Cá nục là loài cá rất được người dân vùng biển ưa dùng trong các bữa cơm gia đình. Thịt cá có vị beo béo dễ ăn và đặc biệt khi kho với các nguyên liệu khác thì lại càng thơm. Vì thế, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học cách kho cá nục ngon từ các Đầu Bếp của CET để đãi cơm cả nhà với cá nục kho cà chua, cá nục kho thơm và cá nục kho tiêu nhé. Ngoài việc dùng để làm các món cá kho tuyệt ngon ăn cực hợp với cơm trắng thì cá nục cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho con người như: ngăn ngừa bệnh tim, làm giảm nguy cơ tiểu đường, điều khiển mức huyết áp, cải thiện chức năng não bộ… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn làm cá nục kho cà chua, kho thơm, kho tiêu là 3 món thường bắt gặp nhất.
Cá nục mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. (Nguồn: Internet)
Bạn hãy lưu ý các đặc điểm như mắt cá trong, phần mang đổ tươi, cá săn chắc, không bị mềm ở bụng cá và có màu xanh đậm ở phần lưng để chọn mua được những con cá nục tươi ngon. Điều này sẽ giúp món ăn thành phẩm của bạn không chỉ đậm đà về mùi vị mà còn đẹp mặt ở hình thức.
Cá nục kho cà chua
Nguyên liệu làm cá nục kho với cà chua
Cá nục: 500 gr
Cà chua chín: 500 gr
Hành khô băm, gừng, hành lá, ớt, ngò.
Gia vị: đường, nước mắm, muối, dầu ăn, hạt nêm
Cách làm cá nục kho cà chua
Cá nục sau khi mua về bạn rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột cá. Dùng muối chà sát trong ngoài để khử mùi tanh của cá. Sau đó, rửa cá lại với nước sạch nhiều lần rồi cắt mỗi con thành 2 hoặc 3 phần (tùy theo kích cỡ). Sau đó, ướp cá với một chút hành khô băm, hạt nêm, tiêu xay và nước mắm khoảng 30 phút.
Cà chua cắt cuốn, rửa sạch, bổ múi cau.
Hành lá, ngò, gừng rửa sạch và thái nhỏ
Bạn bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, đợi dầu cho nóng già thì hẵng cho cá vào chiên sơ, 2 mặt cá vừa vàng đều thì bạn vớt cá ra, để ráo dầu.
Bắc nồi lên bếp, bạn cho chút dầu ăn vào, đun sôi dầu thì cho hành khô băm vào phi lên cho thơm. Tiếp theo, cho phần cà chua vào với 1 muỗng café bột nêm và đường, xào đều tay.
Sau đó, lần lượt cho cá và gừng ớt đập dập vào. Cho vào lượng nước vừa đủ xâm xấp mặt cá. Đợi cho nồi cá sôi thì hạ lửa về liu riu, ninh cho đến khi cá nhừ. Lúc này, bạn nêm nếm lại sao cho nồi cá vừa ăn.
Đến khi cá chín mềm, nước kho còn xâm xấp thì bạn cho hành lá, ngò và rắc chút tiêu xay, đảo nhẹ là có thể tắt bếp. Vậy là bạn hoàn tất món cá nục kho cà chua.
Cá nục kho cà chua là món ăn quen thuộc của người dân vùng biển. (Nguồn : Internet)
Cá nục kho thơm (dứa)
Nguyên liệu cá nục kho thơm (dứa)
Thơm có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Cá nục: 500 gr
Thơm: 400 gr
Nước dừa tươi: 300 ml
Hành khô, tỏi băm: 50 gr
Gừng, hành lá, ngò, ớt tươi
Gia vị cần có: Hạt nêm, nước mắm, muối, bột ngọt, dầu ăn, tiêu.
Cách làm cá nục kho thơm (dứa)
Ngoài cách sơ chế trên thì bạn có thể dùng rượu và gừng để chà sát cá khử mùi tanh. Sau khi cắt cá thành các khúc vừa ăn thì ướp cá với chút hành băm, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt và tiêu xay trong khoảng 30 phút.
Thơm: bạn gọt vỏ, cắt mắt, rửa sạch rồi thái thành các miếng vừa ăn. Với gừng thì bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi.
Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 3 muỗng canh nước và 2 muỗng canh đường, để lửa liu riu khuấy cho đường tan hết.
Xếp một lớp thơm và gừng thái sợi vào đáy nồi, tiếp theo xếp cá lên trên. Sau cùng, bạn xếp thêm 1 lớp thơm trên cùng.
Đổ nước dừa tươi vào canh sao chỉ cho vừa ngập cá, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Để liu riu kho cá đến khi cá chín mềm và nước kho sánh lại là được, bạn tắt bếp và cho hành lá, ngò sắt nhỏ vào.
Cho cá ra dĩa và rắc chút tiêu xay là hoàn tất món ăn.
Cá nục kho thơm với vị chua nhè nhẹ của thơm kết hợp với vị béo của thịt cá. (Nguồn: Internet)
Cá nục kho tiêu
Nguyên liệu cá nục kho tiêu
Cá nục: 500 gr
Hành khô băm, hành lá, ngò, ớt tươi
Gia vị: hạt tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm
Ướp cá nục cho thấm gia vị (Ảnh: Internet)
Cách làm cá nục kho tiêu
Bạn sơ chế cá như một trong 2 cách trên rồi cũng cắt cá thành các khúc và ướp cá với gia vị và thời gian tương tự. Lưu ý: bạn nhớ cho hạt tiêu vào ướp với cá ngay từ đầu.
Bạn bắc nồi lên và cũng cho 2 muỗng canh đường và 3 muỗng canh nước vào và để lửa nhỏ khuấy cho tan đường.
Khi đường vừa tan hết thì cho cá vào đảo đều tay. Tiếp theo bạn cho chút dầu ăn vào cùng với gia vị (nước mắm, đường, hạt nêm) và một chút nước cho xâm xấp mặt cá là được. Trong lúc kho thì bạn cần đảo đều để cá thấm đều gia vị 2 mặt.
Khi cá chín mềm và nước gần cạn thì bạn cho hành lá, ngò cắt nhỏ vào, cho thêm hạt tiêu vào đảo vài vòng rồi tắt bếp. Vậy là hoàn tất món ăn.
Cá nục kho tiêu thơm nồng dùng với cơm trắng thì còn gì tuyệt vời bằng. (Nguồn: Internet)
Trên đây là cách kho cá nục với cà chua, thơm và tiêu thơm ngon mà Cet.edu.vn muốn giới thiệu tới bạn. Với những bước chế biến đơn giản thì đây là món mà bạn có thể chế biến vào những ngày bận rộn mà bữa cơm gia đình vẫn thơm ngon, bổ dưỡng.
Nhiều người đang lo lắng không biết phải làm sao để vận chuyển ghẹ đi xa mà vẫn có thể đảm bảo ghẹ sống khỏe mạnh và chất lượng tươi ngon nhất. Câu trả lời sẽ được VietMoving bật mí dưới đây, các bạn hãy tham khảo để biết cách vận chuyển ghẹ sống đi xa an toàn và vẫn giữ được độ tươi ngon.
1. Chọn ghẹ tươi ngon để có thể vận chuyển ghẹ dễ dàng hơn.
Muốn ghẹ sống vận chuyển đi xa vẫn có thể đảm bảo chất lượng thì trước hết, bạn phải lựa chọn được các con ghẹ chắc thịt, khỏe mạnh và còn sống. Theo đó, các bạn hãy bóp ghẹ ở nấc thứ hai từ dưới lên bằng ngón tay cái và ngón trỏ:
Nếu như bạn các thấy ở vị trí bóp, ghẹ cứng thì cho thấy chúng vẫn còn sống khỏe và chân vẫn hoạt động linh hoạt.
Nếu vị trí bóp thấy mềm thì con ghẹ đó đang yếu và không chắc thịt. Với các con ghẹ này không nên lựa chọn để có thể vận chuyển đi xa vì chúng dễ bị chết hoặc không đủ đảm bảo chất lượng.
2. Phương pháp vận chuyển ghẹ sống tốt nhất
Muốn vận chuyển ghẹ sống đảm bảo được hiệu quả, giữ được chất lượng, độ tươi ngon và cần phải đảm bảo những điều kiện sau:
Cần phải sử dụng những loại xe tải chuyên dụng trong suốt quá trình vận chuyển.
Cần có máy lạnh nhằm để đảm bảo trong suốt quá trình di chuyển, nhiệt độ của thùng ghẹ đều phải đạt tiêu chuẩn.
