Cách Làm Trà Đào Cam Sả Giải Nhiệt Cho Những Ngày Nắng

Trà cam, trà đào, trà vải là những thức uống từ nền trà kết hợp với trái cây quen thuộc. Hôm nay bạn hãy cùng tìm hiểu cách làm trà đào cam sả vừa lạ vừa quen cho những ngày nắng nóng nhé!

Trà đào cam sả – cái tên nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất rất đơn giản và dễ làm. Chúng ta sẽ sử dụng cam vàng (một số địa phương gọi là cam Mỹ) chứ không sử dụng cam sành hoặc các loại cam vỏ xanh, vì như thế khi uống sẽ có vị đăng đắng, thậm chí át mất mùi thơm thoang thoảng của cam. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu bắt tay thực hiện món trà đào cam sả luôn được giới trẻ yêu thích bằng công thức dưới đây nhé!

Nguyên Liệu Và Dụng Cụ Làm Trà Đào Cam Sả

Cách Làm Trà Đào Cam Sả Thơm Ngon, Hấp Dẫn

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

  • Cam: Bạn cắt quả cam làm đôi, ½ quả bạn cắt thành lát, còn ½ nửa bạn vắt lấy nước.
  • Sả: Rửa sạch sả, rồi cắt khúc, đập dập 4 cây sau đó nấu lấy nước. Chừa lại 1 cây dùng để trang trí.
  • Đào: Bạn cắt đào trong hộp ra thành các miếng vừa ăn, cho trà túi lọc ra ly. Bạn nên sử dụng ly thủy tinh hoặc ly sứ thay vì ly nhựa để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe.
  • Trà túi lọc: Bạn ngâm 2 gói trà vào nước sôi 95 độ C khoảng 10 phút là đã có hỗn hợp trà.

Sử dụng trà oolong pha trà đào

Sử dụng trà oolong, trà lài, trà xanh để pha trà đào

Bước 2: Cách làm trà đào cam sả

Sau đó bạn lấy nước sả vừa nấu cho vào cùng ly trà túi lọc, tiếp theo bạn cho nước cam đã vắt vào cùng. Thêm syrup đường vào nếu muốn uống ngọt hơn.

Tiếp đến, bạn cho lần lượt syrup đào vào cùng rồi dùng muỗng khuấy nhẹ nhàng để hỗn hợp hòa đều vào nhau. Bạn có thể sử dụng bình lắc, lắc đều lên tạo một lớp bọt mỏng, trông sẽ bắt mắt hơn. Sau cùng cho đá nhiều ít tùy thích.

Trà đào lắc

Trà đào lắc sẽ có hương vị khác so với khuấy

Bước 3: Trang trí trà đào cam sả

Vậy là hoàn thành món trà đào cam sả thơm ngon rồi, giờ thì lấy cam cắt lát và cây sả còn lại trang trí nào. Dùng một cọng sả thay thế cho đồ khuấy sẽ là điểm nhấn để người thưởng thức thêm thích thú với món thức uống hấp dẫn này.

Trà đào cam sả ngọt ngào

Trà đào cam sả hương vị ngọt ngào dễ chịu, giải khát cực đã

Cách Làm Đào Ngâm Tại Nhà

Nguyên Liệu Cần Chuẩn Bị Làm Đào Ngâm

Cách Làm Trà Đào Ngâm

Bước 1: Bạn hãy rửa sạch đào sau khi mua về, sau đó, bạn hãy cắt đào thành 4 miếng tách rời, sau đó, hãy gọt vỏ đào để tránh làm nát đào.

Cắt thành miếng đào nhỏ vừa

Cắt thành những miếng đào nhỏ vừa (Ảnh: Internet)

Bước 2: Tiếp đến, bạn ngâm đào đã cắt cùng với 3 muỗng canh đường, sau đó, bạn hãy để hỗn hợp này 15 phút cho đào ngấm đường.

Bước 3: Nấu đường cát trong một cái nồi ở mức lửa nhỏ, cho đến khi đường chuyển sang màu vàng đậm, sau đó, bạn mới đổ 3 chén nước vào, có thể cho thêm đường tùy ý nếu bạn là người ăn ngọt hay không.

Bước 4: Sau khi nồi nước đường sôi, bạn hãy cho đào vào trong nồi nước sôi luộc trong 5 phút cho tới khi miếng đào ngấm nước đường và có màu trong.

đào ngấm nước đường

Bạn không nên để lâu quá làm các miếng đào sẽ bị nát (Ảnh: Internet)

Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy vớt đào ra khỏi nước đường, cho vào nước đá ngâm, ráo nước, rồi bạn hãy bỏ đào vào trong ngăn đông 30 phút cho đào giòn là được.

Ngâm đào trong lọ thuỷ tinh

Ngâm đào trong lọ thuỷ tinh (Ảnh: Internet)

Bạn hãy nhớ để nước đường nguội rồi mới cho nước cốt chanh vào nếu không nước đường sẽ bị đắng. Sau khi hỗn hợp nước đường nguội hẳn, thì trút đào vào ngâm cùng nước đường. Trà đào ngon nhất khi uống lạnh, vì lắc với thật nhiều đá sẽ làm cho vị đậm đà hơn, mát lạnh hơn và sảng khoái hơn.

Cách Bảo Quản Trà Đào Tốt Nhất

  • Nhiệt độ thích hợp để bảo quản đào ngâm là khoảng 17 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ bảo quản quá thấp, sẽ làm cho phần nước đào ngâm bị kết dính, làm trái đào bị mềm và mất đi độ giòn.
  • Đối với đào ngâm đã mở nắp thì bạn tách riêng đào ra khỏi phần nước ngâm, cho thêm vào 30gr đường cát và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 7 ngày.
  • Trà đã ủ thì bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, đậy nắp hoặc bọc plastic kín để các thực phẩm trong tủ lạnh không ám mùi.

Hy vọng hướng dẫn cách làm trà đào cam sả trong bài viết trên có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện được món đồ uống thơm ngon này nhé! Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm trà vải tại website Hướng Nghiệp Á Âu để bổ sung vào menu của quán của mình.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin khóa học pha chế đặc biệt tại Hướng Nghiệp Á Âu, hãy liên hệ hotline 1800 6148 hoặc 1800 2027 hoặc điền thông tin vào form đăng ký bên dưới và đội ngũ tư vấn sẽ hỗ trợ bạn.

Gợi ý 6 món ngon, rẻ tiền, không ăn ngày mát trời quá phí

1. THỊT BĂM HẤP NẤM HƯƠNG

Nguyên liệu:

– 180g thịt lợn băm nhỏ

– 4-5 nấm hương

– Hành lá xắt nhỏ

– Gia vị: 15ml nước tương; 15g bột bắp; 5ml dầu; 1.5g tiêu trắng; 1.5g muối; 1.5g đường; 80ml nước

Cách làm:

Nấm hương đem ngâm trong nước ấm cho mềm rồi rửa bỏ bụi bẩn, xắt nhỏ. Sau đó, cho nấm vào trộn cùng với thịt.

Thêm các nguyên liệu là gia vị vào rồi trộn đều.

Cho hỗn hợp thịt vào bát tô rồi đặt vào khay của nồi nước đang đun sôi, hấp trong 9 phút. Rắc hành lá xắt nhỏ lên rồi cho thịt băm hấp nấm hương ra rồi thưởng thức khi đang còn nóng nhé!

Gợi ý 6 món ngon, rẻ tiền, không ăn ngày mát trời quá phí - 1

2. CÀ TÍM CHƯNG SỐT THỊT

Chuẩn bị:

– 3 quả cà tím dài; 2 nhánh hành lá; 3 tép tỏi; 2 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh dầu ăn; 1 muỗng canh tinh bột ngô; 100g thịt băm; 2 lát gừng; 1 muỗng canh xì dầu loại đậm đặc; 1 muỗng canh giấm trắng; 1 muỗng cà phê đường; 1 quả ớt tươi (tùy ý), nửa bát con nước

Cách làm:

Cà tím bổ dọc, cắt thành các dải dài, ngâm trong bát nước muối nhạt để không bị thâm đen; hành lá xắt nhỏ; ớt cắt miếng nhỏ; gừng băm nhỏ; tỏi băm nhỏ.

Cho nước tương loại nhạt, nước tương loại đậm đặc, giấm, dầu ăn, đường, tinh bột, nửa bát con nước vào trộn đều.

Cho một lượng dầu ăn vừa đủ vào nồi, thêm cà tím vào, chiên trong 2 phút, đợi đến khi mép các miếng cà tím có màu hơi sém vàng thì vớt ra.

