà

Cách chọn nguyên liệu

  • Chọn gạo tẻ có mùi thơm, độ dẻo vừa phải để làm bánh răng bừa.
  • Thịt lợn có màu đỏ tươi, có độ đàn hồi và không xuất hiện mùi lạ.
  • Nếu không có lá dong, bạn có thể thay thế bằng lá chuối để gói bánh tẻ.
  • Bạn muốn thay đổi nguyên liệu thành bánh chay thì không cần dùng thịt ba rọi, thay vào đó là nấm hương băm nhỏ, mộc nhĩ xào cùng hành phi và xì dầu để làm nhân bánh.

Bánh tẻ được gói bằng lá chuối

Bánh tẻ được gói bằng lá chuối. Ảnh: Internet

Cách bảo quản bánh tẻ

Mọi người thường thắc mắc bánh tẻ sẽ bảo quản được bao lâu sau khi hấp, thực tế nếu trời lạnh bạn có thể để bánh ở nơi thoáng khí, không ẩm ướt trong khoảng 3 ngày. Nếu tiết trời quá nóng bức, hết ngày bạn cho vào tủ mát, lúc ăn hấp lại là ngon nhất. Như vậy, bạn tẻ có thể dùng được từ 4 – 5 ngày.

Cách làm bánh tẻ thật quá đơn giản phải không nào! Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất trời và cứ muốn thưởng thức mãi không thôi.

Cách làm tóp mỡ sốt cà chua hao cơm cực đơn giản

Bước 1: Làm tóp mỡ

Mỡ lợn mua về bạn chần sơ với nước sôi cùng chút muối để khử mùi hôi. Vớt ra, rửa vài lần với nước sạch rồi để ráo.

Kế tiếp, bạn dùng dao cắt mỡ lợn thành miếng nhỏ vừa phải.

Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo để chống cháy. Sau đó, cho mỡ lợn đã thái vào chảo, điều chỉnh lửa ở mức trung bình. Đảo đều tay cho tóp mỡ ngả vàng thì vớt ra, để riêng. Phần mỡ nước thì để nguội, rồi để vào liễn hoặc lọ sứ, thủy tinh đậy nắp để bảo quản, dùng cho các món xào, nấu thay thế dầu ăn.

Cách làm tóp mỡ sốt cà chua

Bước 2: Làm nước sốt cà chua

Cà chua đem rửa sạch, sau đó thái múi cau.

Hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.

Hành lá rửa sạch, cắt khúc nhỏ.

Cho một ít mỡ lợn vào chảo (bạn có thể tận dụng ngay chảo vừa mới đun tóp mỡ) rồi cho hành khô vào phi thơm lên. Tiếp đến, bạn cho cà chua vào đảo đều.

Sau đó, thêm một chút nước mắm, bột canh, hạt nêm sao cho vừa miệng, đậy vung rồi đun lửa vừa.

Cách làm tóp mỡ sốt cà chua

Bước 3: Làm tóp mỡ sốt cà chua

Cho 1 bát nhỏ nước vào chảo cà chua, đun sôi lên, hạ nhỏ lửa đun tiếp cho cà chua mềm nhuyễn, nước hơi sền sệt. Lúc này, bạn cho tóp mỡ vào chảo, đảo đều lên. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng.

Cuối cùng, rắc thêm hành lá vào là đã hoàn thành xong món tóp mỡ sốt cà chua rồi.

Cách làm tóp mỡ sốt cà chua

Thành phẩm

Tóp mỡ sốt cà chua có vị béo ngậy, giòn ngon của tóp mỡ, sốt cà chua đậm đà, đặc biệt ngon hơn khi ăn cùng rau sống. Nếu có sẵn tóp mỡ thì món này chỉ mất vài phút là có thể hoàn thành, cực kỳ nhanh chóng, dễ làm.

Cách làm tóp mỡ sốt cà chua

Trên đây là hướng dẫn cách làm tóp mỡ sốt cà chua hao cơm cực đơn giản. Đừng quên lưu ngay công thức món ăn này để trổ tài chế biến chiêu đãi cả nhà nhé. Chúc bạn thực hiện thành công!

Tham khảo một số mẫu chảo chống dính giá tốt, bán chạy tại MediaMart:

CÁ TUYẾT MỸ

( FROZEN ALASKA COD GINRANA )

Cá Tuyết là một loại hải sản thuộc top cá ngon nhất thế giới, được ưa chuộng trên thị trường hiện nay được nhiều nhà hàng săn đón. Cá được bán tại New Fresh với mức giá tốt nhất với chất lượng tốt nhất.

Đặc điểm của Cá Tuyết Mỹ ( Cá Tuyết Alaska )

Là loài cá sống ở vùng đại dương nước lạnh. Cá sau khi đánh bắt sẽ được làm sạch, bỏ đầu, nội tạng và được cấp đông tại tàu. Được cấp đông và bảo quản theo quy chuẩn xuất khẩu nên cá vẫn giữ được độ tươi ngon.

Cá tuyết có lớp da đen bóng nhẹ với các điểm trắng đều trên lưng. Như tên của Cá Tuyết thịt cá trắng ngần như tuyết với hương vị thơm, đạm đà, thịt cá dai nhưng khi cho vào miệng thì mềm ngọt.

Cá Tuyết nhiều nạc dễ dàng chế biến nhiều món rất phù hợp cho trẻ em, ăn một lần chắc chắn sẽ nghiện bởi hương vi đặc biệt mà ít cá nào có được.

CÁ TUYẾT MỸ

Lợi ích dinh dưỡng cá tuyết mang lại.