Có đầy đủ thiết bị cung cấp nguồn oxy để đảm bảo trong suốt thời gian di chuyển và ghẹ được cung cấp đủ oxy.
Thời gian vận chuyển cần phải thực hiện nhanh chóng và rút ngắn tối đa.
Xem thêm: [Hướng dẫn] Những cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa không bị ươn
3. Cách vận chuyển bảo quản ghẹ sống đi đường xa
Hiện nay, đang có rất nhiều cách để có thể bảo quản ghẹ còn tươi sống đi xa như: đông lạnh, gây mê, gây tê, bơm oxy… Mỗi cách sẽ có các ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, đối với cách vận chuyển ghẹ sống thì bơm oxy là được sự lựa chọn nhiều hơn cả.
Với phương pháp bơm oxy, những bạn sẽ tiến hành như sau:
Bước 1: Xếp vào trong thùng carton hoặc thùng xốp thật nhẹ nhàng từng con ghẹ. Nếu như xếp ghẹ thành nhiều lớp, bạn nên lót những giấy báo giữa mỗi lớp ghẹ.
Bước 2: Cho nước biển vào bên trong thùng đựng ghẹ. Sau đó, bơm khí oxy nguyên chất vào và đóng kín thùng xốp, buộc kín từ bên ngoài cho thật chắc chắn.
Bước 3: Tiếp đến, cho những thùng giấy đựng ghẹ vào bên trong thùng xốp. Thêm nước đá với một lượng vừa phải vào thùng xốp và đảm bảo giữ cho nhiệt độ trong thùng ghẹ là 22 độ C.
Bước 4: Đóng kín thùng xốp đựng ghẹ và tiến hành đưa lên xe vận chuyển.
4. Một số điểm lưu ý khi bạn vận chuyển ghẹ tươi sống
Khi sử dụng cách vận chuyển ghẹ sống bằng xe tải chuyên dụng thì cần phải lưu ý những điểm sau:
Không bao giờ xếp những thùng ghẹ cao hơn cửa gió của dàn lạnh trong thùng xe lạnh nhằm để tạo điều kiện cho luồng khí có thể liên tục lưu thông.
Trong quá trình sắp xếp, chủ xe phải bố trí đủ khoảng trống phía trên và dưới thùng ghẹ đã xếp để cho không khí có thể tự do luân chuyển.
Khi vận chuyển ghẹ tươi phải luôn đóng van thông gió của xe.
Thường xuyên kiểm tra hiện tượng bị mất nước, bị sấy khô, hay sự xâm nhập của nước và vết lấm tấm đen, hoặc ghẹ bị thay đổi màu sắc, mùi vị và kiểm tra kỹ xem có dấu hiệu nhiệt độ của hàng hóa được tăng lên sau đó bị làm lạnh lại hay không.
Vì điều kiện vận chuyển xa, trong suốt khoảng thời gian dài xe phải thường xuyên đo nhiệt độ của ghẹ và nhiệt độ tâm của thùng hàng.
Qua Cách vận chuyển ghẹ sống đi xa được VietMoving chia sẻ ở trên hy vọng bạn sẽ vận chuyển ghẹ từ điểm dủ lịch về nhà để tặng bạn bè, người thân hoặc sử dụng trong gia đình và đối với các doanh nghiệp suất khẩu có được cách vận chuyển tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm:
[Hướng dẫn] Cách vận chuyển tôm sống đi xa vẫn giữ độ tươi
[Hướng dẫn] Những cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa không bị ươn
Vị ngọt dịu cùng với độ béo vừa miệng, chè sương sa hạt lựu là món ăn giải nhiệt, mát lạnh được yêu thích trong ngày hè. Và món chè này rất dễ thực hiện, vì vậy, với cách làm chè sương sa hạt lựu mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến để chiêu đãi bản thân và gia đình.Chè sương sa hạt lựu là một món chè khá nổi tiếng với thành phần chính hạt lựu, được làm từ củ năng, có tạo hình giống như các hạt của quả lựu dính chùm nhau. Mặc dù là chè nhưng món ăn này có vị ngọt dịu, độ béo vừa phải và hương thơm đặc trưng. Vì vậy, chúng giống một loại thức uống giải khát hơn là chè. Một món ăn khá thú vị phải không nào! Bây giờ, mời bạn cùng vào bếp thử chế biến món ăn theo công thức bên dưới nhé!
Chè sương sa hạt lựu thơm ngon, mát lạnh cho ngày hè. (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu nấu chè sương sa hạt lựu
1kg củ năng
2 củ dền
2 củ cà rốt
200gr lá đứa
100gr đậu xanh bóc vỏ
1 bịch sữa tươi có đường
Bột năng, đường cát
200ml nước cốt dừa
Củ năng là nguyên liệu chính cho món chè độc đáo này. (Ảnh: Internet)
Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon hơn ngoài hàng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt, củ dền, lá dứa mua về lần lượt mang đi rửa sạch, cắt khúc rồi xay mịn lọc lấy nước cốt. Mỗi loại sau khi xay nhuyễn thì cho vào từng bát riêng.
Củ năng gọt vỏ và cắt hạt lựu, chia đều vào 3 tô nước màu đã chuẩn bị sẵn, nếu muốn thêm màu trắng thì bạn chỉ cần ngâm nước lọc. Bạn ngâm 30 phút cho thấm màu.
Sau 30 phút, bạn vớt hết củ năng và để riêng từng loại cho ráo nước. Chú ý: giữ nguyên nước vừa ngâm các màu để luộc từng củ năng.
Củ năng được ngâm màu đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Bước 2: Luộc củ năng
Tiếp đến, bạn cho từng thìa bột năng vào các bát, đảo đều cho bột dính vào củ năng rồi cho tiếp bột năng đến khi chúng có 1 lớp áo bột vừa đủ.
Bắc nồi lên bếp, cho nước màu ngâm củ năng lên bếp đun sôi. Sau đó, cho từng loại vào nồi nước luộc chín, khi thấy bột năng chuyển sang trong suốt là đã chín.
Trước đó, bạn chuẩn bị thau nước đá, củ năng chín thì vớt ra cho ngay vào để củ năng không bị dính vào nhau và giữ được độ giòn.
Củ năng sau khi vớt ra từ thau nước đá, bạn để chúng vào từng bát riêng, mỗi bát cho thêm 1 thìa canh đường trộn đều để thạch ngọt và không bị dính vào nhau.
Bước 3: Nấu đậu xanh
Đậu xanh bạn ngâm 1 tiếng cho nở, rồi đặt lên bếp, nấu chín thì cho đường vào. Tiếp đó, đánh nhuyễn đậu xanh để món chè ăn ngon hơn.
Bước 4: Pha nước cốt dừa
Nước cốt dừa, sữa tươi, đường hòa tan rồi bắc lên bếp đun sôi, cho thêm chút bột năng tạo độ sánh. Lưu ý, để nước cốt dừa béo và thơm bạn nên chỉnh lửa ở độ nhỏ nhất và khuấy liên tục đến khi nước sôi và sánh lại. Trong quá trình khuấy nhớ thêm vài lá dứa để tạo mùi thơm.
Bước 5: Hoàn thành món ăn và thưởng thức
Khi thưởng thức, cho các loại hạt lựu vào ly và thưởng thức cùng đá lạnh(Ảnh: Internet)
Sau khi các thành phần cho chè hạt lựu sương sa đã chuẩn bị xong thì bạn đã có thể thưởng thức món chè thơm ngon này rồi. Khi ăn, bạn múc mỗi thứ 1 ít vào bát, cho đậu xanh và nước cốt dừa, thêm chút đá bào và thưởng thức.
Chè sương sa hạt lựu có hai cách thưởng thức, đó là:
Cách 1: Khi cho các nguyên liệu vào chén thì bạn có thể cho nhiều đá lạnh vào ly, nhằm mục đích giải khát là chính.
Cách 2: Múc một ít chè cho vào chén nhỏ, chỉ thêm một ít đá và nhâm nhi từng muỗng chè.
Với cách làm chè sương sa hạt lựu ngon hơn ngoài hàng mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể tự tin vào bếp, chế biến và thưởng thức mà không cần phải tốn thời gian tìm đến các hàng chè ngoài phố.