Để lại 1 ít dầu ăn trong chảo, cho thịt băm vào, xào cho đến khi thịt chín tái. Đổ phần đầu trắng hành lá, gừng, hành tây, tỏi, ớt (nếu không ăn được cay có thể bỏ) vào xào cho đến khi có mùi thơm.

Đổ cà tím vào, sau đó thêm nước sốt, nêm nếm thêm cho vừa miệng, đun liu riu cho đến khi cà tím chín, sốt sệt lại thì tắt bếp.

3. NEM RÁN

Nguyên liệu:

– Thịt nạc vai: 300g.

– 30g miến dong, 2 cái mọc nhĩ, 2 quả trứng vịt.

– 1 củ cà rốt nhỏ, 1 củ hành tây, 100g giá đỗ, hành lá.

– 1 thếp bánh đa nem.

– Gia vị, tiêu, tỏi, chanh, ớt, giấm, đường, nước mắm.

Cách làm:

Thịt nạc vai, rửa sạch, bằm hoặc xay nhỏ. Mọc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi, xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Chú ý miến chỉ ngâm khoảng 2-3 phút cho sợi mềm, dễ cắt là được, không ngâm lâu quá miến bị nhũn, nem không ngon.

Hành tây, bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý: để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút gia vị, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5’ cho nhân ngấm gia vị.

Cho lòng đỏ trứng vịt vào tô chứa nhân nem ở trên trộn đều. Để nhân nem không bị ướt quá thì mình chỉ sử dụng lòng đỏ trứng, không dùng lòng trắng.

Lấy ½ bát nước thêm khoảng 1 thìa dấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán. Trải 1 cái bánh đa nem ra thớt, dùng hỗn hợp nước -dấm ở trên để làm mềm bánh trước khi gói. Lấy 1 thìa nhân đặt vào vị trí khoảng ¼ bánh từ dưới lên, dàn đều nhân sang hai bên tùy theo kích thước của cuốn nem mà bạn muốn. Sau đó, gấp 2 mép và cuộn kín. Không nên cuốn chặt tay, nếu cuốn chặt quá khi bạn chiên nem rất dễ bị bục.

Bạn thực hiện như trên cho đến khi hết lượng nhân đã chuẩn bị.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, lượng dầu sao cho ngập nem hoặc khoảng 2/3 cái nem là được. Dầu sôi, thả nem vào rán cho đến khi nem chín vàng đều là được. Để nem tròn, màu đẹp bạn phải đun dầu thật nóng già, vặn nhỏ lửa, thả nem vào rán và khi bạn thả nem vào chảo dầu, chú ý lăn đều sao cho xung quanh nem vỏ bánh se lại sau đó mới rán chín từng mặt.

Trong lúc chờ nem chín, bạn chuẩn bị pha nước chấm nem. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó băm nhỏ. Ớt rửa sạch và cũng băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Bạn pha nước chấm nem theo tỷ lệ 1 mắm: 1 đường: 1 nước cốt chanh và 4-5 nước tùy thuộc vào độ mặn của nước mắm bạn dùng. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên, sau đó cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ vào trộn đều. Để có một bát nước chấm ngon, tỏi ớt nổi đẹp mắt thì tỏi chỉ bằm nhỏ, không được đập giập, chanh trước khi vắt nên gọt vỏ.

Những chiếc nem rán giòn, vàng đều, thơm phức chấm cùng bát nước mắm chua ngọt, ăn cùng chút rau xà lách, rau thơm thực sự là món ăn hấp dẫn bạn.

Gợi ý 6 món ngon, rẻ tiền, không ăn ngày mát trời quá phí - 3

4. NÕN ĐUÔI NHỒI THỊT SỤN CHIÊN

Nguyên liệu:

– Nõn đuôi lợn (heo) có một số vùng có tên gọi khác: Một số vùng lại gọi là Khấu linh, khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…) lại gọi là Nõn đuôi hay khấu đuôi,…: Cần lượng nõn đuôi dài tổng cộng khoảng 30-35cm (khoảng 300gr)

– Sụn mềm băm nhỏ hoặc xay nhỏ 150-200gr. Lượng sụn này cũng chỉ tương đối vì phụ thuộc vào nõn đuôi to hay nhỏ (nếu nõn đuôi có loại nhỏ thì chỉ cần khoảng 100-150gr).

– Lạc hoặc đỗ xanh đã cà vỏ- Rau húng quế (còn gọi là húng giổi, húng chó, húng vịt, húng lợn,…): đây là loại rau để tạo mùi vị chủ đạo của món dồi này.- Rau răm, hành lá, mùi tàu (ngò gai)

– Hành củ, tỏi băm

– Nước mắm, gia vị (hoặc hạt nêm), hạt tiêu xay

Cách làm:

Rửa sạch nõn đuôi bằng dấm hay muối, khi rửa phải bóp thật kỹ, vừa bóp vừa tuốt cho sạch nhớt cả bên ngoài và bên trong.

Các loại rau (húng quế, rau răm, hành lá, mùi tàu) thái nhỏ. Tỏi hành băm nhỏ.

Lạc ngâm nước ấm, bóc sạch vỏ rồi băm hoặc xay nhỏ.

Đun sôi nước, nêm chút muối, cho nõn đuôi vào luộc qua.

Trộn đều thịt sụn, lạc băm nhỏ, hành củ băm, các loại rau đã thái nhỏ, hạt tiêu, gia vị (mắm, muối).

Lưu ý: Luộc qua để nõn đuôi bớt nhớt, bớt hôi và không bị phình không đều khi nhồi. Nếu nõn đuôi tươi, rửa sạch kỹ và nhồi đã có kinh nghiệm thì có thể không cần luộc qua. Đặc biệt nếu bước chế biến sau cùng không rán (chiên) mà nướng thì không cần luộc qua món ăn sẽ thơm hơn.

Buộc một đầu đoạn nõn đuôi, nhồi tất cả thịt đã trộn đều vào thành dồi, lưu ý vừa nhồi vừa vuốt cho đều nhân để món ăn trông tròn đều. Nhồi xong buộc chặt đầu còn lại.

Đun nước với chút muối cho món dồi nõn đuôi đã nhồi vào hấp chín hoặc luộc, khi sôi giảm nhỏ lửa để dồi chín, lưu ý khi luộc hay hấp thỉnh thoảng dùng tăm nhọn xăm lỗ để món dồi không bị phình và bục vỡ. Khi xăm không thấy nước đỏ chảy ra là dồi đã chín.

Nếu sau này không rán mà nướng thì có thể không cần luộc chín mà cho lên nướng ngay món ăn sẽ thơm hơn. Nướng có thể các bạn nướng trong lò điện hoặc nướng trên bếp than hoa. Mình chia sẻ thêm cách chiên món nõn đuôi nhồi cũng là một cách làm nhanh rút ngắn thời gian mà thành phẩm ra vẫn thơm ngon ạ!

Bắc chảo lên bếp, cho mỡ hay dầu ăn đun nóng già, cho dồi nõn đuôi vào rán (chiên) vàng, có thể chiên giòn bên ngoài tùy ý thích.

Món nõn đuôi nhồi sụn thành phẩm có mùi thơm đặc trưng của lá húng quế. Khi ăn thái mỏng, chấm với nước chấm pha mắm, tỏi, tương ớt, nước, dấm (hoặc chanh), hạt tiêu cho có vị chua cay, ngọt.

Ăn kèm với rau húng quế và rau ngổ, rau thơm các bạn nhé!

Gợi ý 6 món ngon, rẻ tiền, không ăn ngày mát trời quá phí - 4

5. SỤN HEO CHƯNG MẮM TÉP

Nguyên liệu:

– Sụn heo mềm: 300g

– Mỡ thăn heo xay nhỏ: 250g

– Mắm tép: 50g – Hành tỏi khô: 2-3 củ – Ớt hiểm: 2-3 quả – Đường, tiêu, dầu ăn vừa đủ.

Cách làm:

– Sụn heo thái miếng nhỏ vừa ăn rồi đem băm sơ. Tỏi ớt băm nhỏ.

– Đặt chảo lên bếp, cho thêm chút dầu ăn rồi cho tỏi ớt đã băm nhỏ vào phi vàng thơm. Tiếp theo cho mỡ thăn đã xay nhỏ vào đảo sơ cho hơi se mặt, rồi cho tiếp sụn đã băm vào đảo đều.

– Khi sụn đã chín đều hơi se vàng thì cho tiếp 50g mắm tép vào đảo nhanh tay cho thịt sụn ngấm đều mắm tép.