Cá tuyết không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể:

  • Trong cá tuyết cung lượng lớn vitamin B3 và protein hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Hỗ trợ, phát triển tế bào hồng cầu, duy trì hệ thống thần kinh luôn khỏe mạnh.

  • Hàm lượng phốt pho có trong cá giúp chắc khỏe xương, thúc đẩy quá trình phát triển xương ở trẻ nhỏ và hạn chế được các bệnh xương khớp ở người lớn tuổi.

  • Pyridoxine trong cá tuyết đen giúp quá trình chuyển hóa dưỡng chất dễ dàng hơn, giảm căng thẳng, các vấn đề trầm cảm và lo lắng.

CÁ TUYẾT MỸ

TOP 10 THƯƠNG HIỆU UY TÍN – SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG – DỊCH VỤ TIN DÙNG 2022

HẠNG VÀNG THƯƠNG HIỆU SỐ 1 VIỆT NAM 2023

CÔNG TY TNHH NEW FRESH FOODS – KHÁCH HÀNG LÀ TÌNH THÂN

Trụ sở chính: 68 Nguyễn Thái Học, P Tân Thành, Q Tân Phú, TPHCM

Chi nhánh 1: 38/31/13 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q Tân Phú, TPHCM

Chi nhánh 2 và Tổng Kho: 38/31/6 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q Tân Phú, TPHCM

Email: [email protected]

Thông tin liên hệ:

1. Hotline: 0907 579 000

2. Tp.Kinh Doanh: 0907 617 010 (Kênh Nhà Hàng – Sỉ – Horeca)

3. NPP: 0909 689 009 Mr Thanh & 0963 611 663 Ms Nhi (Kênh Thương mại – Đầu tấn/cont)

Theo dõi chúng tôi:

Fanpage: New Fresh Foods

Tiktok: New Fresh Foods

Youtube: New Fresh Foods

Zalo: New Fresh Foods

Cách làm chân gà hấp hành giòn ngon, nước chấm cực dính

Chân gà hấp hành là món ăn chơi phổ biến, vừa ngon vừa dễ làm nên ngày càng được yêu thích. Bài viết sau HomeStory sẽ hướng dẫn bạn cách làm chân gà hấp hành thơm ngon, không bị hôi, da giòn sần sật nhé!

Xem thêm: Cách làm cá lóc hấp bầu ngon ngọt, món ăn dân dã vạn người mê

Ăn chân gà có tác dụng gì?

Chân gà chủ yếu chỉ có da, gân, sụn và xương tuy nhiên chân gà cũng được xem là một món ăn giúp bổ sung dinh dưỡng khi cung cấp một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cụ thể, ăn chân gà giúp cung cấp collagen cho cơ thể, giảm nguy cơ gãy xương, giảm đau xương khớp, hỗ trợ chữa lành vết thương, duy trì móng và nướu chắc khoẻ, cải thiện chức năng tiêu hoá và hệ thống miễn dịch.

Ăn Chân Gà Có Tác Dụng Gì? - Chân Gà Đem Lại Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe
Ăn chân gà có tác dụng gì? – Chân gà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Chân gà còn là loại nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn được đông đảo người yêu thích như: chân gà nướng muối ớt, chân gà sốt Thái, chân gà sả tắc và chân gà hấp với hành,…

Chân gà hấp hành sẽ giúp dậy thêm hương và tăng vị ngọt tự nhiên của chân gà. Món ăn này có thể dùng để nhâm nhi cùng bạn bè, gia đình là hết sẩy. Cùng HomeStory vào bếp triển khai ngay nhé!

Cách làm chân gà hấp hành

  • Chuẩn bị: 10 phút
  • Chế biến: 25 phút

Nguyên liệu làm chân gà hấp hành cho 3 – 4 người ăn

  • 1kg chân gà đã làm sạch
  • 2 củ gừng nhỏ
  • 200g hành lá
  • Rượu trắng
  • Gia vị: Muối, giấm, hạt nêm, bột ngọt, muối tôm
Nguyên Liệu Chế Biến
Cách làm chân gà hấp hành – Chuẩn bị nguyên liệu chế biến

Sơ chế nguyên liệu

Chân gà mua về bạn mang đi rửa sạch với rượu trắng và muối, ngâm khoảng 10 phút để chân gà hết mùi hôi. Rửa sạch chân gà nhiều lần với nước sạch, sau đó cắt một đường nhỏ ở mặt dưới chân gà.

Gừng gọt vỏ và cắt lát mỏng. Hành lá rửa sạch và cắt khúc 7-8cm.

Sơ Chế Chân Gà
Sơ chế chân gà

Các bước thực hiện

Bước 1: Luộc chân gà

Bật bếp điện nấu sôi 2 lít nước, khi nước sôi thì cho gừng vào, khoảng 2 phút sau thì cho chân gà vào luộc chung, nêm vào 2 muỗng canh giấm, ½ muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm, ¼ muỗng cà phê bột ngọt và để cho nước sôi trở lại.

Khi nước sôi lại thì hạ lửa vừa, luộc chân gà tiếp trong khoảng 10 – 12 phút, đến khi dùng đũa châm vào thấy chân gà không chảy nước đỏ là chín, sau đó tắt lửa và vớt ra thau sạch.

Luộc Chân Gà
Luộc chân gà

Bước 2: Hấp chân gà

Cho ½ muỗng canh muối tôm vào chân gà và lắc đều cho thấm gia vị. Sắp chân gà lên dĩa hấp, cho toàn bộ phần hành lá lên trên dĩa và mang đi hấp.