Axit folic là dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và hình thành tế bào máu, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung thực phẩm giàu axit folic vào khẩu phần ăn hàng ngày để hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vậy axit folic có nhiều trong thực phẩm nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vai trò của axit folic đối với cơ thể
Axit folic có tên gọi khác là vitamin B9, là một sản phẩm nhân tạo tổng hợp của folate được các nhà sản xuất thêm vào các chất bổ sung vitamin và thực phẩm tăng cường. Axit folic là thành phần cấu tạo nên nucleoprotein và tế bào hồng cầu, tạo ra DNA và các vật liệu di truyền khác.
Ngoài ra, vitamin B9 được xếp vào nhóm 13 loại vitamin cần thiết cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bổ sung đủ liều lượng axit folic cần thiết. Trong đó, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là những đối tượng cần bổ sung đầy đủ nhất. (1)
ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Thông tin Y khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, đối với người bình thường, axit folic giúp phòng chống ung thư bằng việc ngăn ngừa những thay đổi ở DNA. Trong y học, axit folic được sử dụng như loại thuốc điều trị bệnh thiếu tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
Ở phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai, axit folic giúp ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh ở não và tủy sống của thai nhi. Đồng thời, ngăn ngừa thiếu máu để phòng tránh các trường hợp đáng tiếc như thai suy dinh dưỡng, sảy thai, sinh non…
Có thể thấy, axit folic là hoạt chất thiết yếu của cơ thể mà ai cũng cần bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và từng trường hợp cụ thể sẽ có liều lượng khuyến cáo khác nhau. Cụ thể là:
Đối tượngLiều lượng (mcg/ngày) Từ 0 – 6 tháng tuổi 65 mcg/ngày Từ 7 – 12 tháng tuổi 80 mcg/ngày Từ 1 – 2 tuổi 100 mcg/ngày Từ 3 – 5 tuổi 150 mcg/ngày Từ 6 – 9 tuổi 200 mcg/ngày Từ 12 – 19 tuổi 300 mcg/ngày (nam); 400 mcg/ngày (nữ) Từ 10 – 11 tuổi 300 mcg/ngày (nam); 400 mcg/ngày (nữ) Trên 19 tuổi 400 mcg/ngày Phụ nữ chuẩn bị mang thai 400 mcg/ngày Phụ nữ mang thai 600 mcg/ngày Phụ nữ cho con bú 500 mcg/ngày
Tuy nhiên, những trường hợp mẹ sinh con có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não có thể cần liều lượng axit folic cao hơn, lên đến 4.000 mcg/ngày. Tốt nhất, khi có kế hoạch mang thai, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng phù hợp.
20 thực phẩm giàu axit folic
Bác sĩ Duy Tùng cũng cho biết, bổ sung axit folic thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên là cách tốt nhất đáp ứng nhu cầu của cơ thể mà không cần lo lắng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Đối với người bình thường, một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu axit folic đã có thể phòng ngừa thiếu axit folic. Chỉ ở phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần kết hợp sản phẩm tăng cường axit folic và sắt để đảm bảo cung cấp nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Vậy axit folic có nhiều trong thực phẩm nào?
Dưới đây là 20 thực phẩm giàu axit folic cũng như nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác mà cơ thể cần:
1. Rau có lá màu xanh sẫm
Các loại rau có lá màu xanh sẫm như cải xoăn, rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi)… ít calo nhưng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả folate. Một chén rau bina sống cung cấp 58 mcg folate. Thêm một chén rau bina vào bữa ăn hàng ngày đã có thể đáp ứng 15% nhu cầu folate của cơ thể.
Bên cạnh đó, các loại rau có lá màu xanh sẫm còn chứa các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin A và K rất có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần tiêu thụ một khẩu phần rau xanh mỗi ngày đã có thể làm chậm sự suy giảm nhận thức có liên quan đến lão hóa.
Hay một nghiên cứu khác cho biết rau lá xanh có thể giúp giảm tình trạng viêm toàn thân thông qua hoạt động chống oxy hóa. Do đó, đây là loại thực phẩm không thể bỏ qua khi muốn chế biến thức ăn giàu axit folic.
2. Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt nổi tiếng với hàm lượng vitamin C dồi dào, nhưng cũng chứa một lượng folate đáng kể. Một quả cam lớn chứa 55 mcg folate, tương đương 14% lượng folate khuyến nghị hàng ngày. (2)
Bổ sung nhóm trái cây họ cam quýt vào thực đơn hàng ngày sẽ cung cấp folate và vitamin C giúp cơ thể duy trì phản ứng miễn dịch hiệu quả.
3. Măng tây
Măng tây là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm cả folate. Một chén măng tây nấu chín chứa 134 mcg folate, tương đương 34% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Ngoài ra măng tây còn chứa các hợp chất khác như vitamin C, vitamin E, fructan và flavonoid mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng măng tây có đặc tính chống oxy hóa mạnh.
4. Đậu lăng
Đậu lăng là một trong những loại đậu rất giàu folate. Một chén đậu lăng nấu chín cung cấp 358 mcg folate, tương đương 90% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành. Ngoài ra, đậu lăng nấu chín còn là nguồn cung cấp chất xơ và các vi chất dinh dưỡng khác như kali, magie và sắt. Bổ sung đậu lăng vào chế độ ăn hàng ngày mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì và tim mạch.
5. Đậu mắt đen
Đậu mắt đen (còn gọi là đậu trắng) là thực phầm giàu axit folic và rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Một nửa chén đậu mắt đen nấu chín chứa 105 mcg folate, tương đương 26% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, đậu mắt đen còn là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ, protein và chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
6. Đậu thận
Đậu thận (còn gọi là đậu đỏ tây) rất giàu chất dinh dưỡng, giàu protein, khoáng chất, vitamin và là nguồn cung cấp folate tuyệt vời. Một chén đậu thận nấu chín chứa 131 mcg folate, tương đương 33% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Đậu thận cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mang đến nhiều lợi ích cho đường ruột.
7. Quả óc chó
Các loại hạt mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, quả óc chó cũng không ngoại lệ. 1 ounce (tương đương 28,35 gram) quả óc chó cung cấp 28 mcg folate, khoảng 7% nhu cầu hàng ngày. Sử dụng quả óc chó như một phần của chế độ ăn uống cân bằng không chỉ mang đến cảm giác giòn ngon, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Quả óc chó cũng rất tiện mang theo khi di chuyển và sử dụng như một bữa ăn nhẹ.
Trong quả óc chó còn chứa axit alpha-linoleic mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, là thực phẩm chống viêm và giảm cholesterol, thậm chí có tác dụng chống ung thư.
8. Đậu phộng
Giống như quả óc chó, đậu phộng cũng là thực phẩm giàu axit folic và các chất dinh dưỡng khác. 1 ounce đậu phộng cung cấp 27 mcg folate, tương đương 7% nhu cầu hàng ngày. Đậu phộng còn chứa nhiều chất béo, protein, chất xơ lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đậu phộng có thể giúp phòng ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
9. Hạt hướng dương và các loại hạt
Hạt hướng dương là nguồn cung cấp axit folic tốt cho cơ thể. Trong 100 gram hạt hướng dương chứa 82 mcg folate, tương đương 21% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra còn có các loại hạt khác như 100 gram hạt hạnh nhân chứa 53 mcg folate, 100 gram hạt vừng chứa 115 gram folate… có thể thay đổi sử dụng mỗi khi buồn miệng.
10. Súp lơ xanh
Danh sách các loại thực phẩm giàu axit folic không thể thiếu súp lơ xanh. Một chén súp lơ xanh sống cung cấp 57 mcg folate, tương đương 14% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Thú vị là, cùng khẩu phần đó khi nấu chín ở nhiệt độ hợp lý lại cung cấp đến 168 mcg folate, tương đương 42% nhu cầu hàng ngày. Vì thế, khi muốn chế biến thức ăn giàu axit folic đừng bỏ qua súp lơ xanh.
Ngoài ra, một chén súp lơ xanh nấu chín còn là nguồn cung cấp các vitamin khác như A, C, K và mangan.
11. Bắp cải
Giống như súp lơ xanh, bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn cung cấp folate tự nhiên cho cơ thể. Một nửa chén bắp cải nấu chín cung cấp 47 mcg folate, tương đương 12% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Bên cạnh đó, bắp cải cũng rất giàu chất chống oxy hóa và các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác.
12. Ngũ cốc
Nhiều loại ngũ cốc như mì ống hoặc bánh mì được tăng cường để bổ sung hàm lượng axit folic. Hàm lượng axit folic ở các sản phẩm này là khác nhau, chẳng hạn một chén mì spaghetti nấu chín cung cấp 99 mcg axit folic, nhưng ¾ chén ngũ cốc cám có thể chứa đến 194 mcg axit folic.