– Cho nốt 2 thìa cafe đường vào (cách này giúp làm giảm độ mặn gắt của mắm tép), nêm thêm 1 thìa cafe hạt nêm rồi ta đảo thật đều cho sụn hơi cháy cạnh tiết ra mỡ là được. Tắt bếp thêm chút hạt tiêu, đảo đều rồi múc sụn chưng mắm tép ra hũ hoặc bát nhỏ.

Thưởng thức với cơm nóng với thời tiết đang trở trời mưa thế này thì chẳng có gì ngon bằng!

Gợi ý 6 món ngon, rẻ tiền, không ăn ngày mát trời quá phí - 5

6. SƯỜN KHO DƯA

Nguyên liệu:

– 1 bát dưa cải muối chua – 500-600gr sườn heo – 1 củ tỏi – 2 củ hành khô – 1-2 thìa đường – 2 thìa nước mắm – 1 chút bột nêm – Ớt sừng, nếu thích ăn cay – Muối, tiêu, bột ngọt – Dầu ăn

Cách làm:

Sườn mua về rửa sạch rồi thấm khô, chặt sườn thành các miếng vừa ăn. Bạn có thể chần sườn sơ qua để loại bỏ chất bẩn có trong xương nhé.

Hành khô, tỏi đem bóc vỏ rồi băm nhỏ, ớt sừng thái lát vừa mỏng. Nếu dưa muối chua quá thì bạn nên rửa sơ qua cho dưa bớt chua.

Cho sườn vào âu cùng với muối, bột nêm, bột ngọt, tiêu và đảo đều, ướp 30 phút cho sườn ngấm gia vị.

Bạn đặt chảo hoặc nồi lên bếp rồi cho đường, 1 chút dầu ăn và bật bếp nấu cho nước đường chuyển màu cánh gián thì cho sườn vào xào sơ qua, miếng sườn săn lại mới cho hành tỏi băm vào cùng.

Tiếp theo bạn cho dưa chua, ớt sừng, nước mắm rồi đổ nước xâm xấp mặt sườn. Đậy vung đun cho sườn sôi lên thì hạ lửa liu riu, kho cho sườn rút cạn bớt nước, bạn nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình.

Sườn đã mềm là có thể tắt bếp, bạn không nên kho cạn nước mà để lại 1 chút nước sền sệt ăn với cơm thì ngon tuyệt vời.

Chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn thành công!

Thịt Dê Hấp Tía Tô – Chế Biến Đơn Giản, Hương Vị Hấp Dẫn

Thịt dê dai ngọt khi được hấp cùng lá tía tô sẽ tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Chỉ cần vài bước thực hiện đơn giản, bạn đã có được một món ăn ngon làm hài lòng nhiều thực khách.

thit de hap tia to

Món thịt dê hấp lá tía tô ngon miệng

Từ thịt dê, bạn có thể chế biến được rất nhiều món. Dưới đây xin chia sẻ cho bạn cách chế biến một trong những món ăn nổi tiếng từ dê đó là thịt dê hấp lá tía tô. Tuy các bước thực hiện đơn giản nhưng hương vị của món ăn không vị thế mà kém phần hấp dẫn đâu nhé!

Nguyên liệu làm thịt dê hấp tía tô

  • 500g thịt dê
  • 1 bó tía tô
  • Rượu trắng
  • Gia vị: 1 củ sả, 1 nhánh gừng, tương bần, hạt tiêu, rượu, tỏi, đường, nước cốt chanh, tương ớt, đậu xanh xay nhuyễn và ớt tươi.

Cách làm thịt dê hấp tía tô

Khử mùi thịt dê

Thịt dê thường có mùi đặc trưng rất nặng, do vậy, trước khi chế biến bạn cần sơ chế thật kỹ, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Bạn cạo vỏ, rửa sạch nhánh gừng rồi cắt lấy một nữa và đập dẹp. Sau đó, hòa vào trong bát rượu trắng. Lấy miếng thịt dê nhúng vào hỗn hợp và ngâm trong đó khoảng 3 phút.

Sơ chế các loại gia vị

Lá tía tô: Rửa sạch với 3 lần nước, cho ra rổ để ráo.

Sả: Rửa sạch và thái nhỏ.

Gừng: Nửa nhánh gừng còn lại bạn thái dạng chỉ.

Tỏi: Bóc vỏ và đập dẹp.

Ướp thịt dê

Thịt dê sau khi được khử mùi, bạn thái thành những miếng vừa ăn rồi trút vào một bát lớn và tiến hành cho gia vi vào tẩm ướp. Gia vị để ướp thịt dê bao gồm: tương bần, hạt tiêu, đường, rượu, tỏi, gừng và sả. Lưu ý: Dùng đũa trộn thật đều để gia vị thấm hết vào các miếng thịt dê. Và muốn món ăn được ngon miệng thì nên để sau 15 phút kể từ khi tẩm ướp mới bắt đầu đem thịt dê đi chế biến nhé.

Hấp thịt dê

Đầu tiên, bạn lấy nồi hấp ra và đem lá tía tô đã ráo nước xếp đều ở phía dưới đáy nồi. Sau đó, cho thịt dê đã ướp lên trên.Thêm một vài lát ớt tươi để làm tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn, bắt mắt. Hấp khoảng 7 phút, bạn tắt bếp và gắp thịt dê ra dĩa.

mon thit de hap tia to ngon

Xếp thịt dê lên trên lá tía tô và đem hấp

Pha nước chấm

Món thịt dê hấp không thể thiếu một bát nước chấm bên cạnh. Bạn pha nước chấm bằng cách trộn đều chao cùng chút đường, nước cốt chanh, tương ớt, đậu xanh xay nhuyễn, tiêu và ớt bằm. Với các bước thực hiện đơn giản trên, bạn đã có được một dĩa thịt dê hấp dẫn và ngon miệng. Để biết thêm cách chế biến của nhiều món ăn ngon việt nam khác, bạn có thể tham khảo chương trình học nấu món dê tại Hướng Nghiệp Á Âu. Chúc các bạn thành công! Xem thêm công thức làm món chân dê hầm thuốc bắc bổ dưỡng ngay đây.

8 cách làm nước chấm thịt nướng siêu ngon, đậm đà chuẩn vị

Để gia tăng thêm hương vị hấp dẫn cho những món thịt nướng, nước chấm là thứ không thể thiết. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 8 cách làm nước chấm thịt nướng BBQ Hàn Quốc, bằng dầu hào, xì dầu, sữa đặc, chua ngọt siêu ngon đậm đà chuẩn vị. Hãy bổ sung ngay vào list để bạn có thêm nhiều lựa chọn nước chấm phù hợp theo sở thích của mình.

Cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc siêu cay lạ miệng

Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc siêu cay:

  • Tương ớt Hàn Quốc: 2-3 muỗng
  • Hành tây: nửa củ
  • Tỏi băm: 3-4 tép
  • 2 muống tương đậu nành Hàn Quốc
  • Dầu mè: 2 muỗng
  • Mè rang vàng: 1 muỗng
  • Đường: 1.5 muỗng

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, hãy khuấy đều 2 loại tương Hàn với tỏi, hành tây, đường và dầu mè. Thêm gia vị và điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị cá nhân, sau đó rải lên mặt hạt mè là hoàn thiện.

Cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc siêu cay lạ miệng

Cùng với bát nước chấm chất lượng thì những phụ kiện gia dụng thông minh cũng hỗ trợ làm món thịt nước ngon mà không tốn nhiều thời gian. Nếu chưa trang bị đầy đủ các gia dụng bếp này cho gia đình thì tham khảo mua ngay bạn nhé.

Cách làm nước chấm thịt nướng bằng dầu hào

Hướng dẫn làm nước chấm thịt nướng bằng dầu hào cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Hãy chuẩn bị một số nguyên liệu chất lượng sau để có món nước chấm thơm ngon nhé:

  • Mật ong: 2 muỗng canh
  • Đường: 2 muỗng canh
  • Dầu mè: 1 muỗng
  • Xì dầu: 1 muỗng
  • Tương ớt Cholimex: 2-3 muỗng
  • Dầu hào: 1 muỗng
  • Ớt: 1-2 quả
  • Tỏi: 3-4 tép băm nhuyễn
  • Muối: 2 thìa cafe
  • Hạt tiêu: xay nhuyễn

Sau khi đã chuẩn bị xong, hãy rót một chút dầu vào chảo và phi thơm tỏi. Khi tỏi đã có màu vàng, hỗn hợp nguyên liệu được thêm vào và để nấu trong khoảng 10 phút cho đến khi sốt sệt lại là hoàn thành.