Chuẩn bị một nồi nước sôi, khi nước sôi thì cho dĩa chân gà vào xửng hấp khoảng 5 – 7 phút là chân gà chín.

Hấp Chân Gà
Cách làm chân gà hấp hành – Hấp chân gà

Lưu ý: Bạn có thể hấp chân gà trong các loại lò hấp điện để tiết kiệm thời gian của bạn hơn nhé

Tham khảo một số mẫu lò hấp giá tốt:

Bước 3: Hoàn thành

Vậy là món chân gà hấp với hành đã hoàn thành rồi, món ăn này tuy đơn giản nhưng lại có hương vị cực kỳ thơm ngon.

Hoàn Thành Món Chân Gà Hấp Hành
Hoàn thành món chân gà hấp hành

Thành phẩm

Món chân gà hấp hành có cách làm đơn giản, khi ăn sẽ cảm nhận chân gà giòn ngon, phần hành lá ngọt tự nhiên, chấm cùng nước chấm là ngon hết sẩy.

Thưởng Thức Món Chân Gà
Thưởng thức món chân gà

Cách làm tăng thêm hương vị cho chân gà hấp hành

Để món chân gà hấp hành thêm đậm đà và hấp dẫn, thì nước chấm là một yếu tố không thể thiếu. HomeStory sẽ giới thiệu cho bạn cách làm nước chấm chân gà hấp hành ngon tuyệt hảo.

Cách làm nước chấm chân gà hấp hành

Cho 2 muỗng nước mắm, 1.5 muỗng đường, 2 muỗng nước ấm, 2 muỗng nước cốt tắc khuấy đều cho hỗn hợp tan và hòa quyện vào nhau. Khi hỗn hợp đã hòa tan bạn cho tỏi ớt vào cùng 1/4 muỗng tiêu vào và khuấy nhẹ lần nữa vậy là bát nước mắm chấm chân gà đã hoàn thành rồi đấy.

Cách Làm Nước Chấm Chân Gà Hấp Hành Hấp Dẫn
Cách làm nước chấm chân gà hấp hành

Cách chọn chân gà ngon để hấp

Chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, phần xương gà bên trong vẫn còn đỏ và không có vết bầm xanh tím. Chọn chân gà không có mùi hôi hoặc có dịch lạ chảy ra. Cầm chân gà chắc tay.

Không chọn những loại chân gà khi chạm vào có cảm giác như chứa túi khí bên trong, lớp da bùng nhùng, nhão, chảy sệ hoặc chân có mùi lạ. Vì đây là những loại ướp đá hoặc cấp đông lâu ngày.

Cách Chọn Chân Gà Tươi Ngon Để Hấp Hành
Cách chọn chân gà tươi ngon để hấp hành

Vậy là chỉ với vài bước thực hiện là bạn đã có ngay dĩa chân gà thơm ngon, dùng để nhâm nhi cùng gia đình hay bạn bè rồi, cách làm chân gà hấp hành vô cùng đơn giản. Chúc bạn thực hiện thành công nhé! Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết và theo dõi ngay Fanpage Homestory để không bỏ lỡ những công thức nấu ăn hấp dẫn mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

  • Cách làm tôm hấp nước dừa ngon ngọt, ai làm cũng ngon
  • Cách làm gà hấp muối vàng ươm, da giòn thịt mềm, cực hấp dẫn
  • Cách làm nghêu hấp thái chua chua cay cay, ngon bá cháy

Sản phẩm liên quan:

Cách làm mứt vỏ chanh dây vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Chanh dây hay chanh leo là một trái cây mọng nước, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Hầu hết chúng ta chỉ biết cách sử dụng phần ruột chanh dây để làm bánh, pha chế đồ uống, làm nước sốt,… Không mấy người biết rằng, vỏ trái chanh dây cũng có nhiều công dụng với sức khỏe. Bạn có muốn học cách làm mứt vỏ chanh dây ngay bây giờ không?

Mứt vỏ chanh dây có công dụng gì với sức khỏe?

Nhiều người từng biết đến món mứt vỏ bưởi, mứt vỏ cam nhưng lại chưa từng nghe nói đến món mứt vỏ chanh dây. Không chỉ phần ruột và chính trong vỏ chanh dây cũng rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học tìm thấy trong vỏ chanh dây có chứa chất xơ, pectin, carbohydrate, protein thô, cellulose, tinh dầu và một số loại vitamin. Vỏ chanh dây có thể dùng làm trà và làm mứt. Mứt vỏ chanh dây không chỉ ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Mứt vỏ chanh dây cung cấp chất xơ, tốt cho tiêu hóa. Ăn mứt chanh dây giống như việc bạn tiêu thụ loại thuốc nhuận tràng nhẹ, tự nhiên. Nhờ đó, đường tiêu hóa sẽ luôn sạch sẽ, phòng ngừa táo bón và tích tụ độc tố trong cơ thể.
  • Một nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng trong vỏ chanh dây có hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như carotenoid và polyphenol có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Bạn sẽ muốn học cách làm mứt vỏ chanh dây ngay lập tức khi biết tinh dầu trong mứt vỏ chanh dây sẽ giúp giảm cả triệu chứng ho, thở khò khè, hen suyễn.
  • Cũng có nghiên cứu cho thấy chiết xuất vỏ chanh leo có thể giảm bớt triệu chứng cứng khớp, đau do thoái hóa khớp gối.
  • Vỏ chanh dây cũng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào.
Mứt chanh dây vừa ngon vừa bổ