Một điều thú vị là đã có nghiên cứu chứng minh axit folic có trong thực phẩm tăng cường như ngũ cốc được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn so với folate tự nhiên trong thực phẩm.
13. Quả bơ
Bên cạnh hương vị hấp dẫn, quả bơ còn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, trong đó có folate. Một nửa quả bơ chứa khoảng 82 mcg folate, tương đương 21% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. (3)
Quả bơ cũng là nguồn cung cấp kali, magie và chất xơ dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh quả bơ rất có lợi đối với bệnh nhân tim mạch. Trong quả bơ chứa nhiều chất béo có lợi cho tim, có liên quan đến việc cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
14. Củ dền
Ngoài mang đến màu sắc rực rỡ cho các món ăn, củ dền còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như mangan, vitamin C, kali và folate. Một chén củ dền chứa 148 mcg folate, tương đương 37% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Củ dền còn là nguồn cung cấp nitrat – hợp chất gốc nitơ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép củ dền có thể giúp hạ đường huyết, trở thành một phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh nhân tăng huyết áp.
15. Gan bò
Gan bò là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó có folate. 3 ounce gan bò cung cấp 215 mcg folate, tương đương 54% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào protein, vitamin A và vitamin B12.
Mặc dù gan bò là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng cholesterol cao, do đó chỉ nên tiêu thụ ở một mức độ vừa phải để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.
16. Trứng
Mặc dù được biết đến nhiều hơn nhờ hàm lượng protein, nhưng một quả trứng luộc có thể chứa đến 18 mcg folate. Nếu ăn hai hoặc ba quả trứng có thể đáp ứng được nhu cầu axit folic khuyến nghị hàng ngày.
17. Chuối
Chuối là nguồn cung cấp carbohydrate và kali dồi dào, cũng như các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể như vitamin B6. Ngoài ra, chuối cũng chứa một lượng folate vừa phải. Một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 24 mcg folate, tương đương 6% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
18. Đu đủ
Đu đủ cũng là một loại trái cây giàu folate tự nhiên. Một cốc đu đủ chứa khoảng 54 mcg folate, tương đương khoảng 14% nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, đu đủ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như kali, vitamin C và một lượng đáng kể carotenoid. Nghiên cứu chỉ ra rằng carotenoid mang lại lợi ích phòng chống oxy hóa thông qua các cơ chế khác nhau.
19. Dưa lưới
Nhắc đến các loại trái cây giàu axit folic không thể thiếu dưa lưới. Trong 100 gram dưa lưới cung cấp 21 mcg folate. Ngoài ra dưa lưới còn chứa nhiều vitamin A và C tốt cho cơ thể.
20. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong 100 ml sữa bò tươi chứa khoảng 55 mcg folate cùng hàm lượng canxi, vitamin A, D, B, protein và chất béo… dồi dào. Bên cạnh sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, bơ… cũng có hàm lượng folate rất cao.
Lưu ý để bổ sung axit folic đúng liều lượng
Như đã chia sẻ, bổ sung axit folic từ nguồn thực phẩm tự nhiên vẫn được ưu tiên hơn cả do đã đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Chỉ những trường hợp đặc biệt như phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, người thiếu máu, thiếu hụt axit folic hoặc có bệnh lý liên quan… mới cần sử dụng thêm thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo: Bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai
Khi sử dụng viên uống bổ sung axit folic, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia – bác sĩ tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng thông qua bài viết chúng ta đã nắm được các loại thực phẩm giàu axit folic, từ đó xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng cho cơ thể, cải thiện các khía cạnh sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.
Bột năng là loại bột khá thông dụng và được sử dụng rất nhiều trong công thức chế biến thực phẩm, món ăn, làm bánh,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại bột này làm từ gì, công dụng cũng như điểm khác biệt so với các loại bột khác. Để hiểu rõ hơn về bột năng, VinID đã tổng hợp chi tiết qua bài viết!
1. Giải đáp: Bột năng là bột gì?
Bột năng (Tapioca starch) là loại bột được làm từ củ sắn (củ khoai mì). Loại bột này còn có một số tên gọi khác theo vùng miền như bột sắn, bột lọc,… Bột năng có đặc điểm là mịn, tơi, màu trắng tinh. Khi nấu, loại bột này chuyển sang màu trong, đặc, có độ sánh và kết dính cao.
Thành phần chính của bột năng là tinh bột (Chiếm 95%), gần như không chứa chất xơ và protein. Độ trắng tự nhiên của bột năng lên đến 92%, độ ẩm khoảng 13%. Bột năng là loại bột an toàn, sử dụng nhiều trong nấu ăn, không chứa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
2. Công dụng của bột năng
Bột năng “góp mặt” trong nhiều món ăn cần độ kết dính. Tiêu biểu có thể kể đến như:
2.1. Công dụng làm bánh của bột năng
Bột năng là thành phần không thể thiếu trong một số loại bánh như: bánh da lợn, bánh bột lọc, bánh phu thê, bánh đúc, bánh bò, bánh cuốn,… vì bột năng giúp tạo độ dai, dẻo, tạo cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.
2.2. Bột năng dùng trong chế biến món ăn
Bột năng được dùng nhiều trong chế biến các món ăn phổ biến khác như hủ tiếu, miến, nui,bún, bánh canh…
Bột năng góp mặt trong quá trình chế biến các món ăn đông lạnh như cá viên, chả cá, nem, xúc xích… Làm món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Bột năng còn mang lại công dụng làm gia vị cho các món súp và món xào để giúp tạo độ sánh đặc cho nước sốt.
2.3. Bột năng dùng trong nấu chè, nguyên liệu chè
Rất nhiều món chè cần đến bột năng để tạo độ đặc, sánh. Ngoài ra, loại bột này còn được dùng trong làm các loại hạt trân châu, thạch có trong chè và trà sữa.
3. Phân biệt bột năng với các loại bột khác
Mỗi loại bột lại có một đặc điểm và công dụng riêng. Do đó, việc phân biệt bột năng với các loại bột khác sẽ giúp người dùng biết sử dụng các loại bột đúng cách, tránh sử dụng sai. Dưới đây là những hướng dẫn phân loại bột năng so với một số loại bột thông dụng khác:
Bột năng với bột mì
So với bột mì, bột năng có những điểm khác biệt như:
Bột năng nhìn thô hơn bột mì, độ mịn không bằng bột mì.
Bột năng khi hòa vào nước có độ sánh cao còn bột mì thì rất xốp và giãn nở.
Màu sắc bột năng trắng hơn bột mì.
Bột năng ứng dụng nhiều trong chất tạo độ sánh để nấu chè, làm bánh… còn bột mì ứng dụng nhiều trong làm các loại bánh như cupcake, bánh ngọt, bánh mì,…
Bột năng với bột sắn dây
Nhiều người cho rằng bột năng và bột sắn dây là một. Thực tế, bột sắn dây được làm từ củ sắn dây trong khi bột năng được làm từ củ sắn (củ khoai mì).
Về hình dáng bên ngoài, bột sắn dây to hơn so với bột năng.
Về tính ứng dụng, bột sắn dây có vị lạt, tính mát thường được ứng dụng trong nấu nước uống làm mát cơ thể, thải độc.
Bột năng với bột bắp
Bột bắp có tính mịn, nhẹ tơi và thường được dùng để tạo độ kết dính, làm đặc trong các món ăn, món bánh. Loại bột này thường được cho vào ở công đoạn cuối cùng khi thức ăn đã chín. Bột bắp không kết dính được ở các dung dịch có tính axit như nước chanh, nước cam, giấm,…
Khi so sánh bột năng và bột bắp, ta nhận thấy:
Bột năng có tính kết dính và khả năng tạo độ đặc cao hơn bột bắp.
Một số món bột bắp và bột năng có thể thay cho nhau. Tuy nhiên, ứng dụng của bột bắp ít thông dụng hơn so với bột năng. Bột bắp để tạo hương vị đặc trưng và độ xốp hơn bột năng cho các món như: Cheesecake, Chiffon,…
Bột năng với bột nếp
Bột nếp được chế biến trực tiếp từ gạo nếp nên có các đặc tính rõ ràng như dẻo, dai hơn bột năng. Do đó, loại bột này thường được dùng trong làm bánh dày, bánh gai, bánh trôi,…
Bột năng với bột gạo
Bột gạo có một màu trắng đục đặc trưng. Xét về đặc tính, bột gạo không dẻo và dai bằng bột năng. Ứng dụng của bột gạo cũng khá phong phú trong chế biến món ăn như: bánh canh, ướt, bánh đúc,bánh xèo, bánh khoái…
4. Cách sử dụng bột năng
Bột năng có tính ứng dụng cao nên tùy vào mỗi loại món ăn mà bột năng lại có cách sử dụng khác nhau.