Cách làm nước chấm thịt nướng bằng dầu hào
Hướng dẫn làm nước chấm thịt nướng bằng dầu hào cực đơn giản

Cách làm nước chấm thịt nướng bằng xì dầu

Cách làm nước chấm bằng xì dầu cực dễ dàng chỉ qua những bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nước tương: 2 muỗng to
  • Tỏi băm: 3-4 tép băm nhỏ
  • Hành băm
  • Đường: ½ muỗng
  • Dầu mè: 1 muỗng canh
  • Dầu ăn
  • Bột năng: 1 muỗng ăn
  • Ớt: 1-2 quả

Cách làm:

Rang thơm tỏi với một chút dầu ăn, sau đó thêm lần lượt các nguyên liệu vào, trừ bột năng. Khi sốt sôi, cho ít bột năng vào và khuấy đều nhanh để sệt lại tránh tạo cục bột.

Cách làm nước chấm thịt nướng bằng xì dầu

Cách làm nước chấm thịt nướng BBQ

Cách làm nước chấm thịt nướng BBQ cực kỳ nhanh chóng chỉ qua những bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 250ml sốt cà chua
  • 2 thìa canh sốt BBQ
  • 2 thìa canh mù tạt
  • 150ml dấm trắng
  • 20gr đường nâu
  • 20 gram ớt bột
  • 30gr bột hành
  • 1 thìa cà phê muối

Cách làm:

  • Bước 1: Đun nước sốt BBQ và tương cà cùng với các nguyên liệu đã chuẩn bị trong khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Khi nấu, khuấy đều hỗn hợp để tránh bị cháy hoặc bám dưới đáy nồi. Trong quá trình này, gia giảm theo khẩu vị cá nhân.

Cách làm nước chấm thịt nướng BBQ

Cách làm nước chấm thịt nướng sữa đặc cực kỳ thuận tiện ngay tại nhà

Cách làm nước chấm đơn giản ngay tại nhà chỉ qua những bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ớt xanh: 1-2 trái
  • Chanh: 2 quả
  • Sữa đặc: 2 muỗng cơm
  • Đường: 1-2 muỗng
  • Muối: 2 muỗng cafe
  • Lá chanh non: 8-10 lá

Cách làm:

Bóc vỏ và lấy tép chanh, loại bỏ hạt bên trong. Cắt nhỏ ớt. Xay tất cả nguyên liệu cho đến khi hỗn hợp trở nên mịn là xong.

Cách làm nước chấm thịt nướng chua ngọt

Cách làm nước chấm thịt nướng chua ngọt chỉ qua những bước chuẩn bị nguyên liệu sau đây:

  • 2-3 quả chanh
  • 2-3 muỗng canh đường
  • 1-2 muỗng canh nước mắm
  • Ớt tươi hoặc ớt băm nhuyễn (tùy khẩu vị)
  • Tỏi băm

Hãy bóc vỏ và lấy tép chanh vào tô, sau đó trộn đường và nước mắm cho đến khi đường tan hoàn toàn. Thêm tép chanh đã chuẩn bị vào hỗn hợp đường và nước mắm. Nếu bạn thích món cay, có thể thêm tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào hỗn hợp và khuấy đều.

Cách làm nước chấm thịt nướng chua ngọt

Cách làm nước chấm thịt nướng bằng tương ớt

Hướng dẫn làm nước chấm bằng tương ớt cực dễ nhớ chỉ qua những bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tương ớt Hàn Quốc: 4-5 thìa
  • Mật ong: 3 muỗng canh
  • Dầu mè: 2,5 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng
  • Dầu hào: 1 muỗng canh
  • Đường: 4,5 muỗng canh
  • Muối 2-3 muỗng
  • Tỏi: 4-5 tép
  • Ớt: 1 trái (tuỳ khẩu vị)

Cách làm:

Rót dầu ăn vào chảo và phi thơm tỏi. Trộn hỗn hợp các nguyên liệu lại với nhau, sau đó đổ vào chảo và khuấy đều. Chờ cho đến khi nước sệt lại, chúng ta đã hoàn thành quá trình làm nước chấm.

Cách làm nước chấm thịt nướng bằng tương ớt

Cách làm nước chấm thịt nướng sốt me

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Me: 350gram
  • Nước mắm: 1-2 muỗng canh
  • Đường: 2-3 muỗng
  • Tương ớt: 3-4 muỗng
  • Ớt: 1-2 trái
  • Nước lọc: 250ml

Cách làm nước chấm thịt nướng sốt me vô cùng hấp dẫn:

  • Ngâm me trong nước nóng, sau đó tách hạt ra và giữ phần nước cốt.
  • Đặt me và các nguyên liệu còn lại vào chảo, đun sôi và đảo đều. Đợi cho đến khi hỗn hợp sệt lại, thì quá trình làm nước chấm đã hoàn tất.

Cách làm nước chấm thịt nướng sốt me

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 8 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc, BBQ bằng dầu hào, bằng xì dầu, sữa đặc chua ngọt siêu lạ và hấp dẫn. Còn chần chừ gì mà không thử ngay những công thức nước chấm đỉnh cao này nào. Chúc các bạn ngon miệng!

Giá Cua Hoàng Đế (KingCrab)Tại TP HCM Như Thế Nào ? Bao Nhiêu 1Kg

Tôm Hùm Canada Mr D tự hào là đơn vị cung cấp sỉ và lẻ cua kingcrab giá rẻ nhất thị trường .

Cua hoàng để đảm bảo được nhập trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, nên giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các đơn vị khác. Ngoài ra, Cua được nhập trực tiếp nên chất lượng thịt cua sẽ không bị thay đổi cũng như ốp vì do thời gian chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác.

giá cua hoàng đế ở tp hcm

Giá Cua KingCrab Alaska Bao Nhiêu ?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nơi bán cua kingcrab và giá giao động từ 2 triệu 5 đến 3 triệu trên 1 kg . Hiểu được điều ấy chúng tôi đã liên hệ với các nhà cung cấp cua hoàng đế ( KingCrab ) Alaska ở các nước nổi tiếng nhất là Canada để nhập những lô hàng cua hoàng đế Alaska về để phục vụ các tín đồ hải sản.

Giá Cua KingCrab Tại TP HCM Như Thế Nào ? Bao Nhiêu 1Kg

Vì là một trong những dòng hải sản cao cấp nên việc nhập khẩu về Việt Nam trở nên rất khó khăn. Cũng vì thế mà để một đơn vị có khả năng nhập được trực tiếp từ tận nguồn cũng trở thành vấn đề không hề đơn giản. Mr.D một trong những đơn vị tiên phong trong ngành hải sản nhập khẩu, chính vì thế chúng tôi tự tin với chất lượng hải sản mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng các tỉnh lân cận, chúng tôi sẽ hỗ trợ giao tận nơi với các đơn hàng thuộc những tỉnh lân cận TP.HCM như : ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, LONG AN, VŨNG TÀU, BIÊN HÒA, TÂY NINH,…

Để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ tốt nhất, xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Điện Thoại: 028 7777 7879 – Hotline: 0941 41 33 43

Website: hoặc

Facebook: www.facebook.com/tomhumcanadamrd.

Hệ Thống Cửa Hàng :

Miền Nam:

Hồ Chí Minh : 15A Hoàng Hoa Thám, P.13, Q.Tân Bình.

Miền Trung :

Đà Nẵng: 30 Phan Bá Phiến, P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng. Nha Trang: 138 Hoàng Văn Thụ, P. Phương Sài, TP. Nha Trang.

Miền Bắc:

Hà Nội: Phố Vũ Đức Thận, P. Việt Hưng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội

Tổng hợp 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn ngon bổ dưỡng

Thịt bò là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein cao và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12, choline, selen, lipid,… Nếu mẹ muốn xây dựng chế độ ăn nhiều thịt bò cho bé mà không làm bé ngán thì hãy tham khảo 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm dưới đây nhé.

1. Trẻ mấy tháng ăn được thịt bò? Cháo thịt bò cho bé có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ chỉ nên bổ sung thịt bò vào bữa ăn của các bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé có thể tiếp nhận và tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ động vật. Tuy nhiên, các mẹ nên cho con ăn với khẩu phần ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của con có thể làm quen với loại thực phẩm mới.

Thịt bò nói riêng và các loại thịt đỏ nói chung đều tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Tuy vậy, dù cháo thịt bò có tốt với bé thì các mẹ cũng nên cho con ăn có liều lượng hợp lý. Và các mẹ cũng nên chú trọng đến việc cân bằng các loại thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng của bé.