Cách làm mứt vỏ chanh dây vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Uống chanh dây rất ngon và tốt cho sức khỏe. Ăn mứt chanh dây cũng ngon và tốt không kém. Nếu muốn học cách làm loại mứt lạ này để chiêu đãi cả gia đình, bạn có thể tham khảo các công thức sau:

Để làm được mứt chanh dây ngon, trước hết bạn cần chọn được nguyên liệu tươi ngon. Ở các chợ và siêu thị, bạn có thể thấy các loại chanh dây héo vỏ được bày bán khá nhiều. Chanh dây khi héo vỏ không ảnh hưởng đến phần ruột bên trong, thậm chí đó là khi trái xuống nước, sẽ ngon ngọt hơn khi tươi. Tuy nhiên, để làm mứt, nhất định bạn cần chọn mua trái tươi. Trái tươi cầm nặng tay, khi lắc không nghe thấy tiếng kêu. Vỏ trái căng bóng, cuống tươi mới hái.

cach-lam-mut-vo-chanh-day-1.jpgSơ chế vỏ chanh dây

Cách làm mứt vỏ chanh dây khô dạng sợi

Sau khi đã chọn được chanh tươi, bạn làm theo các bước sau:

  • Rửa sạch những trái chanh tươi rồi để cho ráo nước.
  • Dùng dao hoặc nạo gọt sạch phần vỏ ngoài cùng của trái chanh leo vì nó rất cứng. Chúng ta chỉ sử dụng phần cùi vỏ làm mứt.
  • Dùng dao bổ đôi trái, dùng thìa khoét sạch phần ruột để riêng ra một tô.
  • Bổ đôi chanh leo, múc phần ruột hạt ra bát khác.
  • Bước tiếp theo của cách làm mứt vỏ chanh dây này, bạn bóc bỏ lớp màng trắng ở bên trong vỏ. Sau đó, bạn thái cùi vỏ chanh dây thành sợi vừa ăn.
  • Kế tiếp, bạn đun sôi một chút nước lọc, rồi cho vỏ chanh leo đã thái vào luộc khoảng 5 phút. Việc này sẽ giúp loại bỏ bớt chất nhựa chát trong vỏ.
  • Sau khi luộc xong, bạn vớt ra xả dưới nước lạnh và để ráo nước.
  • Bước tiếp theo, bạn cho vỏ chanh leo cùng đường, một chút nước và một chút ruột chanh leo vào chảo chống dính, vừa đun vừa đảo trên lửa vừa.
  • Đun đến khi đường tan hết, nước trong chảo sôi lên bạn hạ lửa nhỏ, tiếp tục sên mứt đến khi đường keo lại.
  • Càng về cuối, khi đường keo lại bạn càng phải đảo liên tục và đều tay để chống cháy.
  • Bạn sên đến khi thấy đường trắng kết tủa quanh miếng vỏ chanh dây là được.
Sên mứt vỏ chanh dây

Làm mứt vỏ chanh dây dẻo

Ngoài công thức trên, bạn cũng có thể trổ tài với cách làm mứt vỏ chanh dây dẻo nguyên miếng.

  • Đầu tiên, bạn cần gọt vỏ lớp vỏ cứng ngoài cùng trái chanh leo.
  • Bạn khéo léo dùng dao rạch những đường dọc thân vỏ nhưng không làm rách vỏ chanh dây.
  • Bạn dùng một chiếc thìa nhỏ, lách vào trong vỏ nạo sạch phần ruột ra ngoài.
  • Sau đó, bạn dùng tay khéo léo bóc lớp màng trắng trong cùng của vỏ.
  • Để giảm bớt vị chua và đắng của chất nhựa ở vỏ, bạn có thể ngâm vỏ chanh dây với muối hoặc luộc qua với nước sôi như cách trên.
  • Kế tiếp, bạn dùng vỏ chanh dây đã sơ chế, ướp với đường và ruột chanh dây. Tùy khẩu vị muốn ăn mứt nhiều ngọt hay nhiều chua, bạn gia giảm các nguyên liệu sao cho phù hợp.
  • Bạn dùng màng bọc thực phẩm, bọc tô ướp vỏ chanh lại và cất vào tủ lạnh bảo quản trong ít nhất 2 tiếng. Vì làm mứt nguyên miếng, đường và nước cốt chanh leo khó ngấm vào miếng vỏ nên ta cần ướp trong thời gian dài hơn.
  • Khi đã ướp đủ thời gian, bạn cho nguyên liệu lên chảo chống dính và bắt đầu sên.
  • Ban đầu, bạn sên trên lửa lớn, đến khi nước đường sôi và keo lại, bạn hạ lửa nhỏ.
  • Trong quá trình sên, bạn đảo và trở mặt miếng vỏ chanh dây liên tục.
  • Vì đây là công thức làm mứt dẻo nên bạn sên đến khi đường keo lại và cạn nước, mứt dẻo và trong là được.
  • Khi mứt đã sên xong, bạn xếp lần lượt từng miếng ra vì, cho vào lò nướng sấy ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 20 phút cho đường khô bớt lại là được.
  • Cuối cùng, bạn chỉ việc để mứt nguội và bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần.
cach-lam-mut-vo-chanh-day-4.jpgSên mứt và đảo liên tục để chống cháy với cách làm mứt vỏ chanh dây này

Trên đây là cách làm mứt vỏ chanh dây rất đơn giản, ai cũng có thể thử sức. Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý, người có cơ địa dị ứng được khuyến cáo tốt nhất không nên dùng, vì trong chanh dây có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch,… Khi ăn chanh dây gặp các triệu chứng này cần được cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Và bạn cũng đừng quên, không nên ăn quá nhiều mứt chanh dây để tránh nạp nhiều đường vào cơ thể nhé!