Đối với các món bánh: Cho bột năng kết hợp với các nguyên liệu, điều chỉnh lượng nước để đảm bảo việc nhào nặn bột luôn có sự cân bằng, không quá nhão hay quá cứng.
Đối với các món chè, súp, nước sốt: Người dùng nên pha loãng bột năng với nước sau đó đổ vào món ăn đang nấu để tạo độ sánh cho món ăn. Lưu ý, không cho trực tiếp bột năng vào các món canh nóng, súp nóng để tránh bột bị vón cục.
Đối với bột năng làm trân châu: Cần trộn bột năng với lượng nước phù hợp, nhào nặn lâu để hỗn hợp dẻo mịn, có thể kết hợp với các loại bột khác như cacao, milo để tạo nên các món trân châu khác nhau.
5. Cách tự làm bột năng tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu:
5kg củ sắn (củ khoai mì).
1 chiếc bàn mài củ sắn mini (bạn có thể mua tại cửa hàng bán dụng cụ làm bánh, cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị).
1 tấm vải dày sạch màu trắng.
1 cái chậu hoặc xô lớn.
Cách thực hiện:
Bước 1:
Rửa sạch vỏ củ sắn (khoai mì), dùng dao lột vỏ rồi ngâm nước lạnh có pha một chút muối trong 2 tiếng.
Rửa lại sắn thật sạch với nước.
Bước 2:
Sử dụng bàn mài để mài củ sắn cho nát ra.
Tiếp tục, cho 10 lít nước sạch vào chậu đựng sắn đã mài, sau đó dùng tấm vải đã chuẩn bị để lọc lấy bột.
Để bột sắn lắng hết xuống đáy chậu, sau đó đổ phần nước đi và lấy phần bột mang đi phơi khô dưới nắng khoảng 2-3 ngày.
Bước 3:
Sau 2-3 ngày phơi, bạn sẽ có được bột năng dưới dạng cục.
Cho bột năng đã phơi vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cục bột năng thành bột mịn rồi dùng dây lọc qua một lượt.
Cho bột năng vào hũ hoặc hộp đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo. Như vậy bạn đã hoàn thành xong nguyên liệu bột năng tại nhà dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau.
6. Bột năng giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bột năng có tính ứng dụng cao, phổ biến ở nhiều địa điểm bán hàng khác nhau. Bạn có thể mua loại bột này ở chợ, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm, bán đồ làm bánh, siêu thị,…
Thậm chí, bạn có thể đặt mua bột năng chất lượng, online thông qua app VinID để tiện lợi hơn trong quá trình chế biến, tiết kiệm thời gian.
Hiện nay, giá bán bột năng khá rẻ, dao động từ 6-10 nghìn đồng/ gói 100g, 12-15 nghìn đồng/ gói 400g, 15 – 17 nghìn đồng/ gói 500g, 28 – 35.000 đồng/ gói 1kg… Do đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi chọn mua bột năng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bột năng, công dụng và cách phân biệt bột năng so với các loại bột khác. Bột năng có tính ứng dụng cao, do đó, hãy mua sẵn các gói bột năng để trong gian bếp gia đình và sẵn sàng chế biến những món ăn hấp dẫn ngay thôi nào!
Kim chi củ cải Hàn Quốc có nhiều cách chế biến khác nhau, một trong những cách được yêu thích là món kimchi củ cải muối xổi ăn liền.
Món ăn này thường được người Hàn làm để ăn kèm với bibimbap, kimbap hay mì lạnh trộn…Kim chi củ cải muối xổi giống như làm salad, ăn ngay sau khi làm thì có vị hăng nhẹ rất thơm. Để lâu thì thấm vị mặn ngọt, chua cay đậm đà, ăn kiểu nào cũng ngon.
Củ cải đang vào mùa, ra chợ mua một ít về làm theo công thức kim chi củ cải muối xổi mà Tèobokki chia sẻ sau đây nhé!
Nguyên liệu làm kim chi củ cải
500g-550g củ cải
4 muỗng đường
½ muỗng muối biển
5 muỗng bột ớt đỏ
2 muỗng nước tương
1 muỗng nước mắm
3 muỗng giấm
Hành lá 20cm
Các bước làm kim chi củ cải muối xổi
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Củ cải bạn đem rửa sạch, gọt vỏ sau đó cắt thành sợi vừa ăn. Hành paro rửa sạch, tỉa phần lá, chỉ dùng phần gốc trắng của cây hành, cắt sợi nhỏ.
– Ướp củ cải với một chút đường hoặc muối để củ cải ra bớt nước. Sau đó dùng tay bóp nhẹ củ cải cho bớt nước, khi muối xổi cũng củ cải cũng giòn hơn.
Bước 2: Muối kim chi củ cải
Tiến hành trộn các loại gia vị đã chuẩn bị theo thứ tự:
– Trộn củ cải với 4 muỗng đường đến khi đường tan. Cho đường vào trộn trước giúp giảm đi vị đắng của củ cải. Chú ý trộn nhẹ tay để tránh củ cải bị mềm dập.
– Thêm 1/2 muỗng muối biển thô, tiếp tục trộn đều cho thấm.
– Thêm 5 muỗng bột ớt đỏ rồi trộn đều.
– Cuối cùng, thêm 2 muỗng nước tương, 1 muỗng nước mắm, 3 muỗng giấm vào củ cải rồi trộn đều cho thấm gia vị.
Bước 3: Hoàn thành món kim chi củ cải muối xổi
– Bước cuối cùng, bạn thêm hành paro xắt sợi nhỏ trộn sơ để tăng thêm mùi vị cho món kim chi củ cải. Kimchi ăn ngon và thấm vị hơn khi để thêm 30 phút. Bạn có thể để trong ngắn mát tủ lạnh để ăn ngon hơn.
Khi ăn thì cho ra dĩa, rắc thêm một ít hạt mè rang lên trên. Kim chi củ cải muối xổi có thể ăn trong 3-4 ngày khi bảo quản tủ lạnh. Kim chi ăn liền giòn ngọt và có thêm chút vị hăng rất ngon. Khi để lâu thì thấm vị mặn ngọt đậm đà rất hợp để ăn kèm với các món như kimbap, bibimbap, trứng chiên hay các món mì nước. Chúc các bạn thành công!
Đu đủ không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn tương đối bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên nhiều chị em cũng thắc mắc về việc ăn 100g đu đủ bao nhiêu calo, nếu ăn nhiều thì có béo không? Hãy cùng S-Life tìm ra câu trả lời chuẩn xác trong bài viết sau bạn nhé!
100g đu đủ bao nhiêu calo?
Đu đủ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng lượng calo mà nó mang đến cho cơ thể là tương đối khiêm tốn. Thông thường thì trong 100g đu đủ chỉ chứa 42 calo, và lượng calo này có thể chênh lệch đôi chút tùy vào tình trạng của trái chín hay còn xanh.
Điều này cũng làm dấy lên một số thắc mắc liên quan tới loại trái cây này khi muốn bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Nếu bạn đang quan tâm và muốn biết cụ thể hơn? Hãy tham khảo qua một số thông tin sau đây:
100g đu đủ chín bao nhiêu calo: Đu đủ chín thường có chứa nhiều dưỡng chất hơn, đồng thời cũng có lượng calo cao hơn so với một trái đu đủ thường. Số calo này thường sẽ là 42 calo.
100g đu đủ xanh bao nhiêu calo: Ngược lại thì đu đủ xanh sẽ chứa ít calo hơn so với các loại chín, rơi vào khoảng 32 calo.
Gỏi đu đủ bao nhiêu calo: Trong một dĩa gỏi đu đủ có thể chứa tới 120 calo, hay thậm chí là nhiều hơn nữa tùy thuộc vào các thành phần có trong dĩa gỏi.
Canh đu đủ bao nhiêu calo: Món canh đu đủ thường sẽ nấu chung với xương, thịt và nhiều loại gia vị khác. Vậy nên lượng calo có trong một tô canh đu đủ rất cao, thường khoảng 250 – 300 calo.