Trẻ từ 7 tháng tuổi trở nên là có thể ăn được thịt bò

2. Cháo thịt bò cho bé nấu với rau gì?

Cháo thịt bò có thể kết hợp được với nhiều loại rau. Ví dụ như: rau dền, rau ngót, rau bó xôi, rau mồng tơi, khoai lang, bí đỏ, đậu xanh,… Để xác định cụ thể loại rau có thể nấu cháo thịt bò cho bé bạn nên xem xét đến khẩu vị và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

3. 20 công thức nấu cháo thịt bò cho bé

Dưới đây là 20 công thức nấu cháo thịt bò cho bé bị ốm, cháo thịt bò cho bé tăng cân hiệu quả. Các mẹ có thể xay nhuyễn hoặc xay nhỏ vừa tùy theo từng giai đoạn phát triển của hệ tiêu hóa và hệ cơ răng hàm của trẻ.

3.1. Cháo thịt bò củ dền

Trong củ dền có nhiều vitamin A, B1, B2, B6, vitamin C, sắt, đồng, magie, canxi, photpho, choline,… Khi nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm bạn không nên bỏ qua công thức này bởi đây là công thức giúp bé tăng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, lại giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giúp xương khỏe mạnh hơn. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 6 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Củ dền: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò và củ dền, sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Thêm củ dền vào cháo và tiếp tục nấu khoảng 5 phút. Sau đó thêm thịt bò đã xay vào nấu tiếp khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

Lưu ý: Củ dền tuy nhiều dinh dưỡng nhưng có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu ở trẻ. Các mẹ chỉ nên cho con ăn cháo thịt bò củ dền mỗi tuần 1 lần.

>>> Xem ngay: 7 Cách nấu cháo gà cho bé thơm ngom đủ chấ

chao-thit-bo-cu-den.jpg

Cháo thịt bò củ dền giúp xương khỏe mạnh hơn

3.2. Cháo thịt bò hành tây

Hành tây là loại thực phẩm chứa hàm lượng cao hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, giúp kháng viêm, giảm các triệu chứng của viêm khớp, hen phế quản,… Trong hành tây còn chứa hàm lượng lớn crom, vitamin C, kẽm, quercetin, flavonoid,… Đây là món cháo thịt bò cho bé bị ốm mau hồi phục sức khỏe. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 6 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Hành tây: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò và hành tây, sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Thêm thịt bò và hành tây xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

Mách nhỏ: Các mẹ có thể thêm một số loại rau của khác như cà rốt, khoai tây,… khi nấu cháo thịt bò hành tây cho bé.

Cháo thịt bò hành tây giúp kháng viêm, giảm các triệu chứng của viêm khớp

3.3. Cháo thịt bò cà chua

Cháo thịt bò cho bé ăn dặm kiểu Nhật thường có thêm cà chua. Bởi trong cà chua khá giàu vitamin A, giàu vitamin C, vitamin K,các chất chống oxy hóa, kali, sắt,… Món cháo thịt bò cà chua có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giảm nguy cơ nhiễm độc chì và giúp bé có hệ xương khỏe mạnh hơn. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 8 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Cà chua: 50gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò và cà chua, sau đó xay nhuyễn. Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng phần vỏ cà chua để nấu cháo cho bé.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Xào cà chua cho đến khi chín mềm.

– Bước 4: Thêm thịt bò và cà chua đã xào vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 5: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

chao-thit-bo-ca-chua.jpg

Cháo thịt bò cà chua cho bé ăn dặm kiểu Nhật

3.4. Cháo thịt bò rau dền

Rau dền là loại rau giàu chất xơ, sắt, canxi, vitamin A,… Loại rau này lành tính và có khả năng ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ bé hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 9 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Rau dền: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch rau dền và thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Thêm thịt bò và rau dền xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

Cháo thịt bò rau dền giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết

3.5. Cháo thịt bò cải bó xôi

Cải bó xôi là loại rau cải quen thuộc trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Loại rau này giàu vitamin và khoáng chất như: protein, chất béo, magie, kẽm, chất xơ, canxi, natri, photpho, vitamin A, B2, B6, C, D,… Món cháo này thích hợp với trẻ trên 8 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Cải bó xôi: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch cải bó xôi và thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Thêm thịt bò và rau cải bó xôi xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

chao-thit-bo-cai-bo-xoi.jpg

Món cháo thịt bò cải bó xôi thích hợp với trẻ trên 8 tháng

3.6. Cháo thịt bò bí xanh

Trong 100g bí xanh sẽ chứa:19mg canxi, 12mg photpho, 2.4g glucid, 0.4g protid, 0.3mg sắt, cùng các loại vitamin B, C,… Với hàm lượng dinh dưỡng như vừa nêu, bạn chỉ nên nấu cháo thịt bò bí xanh cho bé từ 10 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Bí xanh gọt vỏ cắt hạt lựu nhỏ: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi gần nhừ.

– Bước 3: Thêm bí xanh vào cháo và nấu tiếp khoảng 10 phút.

– Bước 4: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 5: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

Cháo thịt bò bí xanh cho bé từ 10 tháng

3.7. Cháo thịt bò khoai lang

Trong khoai lang có chứa sắt, canxi, kẽm, magie, kali, mangan, photpho, folate,… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ. Món cháo này chỉ phù hợp với trẻ trên 2 tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 50gr.

– Thịt bò: 100gr.

– Khoai lang gọt vỏ cắt hạt lựu: 100gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Thịt bò rửa sạch băm nhỏ.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi gần nhừ.

– Bước 3: Thêm khoai lang vào cháo và nấu tiếp khoảng 10 phút.

– Bước 4: Thêm thịt bò vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 5: Nêm gia vị vừa ăn.

Mách nhỏ: Khi trẻ đã 2 tuổi, các mẹ có thể sử dụng thêm nước mắm, hành phi để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món cháo của trẻ.

chao-thit-bo-cho-be.jpg

Cháo thịt bò khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể trẻ nhiều chất dinh dưỡng

3.8. Cháo thịt bò, bí đỏ

Nguyên liệu: – 50gr gạo tẻ trắng

– 20gr thịt bò

– 20gr bí đỏ

– 1 miếng phô mai

– Gia vị: nước mắm, muối, dầu ăn

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mẹ vo gạo thật sạch và để ráo, nếu muốn ninh nhừ gạo nhanh hơn mẹ có thể ngâm gạo trước khi ninh.

– Đối với bí đỏ mẹ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Còn đối với thịt bò, mẹ rửa sạch và xay nhỏ.

Bước 2: Nấu cháo thịt bò, bí đỏ

– Mẹ cho gạo, nước vào nồi ninh đến khi sôi thì cho nhỏ lửa và tiếp tục ninh thêm 2 tiếng.

– Khi cháo chín mềm, mẹ hãy cho thêm bí đỏ và thịt bò xay vào nấu với lửa nhỏ cho đến khi thịt bò chín mẹ cho thêm một muỗng dầu ăn cùng phô mai vào đảo đều. Tiếp theo mẹ nêm thêm một ít nước mắm, muối, hạt nêm vừa ăn và tắt bếp. Như vậy, mẹ đã hoàn thành món cháo thịt bò cho bé vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng.

Cháo thịt bò, bí đỏ sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

3.9. Cháo thịt bò rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau mềm, chứa nhiều nước, folate, Vitamin C, A, Photpho, B1, B2; Pectin; Saponin; Polysaccharide; Chất đạm, canxi; sắt;… Các mẹ có thể nấu cháo thịt bò này cho bé từ 7 tháng.

Cải bó xôi là loại rau cải quen thuộc trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Loại rau này giàu vitamin và khoáng chất. Như: protein, chất béo, magie, kẽm, chất xơ, canxi, natri, photpho, vitamin A, B2, B6, C, D,… Món cháo này thích hợp với trẻ trên 8 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Cải mồng tơi: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch rau mồng tơi và thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Thêm thịt bò và rau mồng tơi xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

chao-thit-bo-rau-mung-toi.jpg

Thực đơn ăn dặm của trẻ với món cháo thịt bò rau mùng tơi

3.10. Cháo thịt bò khoai tây

Trong khoai tây có chứa hàm lượng protein thực vật cao, giàu chất xơ, đường, sắt, vitamin C, vitamin B6,… Đây là món cháo thịt bò thích hợp với các bé từ 1 tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 50gr.

– Thịt bò: 100gr.

– Khoai tây gọt vỏ cắt hạt lựu nhỏ: 100gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Thịt bò rửa sạch băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi gần nhừ.

– Bước 3: Thêm khoai tây vào cháo và nấu tiếp khoảng 10 phút.