Cách làm bơ ăn bánh tráng trộn đơn giản cực ngon

Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên hương vị đặc trưng của bánh tráng trộn chính là bơ. Bài viết này, Sforum sẽ hướng dẫn bạn cách làm bơ ăn bánh tráng trộn ngon, sánh mịn, chuẩn vị tại nhà. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể thực hiện thành công cách làm sốt bơ ăn bánh tráng ngon, hấp dẫn để chiêu đãi gia đình và bạn bè.

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện cách làm bơ ăn bánh tráng trộn:

2 lòng đỏ trứng gà 1 muỗng cà phê nước cốt chanh 150ml dầu Gia vị: muối, đường trắng. Dụng cụ: phới đánh trứng.

nguyên liệu làm bơ ăn bánh tráng ngon

Cách làm bơ ăn bánh tráng ngon

Bạn có thể dễ dàng làm thực hiện cách làm sốt bơ ăn bánh tráng ngon ngay tại nhà mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay đòi hỏi sự chuẩn bị phức tạp. Dưới đây, là hướng dẫn chi tiết từng bước cách làm bơ ăn bánh tráng ngon cực đơn giản.

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Để sốt bơ có màu vàng hấp dẫn, bạn nên chọn trứng gà có lòng đỏ đậm. Trong quá trình tách lòng đỏ, hãy thực hiện cẩn thận để tránh làm vỡ. Nếu lòng trắng dính vào lòng đỏ, sốt có thể trở nên đục và không đẹp mắt, do đó bạn cần tách lòng trắng hoàn toàn.

Để loại bỏ mùi dầu một cách hoàn toàn, có thể đổ dầu vào một bát và để ngoài trời trong vòng 2 tiếng hoặc qua đêm. Quá trình này giúp dầu mất mùi và cũng giảm mùi tanh.

Cách làm bơ ăn bánh tráng ngon bước 1
Tách lòng đỏ trứng gà

Bước 2: Đánh sốt bơ trứng

Trước hết, bạn cho vào tô 2 lòng đỏ trứng cùng với 15g đường, ¼ muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Tiếp theo, sử dụng phới đánh trứng để khuấy đều theo một chiều, tạo ra một hỗn hợp hòa quyện.

Tiếp theo, cho 150ml dầu ăn vào chén và sau đó bạn múc từng thìa dầu vào hỗn hợp vừa khuấy. Trong quá trình này, hãy tiếp tục sử dụng phới đánh trứng để đánh theo một chiều duy nhất, vừa đánh vừa múc lần lượt từng muỗng dầu vào. Cuối cùng, tiếp tục quy trình này cho đến khi bạn cho hết 150ml dầu ăn vào chén, và hỗn hợp đã trở nên sánh mịn.

Cách làm bơ ăn bánh tráng ngon bước 2

Bước 3: Thành phẩm

Phần sốt bơ có mùi thơm phức, mịn màng và có màu vàng đẹp mắt, thơm ngon hấp dẫn đem đến sự kích thích vị giác của bạn. Với hương vị đặc trưng, sốt bơ trứng thu hút khẩu vị từ người lớn đến trẻ nhỏ. Với cách chế biến cực kỳ đơn giản, nên hãy để dành một lượng nhỏ trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng dần.

Cách làm bơ ăn bánh tráng ngon bước 3
Bơ thành phẩm có màu vàng đẹp mắt

Mẹo làm sốt bơ thơm ngon

Để có một hương vị chuẩn mực cho món sốt bơ trứng gà, việc lựa chọn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng không kém. Lựa chọn trứng gà nên chọn những quả trứng mới, với vỏ màu hồng nhẹ và có độ cứng vừa phải.

Thường khi làm sốt trứng, nhiều người thường gặp vấn đề với việc sốt trở nên quá sệt hoặc không đủ đặc. Cách khắc phục tình trạng này đơn giản là thêm một chút nước nóng vào sốt và khuấy đều.

Nếu bạn tình cờ làm quá nhiều và không thể ăn hết, hãy lưu giữ trong hộp thủy tinh. Món ăn này có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng hai tuần mà vẫn giữ được hương vị ban đầu.

Mẹo làm sốt bơ thơm ngon

Lời kết

Bài viết này, Sforum đã hướng dẫn bạn cách làm bơ ăn bánh tráng trộn ngon, sánh mịn và chuẩn vị tại nhà. Hy vọng qua những chia sẻ của Sforum bạn sẽ thực hiện thành công cách làm sốt bơ ăn bánh tráng ngon này.

Ngoài ra, để công việc vào bếp được dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể sử dụng một số các vật dụng thông minh để hỗ trợ cho mình. Dưới đây là một số đồ gia dụng thông minh thường được sử dụng trong các gia đình:

1 muỗng cà phê bằng bao nhiêu gam

1 muỗng cà phê, thìa cafe bằng bao nhiêu gam, cách đong ước lượng quy đổi gram ra đơn vị thìa cafe như là 60 gr 50g đường 20gr 5gr 25g 40g 4g. Trong nấu ăn, việc sử dụng các đơn vị đo như thìa canh, muỗng canh, thìa cà phê thường là phổ biến, nhưng chính xác bao nhiêu gram tương ứng với mỗi đơn vị này có thể là một điều mơ hồ đối với nhiều người. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thực hiện các công thức nấu ăn, đặc biệt là trong việc làm bánh ngọt, bánh quy hoặc nấu các món ăn đặc biệt, vì việc đo lường chính xác là yếu tố quyết định cho thành công của món ăn của bạn. Trong bài viết này, Lyon Coffee sẽ hướng dẫn bạn về cách chuyển đổi các đơn vị đo thông thường trong nấu ăn sang gram một cách chính xác nhất, giúp bạn thực hiện món ăn hoàn hảo mỗi lần.

1. Muỗng cà phê, thìa cafe là gì?

Muỗng cà phê hay thìa cafe là gì? Là dụng cụ thường được ký hiệu là tsp, là một đơn vị thể tích quen thuộc trong nấu ăn và nước uống. Một muỗng cafe tương đương với khoảng 4,9 ml. Nhưng khi bạn nhìn vào nhãn sản phẩm trên đồ uống hoặc thực phẩm, bạn thường sẽ thấy một thìa cà phê được xác định chính xác là 5 ml.

Thìa cà phê được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Thìa cà phê còn có nhiều cách viết tắt khác nhau như t, ts, tspn. Ngoài ra còn có:

Cup là dụng cụ đong nguyên liệu có chia vạch. Thường được sử dụng trong quá trình làm bánh hay nấu nướng, pha chế mỹ phẩm,… Đây là đơn vị lớn hơn nhiều so với tsp và tbsp, đa số được sản xuất ở dạng cốc. Với các vạch phân chia 1/2 cup, 1/4 cup, 2/3 cup,… Ngoài ra, cup còn được thiết kế ở dạng giống như thìa có cán nắm để dễ dàng hơn khi đong nguyên liệu.

• Tbsp là từ viết tắt của tablespoon, đây là đơn vị đo lớn hơn tsp. Tbsp thường được người Việt Nam nhắc đến với tên gọi là thìa canh, muỗng canh.

• Tsp là từ viết tắt của Teaspoon và là đơn vị đo lường khá nhỏ của người nước ngoài. Ở Việt Nam, Teaspoon (Tsp) thường được nhắc tới với tên gọi thìa cà phê, muỗng cafe và đây cũng chính là loại thìa nhỏ thông dụng nhất.

Muỗng cà phê bao nhiêu gam
Tsp là từ viết tắt của Teaspoon và là đơn vị đo lường khá nhỏ của người nước ngoài. Ở Việt Nam, Teaspoon (Tsp) thường được nhắc tới với tên gọi thìa cà phê

2. 1 Muỗng cà phê bao nhiêu gam

Trước khi khám phá câu trả lời cho câu hỏi “1 muỗng cà phê bao nhiêu gam”, chúng ta cần thảo luận một số điều quan trọng:

• Nguyên liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng. Cùng một thể tích, nhưng khối lượng của các nguyên liệu sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa rằng bạn không thể ghi nhớ tất cả. Và Lyon Coffee khuyên bạn nên ghi chép cẩn thận về khối lượng của từng loại nguyên liệu trước khi bắt tay vào làm.

• Hệ thống quy đổi đơn vị thường làm tròn đến con số cụ thể. Vì vậy có sự chênh lệch nhỏ. Tuy nhiên, thường thì sự chênh lệch này không đáng kể. Và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng.

• Khi bạn đong đối với các đơn vị như cup, tsp (muỗng cafe), tbsp (muỗng canh). Bạn nên làm điều này trên bề mặt phẳng để đảm bảo tính chính xác.

Thìa cà phê, thìa canh, muỗng, chén và cốc – chúng ta đã quen thuộc với những đơn vị đo lường này trong nấu ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng có rất nhiều kích thước khác nhau. Và vì sự đa dạng này, chúng ta đã đặt cho mỗi loại đơn vị này một cái tên riêng, như thìa cà phê (Tsp), thìa canh (Tbsp) và cốc (cup).

1 muỗng cà phê, thìa cafe bằng bao nhiêu gr
Thìa cà phê, thìa canh, muỗng, cốc những đơn vị đo lường trong nấu ăn

3. Nhưng làm thế nào để xác định một muỗng cà phê bằng bao nhiêu gram? Hoặc một muỗng canh chính xác bao nhiêu gam?

Và có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: 4g hay 5gr bằng bao nhiêu muỗng cafe. 20gr bằng bao nhiêu muỗng cafe. 25g cà phê là bao nhiêu muỗng. 40g là bao nhiêu muỗng cafe. 50g đường bằng bao nhiêu thìa cafe… Hãy cùng tìm hiểu cách đong và đo lường khối lượng của các nguyên liệu như cơm, cà phê, muối, sữa đặc, sữa chua một cách chi tiết và cụ thể sau:

• 1 thìa cà phê = 5ml (tương đương 5gr)

• 1/2 thìa cà phê = 2,5ml (tương đương 2,5gr)

• 1 thìa canh = 3 thìa cà phê = 15ml (tương đương 15gr)

• 1/2 thìa canh= 7,5ml (tương đương 7,5gr)

• 1 cốc = 250ml

3. 1 Một muỗng cà phê, thìa cafe bằng bao nhiêu gram đối với nguyên liệu dạng thô:

• Men nở (Yeast): 1 thìa cà phê = 3g

• Bột nở (Baking powder): 1 thìa cà phê = 4g

• Bột Gelatine (Gelatine powder): 1 thìa cafe = 3g

• Sữa bột (Milk powder): 1 thìa cà phê = 7g

• Bột ngô (Corn Starch): 1 thìa cafe = 12g

• Bột cacao (Cacoa powder): 1 thìa cà phê = 7g

• Đường trắng (White sugar): 1 thìa cà phê = 12g

• Muối tinh (Fine salt): 1 thìa cà phê = 5g

1 muỗng cà phê bao nhiêu gam
1 muỗng cà phê bao nhiêu gam

3.2 1 muỗng cà phê, thìa cafe bằng bao nhiêu gam đối với nguyên liệu dạng lỏng

• Nước lọc: 1 thìa canh = 15ml = 15g

• Dầu salad: 1 thìa canh = 15ml = 14g

• Sữa tươi: 1 thìa canh = 15ml = 14g

• Mật ong: 1 thìa canh = 21g

• Lòng đỏ trứng: 1 quả = 20g

• Lòng trắng trứng: 1 quả = 35g

Đối với nguyên liệu dạng lỏng
Thìa cà phê bằng bao nhiêu gram đối với nguyên liệu dạng lỏng

4. Thắc mắc 1 muỗng cà phê được bao nhiêu gam? 1 thìa cafe được bao nhiêu ml?

1 muỗng cà phê chỉ được tính là xấp xỉ 5gr là bởi còn tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu được đong đếm mà số gam thực tế sẽ có sự thay đổi. Sau đây là bảng quy đổi để bạn có thể tham khảo:

• 1 thìa, muỗng cafe = 1 tsp = 5 ml.

• 1/2 thìa, muỗng cafe = 1/2 tsp = 2,5 ml.

• 1 thìa canh = 1 tbsp = 15 ml.

• 1/2 thìa canh = 1/2 tbsp = 7,5 ml.

Vì vậy: 5ml = 5 gam và 1 thìa, muỗng cafe muối = 5 gam

5. Vậy 4g là bao nhiêu muỗng cà phê, 5gr bằng bao nhiêu thìa cafe ?

Thông thường, 1 thìa cà phê đựng khoảng 5g. Vì vậy, 4g sẽ tương đương với khoảng 4/5 thìa cafe.

1 thìa cafe thường chứa khoảng 5g, nên 5g sẽ tương đương với 1 thìa cafe.

4g là bao nhiêu muỗng cà phê, 5gr bằng bao nhiêu thìa cafe
4g là bao nhiêu muỗng cà phê, 5gr bằng bao nhiêu thìa cafe

6. Thế 20gr bằng bao nhiêu muỗng cà phê, 25g cà phê là bao nhiêu thìa cafe?

7. Còn 40g, 50g là bao nhiêu muỗng cà phê

40g bằng 8 muỗng cafe (40g / 5g/muỗng). 50g bằng 10 muỗng cafe (50g / 5g/muỗng).

40g, 50g là bao nhiêu muỗng cà phê
40g, 50g là bao nhiêu muỗng cà phê

8. 50g đường, 60 gram đường bằng bao nhiêu thìa cafe?

Một muỗng cà phê đường thường chứa khoảng 12gam đường, tùy thuộc vào cách đóng gói và cách đo lường cụ thể. Vì vậy, 50g đường sẽ tương đương với khoảng 4 muỗng cafe. Còn 60 gam đường sẽ tương đương với khoảng 5 muỗng cafe.

60 gram đường
60 gram đường bằng bao nhiêu thìa cafe

9. Khám phá thế giới đa dạng của các loại muỗng cafe chuyên dụng trong nhà bếp và ngành công nghiệp thực phẩm

Muỗng cà phê không chỉ đơn thuần là công cụ để đo lượng nguyên liệu mà còn là một “bút pinceau” của đầu bếp và barista. Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn vào thế giới đa dạng của các loại muỗng cafe chuyên dụng trong nhà bếp và ngành công nghiệp thực phẩm.

• Table Spoon (Muỗng Canh): Đây là loại muỗng to, thường được dùng cho các món ăn chính như súp, cơm.

• Soup Spoon (Muỗng Súp): Đối lập với muỗng canh, muỗng súp thường nhỏ, mỏng hơn. Nó thích hợp cho việc thưởng thức các loại súp, món hấp.

• Tea Spoon (Muỗng Cafe): Muỗng cafe có kích thước nhỏ để khuấy đường trong cốc cà phê hay kem.

• 5 O’Clock Spoon (Muỗng 5 Giờ): Đây là một loại muỗng trung bình. Sử dụng cho các loại tráng miệng hoặc cafe vào chiều tối.

• Demitasse Spoon (Muỗng Espresso): Muỗng espresso nhỏ gọn được sử dụng để khuấy đường trong Espresso.

thế giới đa dạng của các loại thìa chuyên dụng trong nhà bếp
Thế giới đa dạng của các loại thìa chuyên dụng trong nhà bếp

1 muỗng cà phê, thìa cafe bằng bao nhiêu gam, cách đong ước lượng quy đổi gram ra đơn vị thìa cafe như là 60 gr 50g đường 20gr 5gr 25g 40g 4g. Chúng ta đã tìm hiểu 1 muỗng cà phê bao nhiêu gam và các loại về thìa cafe. Từ khái niệm cơ bản cho đến các loại muỗng phổ biến trong nhà bếp. Nhớ rằng, đằng sau những chi tiết đơn giản như muỗng cà phê, chúng ta có thể tìm thấy những câu chuyện đáng yêu và những kỷ niệm độc đáo đó nhé.

CHỦ ĐỀ GÂY SỰ CHÚ Ý

⇒ Bạn có biết 1kg cà phê rang xay bao nhiêu tiền?

⇒ Những ưu điểm khi nhượng quyền xe cafe pha máy

⇒ Khám phá 2 loại hạt cà phê phổ biến nhất hiện nay

⇒ Tìm hiểu 3 Nền văn minh cà phê Ottoman, Roman và Thiền

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị

Là đặc sản của đất Bình Dương, gà tiềm ớt hiểm có vị cay nhẹ, hơi the the. Vì khi nấu là để nguyên trái ớt, không dầm nát nên ăn sẽ không bị cay xè. Ai thích ăn cay thì mới dầm nát.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm lại không hề khó. Chuẩn bị vài nguyên liệu là đã chế biến xong, bếp Eva sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm món ăn này ngon, đúng chuẩn vị Bình Dương dễ dàng thực hiện tại nhà.

Nguyên liệu làm gà tiềm ớt hiểm

– Gà ta loại ngon: 1,7kg

– Ớt hiểm: 180g

– Kỷ tử: 50g

– Nấm hương (nấm đông cô): 200g

– 1 củ tỏi, 1 củ hành tím, 2 cây sả, 1 củ gừng

– Nước dừa tươi: 500ml

– Các loại gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt, đường, dầu hào, nước tương, dầu ăn….

– Rau nhúng lẩu gà ớt hiểm: Rau tần ô (cải cúc), cải thảo, cải bẹ, nấm,…

– Bún tươi, mì

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 1

Các nguyên liệu chính làm món gà tiềm ớt hiểm

Cách làm gà tiềm ớt hiểm ngon đúng chuẩn

Bước 1: Sơ chế gà

Gà mổ sẵn mua về làm sạch, bóp gừng muối khử hôi. Làm sạch xong thì gà có hai lựa chọn tùy theo sở thích:

– Gà chặt miếng to, ướp cùng gia vị gồm 2 thìa dầu hào, 3 thìa nước tương, 1 thìa bột nêm sau đó trộn đều để ngấm trong 1 tiếng.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 2

Gà chặt miếng to ướp với các loại gia vị

– Gà để nguyên con, cũng ướp với các gia vị như trên, ướp cả bên trong bụng và bên ngoài cho ngấm đều gia vị. Đặt gà trong tủ lạnh 1 tiếng.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 3

Gà ướp nguyên con

Bước 2: Sơ chế rau củ quả

– Ớt hiểm rửa sạch rồi để ráo nước, để nguyên trái.

– Nấm hương rửa sạch, ngâm nước nóng trong 15 phút cho nở bung hết sau đó rửa lại với nước cho sạch.

– Kỷ tử ngâm nước ấm cho nở hết sau đó rửa lại với nước sạch.

– Hành tím, tỏi, gừng bỏ vỏ đập dập.

– Các loại rau nhúng nhặt bỏ gốc, lá già rồi rửa sạch với nước muối loãng, để cho ráo.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 4

Sơ chế rau nấm kỳ tử làm gà tiềm ớt hiểm

Bước 3: Chiên gà

– Đặt chảo sâu lòng lên bếp, đổ 1 lít dầu ăn vào đun sôi nóng già thì thả gà vào chiên, vặn lửa to, chiên qua cho vàng đều hai mặt thì dùng muôi thủng vớt ra để vào đĩa lót giấy thấm dầu.

Lưu ý: Nên chiên gà lửa to, cho vàng đều thì vớt ra ngay, không nên chiên kỹ khi vì khi cho vào nồi gà tiềm ớt hiểm ăn sẽ bị khô và dai.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 5

Chiên gà vàng nấu gà tiềm ớt hiểm sau khi đã tẩm ướp

(Đối với gà nguyên con, lấy trong tủ lạnh ra để nguội bớt. Nếu chảo to thì bạn cũng cho vào chiên vàng đều, hoặc cho vào lò vi sóng nướng qua đến khi da gà màu vàng là được sau đó lấy ra xé thành từng miếng to, để ra đĩa).

Bước 4: Làm lẩu gà tiềm ớt hiểm

– Đặt nồi lên bếp cho vào nồi 1 thìa con dầu ăn vào đun nóng già thì cho hành, tỏi, gừng vào phi thơm sau đó đổ ớt hiểm vào xào qua trong 2 phút.

– Xào xong đổ 500ml nước vào đun đến khi sôi thì cho gà và cả phần nước ướp gà lúc đầu, kỳ tử, nấm hương và đổ tiếp 500ml nước dừa vào, vặn to lửa để nước sôi lại thì giảm cho lửa liu diu.

– Thêm muối, đường, hạt nêm tùy theo khẩu vị, đun trong 15 phút để gà ngấm kỹ gia vị.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 6

Nước lẩu gà tiềm ớt hiểm

Bước 4: Làm nước chấm lẩu gà ớt hiểm

1 canh muối hột + 5 trái ớt hiểm xanh vào cối giã dập. Cho ra chén, thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, khuấy tan gia vị.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 7

Bước 5: Thưởng thức

– Xếp rau nhúng ra đĩa, mì trụng qua để ăn kèm.

– Dùng thìa múc phần thịt gà, ớt hiểm, kỳ tử, nấm hương,… sang nồi lẩu rồi đổ nước lẩu vào để có thể thưởng thức, ăn nóng. Khi ăn để nhiệt vừa phải, nồi nước sôi thì nhúng thêm các loại rau ăn kèm. Nước dùng chan mì hoặc bún ăn sẽ rất ngon mà không cay quá.

Cách nấu gà tiềm ớt hiểm tại nhà đơn giản, ngon chuẩn vị - 8

Lẩu gà tiềm ớt hiểm sau khi hoàn thành

Nếu muốn ăn cay, có thể vớt ớt hiểm ra bát con rồi dùng thìa dầm nhuyễn sau đó đổ vào nồi lẩu sẽ gia tăng vị thơm và cay của ớt hiểm.