Xem thêm: Tìm hiểu về công cụ tính calo giảm cân
Thành phần dinh dưỡng có trong đu đủ
Trong một quả đu đủ chín với trọng lượng khoảng 152g có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
62 calo
15g carbohydrate
3g chất xơ
90% nước
13% đường
1g protein
Vitamin C
Vitamin A
Vitamin B9,…
Ngoài ra thì nó cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt khác như Vitamin A, B1, B3, C, E, K, Folate, Magie, Axit Pantothenic. Đặc biệt hơn cả là hoạt chất Alpha và Beta Carotene, Lutein và Zeaxanthin. Đây đều là những hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh, mang đến nhiều hiệu quả tốt đối với chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong đu đủ sẽ nâng cao chất lượng dinh dưỡng mà nó mang lại đối với cơ thể.
Ăn đu đủ nhiều có béo không?
Câu trả lời là KHÔNG, ăn đu đủ nhiều cũng không hề gây béo như bạn nghĩ bởi nó có lượng calo cực kỳ thấp. Chúng ta đều đã biết 100g đu đủ chín bao nhiêu calo, nếu bổ sung một lượng lớn đu đủ vào chế độ ăn thì con số calo cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới cân nặng của bạn.
Ngoài ra thì đu đủ còn là loại trái cây có hàm lượng chất xơ cực lớn, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể và giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Chất xơ của đu đủ cũng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn nhiều so với việc ăn các loại thực phẩm ít calo khác.
Xem thêm: Ăn cơm bữa sáng có béo không?
Tác dụng của đu đủ đối với sức khỏe
Nội dung bên trên đã giải đáp 100g đu đủ bao nhiêu calo, Ngoài ra đu đủ mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe nếu bạn biết sử dụng hợp lý. Cụ thể hơn là:
Hỗ trợ giảm cân
Hàm lượng chất xơ có trong đu đủ là rất cao, nếu ăn nhiều đu đủ thì sẽ mang tới cảm giác no trong một khoảng thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm bớt cảm giác thèm ăn, không có nhu cầu nạp thêm các loại thực phẩm khác và giảm thiểu một lượng lớn calo mỗi ngày. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy tốc độ giảm cân được đẩy mạnh rõ rệt nếu áp dụng ăn đu đủ hợp lý.
Xem thêm: Một quả trứng gà luộc bao nhiêu calo?
Ngăn ngừa ung thư
Như đã phân tích ở trên, đu đủ có chứa một lượng lớn dưỡng chất như Folate, Vitamin C, Beta-Carotene, Vitamin E với tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng. Các dưỡng chất này cũng ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do có thể gây tổn thương tới tế bào. Do đó có thể khẳng định rằng ăn đu đủ nhiều cũng là một cách đề phòng ung thư kết tràng thực sự hiệu quả.
Bạn cũng có thể tham khảo bài viết một quả táo chứa bao nhiêu calo? bởi táo cũng hỗ trợ trong việc ngăn ngừa ung thư
Chống oxy hóa mạnh mẽ
Khả năng chống oxy hóa từ sâu trong các tế bào là một lợi ích tuyệt vời đối với chị em phụ nữ, góp phần ngăn ngừa lão hóa tế bào da quá nhanh, thậm chí là ức chế tốc độ lão hóa. Vậy nên nhiều chị em phụ nữ thường xuyên sử dụng đu đủ trong chế độ ăn uống hằng ngày với mong muốn làm đẹp da, ngừa lão hóa.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Với khả năng cung cấp một lượng lớn các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, C thì đu đủ có thể tăng cường sức đề kháng mạnh mẽ hơn. Đồng thời với đó thì các loại khoáng chất như Kali, Kẽm, Sắt trong đu đủ cũng sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp nhiều lần.
Nhiều chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên người huyết áp cao, mỡ máu nên ăn nhiều đu đủ để ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Bên cạnh ăn đu đủ, cá cũng là loại thực phẩm rất tốt cho tim mạch. Vậy cá chứa bao nhiêu calo? Cùng S-life tìm hiểu ngay.
Tốt cho hệ tiêu hóa
100g đu đủ chứa bao nhiêu calo, chưa tới 50 calo, nhưng nó lại có thể tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Đu đủ chứa một loại Enzim tiêu hóa là Papain, thêm nữa là lượng lớn chất xơ và nước giúp quá trình hoạt động của dạ dày diễn ra ổn định hơn. Kể cả những người thường xuyên bị đau dạ dày thì vẫn có thể ăn đu đủ thoải mái.
Có thể thấy rằng 100gđu đủ bao nhiêu calo sẽ không còn là giới hạn khi mà nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tới vậy.
Nếu như đã biết được 100g đu đủ bao nhiêu calo, bạn có thể tận dụng loại quả này để bổ sung vào thực đơn giảm cân, giảm béo. Dưới đây sẽ là một số cách dùng đu đủ giảm cân mà bạn có thể tham khảo.
Đu đủ xanh luộc
Đu đủ xanh luộc là món ăn giảm cân rất đơn giản từ quả đu đủ. Bạn chỉ cần gọt vỏ, luộc chín sơ các miếng đu đủ là đã có thể sử dụng như một món rau củ trong bữa ăn. Món này có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng cùng nhiều thành phần vitamin, chất xơ rất tốt cho người đang cần giảm béo.
Gỏi đu đủ giảm cân
Gỏi đu đủ là món ăn rất giàu chất xơ lại có vị chua ngọt hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích sử dụng trong thực đơn giảm cân.
Cách làm:
Chuẩn bị đu đủ xanh và cà rốt bào sợi, rau thơm, ớt, lạc rang và gia vị.
Trộn đu đủ, cà rốt với ớt thái lát, một chút muối, đường ăn kiêng, nước cốt chanh và hạt tiêu cho vừa miệng, đủ vị chua, ngọt, mặn, cay.
Rắc rau thơm và lạc rang lên trên là có thể hoàn thành.
Canh đu đủ
Canh đu đủ thơm ngon, bổ dưỡng sẽ là món ăn rất thích hợp sử dụng trong các thực đơn ăn kiêng giảm cân.
Cách làm:
Chuẩn bị ½ quả đu đủ xanh, cà rốt, 400gr sườn non.
Hầm xương sườn trong 20 phút cho chín nhừ, sau đó cho đu đủ và cà rốt đã thái khúc vào.
Nấu trong 10 phút để rau chín, nêm gia vị muối, tiêu, hạt nêm cho vừa miệng rồi rắc rau thơm là hoàn thành.
Sinh tố đu đủ
Sinh tố đu đủ là thức uống rất thơm ngon, hấp dẫn, được nhiều người yêu thích. Uống sinh tố đu đủ sẽ cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy no bụng nhanh chóng và giảm cân tốt hơn.
Cách làm:
Chuẩn bị ½ quả đu đủ chín, gọt vỏ.
Cho các miếng đu đủ cùng đá viên và sữa tươi không đường vào máy xay.
Xay trong 1 – 2 phút cho sinh tố nhuyễn thì đổ ra ly và thưởng thức.
Một ngày nên ăn bao nhiêu đu đủ?
Mặc dù đu đủ là loại quả thơm ngon, tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng chỉ nên ăn đu đủ với một lượng vừa phải. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 500 – 700gr đu đủ mỗi ngày là hợp lý, không nên ăn nhiều quá mức cần thiết. Quả đu đủ có tính hàn và nhuận tràng, nếu lạm dụng rất dễ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, đu đủ chín cũng có vị ngọt đậm nên người bị tiểu đường cũng cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều món ăn này.
Những ai không nên ăn đu đủ quá nhiều?
Mặc dù được coi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất, nhưng đôi khi đu đủ có thể gây ra một số triệu chứng đáng lo ngại. Vậy cụ thể thì có những đối tượng nào không nên ăn đu đủ quá nhiều?
Phụ nữ đang trong thai kỳ: Đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh có chứa nhiều chất mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Do đó có thể gây ra sảy thai hoặc các biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai. Tốt nhất là không nên ăn đu đủ xanh dù ít hay nhiều nếu đang trong thai kỳ.
Người bị bệnh suy gan: Ăn đu đủ có thể làm tăng nồng độ men GGT, ALP và Bilirubin. Đây là các nguyên nhân chính kiến cho người bị bệnh viêm, suy gan phải đối mặt với tình trạng xuất huyết. Vậy nên tốt nhất người bị bệnh suy gan không nên ăn đu đủ.