– Bước 4: Thêm thịt bò vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 5: Nêm gia vị vừa ăn.

Mách nhỏ: Các mẹ có thể sử dụng thêm nước mắm, hành phi, dầu oliu để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món cháo của trẻ.

Lưu ý: Khi rửa khoai tây, các mẹ nên rửa khoai tây nhiều lần với nước sạch để giảm bớt vị ngái trong khoai tây.

Món cháo thịt bò khoai tây rất thích hợp cho bé 1 tuổi

3.11. Cháo thịt bò với rau ngót

Nguyên liệu

– 50gr gạo tẻ trắng

– 100gr thịt bò tươi

– ½ bó rau ngót

– Gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đầu tiên, mẹ ngâm gạo tẻ trắng từ 1 đến 2 tiếng để cháo nhanh nhừ. Nếu các mẹ không có thời gian thì có thể vo sạch và để ráo.

– Đối với thịt bò, mẹ rửa sạch với nước sôi để nguội, sau đó băm nhuyễn. Còn rau ngót, nhặt cành lấy mỗi lá rồi rửa sạch rau và thái nhỏ. Tiếp theo, cho thịt bò, nước vào máy xay sinh tố, sau đó cho rau ngót vào xay cùng với thịt bò.

Bước 2: Nấu cháo thịt bò, rau ngót

– Mẹ cho gạo vào nồi ninh với tỉ lệ 1 phần gạo và 3 phần nước, đun với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục ninh trong 2 tiếng.

– Khi cháo gần nhừ, mẹ hãy đổ hỗn hợp cháo thịt bò với rau ngót vào nồi ninh khoảng 15 phút cho cháo thịt bò và rau ngót chín hết. Sau đó, mẹ nêm thêm một ít nước mắm, muối và hạt nêm sao vừa ăn và tắt bếp.

chao-cua-rau-ngot.jpg

Cháo thịt bò nấu với rau ngót giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

3.12. Cách nấu cháo thịt bò với đậu xanh

Nguyên liệu:

– 25gr gạo tẻ

– 25gr gạo nếp

– 20gr thịt bò

– 30gr đậu xanh

– Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đầu tiên, mẹ ngâm đậu xanh với nước khoảng 1 đến 2 tiếng cho mềm. Sau đó, rửa sạch và để ráo.

– Đối với gạo, mẹ trộn chung gạo nếp và gạo tẻ rồi vo sạch hoặc ngâm trong 2 tiếng rồi để ráo.

– Với thịt bò, mẹ rửa sạch và thái lát mỏng, cho vào máy xay nhuyễn.

Bước 2: Nấu cháo thịt bò, đậu xanh

– Mẹ cho gạo, đậu xanh vào nồi cùng với nước vừa đủ. Bật lửa nhỏ ninh cho đến khi cháo nhừ.

– Khi cháo chín mềm, mẹ cho thêm thịt bò vào trộn đều và tiếp tục nấu chín. Sau đó, mẹ cho thêm một nước nước mắm, muối, hạt nêm vừa ăn và tắt bếp.

>>> Xem ngay: 10 Cách nấu cháo tôm cho bé thơm ngon, đủ chất

Cách nấu cháo thịt bò cà rốt cho bé khá đơn giản

2.13. Cách nấu cháo thịt bò với hạt sen

Hạt sen là loại thực phẩm bổ dưỡng, thích hợp để nấu cháo thịt bò cho bé từ 8 tháng. Thành phần dinh dưỡng trong 100gr hạt sen tươi như sau:17mg vitamin C, 30g gluxit, 9,5g protit, 0,21g vitamin B1, 0,17g vitamin B2 và rất nhiều khoáng chất khác như kali, canxi, photpho, sắt,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Hạt sen tươi bỏ vỏ, tách tim: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi khoảng 5 phút thì cho hạt sen tươi vào nấu tiếp.

– Bước 3: Đến khi gạo và hạt sen đều rồi thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

chao-thit-bo-hat-sen.jpg

Cháo thịt bò hạt sen chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khoẻ

2.14. Cháo thịt bò phô mai cho bé

Phô mai là một sản phẩm được chế biến từ sữa, có tác dụng hỗ trợ hệ xương của bé phát triển. Phô mai còn giúp bổ sung protein, bổ sung chất béo và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Nhờ vậy mà bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi bạn kết hợp nấu cháo thịt bò với phomai sẽ trở thành món ngon đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ từ 8 tháng tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Phô mai: ½ miếng.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.

– Bước 3: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Tán mịn phô mai rồi thêm vào cháo, khuấy đều là bạn đã hoàn thành món cháo thịt bò phô mai thơm ngon.

Mách nhỏ: Trong phô mai đã có sẵn 1 phần gia vị. Bạn có thể nêm thêm chút gia vị theo độ tuổi của trẻ và khẩu vị của bé.

Cháo thịt bò phomai thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé

2.15. Cháo thịt bò su su cho bé ăn dặm

Su su là loại quả có vị ngọt, chứa nhiều vitamin B6, vitamin K, caxi, mangan, kẽm, magie, kali, folate,… Món cháo thịt bò nấu cùng với rau su su được đánh giá là món ăn dặm tuyệt vời dành cho trẻ từ 8 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Su su gọt vỏ, bỏ hạt, cắt hạt lựu nhỏ: 30gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi gần nhừ thì thêm su su vào nấu khoảng 10 phút.

– Bước 3: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

chao-thit-bo-su-su.jpg

Món cháo thịt bò su su là món ăn dặm tuyệt vời dành cho trẻ từ 8 tháng

2.16. Cháo thịt bò đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là nguồn protein thực vật dồi dào. Bên cạnh đó đậu Hà Lan còn có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ như Lipit, Natri, Kali, chất xơ,… Các mẹ có thể nấu cháo thịt bò đậu Hà Lan cho bé từ 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Đậu Hà Lan: 20gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi gần nhừ thì thêm đậu Hà Lan vào nấu khoảng 10 phút.

– Bước 3: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

Cháo thịt bò đậu Hà Lan cho bé từ 6 tháng tuổi

3.17. Cháo thịt bò trứng gà cho bé

Thay vì cho bé ăn cháo trứng gà hoặc cháo thịt bò, bạn hãy kết hợp thịt bò với trứng gà để tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bé. Món cháo này thích hợp với các bé từ trên 7 tháng tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Trứng gà: 1 lòng đỏ.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo nhừ.

– Bước 3: Hấp chín lòng đỏ trứng gà rồi tán mịn.

– Bước 4: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút. Rồi thêm lòng đỏ trứng gà đã tán mịn. Sau đó tắt bếp.

– Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

chao-thit-bo-trung.jpg

Cháo thịt bò trứng gà tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho bé

2.18. Cháo thịt bò nấm rơm cho bé ăn dặm

Nấm rơm là một trong những loại thực vật có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g nấm rơm có chứa từ 21 – 37g chất đạm, 2,1 – 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều vi chất khác như canxi, sắt, photpho, vitamin A, B1, B2, C, D,… Đây là món ăn dặm dành cho bé từ 10 tháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Nấm rơm: 30gr.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấm rơm cắt chân, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn với bé.

– Bước 3: Xào thịt bò với nấm rơm.

– Bước 4: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo nhừ.

– Bước 5: Thêm thịt bò và nấm rơm đã xào vào cháo đến khi sôi lại rồi tắt bếp.

Cháo thịt bò nấm rơm cho bé ăn dặm từ 10 tháng

– Bước 6: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.

2.19. Cháo hạt sen bò viên

Để thay đổi khẩu vị cho bé, bạn có thể thay thế thịt bò bằng bò viên. Dưới đây là cách nấu món cháo hạt sen bò viên dành cho bé từ 2 tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 50gr.

– Bò viên: 100gr.

– Hạt sen tươi bỏ vỏ, bỏ tim: 50gr

Cách nấu:

– Bước 1: Bò viên rửa sạch cắt hạt lựu vừa ăn với bé.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi khoảng 5 phút thì cho hạt sen tươi vào nấu tiếp.

– Bước 3: Đến khi gạo và hạt sen chín đều rồi thêm bò viên vào cháo, nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Nêm gia vị vừa ăn.

chao-cua-hat-sen.jpg

Cháo thịt bò viên hạt sen thích hợp cho bé 2 tuổi

3.20. Cháo thịt bò măng tây cho bé

Thành phần dinh dưỡng của măng tây khá phong phú và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, món cháo thịt bò măng tây sẽ phù hợp với trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo trắng: 20gr.

– Thịt bò: 50gr.

– Măng tây: 3-4 cọng.

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ.

– Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo nhừ.