Người có tiền sử bị dị ứng: 100g đu đủ chứa bao nhiêu calo không phải là câu hỏi cần quan tâm nếu bạn có tiền sử bị bệnh dị ứng. Phấn hoa đu đủ còn sót lại là nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng sưng miệng, ngứa họng, phát ban, chóng mặt, nhức đầu hay khó thở tương đối nguy hiểm.
Người bị hạ đường huyết: Chắc chắn không nên ăn đu đủ bởi có thể rơi vào tình trạng run rẩy, tim đập nhanh.
Người bị sỏi thận: Đu đủ chứa nhiều vitamin C, nhưng đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận Canxi Oxalat. Vậy nên bị sỏi thận thì tốt nhất không ăn đu đủ.
Với những chia sẻ của bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu được 100g đu đủ bao nhiêu calo, có tác dụng như thế nào và phù hợp với những ai. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của S-life để nắm bắt thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng và sức khỏe bạn nhé!
Cá ngừ là một loại hải sản chứa nhiều protein, DHA và Omega-3 giúp cải thiện trí nhớ và hỗ trợ chức năng gan. Nắm được cách làm món cá ngừ kho thơm sẽ giúp bạn bổ sung thêm vào thực đơn gia đình một món ăn vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khoẻ.
Công thức nấu món cá ngừ kho thơm, hết sạch nồi cơm
Nguyên liệu:
– 2 khoanh cá ngừ
– 100g thơm
– 50ml nước dừa
– Hành lá, hành tím
– Ớt hiểm
– Gia vị: muối, đường, nước mắm, bột ngọt, tiêu, ớt bột,…
Sơ chế nguyên liệu:
– Sơ chế cá ngừ: chà chanh hoặc xát muối vào phần bụng cá để khử mùi tanh rồi rửa thật sạch. Để ráo nước, thái thành những khoanh dày khoảng 2cm.
– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
– Thơm rửa sạch, thái lát vừa ăn, ướp với 2 muỗng đường trong vòng 10 phút.
– Ớt và hành lá thái nhỏ.
Cách làm món cá ngừ kho thơm:
Bước 1:Ướp cá
Ướp hạt nêm, muối, bột ớt, một ít đường và ½ muỗng nước mắm vào cá. Cho thêm ớt và gốc hành lá băm nhuyễn vào, trộn đều để cá ngấm gia vị. Ướp cá trong khoảng 10 – 15 phút.
Bước 2:Chiên cá, rim thơm
– Cho vào chảo một lượng dầu vừa đủ rồi chiên vàng hai mặt cá. Gắp cá ra đĩa, để ráo dầu, cá được chiên vàng khi kho sẽ thơm ngon và có màu sắc hấp dẫn, bắt mắt hơn.
– Thơm sau khi ướp, cho vào chảo nóng, thêm 50ml nước dừa, rim với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút, đến khi thơm chín mềm thì tắt bếp.
Bước 3:Kho cá
– Làm nóng nồi, cho dầu ăn vào rồi đun sôi 1 muỗng canh đường để làm nước màu. Khi đường đã chuyển sang màu vàng nâu thì cho cá ngừ đã chiên vào. Đổ phần nước dừa còn lại vào nồi, thêm thơm, hành lá, ớt băm, 1 muỗng ớt bột để món cá ngừ kho thơm có màu sắc hấp dẫn.
– Đun liu riu với lửa nhỏ, nêm lại gia vị với 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, ½ muỗng đường. Khi thấy nước kho cá cạn bớt chỉ còn khoảng một nửa, cá chín, có màu sắc hấp dẫn thì rắc thêm một ít tiêu xay rồi tắt bếp.
Cá ngừ kho thơm nên ăn lúc nóng với cơm trắng, rau sống hoặc rau luộc. Vì thơm là thực phẩm thuần vị chua, nếu ăn thừa, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị ôi thui vào ngày hôm sau nhé!
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Hướng dẫn cách làm đậu hũ chiên sốt thịt băm đơn giản, đậm đà
Chế biến cá diêu hồng muối sả chiên ngon tuyệt
Hướng dẫn nấu món mì xào hải sản rau củ lạ miệng cho bữa tối
Đào ngâm và trà đào lại trở thành 2 món ăn hot xình xịch. Những năm gần đây, xu hướng làm đào ngâm tại nhà được mọi người rất quan tâm tìm hiểu. Làm đào ngâm khá đơn giản nhưng làm thế nào để đào được giòn ngon, màu vàng tươi và bảo quản được lâu? Cùng tìm hiểu chi tiết cách làm đào ngâm đường ngâm để được lâu tại nhà nhé!
Cách làm đào ngâm
Cách chọn đào Sapa để làm đào ngâm ngon đúng chuẩn
Đào SaPa vào mùa bắt đầu từ cuối tháng 5 đếm hết tháng 6. Nếu sang đến tháng 7, đào SaPa chỉ còn lác đác lại vài trái nhỏ. Chính vì thế, tháng 7 hay tháng 8 bạn vẫn thấy đào được bày bán với những trái to tròn láng mịn thì hãy quan sát kỹ lưỡng nhé! Đào đầu mùa có giá khoảng 30 đến 40 nghìn đồng. Vào mùa chín rộ, giá nằm ở khoảng 20 đến 25 nghìn đồng.
Đào Sa Pa có kích thước nhỏ hơn đào Trung Quốc Điểm đầu tiên khi muốn phân biệt đào là kích thước của đào Sa Pa sẽ nhỏ hơn đào Trung Quốc rất nhiều. Hãy chú ý, kích thước đào Sa Pa thông thường chỉ nhỏ bằng chén uống trà, đường kính trái ở khoảng 3 đến 5 cm trong khi đào Trung Quốc thì to hơn rất nhiều.
Đào Sapa có kích thước nhỏ hơn đào Trung Quốc
Đào Sa Pa có lông tơ trong khi đào trung Quốc nhẵn mịn Đào Sa Pa có một đặc tính khác rất dễ nhận biết chính là những chiếc lông tơ mềm mịn. Đào Sa Pa thường có lông, trước khi dùng người ta thường rửa kỹ vài lần để đào rụng bớt đi phần lông tơ. Còn đối với đào Trung Quốc, bạn rất khó có thể tìm thấy lông tơ bên ngoài vỏ của chúng. Vỏ của loại đào này thường nhẵn nhụi, mịn màng và bóng loáng.
Đào Sapa có lông tơ trong khi đào Trung Quốc nhẵn mịn
Đào Sa Pa có màu xanh và hồng đỏ đậm nhưng đào Trung Quốc lại có màu hồng phấn Đào Sa Pa có vẻ ngoài không được bắt mắt cho lắm. Trái đào thường có màu xanh và một ít màu hồng đỏ dưới đít trái và khi chín mùi, đào có màu vàng và đỏ đậm.` Đào Trung Quốc thì lại có mẫu mã đẹp hơn nhiều. Trái có màu hồng phấn gần giống với trái đào tiên.
Đào Sapa có màu xanh và hồng đỏ đậm
Đào Sa Pa giòn, mọng nước và có vị chua nhẹ còn đào Trung Quốc thì xốp và không có vị chua Khi nếm thử, bạn có thể phân biệt đào thông qua mùi vị của chúng. Đào Sa Pa khi còn sống thường rất giòn, mọng nước và trong vị ngọt sẽ có vị chua nhẹ. Khi đào chín, ruột ngã sang màu vàng và mềm mịn, vị chua ngọt cũng đậm hơn. Tuy nhiên. đào Trung Quốc thì ruột lại xốp giống thiếu nước, ngọt ít và thường không có vị chua.
Đào Sapa giòn, có vị chua nhẹ
Đào Sa Pa có thời gian bảo quản ít hơn đào Trung Quốc Vì là đào tự nhiên không ngâm qua hóa chất nên đào Sa Pa thường chỉ bảo quản được khoảng 1 tuần. Trong khi đào Trung Quốc có thể bảo quản lên đến 1 tháng. Khi mua, bạn nên chú ý cầm đào trên tay, bóp nhẹ xem độ tươi ngon của ruột quả. Nếu nên ngoài vẫn còn tươi ngon mà bên trong lại bị thối và mềm nhũn thì chắc chắc đây là đào Trung Quốc. Và sau khi chọn được những trái đào ngon ưng ý, hãy đến ngay với cách ngâm đào dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm trà đào ngâm:
1 kg Trái Đào tươi
500 gr đường nâu (hoặc đường vàng)
1/2 trái chanh
Đá viên
Một nhúm muối tinh
Cách làm trà đào ngâm thơm ngon:
Bước 1: Đào chọn đào ruột vàng, hơi chín sẽ thơm và ngọt, không nát, không dập. Rửa sạch vỏ đào, ngâm nước muối 15p, để làm sạch lớp ngoài vỏ nhé.