– Bước 3: Măng tây cắt khúc nhỏ vừa ăn với bé sau đó rửa sạch với nước muối.

– Bước 4: Khi cháo gần nhừ, bạn thêm măng tây vào nấu khoảng 5 phút rồi thêm thịt bò xay vào nấu tiếp trong khoảng 2 phút.

– Bước 5: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.

Cháo thịt bò măng tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

4. Một số lưu ý cho các mẹ khi nấu cháo thịt bò cho bé

Cháo thịt bò khá dễ nấu lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nấu cháo thịt bò cho bé các mẹ nên lưu ý các điểm sau:

– Cháo thịt bò chỉ nên dùng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

– Các mẹ nên chọn loại thịt bò mềm, tươi, không có gân để chế biến cháo cho trẻ.

– Mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo thịt bò tối đa 3 lần. Với tổng trọng lượng thịt bò tương đương ở khoảng 150-350gr tùy theo độ tuổi của trẻ.

– Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng, các mẹ chỉ nêm thêm chút hành/tỏi/tiêu (đối với trẻ trên 10 tháng) và dầu ăn. Đối với trẻ từ 1 tuổi-2 tuổi, các mẹ có thể nêm thêm nước mắm và đường. – Đối với trẻ từ 2 tuổi, các mẹ có thể nêm gia vị gần giống như người lớn.

– Khi mới cho bé tập làm quen với cháo thịt bò, mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ để xem phản ứng của bé khi ăn. Nếu bé không dị ứng với thịt bò và các thành phần khác trong cháo mẹ hãy tiếp tục tăng dần liều lượng bữa ăn.

– Mẹ hãy thay đổi nhiều công thức nấu cháo thịt bò để bé ăn ngon miệng hơn và có thể làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

5. Kết luận

Trên đây là những món cháo thịt bò cho bé ăn ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ có thể bổ sung vào sổ tay bí kíp nuôi con khoa học của mình những món ăn bổ dưỡng cho con yêu.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ”

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

7 mẹo làm sạch phòng tắm nhanh chóng mà không cần cọ rửa nhiều

7 mẹo làm sạch phòng tắm nhanh chóng mà không cần cọ rửa nhiều
Dọn dẹp phòng tắm nhanh gọn với những mẹo sau. Ảnh: Bright Side

Sử dụng tinh dầu trà

Dầu cây trà có nhiều lợi ích, nhưng quan trọng nhất, nó có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Đó là lý do tại sao việc tận dụng nó trong phòng tắm là một ý tưởng hay. Thêm một chút dầu cây trà vào baking soda giúp tẩy rửa tốt cho bồn rửa của bạn.

Dầu dễ dàng loại bỏ nấm mốc và vi khuẩn, đồng thời khôi phục lại độ sáng trước đó cho bồn rửa của bạn.

Dùng bọt cạo râu để làm sạch gương

Để gương không bị sương mù sau khi tắm, bạn chỉ cần thoa một ít bọt cạo râu lên chúng. Để nó trong 1 phút và lau nó bằng khăn khô. Nó cũng là cách tuyệt vời để bảo vệ gương của bạn khỏi dấu vân tay.

Dùng dấm để làm sạch vết ố trên tường

Bạn có thể loại bỏ gạch ố vàng một cách dễ dàng mà không cần sử dụng các sản phẩm đắt tiền. Chỉ cần sử dụng giấm, vì nó hoạt động như một chất tẩy rửa tự nhiên với cách trộn 1/2 cốc giấm trắng với nước ấm. Chà kỹ gạch.

Có thể dùng dấm để loại bỏ các vết ố trên tường phòng tắm. Ảnh: Bright Side
Có thể dùng dấm để loại bỏ các vết ố trên tường phòng tắm. Ảnh: Bright Side

Dùng báo để lau cửa kính nhà tắm

Nếu bạn không có sẵn vải sợi nhỏ, hãy dùng báo. Nó không để lại vết xơ, thêm vào đó, nó tẩy tế bào chết tốt. Bạn cũng có thể kết hợp báo với giấm trắng để có được một chiếc cửa kính như mơ.

Dùng kem đánh răng để loại bỏ váng xà phòng

Thấm một chút kem đánh răng vào miếng bọt biển và chà kỹ để loại bỏ xà phòng tích tụ. Điều này cũng có thể được sử dụng để đánh bóng vòi nước. Chà xát với một miếng vải và sau đó rửa sạch bằng nước. Hãy nhớ thỉnh thoảng sử dụng mẹo này vì chất mài mòn kem đánh răng có thể làm mòn lớp sơn.

Dùng dầu dành cho trẻ em đánh bóng đồ đạc

Cho một chút dầu vào một miếng vải và xoa lên đồ đạc, vòi hoa sen và thậm chí cả bồn cầu. Bằng cách này, bạn sẽ làm cho chúng bóng đẹp và loại bỏ dấu vân tay.

Để một bình muối với baking soda trong nhà tắm

Bạn chỉ cần rắc một chút muối nở vào bồn cầu trước khi sử dụng. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu làm sạch bồn cầu thường xuyên. Hơn nữa, bạn cũng có thể dùng nó để thông tắc bồn cầu. Sử dụng 1 cốc muối nở và 2 cốc giấm, ngâm sau 30 phút và xả bồn cầu của bạn.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội

Mận là loại quả ăn vặt được rất nhiều chị em yêu thích. Không chỉ thế, mận có thể đem ngâm làm si rô uống hoặc làm mứt, ô mai… đều rất ngon. Chị Hồng Nghĩa (Hà Nội) cũng là người đam mê món ô mai mận chua chua ngọt ngọt này nên đã chia sẻ cách làm lên mạng xã hội. Kết quả rất nhiều người đã xin chị bí quyết làm.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 1

Chị Hồng Nghĩa đã rất thành công khi làm món ô mai mận

Dưới đây là cách làm ô mai mận của chị Hồng Nghĩa, các bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu:

– 1kg mận hậu, nên chọn mận ương ương kiểu ko xanh quá và cũng ko chín mềm quá, thời điểm thích hợp mận là đầu tháng 5 là vừa

– Đường(đỏ hoặc trắng): 400-500g độ ngọt tuỳ bạn thích nhé.

– Muối trắng 1 thìa nhỏ.

– Vôi 2 thìa ăn cơm (rất cần).

– Gừng 1 nhánh.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 2

Cách làm

– Mận ngâm muối rửa sạch, dùng dao khía xung quanh quả mận, bước này làm cho đường ngấm đều quả mận.

– Ngâm vôi với 3 lít nước rồi gạn lấy phần nước vôi trong sau đó cho mận đã khía vào ngâm từ 8-10 tiếng.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 3

Ngâm nước vôi để mận cứng khi sên đường không bị chảy nhão và giữ nguyên được từng lớp khía mận để thành phẩm được đẹp mắt hơn.

– Ngâm mận đủ thời gian như trên thì vớt ra xả nước thật sạch sau đó để ráo nước thì ngâm đường. Thường sẽ ngâm trong khoảng thời gian 8-10 tiếng để đường được tan hết. Khi ngâm đường thì đập dập củ gừng ngâm cùng luôn cho thơm.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 4

– Cho mận ngâm đường vào chảo đun sôi chừng 15-20 phút, chút bớt nước đường ra (nước này chính là siro mận)

– Sau khi trút bớt nước ra thì đun tiếp, chú ý nước siro còn lại bằng 1/3 so với lượng mận, tiếp tục đun ở lửa nhỏ cho cạn (khoảng 20-30 phút), đảo nhẹ tay để mận không bị dập nát.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 5

Khi gần được thì cho thêm 1 ít gừng vào đảo đều đến lúc mận sên khô.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 6

– Để mận nguội, xếp ra khay, dùng máy sấy hoa quả hoặc lò nướng để sấy khô, ở nhiệt độ 100 độ C, vì mình dùng lò nướng bánh để sấy, sấy trong lò khoảng 3-4 tiếng cho khô, để chế độ có quạt thông gió. Thi thoảng có lật mặt miếng ô mai và đảo vỉ sấy.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 7

– Nếu không có lò sấy mọi người có thể phơi nắng, chọn những ngày nắng to, phơi từ 3-5 ngày, chú ý tới vấn đề vệ sinh, hoặc côn trùng.

– Khi ô mai đã nguội thì bỏ lọ dùng dần. Có thể làm thêm sợi gừng khô để rắc vào ô mai, vừa thơm vừa đẹp mắt giống ô mai ngoài tiệm.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 8

Cách làm sợi gừng khô: Dùng máy ép, ép lấy nước gừng, và có thể dùng nước ép gừng này cho 1 thìa nhỏ vào lúc đun mận để cho ô mai cho vị thơm của gừng, ai không ăn được gừng có thể bỏ qua.

Tiếp đến phần xơ gừng, gỡ tơi ra và cho vào lò sấy đến khô là được.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 9

Ô mai để tủ lạnh ngăn mát cũng để được khá lâu. Hoặc có thể cấp đông sau muốn dùng có thể bỏ lò sấy lại.

Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội - 10

Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh kem socola đơn giản, ăn là ghiền

Ngọt ngào và có khả năng gây “nghiện” cao, bánh kem socola hứa hẹn sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong ngày sinh nhật của bạn hoặc trong các bữa tiệc hội họp cùng bạn bè và người thân. Nếu bạn đang tìm kiếm một món quà lãng mạn dành cho người mình yêu thương thì món bánh này cũng là một ý tưởng khá hay và thú vị đấy.

Đối với các tín đồ hảo ngọt, những chiếc bánh được làm từ socola luôn có một sức hấp dẫn đến khó cưỡng. Một chút đắng đắng hòa cùng vị ngọt thanh, không quá béo cũng không quá ngấy của bánh kem socola đã khiến bao người phải mê mẩn. Với hướng dẫn chi tiết dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng làm được một chiếc bánh thật ưng ý và thơm ngon như được mua ở ngoài tiệm về.

Bánh kem socola hấp dẫn

Bánh kem socola hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu

Phần bánh

  • Bột cacao: 70 gram
  • Trứng gà: 4 quả
  • Bơ không muối: 250 gram
  • Bột mì: 300 gram
  • Bột nở: 2 tsp
  • Đường trắng 400 gram
  • Vani: 1 tsp
  • Dầu ăn: 50 ml

Phần kem trang trí

  • Bơ không muối: 150 gram
  • Đường bột (icing sugar): 300 gram
  • Vani: 2 tsp

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ sau: âu lớn, bát sạch, tấm lót nồi, thìa gỗ, khay hình tròn (bán kính 16 cm), rây bột, máy đánh trứng…

Cách làm bánh kem socola đơn giản

Làm cốt bánh

Rây bột mì và bột nở vào một chiếc âu lớn để bột không bị vón cục và thật mịn.

Đun cách thủy bơ lạt cho tan hoàn toàn. Sau đó, cho trứng gà, dầu ăn, bơ lạt, vani và đường vào trong một chiếc âu khác rồi dùng phới lồng bằng tay trộn đều đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau.

Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho cacao vào cùng với nước và đun trên lửa nhỏ. Nhẹ nhàng khuấy cho hỗn hợp sệt lại rồi tắt bếp, để nguội.

Đổ hỗn hợp trứng vào trong âu bột và trộn đều để hỗn hợp mịn mượt, bột tan hoàn toàn. Tiếp theo, cho phần cacao đã để nguội vào và trộn đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.

Trộn bột với hỗn hợp trứng

Trộn bột với hỗn hợp trứng

Lấy khay tròn đã chuẩn bị ra, lót giấy nến vào rồi đổ hỗn hợp bột vào từ từ. Sau đó, bật sẵn lò nướng ở 1760C, cho khay vào nướng trong khoảng 20 phút. Khi bánh đã chín, lấy bánh ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh đến khi nguội hẳn.

Làm kem trang trí

Cho bơ vào một chiếc bát cùng với vani và đường bột, trộn đều lên để có được một hỗn hợp thơm mùi bơ và đặc sệt.

Trang trí và hoàn thiện thành phẩm

Lấy cốt bánh trong tủ lạnh ra, chia bánh thành 2 phần, dùng thìa gỗ quét bơ đều lên bề mặt một phần rồi đặt phần còn lại lên. Cuối cùng, rây một ít icing sugar lên nữa là xong.

Hy vọng công thức này sẽ giúp bạn trổ tài làm bánh khéo léo với mọi người và có được thành phẩm thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu muốn nâng tầm chiếc bánh của mình và học thêm nhiều kỹ thuật làm bánh kem để trau dồi kỹ năng, bạn nên tham khảo thêm về khóa học Nghiệp vụ bánh kem của Hướng Nghiệp Á Âu. Đây là một khóa học rất bổ ích dành cho những bạn muốn học làm bánh chuyên nghiệp và bài bản.

Chúc các bạn thành công nhé!

Củ hủ dừa là gì? Bật mí công dụng và cách bảo quản củ hủ dừa đúng chuẩn

1. Củ hủ dừa là gì?

Củ hũ dừa còn được gọi là đọt dừa, củ hũ dừa (cách gọi của người Hà Nội) hoặc tàu hũ dừa (đối với người miền Tây), đây là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa.

Người trồng phải chọn những cây dừa đã già, rồi trèo lên ngọn cây để đốn hết lớp lá, tiếp đến là hoa dừa, rồi quả dừa thì mới chặt lấy được phần đọt dừa bên trên cây.

Phần đọt dừa sẽ gọt bỏ đi lớp mô xơ bên ngoài, để lộ phần trắng bên trong – gọi chung là củ hủ dừa. Củ hủ dừa có mức độ giòn cao, cùng vị ngọt thanh mát.

Trước khi chế biến thành món ăn, người ta cắt khúc hoặc thái củ hủ dừa thành các lát mỏng, ngâm trong nước đá lạnh, pha cùng một ít muối hoặc nước cốt chanh để giữ củ hủ dừa không bị thâm và giòn lâu.

Củ hủ dừa khi mua về, thường được chế biến thành các món gỏi ăn kèm bánh đa hoặc bánh phồng tôm. Ngoài ra, nhiều người còn làm món chiên, xào hoặc thậm chí sấy khô, tất cả đều mang vị giòn ngọt và thanh mát đặc trưng.

2. Công dụng của củ hủ dừa

Lượng chất béo trong củ hủ dừa thấp, tuy nhiên vẫn cung cấp nhiều khoáng chất có lợi như đồng, phốt pho, kẽm … mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người ăn:

  • Hỗ trợ giảm cân

Việc giảm cân đòi hỏi lượng calories nạp vào phải ít hơn lượng calories đốt cháy hằng ngày, nên việc thay thế tinh bột bằng các món rau củ như củ hủ dừa là việc nên làm.

Do củ hũ dừa ít calo, nhiều chất xơ và nước, thúc đẩy cảm giác no lâu, giúp bạn ăn ít hơn một cách tự nhiên. Bạn có thể mua nguyên liệu này để chế biến thành món salad, món xào hoặc món sấy làm món ăn vặt để no bụng mà không tăng nhiều calories.

  • Tái tạo mô cơ thể

Các axit amin và protein trong thực phẩm đóng vai trò xây dựng sự sống và chúng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể.

Củ hủ dừa chứa các axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tạo ra mà phải lấy từ các loại thực phẩm bạn ăn. Trong các công dụng của axit amin mang lại, trong đó chúng có thể sửa chữa, tái tạo mô cơ bị hỏng.

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Kali là chất phổ biến nhất trong củ hủ dừa, giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động cơ bắp, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch, đóng vai trò giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Bên cạnh việc kích hoạt tim, giải phóng máu đến phần còn lại của cơ thể, kali giúp kiểm soát huyết áp cao bằng cách giảm tác hại của natri và căng thẳng trong thành mạch máu của cơ thể.

3. Cách bảo quản củ hủ dừa

Bảo quản củ hủ dừa đúng cách sẽ giữ được hương vị ngon ngọt thanh và giá trị dinh dưỡng vốn có, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tham khảo các cách bảo quản dưới đây:

Bảo quản củ hủ dừa tươi

Với củ hủ dừa tươi, bạn nên cho chúng vào túi hút chân không. Sau đó, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh, sau khoảng 3 – 5 ngày có thể dùng được. Đối với ngăn đông bảo quản khoảng 10 ngày.

4. Giải đáp: Củ hủ dừa bao nhiêu calo?

Trung bình, 100gr củ hũ dừa chứa 36 calo. Tuy lượng calo ít nhưng chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng như Đạm, Chất Xơ, Kali, Phốt pho, Đồng, Kẽm …

Đặc biệt, 100gr củ hủ dừa tươi, có thể cung cấp đến 36% nhu cầu Kẽm, 38% nhu cầu Kali và 70% nhu cầu lượng Đồng để cơ thể tiêu thụ trong ngày.

Bạn hoàn toàn có thể an tâm ăn củ hủ dừa mà không sợ lên cân nhé. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng ăn nhiều quá, vì theo dân gian khi ăn nhiều củ hủ dừa dễ bị “say máu ngà”, kiểu bị hoa mắt, chóng mặt.