Bước 2: Tách đào thành từng múi, kinh nghiệm của mình bạn nên tách múi múi cóc. Bạn nên chọn dao sắc, cẩn thận khéo léo nhé. Bước này là bước cực nhất trong các khâu trong cách làm trà đào vì đào cứng nên hơi khó tách.
Cách làm trà đào
Bước 3: Chuẩn bị sẵn, 1 chậu nước pha chút muối loãng, bổ đào đến đâu thả vào chậu nước đến đó. Vẫn giữ nguyên vỏ. Sau khi tách xong mới lần lượt gọt vỏ đào nhé.
Bước 4: Sau đó đặt 100gr đường vào nồi nấu dạng caramel cho có màu, chưng đường lên cho đường chảy thành nước và có màu hơi vàng thôi nhé (khi đường hơi chuyển màu là tắt bếp ngay nếu để lâu là thành nước màu đen thui luôn đấy). Nhanh tay, múc 1/2 chén nước lọc đổ vào nồi ngay, phần đường còn lại vào cùng luôn, khuấy đều lên.
Bước 5: Lúc này bật lại lửa, cho nước đường nóng lên thì đổ đào đã cắt vào đun tầm 5 phút.
Đào chuyển sang màu trong là chuẩn nhé. Tắt bếp ngay.
Bước 7: Chuẩn bị 1 thau nước đá lớn. Vớt đào ra cho vào thau nước đá, để đào có độ giòn rụm ngon hơn (càng nhiều đá đào càng giòn). Giữ nguyên nước đường còn lại trong nồi nhé.
Cách ngâm trà đào
Bước 8: Đợi nước đường nguội vắt vào 1 lát chanh khuấy đều, cho có vị chua nhè nhẹ. Chẩn bị hộp có nắp đậy, nhựa hay thủy tinh đầu được. Trút đào ngâm vào hỗn hợp nước đường đã nguội vào lọ.
Bạn cho lọ đào vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần nhé. Khi nào dùng thì mang ra pha trà đào uống nhé.
Và nếu bạn là người cuồng đào ngâm, muốn một miếng đào thật to, mình sẽ mách bạn cách lột đào nhanh gọn lại đẹp mắt để bạn có được những miếng đào ngâm tròn trỉnh nhé!
Cách làm đào ngâm để lâu
Cho đào vào nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh, bạn sẽ thấy vỏ đào mềm và tróc ra rất dễ bóc
Sau khi bóc vỏ, bạn chẻ đôi để bỏ hạt và tiến hành nấu đào ngâm như bình thường nhé!
Thành quả của cách làm trà đào ngâm:
Có cách ngâm đào giòn ngon rồi, giờ thì cần thêm tỉ lệ và cách pha trà đào nữa thoai nè. Bạn tham khảo công thức sau để có ly trà đào chuẩn vị Phúc Long nhé!
Gợi ý xem thêm:Cách pha trà đào ngon chuẩn vị
Chúc bạn có một mẻ đào ngâm đường giòn ngọt để được lâu tại nhà thành công nhé!
Cách giải ngộ độc rượu nhanh nhất rất quan trọng đối với những người đã uống quá mức hoặc gặp tình trạng ngộ độc sau khi uống rượu. Việc biết cách xử lý tình trạng này có thể giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách giải ngộ độc rượu nhanh nhất, giải quyết kịp thời và hiệu quả.
Ngộ độc rượu là gì?
Ngộ độc rượu (còn được gọi là ngộ độc cồn) là tình trạng xảy ra khi cơ thể tiêu hóa quá nhiều cồn (cồn etylic) trong một khoảng thời gian ngắn, gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và hệ thần kinh. Khi bạn uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn, cơ thể không thể xử lý cồn nhanh chóng, dẫn đến sự tích tụ của cồn trong hệ thống cơ thể, gây ra các triệu chứng như làm mất khả năng kiểm soát, suy giảm sự tập trung và các triệu chứng khác, nặng nhất là ngộ độc rượu.
Triệu chứng của ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu có thể biểu hiện qua những dấu hiệu như nói chuyện không rõ ràng, nhìn mờ mờ, mệt mỏi, buồn ngủ, nôn mửa, thậm chí là tỉnh dậy với cơn đau đầu và mệt mỏi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc rượu có thể gây tử vong.
Triệu chứng của ngộ độc rượu bao gồm thở dốc, hôn mê, da mất màu, co giật, tụt huyết áp, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ ngưng thở. Ngộ độc rượu có thể xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn hoặc uống loại rượu có nồng độ cồn cao. Đối với mỗi người, mức độ uống gây ngộ độc có thể khác nhau, tùy thuộc vào sức kháng cá nhân, tình trạng sức khỏe, cơ địa và lượng rượu uống.
Cách giải ngộ độc rượu nhanh nhất
Ngộ độc rượu thường gây ra các triệu chứng khó chịu, sau đây là một số cách giải ngộ độc rượu nhanh nhất:
Đến các cơ sở y tế gần nhất: Ngộ độc rượu rất nguy hiểm nếu không được xử lí sớm. Vì vậy hãy đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp thăm khám và chữa trị. Nếu có thể thì nên gọi xe cấp cứu hoặc taxi vì khi nằm nghiêng sẽ giúp điều hòa hơi thở tốt hơn so với việc ngồi hoặc đi lại quá nhiều.
Nghỉ ngơi và uống đủ nước: Hầu hết các cơn say rượu đều sẽ biến mất sau khoảng 24h. Kết hợp với uống đủ nước có thể giúp giảm triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi. Nên uống nước gừng ấm, sữa tươi, nước cam, chanh để giúp làm loãng nồng độ rượu trong máu.
Ăn nhẹ: Sau khi các triệu chứng của ngộ độc rượu đã thuyên giảm thì cũng không được chủ quan, cần bổ sung thực phẩm cho người bệnh. Vậy ngộ độc rượu nên ăn gì? Theo đó, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm như cháo hoặc súp để cơ thể được bổ sung thêm khoáng chất.
Không uống thêm rượu: Tránh uống thêm rượu hoặc các loại đồ uống có cồn khác.
Không được tắm: Không cho bệnh nhân tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh, vì có thể gây hạ đường huyết, đột quỵ.
Các điều cần lưu ý để tránh bị ngộ độc rượu
Để tránh bị ngộ độc rượu, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Hạn chế lượng rượu uống: Điều quan trọng là biết giới hạn lượng rượu bạn uống. Đặt một mức giới hạn và tuân thủ nó để tránh uống quá nhiều.
Uống chậm và kiểm soát: Hãy uống rượu một cách chậm rãi, thưởng thức từng ngụm. Điều này giúp cơ thể có thời gian xử lý cồn một cách hiệu quả.
Ăn trước khi uống: Uống rượu khi dạ dày đang có thức ăn giúp giảm tốc độ hấp thụ cồn và nguy cơ ngộ độc.
Chọn loại rượu có nồng độ cồn thấp: Loại rượu có nồng độ cồn thấp thường ít gây ngộ độc hơn so với loại có nồng độ cao.
Nghỉ ngơi và uống đủ nước: Khi cảm thấy đã uống đủ lượng rượu cơ thể có thể hấp thu, hãy nghỉ ngơi và uống nước để giúp cơ thể loại bỏ cồn.
Không uống rượu khi đang uống thuốc: Một số loại thuốc có thể tương tác với cồn và gây ra nguy cơ ngộ độc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc.
Tìm cách giảm stress: Tránh sử dụng rượu để giải tỏa stress. Tìm cách quản lý cảm xúc một cách lành mạnh như tập thể dục, yoga hoặc tâm sự chia sẻ với bạn bè và người thân.
Không nên uống rượu không rõ nguồn gốc: Các loại rượu thuốc ngâm với lá cây, rễ cây hoặc xác động vật không rõ nguồn gốc thì không nên uống. Đồng thời không nên uống quá 30ml/ngày, nhất là những loại rượu có nồng độ cồn cao trên 30 độ.
Bài viết trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra cách giải ngộ độc rượu nhanh nhất và hiệu quả nhất. Ngộ độc rượu nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế luôn cẩn trọng với các loại rượu mà bạn uống, nếu không cần thiết thì nên hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn.