Top 10 đặc sản miền Bắc tốt cho sức khỏe

Trải dài trên vùng đất hình chữ S của đất nước ta, mỗi vùng miền lại có một nét đẹp riêng biệt, hấp dẫn du khách thập phương. Nhắc đến miền Bắc, người ta hay nghĩ ngay đến những dãy núi hùng vĩ, hoang sơ của vùng núi Tây Bắc hay cao nguyên Mộc Châu thanh bình với đàn bò say sưa ăn cỏ. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua những món đặc sản thơm ngon mà lại tốt cho sức khỏe tại vùng đất này. Hãy cùng Hùng Hy tham khảo top 10 món đặc sản miền Bắc tốt cho sức khỏe của bạn.

Bánh đậu xanh Hải Dương

Ít ai biết, chiếc bánh đậu xanh nhỏ xinh là một trong những món đặc sản của vùng đất Hải Dương ngay từ những ngày đầu thế kỷ XX đến nay. Mỗi chiếc bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa bột đậu xanh nguyên chất hòa lẫn với mỡ và đường, tạo nên mùi vị ngọt ngào, đọng lại nơi cổ họng. Và sẽ vô cùng tuyệt vời nếu bạn pha thêm một tách trà ăn kèm với những chiếc bánh này. Vì thế, nếu đã đặt chân lên đất Bắc, đừng quên ghé Hải Dương để thưởng thức món bánh này nhé.

Bánh đậu xanh là đặc sản của vùng đất Hải Dương

Bánh đậu xanh là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất Hải Dương. (Ảnh: Internet)

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp được xem là một trong món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Loại thịt được sử dụng để chế biến là loại thịt bắp tươi ngon của loài trâu thường hay được thả rông trên cao nguyên Tây Bắc. Sau đó, người dân tẩm gia vị loại thịt này rồi đem hun khói trên củi được lấy từ các hang đá. Điều thú vị là miếng thịt sau đi hun khói vẫn có mùi vị thơm ngon, khó cưỡng. Và để thưởng thức, bạn có thể hấp cách thủy, nướng than hoa hoặc quay lò vi sóng đều được. Vì vậy, nếu đã lên vùng đất Tây Bắc, hãy thưởng thức ngay món thịt trâu gác bếp này nhé.

Để mua Thịt Trâu Gác Bếp chính gốc tại TpHCM các bạn có thể xem chi tiết tại link sau: Thịt Trâu Gác Bếp TpHCM

Thịt trâu gác bếp là món đặc sản của vùng núi Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc. (Ảnh: Internet)

Chả cá Lã Vọng

Tương truyền cái tên “chả cá Lã Vọng” bắt nguồn từ một gia đình họ Đoàn chuyên nuôi quân Đề Thám vào thời Pháp thuộc. Mỗi lần đãi khách, chủ nhà thường xuyên làm món chả cá này để tiếp đón. Có lẽ vì món chả cá để lại hương vị khó quên nên những vị khách đã cùng với chủ nhà mở một nhà hàng chuyên bán món ăn này. Đặc biệt, trong quán luôn đặt một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi câu cá, vì thế, cái tên “chả cá Lã Vọng” ra đời từ đó.

Chả cá Lã Vọng hấp dẫn du khách thập phương bởi hương vị thơm ngon

Chả cá Lã Vọng hấp dẫn du khách thập phương bởi hương vị thơm ngon. (Ảnh: Internet)

Những người con cả họ Đoàn sau này được truyền lại bí quyết và tiếp tục kế nghiệp của ông bà trước. Món chả cá Lã Vọng hấp dẫn thu khách thập phương bởi hương vị thơm ngon của cá lăng được tẩm ướp gia vị và chế biến một cách công phu. Cho nên, nếu đã đặt chân lên đất Hà Thành, bạn hãy nếm thử món ăn hấp dẫn này nhé.

Cá kho làng Vũ Đại

Nói đến làng Vũ Đại, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao từng xuất hiện trong chương trình học cấp 3. Tuy nhiên, ngày nay, cái tên Vũ Đại còn được nhiều người truyền tai nhau bởi món cá kho làng Vũ Đại ngon trứ danh ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Cá kho làng Vũ Đại là món ăn đặc sản nhiều người biết tới

Cá kho làng Vũ Đại là món ăn đặc sản nhiều người biết tới. (Ảnh: Internet)

Sở dĩ món cá kho này trở thành món ăn đặc sản của nhiều người là bởi quy trình chế biến công phu, tỉ mỉ của món ăn này. Cá trắm đen được kho liên tục trong suốt 10-12 tiếng đồng hồ trong niêu đất mà vẫn giữ độ săn chắc và mùi vị khó cưỡng. Điểm đặc biệt của món cá này là gia vị ướp cá kết hợp giữa những nguyên liệu đặc trưng của miền Bắc, chẳng hạn như riềng, gừng, nước cốt cua đồng… Bí quyết của món cá kho này là phía dưới niêu đất, người nấu sẽ để một lớp riềng để góp phần gia tăng mùi vị của cá mà vẫn không bị cháy. Vì thế, nếu được thử món cá kho này, bạn sẽ cảm nhận được sự tổng hòa các hương vị trong từng thớ thịt cá.

Chả mực Hạ Long

Nếu đã đặt chân đến thắng cảnh vùng đất Quảng Ninh thì bạn không thể bỏ qua món chả mực Hạ Long ngon ngất ngây. Món chả mực này bắt nguồn từ người đầu bếp tài hoa cụ Tài Lễ vào năm 1946. Điều “có một không hai” của món đặc sản này là nguyên liệu mực mai – chuyên sống ở vùng nước Hạ Long được người nấu giã bằng tay và nhào trộn với các gia vị theo một công thức đặc biệt. Sau đó, chúng sẽ được chiên cho đến khi ngả sang màu vàng thơm ngon. Du khách sẽ được trải nghiệm mùi vị béo ngậy, đậm đà gia vị trong miếng mực dai sần sật kèm với nước mắm hoặc tương ớt khó quên.

Chả mực là món đặc sản ngon ngất ngây

Chả mực Hạ Long là món đặc sản ngon ngất ngây. (Ảnh: Internet)

Bún cá Hải Phòng đất Cảng

Đã đến Hải Phòng rồi thì phải nếm thử qua món bún cá mang đậm mùi vị biển khơi. Điểm đặc trưng của món bún cá Hải Phòng đến từ các loại cá biển được chế biến công phu. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị hòa quyện trong miếng chả cá thu hay vị ngọt thanh mà không tanh của cá đồng. Cùng với đó là món rau sống ăn kèm đủ vị với dọc mùng càng làm thực khách nao lòng.

Bún cá Hải Phòng là món ăn đậm vị biển khơi.

Bún cá Hải Phòng là món ăn đậm đà vị biển khơi. (Ảnh: Internet)

Bánh cáy tỉnh Thái Bình

Nói đến Thái Bình, hẳn ai cũng biết đến bánh cáy – món quà quê dân dã, lại đậm đà hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, ít ai biết để làm được món bánh cáy này, người dân Thái Bình đã thực hiện quy trình chế biến công phu, tỉ mỉ từ nếp hoa vàng nấu cùng với gấc chín đỏ, vừng lạc rang, mỡ phần, ướp với đường, mứt bí, mạch nha và tinh dầu hoa bưởi. Món bánh cáy bùi bùi, giòn dai này nếu ăn kèm với một tách trà xanh sẽ vô cùng ấm áp trong tiết trời se lạnh của miền đất Bắc đấy.

Bánh cáy Thái Bình là món quà quê dân dã đậm đà hương vị thơm ngon

Bánh cáy Thái Bình là món quà quê dân dã nhưng đậm đà hương vị thơm ngon. (Ảnh: Internet)

Tôm chua Ba Bể

Sẽ thật đáng tiếc cho bạn nếu đã đến Bắc Kạn mà chưa nếm thử món tôm chua Ba Bể! Bởi đây là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất Khang Ninh – Ba Bể. Hương vị ngọt gắt đặc trưng của tôm chua Ba Bể kết hợp với vị chua cay nồng nàn của ớt giềng hòa lẫn, làm xiêu lòng bất kỳ thực khách khó tính nào.

Tôm chua Ba Bể là món ăn bạn nên nếm thử khi đến Bắc Kan

Tôm chua Ba Bể là món ăn bạn nên nếm thử khi đến vùng đất Bắc Kạn. (Ảnh: Internet)

Rượu cần Hòa Bình

Một thức uống truyền thống của người dân tộc Mường mà bất kỳ du khách nào lên đến mảnh đất Hòa Bình cũng phải nếm thử một lần, đó là rượu cần. Loại rượu này sử dụng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên để chưng cất, bao gồm ngô, sắn, gạo nếp, gạo tẻ, hạt bo bo, hạt cào cào… Loại rượu này thường được sử dụng trong Lễ Tết hay các dịp tiệc tùng của bản làng. Vì thế, nếu đã đặt chân lên vùng đất núi rừng Tây Bắc, đừng quên thưởng thức hương vị độc đáo của rượu cần Hòa Bình nhé.

Rượu cần Hòa Bình là một trong những thức uống truyền thống của dân tộc Mường

Rượu cần Hòa Bình là thức uống truyền thống của dân tộc Mường. (Ảnh: Internet)

Nem nắm Giao Thủy

Món nem nắm Giao Thủy xuất hiện vào đời nhà Trần khi Vua lựa chọn phủ Thiên Trường làm kinh đô thứ hai. Thời điểm này, những làng nghề cùng với món ăn vật lạ được người dân dâng lên Vua, trong đó, món nem nắm Giao Thủy là một trong những món được nhà Vua khen ngợi. Kể từ ngày đó, món nem nắm Giao Thủy đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành ăn đặc sản của vùng đất Giao Thủy. Điểm đặc biệt của nem nắm này là thịt nạc mông của những con lợn không nuôi cám tăng trưởng và thính nêm từ loại gạo Tám Hải Hậu thơm ngon của đồng bằng sông Hồng.

Nem nắm Giao Thủy là món đặc sản khó quên

Nem nắm Giao Thủy là một trong những món đặc sản hấp dẫn khách thập phương. (Ảnh: Internet)

Trên đây là những món đặc sản miền Bắc mà bạn nên thử qua nếu có dịp đặt chân lên mảnh đất này. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích, giúp chuyến đi của bạn thú vị hơn.

Cách làm ô mai sấu bao tử giòn cay chinh phục từ lần đầu

Có phải bạn muốn biết cách làm ô mai sấu bao tử giòn ngon với đường, gừng. Trong bài viết này, Sforum sẽ hướng dẫn bạn cách làm sấu bao tử giòn cay siêu ngon cũng như cách ngâm sấu bao tử với đường đơn giản. Xem và thực hiện theo để có được món ô mai sấu hấp dẫn mà ai cũng mê bạn nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu cho cách làm ô mai sấu bao tử giòn cay gồm:

400 gram sấu 280 gram đường 1 củ gừng 1,5 lít nước vo gạo/nước vôi trong Muối

Nguyên liệu chuẩn bị làm ô mai sấu bao tử

Chảo là một trong những dụng cụ quan trọng giúp bạn làm được món ô mai sấu bao tử. Chiếc chảo chất lượng giúp quá trình sên diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số mẫu chảo đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn:

Cách làm ô mai sấu bao tử giòn

Cách làm sấu bao tử chua cay ngọt, giòn ngon được thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn hãy rửa thật sạch sấu rồi cạo bỏ lớp vỏ mỏng của trái sấu. Khi vừa cạo xong trái sấu nào thì bạn nên cho ngay vào thau nước muối. Việc này sẽ giúp trái sấu tránh được tình trạng bị thâm đen gây mất thẩm mỹ. Cách làm ô mai sấu bao tử giòn bước 1 Bước 2: Tiếp theo, bạn tiến hành khía những đường dọc xung quanh trái sấu. Việc này giúp trái sấu khi ướp đường sẽ nhanh thấm hơn. Khi khía xong, bạn cho vào nước muối và ngâm tiếp trong khoảng 10 phút là được.

Cách làm ô mai sấu bao tử giòn bước 2

Bước 3: Sau đó, bạn vớt sấu ra rồi mang đi rửa sạch lại nhiều lần với nước. Tiếp tục cho sấu vào ngâm với nước vo gạo khoảng 6 đến 8 tiếng. Hoặc ngâm cùng nước vôi trong đã lắng bỏ cặn trong khoảng 3 đến 4 tiếng để khử nhựa. Sau khoảng thời gian trên, bạn mang sấu rửa sạch rồi để cho ráo nước. Gừng thì bạn gọt sạch vỏ rồi mang đi băm hoặc giã nhỏ để ướp cùng với sấu.

Cách làm ô mai sấu bao tử giòn bước 3
Cách làm ô mai sấu bao tử giòn

Bước 4: Bạn cho phần sấu để ráo vào ướp cùng 280 gram đường, 5 gram muối và gừng băm nhỏ. Bạn hãy đảo đều để các nguyên liệu thấm nhanh vào trái sấu.

Cách làm ô mai sấu bao tử giòn bước 4

Bước 5: Khi bạn thấy đường đã bắt đầu tan hết thì cho sấu vào chảo và bắt đầu sên trên lửa to. Khi thấy phần nước đường sôi lên thì bạn hãy hạ lửa xuống ở mức vừa là được. Chú ý đảo đều để trái sấu được thấm đều gia vị, bạn cứ sên như vậy khoảng 20 đến 30 phút. Đến khi sấu chuyển sang màu vàng, nâu thì có thể tắt bếp. Bạn xếp sấu vào mâm, mang hong khô hoặc phơi nắng. Hoặc có thể cho vào nồi chiên không dầu, lò nướng sấy 1 đến 1 tiếng rưỡi ở 100 độ C.

Cách làm ô mai sấu bao tử giòn bước 5
Thành phẩm của cách làm ô mai sấu bao tử

Ô mai sấu bao tử làm bằng công thức này sẽ có hương vị thơm ngon siêu cuốn hút. Ô mai sấu có màu nâu vàng trông rất bắt mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt hòa quyện với nhau. Đồng thời, còn có một chút cay cay của gừng, phù hợp khi dùng cùng nước trà.

Lưu ý khi làm món ô mai sấu bao tử

Để cách ngâm sấu bao tử với đường thực hiện thành công, hay tham khảo những lưu ý sau đây:

Bạn cần lựa chọn kỳ càng từng quả sấu, tránh chọn những trái sấu bị dập hoặc có lớp vỏ quá sần. Chỉ nên chọn mua những quả sấu vừa, không quá non cũng như không quá già. Chú ý chọn quả sấu có xanh và có cùi dày. Bạn nên bảo quản ô mai sấu trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý khi làm món ô mai sấu bao tử

Trên đây là thông tin về cách làm ô mai sấu bao tử giòn cay ngọt. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công cách ngâm sấu bao tử với đường. Nếu muốn biết thêm công thức làm ô mai khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

  • Xem thêm bài viết chuyên mục: Gia dụng

Cách Làm Sữa Chua Matcha Đậm Mùi Trà Xanh Đẹp Mắt

Cách làm sữa chua Matcha (Trà xanh Nhật Bản) nổi tiếng là nhờ nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vị trà xanh thanh mát, dịu dịu lan tỏa trong miệng quyện lẫn trong vị chua ngọt riêng của sữa chua là một trong những món tráng miệng được nhiều người từ già tới trẻ em yêu thích.

Có nhiều chế phẩm từ trà xanh, trong đó được nhiều bạn nữ yêu thích có thể nhắc đến bột matcha – sản phẩm khá nổi tiếng từ Nhật Bản. Được sử dụng quy trình sấy lạnh nên dưỡng chất trong trà vẫn được giữ nguyên. Chính vì vậy, trong công thức làm sữa chua matcha khuyến khích bạn sử dụng bột matcha theo công nghệ tân tiến nhé!

Vì tính chống oxi hóa cực cao của mình nên khi kết hợp cùng sữa chua, món tráng miệng yêu thích của bạn lại có thêm công dụng vô cùng tốt, nhất là với các chị em. Bạn có biết cách làm sữa chua matcha? Giờ thì cùng Dạy Pha Chế Á Âu bắt tay thực hiện ngay nhé.

hình sữa chua matcha

Sữa chua matcha cùng các loại trái cây ăn kèm

Hướng Dẫn Cách Làm Sữa Chua Matcha

Nguyên Liệu Chuẩn Bị

Cách Làm Sữa Chua Matcha Màu Xanh Đẹp Mắt

  • Bước 1: Cho bột matcha vào chén nhỏ, đổ vào khoảng 50 ml nước sôi, quậy đều thu được hỗn hợp nước màu xanh đẹp mắt.

cách làm sữa chua matcha trà xanh

  • Bước 2: Sử dụng nồi cơm điện, cho sữa tươi và sữa đặc vào chung, hòa tan với nhau. Để nút Warm trong vòng 10 phút.
  • Bước 3: Tiếp đó, đổ thêm phần sữa chua cái vào, khuấy đều tay. Cuối cùng, rót phần nước matcha ở bước một vào.
  • Bước 4: Bạn để nút giữ ấm Warm, đậy kín nắp, để qua đêm hoặc ít nhất là 8 tiếng để sữa chua lên men. Bạn nhớ chú ý là nồi cơm điện phải được rửa sạch, không dính dầu hay vết dơ để tránh bị lại sữa, làm hư mẻ sữa chua của bạn.
  • Bước 5: Sau khi ủ sữa chua xong, bạn tắt nồi cơm điện, bắt ra, để nguội. Múc sữa chua vào hũ, túi nilon hoặc chén mà bạn chuẩn bị sẵn. Đợi tới khi nguội hoàn toàn thì đặt vào ngăn mát của tủ lạnh từ 2 tiếng trở lên để sữa chua lạnh vừa ăn.

Cách Làm Sữa Chua Matcha Đậm Mùi Trà Xanh Đẹp Mắt

Món sữa chua làm từ bột Matcha có thể ăn kèm với Kiwi

Món sữa chua matcha này có thể ăn kèm thêm với nhiều loại trái cây mà bạn yêu thích như kiwi, dâu tây, việt quất, hạnh nhân,… Hương vị tươi mát của món ăn sẽ giúp bạn dễ dàng xua tan mọi mệt mỏi sau những ngày làm việc mệt mỏi, giúp kích thích tiêu hóa của cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn. Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm sữa chua thạch lá nếp tại website của chúng tôi ngay nhé.

Đừng quên tham khảo các khóa học pha chế cấp tốc như chuyên đề học làm sữa chua (Yaourt) tại Dạy Pha Chế Á Âu bạn nhé! Để được tư vấn về khóa học bạn có thể để lại yêu cầu tư vấn tại đây hoặc gọi điện tới Hotline 1800 6148 hoặc 1800 2027!

Mách Chị Em Cách Làm Cá Chiên Xù Giòn Thơm Ngon Khó Cưỡng

Cá Chiên Xù một món ngon giòn tan và hương vị tuyệt vời, bạn đã được thưởng thức. Có bạn nào là fan cuồng của các món ăn chiên rán ngập dầu không nào? Nếu có thì các bạn không thể bỏ qua món cá chiên xù này được đâu đấy nhé!

Các bài viết bạn có thể quan tâm:

Thử Ngay 20 Món Cá Chiên Nước Mắm Giòn Rụm, Vị Đậm Đà

Nước Mắm Tĩn – Chả Cá Chiên Nước Mắm Làm Sao Ngon?

6 Cách Làm Phổ Biến Món Cá Chiên Giòn Hấp Dẫn

Cách Làm Nước Mắm Chấm Cá Chiên “Đã Ăn Là Ghiền”

Nước Mắm Tĩn – Vây Cá Hồi Chiên Nước Mắm Dễ Làm Tại Nhà

Cá Chiên Xù một món ngon giòn tan và hương vị tuyệt vời
Cá Chiên Xù một món ngon giòn tan và hương vị tuyệt vời

Lớp bột vàng giòn rụm bên ngoài cùng miếng thịt cá trắng mềm bên trong, kết hợp chấm cùng miếng tương ớt cay cay thì “hết sảy con bà bảy” luôn cho mà xem. Nào, hãy cùng Nước Mắm Tĩn tham khảo ngay cách làm cá chiên xù nhé!

Mách Chị Em Cách Làm Cá Chiên Xù Giòn Thơm Ngon Khó Cưỡng
Mách Chị Em Cách Làm Cá Chiên Xù Giòn Thơm Ngon Khó Cưỡng

Chuẩn bị Nguyên Liệu Làm Cá Chiên Xù

  • Cá diêu hồng (hoặc cá rô, cá rô phi tùy vào sở thích của bạn)
  • 2 quả trứng gà
  • 1 gói bột mì
  • 1 gói bột chiên xù
  • Dầu ăn
  • Muối
  • Tiêu
Chuẩn bị Nguyên Liệu Làm Cá Chiên Xù
Chuẩn bị Nguyên Liệu Làm Cá Chiên Xù

Dùng nước mắm truyền thống Phan Thiết với công thức 300 năm để chế biến món cá chiên xù thơm ngon hấp dẫn

Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù – Chi Tiết:

  • Bước 1:
  • Đầu tiên Cá diêu hồng sau khi bạn mua về thì đem đi rửa thật sạch và bóp với một ít gừng để loại bỏ đi mùa tanh. Kế tiếp mới tiến hành phi lê tách bỏ phần xương và da.
  • Sau đó cắt thành miếng vừa ăn theo khẩu vị của các bạn. Để các miếng cá trên rổ cho ráo nước.
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
  • Bước 2:
  • Bạn chuẩn bị một cái đĩa và đổ bột mì ra , trộn thêm vào một ít muối và tiêu.
  • Các bạn cho những miếng cá lăn thật đều vào đĩa đựng bột mì. Nhớ phải lăn cho đều nhé các bạn.
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
  • Bước 3:
  • Các bạn đập 2 quả trứng gà vào tô. Dùng máy đánh trứng, cây đánh trứng hoặc thìa để đánh đều phần trứng.
  • Tiếp tục nhúng những miếng cá vào trứng.
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
  • Bước 4:
  • Cho bột chiên xù ra đĩa.
  • Các bạn lăn đều tiếp miếng cá trên đĩa bột chiên xù nhé.
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
  • Bước 5:
  • Các bạn chuẩn bị một cái chảo. Cho dầu ăn vào và bật bếp lửa để cho chảo nóng.
  • Sau khi chảo dầu nóng thì cho những miếng cá vào rán cho đến khi bột vàng đều là được nhé các bạn. Nhớ lật mặt khi chiên để miếng cá chín đều toàn bộ.
  • Chuẩn bị một cái vá ray nấu ăn và vớt những miếng cá lên trên đó để ráo bớt dầu.
  • Cho cá chiên ra đĩa, trang trí thêm vài lát ớt, một ít ngò để món ăn thêm bắt mắt.
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù
Các bước tiến hành Cách Làm Cá Chiên Xù

Giờ thì thưởng thức thôi nào! Món cá chiên xù các bạn có thể ăn vặt hoặc kết hợp ăn trong bữa cơm gia đình cũng rất ngon. Cách làm cá chiên xù thật đơn giản phải không các bạn? Những miếng cá nóng hổi, cắn một phát vừa giòn bên ngoài bởi lớp bột béo, vừa mềm ngọt bên trong bởi thịt cá chắc chắn sẽ khiến ai ai cũng phải mê.

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Top 15 món ngon Hà Nội nhất định phải thử khi đến Hà Nội

Món Bún mắm Miền Tây – Đặc sản trứ danh nổi tiếng gần xa

Bún măng vịt – món ăn lạ mắt với hương vị đậm đà

Bún cá Mòi – thơm ngon lạ miệng khiến nhiều người thưởng thức

https://mozart.edu.vn/cach-nau-tra-sua-hong-tra-tran-chau-a20191.html

Hồng trà có vị thơm và thanh rất nổi trội nên được xếp vào loại đồ uống ưa thích nhất của trà sữa. Hồng trà sữa là thức uống được giới trẻ khá ưa chuộng, vậy bạn đã biết cách làm món hồng trà sữa này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng vào bếp cùng Xuân Thịnh nhé!

huong-dan-2-cach-lam-hong-tra-sua-tai-nha-ngon-nhu-ngoai-tiem

Xem thêm: Hồng trà là gì? Công dụng và cách phân biệt? Mua ở đâu giá tốt, chất lượng, cách pha hồng trà ngon

Hồng trà sữa với sữa tươi

Nguyên liệu

  • 50gr hồng trà
  • 30ml sữa tươi
  • 20ml sữa đặc
  • 30ml nước đường
  • 1,3l nước
  • Đá viên

Thực hiện

Nấu trà

Trước tiên, bạn cho 1,3 lít nước vào nồi và đun sôi với lửa lớn cho đến khi nước sôi mạnh thì cho vào 50gr hồng trà và khuấy đều trong 3 phút.

Sau đó ủ trà khoảng 5 phút rồi dùng rây lọc để lấy phần nước cốt trà.

Pha trà sữa

Cho 150ml nước cốt trà đã lọc cùng 30ml sữa tươi, 20ml sữa đặc và 30ml nước đường vào ly đá và khuấy đều rồi thưởng thức.

Thành phẩm

Hồng trà sữa pha với sữa tươi tạo ra một mùi thơm ngon, hấp dẫn cùng với vị béo béo của sữa đặc tạo nên một thức uống có vị lôi cuốn và kích thích vị giác.

Hồng trà sữa rất phù hợp cho một buổi tán gẫu cùng bạn bè vào chiều tối. Thử theo công thức của Xuân Thịnh để làm một món thức uống hấp dẫn chiêu đãi mọi người nhé!

Hồng trà sữa với bột béo

Nguyên liệu

  • 100gr hồng trà
  • 350gr đường cát trắng
  • 400gr bột béo
  • 1l nước sôi
  • Thạch rau câu
  • Đá viên

Trước tiên, ta tìm hiểu bột béo là gì?

Bột béo (bột kem béo) là một loại bột có màu kem, dễ tan trong nước, giúp tạo nên độ béo, đặc sánh cùng với mùi thơm để tạo mùi thơm hấp dẫn cho món ăn.

Bột béo có 2 loại là bột béo từ thực vật và bột béo từ sữa bò. Thông thường, người ta thường sử dụng bột béo từ thực vật nhiều trong các món ăn vì loại bột béo này không lấn át mùi vị của các loại nguyên liệu khác

Bột béo thường được sử dụng trong các món ăn tráng miệng như trà sữa, bánh kem, chè…

Thực hiện

Ủ trà

Trước tiên, bạn cho 100gr hồng trà vào 1 lít nước sôi ủ khoảng 30p. Sau đó, dùng rây lọc lấy nước cốt trà.

Pha trà sữa

Cho vào tô lớn 350gr đường cát trắng, 400gr bột béo và nước cốt trà vào rồi khuấy đều cho hỗn hợp tan hết.

Tiếp theo, bạn lọc trà sữa qua rây lọc để trà sữa được mịn hơn. Sau đó, cho trà sữa vào bình lắc cùng với một ít đá viên rồi lắc đều khoảng 30 giây.

Thêm một ít thạch rau câu vào ly rồi thưởng thức.

Thành phẩm

Hồng trà sữa pha với bột béo có hương vị thơm ngon và mát lạnh. Bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của bột béo và độ thơm dịu của trà xen vào một ít vị ngọt.

Phía trên là thông tin cơ bản về hồng trà và cách làm hồng trà sữa thơm ngon tại nhà. Xuân Thịnh hy vọng bạn có thể tự làm cho mình cũng như bạn bè và gia đình một món tráng miệng hấp dẫn để tăng thêm sự gắn kết giữa bạn và mọi người nha!

Xem thêm: TOP 10 ĐỊA CHỈ NGUYÊN LIỆU TRÀ SỮA TẠI TP.HCM

_______________________________

NGUYÊN LIỆU TRÀ SỮA XUÂN THỊNH – Top 1 nhà phân phối nguyên liệu trà sữa tại Việt Nam

Địa chỉ: 20-22 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 028 3517 6969 – 028 2260 8989 – 0949 791 025

Fanpage:

Website:

Học làm gỏi cá mè, cá nhệch

Hướng dẫn làm món gỏi cá dân dã đã lâu nay đã trở thành món khoái khẩu của dân sành nhậu. Và là lựa chọn số một khi chúng ta muốn thay đổi khẩu vị cho cả gia đình, với mùi vị đặc trưng của nó.

Hướng dẫn

Gỏi thường được hiểu là món ăn ngon làm bằng cá sống ăn kèm với rau thơm. Thực ra chẳng phải đơn giản vậy, phải chọn đúng loài cá nào để làm gỏi ra gỏi, phải chọn thứ rau thơm nào ăn gỏi cho thích hợp, rồi cách làm cá, cách trộn gỏi, cách pha chế nước mắm, cách nấu nồi nước lèo.

Mỗi địa phương trên khắp nước Việt có cách làm gỏi và ăn gỏi cá của riêng mình.

Theo chiều dài của đất nước, Từ Bắc chí Nam ta có thể kể đến các loại Gỏi Cá – là đặc sản hoặc là món Gỏi được người dân nơi đó yêu thích và chế biến nhiều nhất.

Kỳ này các bạn sẽ được tìm hiểu và học thêm về các loại gỏi phổ biến ở các tỉnh Miền Bắc. Cùng học nấu ăn ngon hai loại gỏi cá rất nổi tiếng sau nhé!

1. Gỏi cá Mè – Bắc Giang – Hà Nội – Hà Nam

Cách làm gỏi cá mè

– Cá mè quả là tanh thật, ấy vậy mà cá mè lại là loài cá được chọn để làm món gỏi ở rất nhiều làng quê miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên… Chọn cá để làm gỏi, thường chọn con nặng chừng 4-5 kg. Không chọn con to quá hoặc nhỏ quá thì thịt cá sẽ nhão, không chắc.

– Món gỏi cá mè chỉ dùng hai bên thăn cá. Hai thăn cá được phi lê mỏng theo chiều vát cho to bản.

– Dùng 3-4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30 – 40 phút.

– Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa đã lau thật khô.

– Món gỏi cá mè có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào món nước chấm.

– Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ, cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa.

– Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương to, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi xay nhỏ, sau đó đổ vào xoong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy. Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.

– Khi ăn, dùng bánh đa nem (bánh tráng) xếp lên các loại rau thơm tùy thích, gắp cá đặt lên rau thơm cuốn lại, chấm nước chấm và thưởng thức. Miếng gỏi trộn lẫn với rau thơm, gia vị, quyện với nước chấm bùi béo ngậy. Nhai chầm chậm thịt gỏi ngấm vào chân răng ngọt dần, ngọt dần, nhấm thêm chút rượu đế tạo nên vị bùi, cay, nồng, béo ngậy cho món gỏi cá.

2. Gỏi cá Nhệch – Nga Sơn ( Thanh Hóa) – Ninh Bình – Thái Bình – Nam Định – Tràng Cát (Hải Phòng)

Gỏi cá Nhệch

– Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có món đặc sản là gỏi cá nhệch. Tuy một số nơi trong tỉnh cũng mở quán giới thiệu món ăn này nhưng gỏi cá nhệch ở Kim Sơn được coi là ngon nhất. Gỏi cá nhệch ăn rất ngon, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi.

– Nhệch không phải cá, không phải rắn cũng chẳng phải lươn. Nó có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Thịt cá Nhệch tươi được cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả (cá chuối) đem trộn với thính cho thơm thịt. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Lấy da cá rán giòn để cuộn với gỏi. Xương cá xay nhuyễn để nấu chấm (có người gọi là nấu chẻo).

– Món chấm được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ. Khâu pha chế nước chấm cũng quan trọng. Nước chấm gỏi được làm từ nước mắm, gừng tươi, tỏi, ớt, mỳ chính, hạt tiêu. Có người chấm gỏi với mắm tôm cũng rất dậy mùi. Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng, cùng các loại lá như dấp cá, mùi tàu, lá sung, đinh lăng, mơ lông… Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi.

Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn này nhé!

Ăn không chán với 10 quán hủ tiếu người Hoa quận 5 ngon quên sầu, giá cực rẻ

Quán hủ tiếu người Hoa quận 5 liên tục leo top tìm kiếm của những tín đồ ẩm thực Trung Hoa. Nếu bất chợt thèm ăn món hủ tiếu ngon đúng vị thì bạn đừng bỏ qua danh sách các quán ăn ngon có thể thỏa mãn vị giác của bất kỳ ai ngay sau đây.

1. Hủ tiếu nam vang Phượng

  • Địa chỉ: 159 An Dương Vương, P. 8, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 14:00 | 15:30 – 03:00
  • Mức giá: 30.000đ – 50.000đ

Phượng là quán hủ tiếu người Hoa quận 5 “quen mặt” đối với dân thổ địa và du khách phương xa. Mỗi khi thèm thưởng thức tô hủ tiếu bình dân nóng hổi thì người ta lại theo thói quen đến địa chỉ 159 An Dương Vương.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Facebook – Thảo Bé

Quán tuy nhỏ nhưng lại mang đến cảm giác ấm cúng và sạch sẽ. Sự thân thiện của cô chủ cũng là điểm cộng lớn giúp quán Phượng “kéo” khách tìm đến.

Chất lượng tô hủ tiếu của quán thì ngon khó cưỡng. Nước dùng ngon ngọt kết hợp với sợi hủ tiếu dai dai ăn vừa miệng. Đến quán gọi một tô hủ tiếu, bạn sẽ được nhân viên mang ra ngay một tô đủ thịt, chả bò, gan heo, nhúm đậu phộng giã và ít lá ngò gai thơm ngon dậy vị.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Facebook – Phương My

Những ai thuộc hội cú đêm thì càng mê quán hủ tiếu Phượng bởi quán bán đến tận 3 giờ sáng. Nếu đêm nào bụng đói cồn cào, đánh xe đến quán ăn một tô hủ tiếu đầy đủ topping thì không gì tuyệt bằng.

2. Hủ tiếu sa tế Ông Lễ

  • Địa chỉ: 78/7 An Dương Vương, P. 9, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 10:00 | 16:00 – 21:00
  • Mức giá: 35.000đ – 55.000đ

Gọi tên quán hủ tiếu người Hoa quận 5 sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến quán Ông Lễ. Quán hủ tiếu này đã có từ lâu đời và được cả dân bản địa thay nhau giới thiệu mỗi lần có ai hỏi thăm.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Facebook – Nguyen Quyen

Nước lèo ở đây sóng sánh và béo thơm của cốt dừa quyện với chút cay the của sa tế, hành, sả, tỏi, lạc rang… Ăn chung với sợi hủ tiếu là thịt bò và thịt nai mềm mềm, thấm đẫm nước dùng cay cay bắt miệng lại không hề tanh. Một bát hủ tiếu siêu đầy đặn với xương, thịt, chả trứng, sườn bò, bò viên, bò nhúng kèm rau mùi.

Ăn một tô hủ tiếu ai nấy đều phải tấm tắc khen “đáng đồng tiền bát gạo”. Nếu bạn có dịp ghé qua 36 Gò Công, quận 5 thì nhớ ghé lại đây thưởng thức một lần. Chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức tô hủ tiếu người Hoa ngon trọn vị nhất.

Khám phá thêm ẩm thực quận 5 cực ngon rẻ, bạn đừng bỏ lỡ 10 quán ăn quận 5 ngon nổi tiếng Sài Thành này nhé. Chắc chắn bạn sẽ có những giây phút cực vui vẻ và thoải mái bên gia đình và người thân!

3. Hủ tiếu nam vang Đạt Thành

  • Địa chỉ: 31 Đường Trần Hưng Đạo, P. 6, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 22:30
  • Mức giá: 40.000đ – 66.000đ

Đạt Thành chiếm trọn sự yêu mến của thực khách bởi phong cách phục vụ gần gũi lại tận tình. Không gian quán khá sạch sẽ, phù hợp vừa thưởng thức hủ hiểu vừa ngắm cảnh, trò chuyện. Đi ăn đã ghét chán cảnh đợi chờ thì phong cách phục vụ nhanh nhẹn của Đạt Thành sẽ không làm bạn thất vọng.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @nduyen1710

Thực đơn của Đạt Thành chia làm 3 loại hủ tiếu khô, nước và hủ tiếu đặc biệt. Một tô đầy ắp với thịt, gan, tim, trứng cút, thịt băm và tôm. Sợi hủ tiếu dai dai và đậm nước sốt cùng nước súp ngọt, chuẩn vị. Nước dùng được nêm nếm vừa tay, thơm ngọt và hợp với khẩu vị của mọi miền.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @foodtourwithj

Nếu có dịp đến quán thì bạn đừng quên gọi thêm những món đồ uống mát lành như sâm hồ lô, sữa bắp, chanh dây để thêm sảng khoái. Tất cả đồ uống được pha chế thủ công, đảm bảo an toàn.

4. Ký Hòa Mì Gia

  • Địa chỉ: 64 Ký Hoà, P. 11, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 21:00
  • Mức giá: 35.000đ – 50.000đ

Ký Hòa Mì Gia là quán mì truyền thống đã hơn 30 năm kinh doanh và được cấp giấy phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Mỗi lần nhắc đến quán hủ tiếu người Hoa quận 5 quen thuộc của người Sài Gòn xưa thì bất giác lại nhắc đến Ký Hòa Mì Gia. Hủ tiếu ở đây được lòng nhiều người bởi nóng hổi, thơm ngon đúng với hương vị truyền thống nhất.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @fooddiary221116

Ngoài hủ tiếu thì món mì cũng rất ngon, “ăn một lần, nhớ một đời”. Một tô mì đầy đủ các loại nhân ăn kèm như cá, tôm, thịt cua ăn cùng sợi mì vàng tươi và nước dùng 100% xương ống heo ngọt vị, đậm đà.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @87kirstyn

Đặc biệt, hai “ngôi sao đắt khách” của quán phải kể đến bò kho và bò kho bán suốt cả ngày nhưng lúc nào cũng đến 9 giờ sáng là hết. Lỡ mê các món nước như mì hoành thánh hay mì sủi cảo thì bạn phải lưu lại ngay địa chỉ quán Ký Hòa Mì Gia này đây.

  • Xem thêm: Cẩm nang ẩm thực đường phố TPHCM cực ngon và sôi động

5. Hủ tiếu mì Chú Thòn

  • Địa chỉ: 44 Đường Trần Hưng Đạo, P. 7, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 06:30 – 13:00 & 16:00 – 23:00
  • Mức giá: 20.000đ – 30.000đ

Thêm một cái tên rất đỗi quen thuộc với Sài Gòn là Quán Chú Thòn. Quán ăn vỉa hè tuy đơn giản nhưng hôm nào cũng nườm nượp khách ra vào. Không gian man mác nét cổ xưa gợi lại cho thực khách cảm giác trở về Sài Gòn ngày ấy.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Sưu tầm

Quán hủ tiếu Chú Thòn có nhiều món ăn khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là đặc sản hủ tiếu xá xíu. Mặc dù thành phần không đặc biệt hơn những quán khác, Chú Thòn vẫn ghi điểm ở tay nghề của người nấu. Tô hủ tiếu xá xíu với sợi hủ tiếu mềm lại cho đầy ụ xá xíu. Nước dùng thì nêm nếm vừa phải. Mỗi khi ăn lại vẫn đúng vị đó không lẫn vào đâu được.

Ngoài ra, hủ tiếu Chú Thòn còn có các món ăn dân dã, đậm vị như bún gạo thập cẩm, mì xá xíu, cao lầu, mì gà… Mức giá của mỗi món ăn đều rất phải chăng, phù hợp với túi tiền của nhiều bạn học sinh, sinh viên.

6. Hủ tiếu sườn Ba Đô

  • Địa chỉ: 132E Đ. Nguyễn Tri Phương, P. 9, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 18:00 – 00:30
  • Mức giá: 30.000đ – 40.000đ

Tín đồ ẩm thực đều sẽ xiêu lòng trước hủ tiếu sườn Ba Đô. Ở đây bạn sẽ tìm thấy món hủ tiếu sườn hấp dẫn với mức giá phải chăng. Nói đến chất lượng của món ăn thì nhiều thực khách đều gật gù bởi các loại topping đa dạng. Sườn mềm, xá xíu thơm thêm thịt bằm càng tăng thêm vị thanh cho nước dùng của hủ tiếu.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @_kat0608

Bên cạnh đó, Ba Đô còn nổi tiếng với hủ tiếu khô với đầy đủ thịt, tôm, trứng cút và nước sốt đậm đà, hấp dẫn. Chẳng cần biết ngày mưa hay nắng, hủ tiếu ở đây nấu ngày nào cũng đều cạn nồi ngày đó. Vì vậy, mỗi khi thực khách đến ăn đều yên tâm nguyên liệu hay nước dùng đều tươi ngon nhất. Nhân viên của quán phục vụ khá nhanh nhẹn và tận tình.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @beobeodian

7. Hủ tiếu mì Minh Phát

  • Địa chỉ: 56 Huỳnh Mẫn Đạt, P. 2, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 05:30 – 12:00
  • Mức giá: 45.000đ – 50.000đ

Minh Phát đã có tuổi đời hơn 40 năm, chuyên phục vụ những món điểm tâm ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt nhất là hủ tiếu mì đậm đà ngon khó cưỡng. Món hủ tiếu được chế biến theo phong cách người Hoa nhưng lại rất hợp với khẩu vị của người Sài Gòn. Nếu ai đã từng ăn hủ tiếu Minh Phát đều không quên cho quán 5 sao về chất lượng.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Hủ Tiếu Minh Phát

Hủ tiếu sợi dai và gia vị thơm nức mũi. Một tô “siêu to khổng lồ” với mì, tim cật, hoành thánh và cá. Ngoài ra Minh Phát còn làm thực khách ăn hoài không chán với hủ tiếu nam vang, hủ tiếu sườn, hủ tiếu cá thập cẩm…

Cứ đều đặn từ 5h30 đến 12h30 mỗi ngày, Minh Phát lại đỏ bếp còn khách thì cứ liên tục ra vào. Với mức giá 45.000đ – 50.000đ / tô, món ăn ở đây được đánh giá tương xứng và rất đáng thử một lần.

8. Hủ tiếu mì 287

  • Địa chỉ: 287 Đường Trần Hưng Đạo, P. 10, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 21:00
  • Mức giá: 35.000đ – 50.000đ

Hủ tiếu 287 tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5 rất dễ tìm. Địa quán hủ tiếu người Hoa quận 5 này cũng là nơi đáng thử mỗi khi thèm thưởng thức tô hủ tiếu bình dân, hợp khẩu vị. Một phần hủ tiếu đầy đặn với nước lèo được hầm từ xương ngọt tự nhiên, thịt, giò, trứng cút và kèm thêm chút rau thơm.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @leosnak

Ngoài hủ tiếu như món ăn hút khách thì quán còn có hơn 80 món ăn khác nhau như bún gạo xào (hải sản, bò khô, thập cẩm, Singapore), mì xào giòn, mì xào bò khô, miến hải sản, tôm rang, bò xào, cơm chiên, cải ngọt xào tỏi… thỏa mãn vị giác của nhiều người.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Facebook – Si Nguyen

9. Hủ tiếu A Hòa

  • Địa chỉ: 95 Phan Văn Trị, P. 2, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 23:00
  • Mức giá: 17.000đ – 30.000đ

Dân sành ăn Sài Gòn hẳn không mấy ai xa lạ với quán hủ tiếu người Hoa quận 5 – A Hòa. Quán nổi tiếng gần xa bởi hủ tiếu ngon và mức giá bình dân phù hợp với nhiều thực khách.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @anhetthegioinayy__

Quán thường mở cửa từ lúc 6 giờ nhưng lại hết rất sớm. Vì vậy bạn phải tranh thủ đến sớm để thưởng thức đủ món ngon của quán. Một tô hủ tiếu có đủ mực, thịt viên, trứng cút, hành, giá. Sau cùng, điểm cộng của món ăn vẫn chính là nước hầm xương thơm, béo ngậy “độc quyền”.

Thực đơn Hủ Tiếu A Hòa có gần 50 món với hơn 10 loại hủ tiếu khác nhau như hủ tiếu sủi cảo thập cẩm, hủ tiếu hoành thánh thập cẩm, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu mực, hủ tiếu tôm… Đồng thời, quán còn có đủ loại mì nước (mì bò kho, mì thập cẩm, mì hoành thánh hải sản…), bít tết, mì xào, cơm chiên, bún Thái, xí quách, bánh canh cho bạn cùng “đồng bọn” ăn no nê.

10. Hủ tiếu Dê Way Ký

  • Địa chỉ: 585 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
  • Mức giá: 20.000đ – 50.000đ

Cái tên cuối cùng lọt top đề cử quán hủ tiếu người Hoa quận 5 của Digiticket là quán Dê Way Ký. Vị trí của quán nằm ngay khúc đường một chiều nên những ai lần đầu tìm đến quán đều dễ đi hút. Ngoài điểm trừ nhỏ đó thì món ăn ở đây khỏi phải bàn về mức giá lẫn chất lượng. Riêng món ăn được nấu theo phong vị người Hoa đậm đà và lạ miệng.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: @manny1992012

Điểm đặc biệt nhất của Dê Way Ký là thịt dê được khử mùi với rượu Mai Quế Lộ và tẩm ướp cùng nhiều loại gia vị khác. Toàn bộ thịt xương của dê được hầm nhiều giờ liền nên nước dùng ngọt đậm từ xương và thịt.

Nhiều người tạm ghé ăn thử hủ tiếu mà sinh ra mê luôn tô hủ tiếu dê. Ngoài ra, quán còn đặc biệt chuẩn bị một ít chao và sa tế bên cạnh để thực khách có thể nêm nếm tùy theo ý thích. Xét về hương vị món ăn thì Dê Way Ký có sự kết hợp ngon “hiếm có”.

hu tieu nguoi hoa quan 5

Ảnh: Facebook – Hủ Tiếu Dê WAY KÝ

Du lịch hay sống ở Sài Gòn mà không một lần la cà các quán hủ tiếu người Hoa quận 5 trên quả là đáng tiếc. Hãy chọn cho mình một quán ngon và đến thưởng thức vào một ngày không xa nhé.

Bạn thích món ăn đặc sản như hủ tiếu người Hoa? Digi tin rằng bạn cũng sẽ yêu phở khô Gia Lai ở Sài Gòn ngon chuẩn vị phố núi này đấy!

Gợi ý những quán ăn ngon rẻ được review nhiều nhất:

  • Top 10 quán bún bò Huế ngon ở Sài Gòn chuẩn vị, ngon nức tiếng
  • Top 6 quán mì Quảng ngon ở Sài Gòn ‘mê hoặc’ thực khách

Ảnh đại diện: Instagram @beobeodian

Cách Làm Sữa Đậu Nành Nguyên Chất Thơm Ngon

Bạn thích uống sữa đậu nành nhưng lo ngại chất lượng đậu nành đóng chai bán ở vỉa hè? Học ngay cách làm sữa đậu nành thơm ngon, không bị hăng, để lâu mà không hỏng dưới đây và trổ tài pha chế cho cả nhà thưởng thức hoặc kinh doanh hút khách nhé!

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống phổ biến rất được yêu thích

Bạn cảm thấy thế nào khi sữa đậu nành không được làm từ đậu nành mà từ một loại bột cộng với tinh mùi? Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng, trong đó có bạn và những người thân. Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình mình, bạn hãy “lận lưng” công thức sau đây để có những ly đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng nhé.

Nguyên Liệu Làm Sữa Đậu Nành

Cách Nấu Sữa Đậu Nành Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Chỉ với 4 bước đơn giản dưới đây, bạn sẽ có ngay những ly sữa thơm dịu, vị ngọt thanh, uống tốt cho sức khỏe.

Sơ Chế Đậu Nành

Bạn nên chọn loại hạt đậu nành nhỏ để nấu sữa sẽ thơm ngon hơn. Đậu nành sau khi rửa sạch, cho vào thau ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng. Sau đó đãi vỏ, rửa thật kỹ với nước để loại bỏ tạp chất.

Ngâm đậu nành với nước

Ngâm đậu nành với nước đến khi nở mềm. Ảnh: Internet

Để tạo vị béo cho món sữa, bạn sử dụng thêm 10g đậu xanh. Với định lượng đậu xanh như trên sẽ không làm lấn át hương vị đậu nành. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng đậu phộng cũng rất ngon và béo. Đậu xanh bạn cũng đem ngâm với nước cho mềm.

Cho đậu nành và đậu xanh vào nồi cùng với 500ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Công đoạn này sẽ giúp loại bỏ mùi hăng của đậu nành và món sữa để được lâu hơn. Khi nước vừa sôi lên thì tắt bếp và thêm vào nồi 1,2 lít nước lọc.

Lá dứa rửa sạch, buộc gọn lại thành bó.

Xay Đậu Nành Lấy Nước Cốt

Cho hỗn hợp đậu nành và đậu xanh vào máy xay sinh tố cùng với 1/2 lượng nước để xay thật nhuyễn, mịn. Trong quá trình xay, nếu thấy cối xay nóng lên thì nên ngừng một lát, đợi máy nguội bớt rồi mới tiếp tục xay.

Dùng rây hoặc khăn/vải mỏng lọc lấy nước, bỏ bã. Bước này bạn nên làm từ từ từng chút một, vắt thật kỹ để lấy được nhiều nước cốt nhé.

Phần bã đậu thu được bạn tiếp tục cho vào cối xay với 1/2 lượng nước còn lại và vắt một lần nữa để lấy được tất cả tinh chất từ hạt đậu.

Xay và lọc đậu

Xay và lọc đậu. Ảnh: Internet

Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Béo Thơm

Cho phần nước đậu vừa thu được vào nồi cùng với bó lá dứa, bắc lên bếp nấu với lửa vừa. Trong khi nấu bạn nhớ khuấy đều, nhất là ở phần đáy nồi để tránh bị cháy khét. Khi hỗn hợp sôi lên, hạ lửa nhỏ, vớt bỏ lá dứa rồi thêm vào 1g muối. Đun sôi khoảng 5 phút cho sữa chín hẳn thì tắt bếp.

Lá dứa giúp tạo mùi thơm

Lá dứa giúp tạo mùi thơm cho món sữa. Ảnh: Internet

Thưởng Thức Và Bảo Quản Sữa Đậu Nành

Sữa đậu nành vừa nấu xong là có thể thưởng thức ngay. Nếu muốn uống nóng, bạn pha 200ml sữa với 10g đường (2 muỗng cà phê), nếu muốn uống lạnh, bạn pha 150ml sữa với 20g đường, khuấy đều, thêm đá và thưởng thức.

Để bảo quản, bạn đợi sữa nguội hẳn rồi cho vào các chai/lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh, uống hết trong 1 – 2 ngày.

Món sữa có vị ngọt thanh

Món sữa có vị ngọt thanh với hương lá dứa dịu nhẹ rất hấp dẫn. Ảnh: Internet

Uống Sữa Đậu Nành Có Tốt Không?

Sữa đậu nành từ lâu đã là thức uống được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Loại sữa thực dưỡng này có nhiều tác dụng thần kỳ đối với thể chất và sinh lý của chúng ta. Bạn có thắc mắc sữa đậu nành có tác dụng gì không? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

thức uống giàu dinh dưỡng

Sữa đậu nành – thức uống giàu dinh dưỡng cho mọi người, mọi nhà. Ảnh: Internet

Bảo vệ và phát triển cơ – xương, tim mạch

Sữa đậu nành rất tốt cho chức năng tim mạch do có hàm lượng cholesterol gần như bằng 0. Theo nghiên cứu, 100ml sữa đậu nành chỉ chứa 1,6g chất béo bão hòa; thấp hơn nhiều lần so với các loại sữa động vật. Nhờ vậy có thể làm giảm thiếu quá trình tích tụ cholesterol thành mạch, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạnh và các hội chứng, bệnh lý mạch vành khác.

Với nhiều loại vitamin như K, D, B2, B12 cũng như lượng canxi dồi dào, sữa đậu nành giúp duy trì sự dẻo dai của hệ cơ xương. Thành phần phytoestrogens có trong đậu nành có tác dụng tăng cường chuyển hóa và hấp thụ canxi, giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi.

Trong đậu nành chứa 8 loại axit amin, chất sắt và chất xơ, có giá trị dinh dưỡng cao trong việc góp phần tăng cường cơ bắp cũng như phục hồi hệ cơ sau tập luyện.

Duy trì vóc dáng và nhan sắc phái đẹp

Một trong những tác dụng thường được nhắc tới nhất của sữa đậu nành là chống lão hóa. Một ly sữa đậu nành không đường mỗi ngày giúp ngăn chặn quá trình hình thành nếp nhăn; đồng thời hỗ trợ tái tạo các tế bào chết. Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa đậu nành như mặt nạ: bôi lên da mặt, nghỉ ngơi 20 phút sau đó rửa sạch với nước. Nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong đậu, mỗi tuần 2 lần với mặt nạ sữa đậu sẽ giúp tăng độ ẩm trên da, cho da bạn căng sáng, hồng hào hơn.

Uống sữa đậu nành hằng ngày

Uống sữa đậu nành hằng ngày giúp cân bằng vóc dáng, tươi sáng làn da. Ảnh: Internet

Mỗi 230ml sữa đậu nành chứa 100 calo, cũng tương đương với lượng calories trong 230ml sữa tươi (ít béo). Tuy nhiên, lượng đường có trong sữa tươi (12g) là gấp đôi sữa đậu (6g). Vì thế, sữa đậu nành được chứng minh là tốt cho vóc dáng hơn. Loại sữa này còn giúp hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn, vì thế giúp ngăn cảm giác thèm ăn. Việc này rất hữu ích cho những ai đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân.

Ít người biết rằng sữa đậu nành còn rất tốt cho tóc. Axit folic trong hạt đậu làm giảm gãy rụng, giúp tóc chắc khỏe; trong khi các vitamin nhóm B giúp tóc óng mượt hơn.

Tốt cho sinh lý nữ và nam, ngăn ngừa ung thư

Tác dụng của sữa đậu nành đối với sinh lý nữ là không thể bàn cãi. Thành phần phytoestrogen từ đậu cũng giúp phát triển vòng 1 tự nhiên mà vẫn ngăn ngừa được ung thư vú. Thành phần này cũng được xem như một nguồn cung cấp estrogen phụ trợ cho sinh lý nữ. Nhờ đó bù đắp được các thiếu hụt các hormone giới; giúp phái đẹp chống lại các triệu chứng mãn kinh như mất ngủ, rối loạn tâm lý, béo phì…

Trước đây, sữa đậu nành được cho là không tốt cho sinh lý phái mạnh. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh được phytoestrogen có khả năng ức chế sự gia tăng testosterone quá mức ở nam giới – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tuyến tiền liệt.

giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư

Một ly nhỏ sữa đậu nành mỗi ngày còn giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành

  • Sữa đậu nành phải được nấu kỹ trước khi uống. Thành phần trypsin trong đậu có khả năng làm rối loạn chuyển hóa protein trong dạ dày. Vì vậy, cần đun sữa sôi đến 100 độ C mới có thể phân hủy hoàn toàn được chất này.
  • Không nên uống sữa đậu nành khi đói. Vì khi bạn đói, protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt mà không hấp thụ được dinh dưỡng vào cơ thể.
  • Không uống quá nhiều sữa đậu nành trong thời gian dài vì dễ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng nên hạn chế dùng sữa đậu.

Sữa đậu nành có thể dùng nóng hoặc lạnh đều rất ngon. Sữa đậu nành tốt cho da, giúp sáng da, đẹp dáng cũng như tốt cho tim mạch. Với cách làm sữa đậu nành đơn giản bạn đã có cho cả gia đình những ly sữa thơm ngon, bổ dưỡng mà không sợ uống nhầm hóa chất rồi. Chúc bạn thực hiện thành công.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm trà hoa cúc táo đỏ tại website của chúng tôi ngay nhé.

2 cách đơn giản để khử mùi hôi của thịt heo đông lạnh

2 cách đơn giản để khử mùi hôi của thịt heo đông lạnh
Thịt heo đông lạnh cần được xử lý kỹ để loại bỏ mùi hôi lâu ngày, gây ảnh hưởng khi chế biến món ăn. Ảnh: Xinhua

Thịt heo thường là thực phẩm chính và có thể chế biến các loại món ăn đa dạng trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, các bà nội trợ thường có thói quen mua thịt lợn sơ chế sẵn và cấp đông để dùng dần.

Cách làm này đôi khi không tránh được việc thịt heo có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị, chất lượng của món ăn. Vì thế, các bà nội trợ có thể tham khảo 2 cách khử mùi hôi dưới đây nhằm giúp có được hương vị thơm ngon từ thịt heo

Tinh dầu từ hành khô và gừng

Để khử mùi hôi của thịt heo đông lạnh, các bà nội trợ hãy chuẩn bị một nồi nước với lượng nước vừa đủ luộc thịt. Kế đến, cho từ một đến hai thìa muối hạt, hai củ hành khô to đã được lột vỏ, một miếng gừng to đập dập rồi vặn mức nhiệt bếp lớn.

Chờ khi nước sôi cho đến khi tinh dầu từ hành khô, gừng được tiết ra và hòa tan vào trong nước. Lúc này, cho thịt heo vào luộc sơ khoảng 2 phút, vớt lên và xả dưới vòi nước lạnh để chúng săn lại. Để thịt ráo nước là các bà nội trợ có thể tiến hành chế biến món ăn như bình thường.

Sử dụng hỗn hợp chanh muối và dấm để khử mùi hôi của thịt heo đông lạnh. Ảnh: Xinhua
Sử dụng hỗn hợp chanh muối và dấm để khử mùi hôi của thịt heo đông lạnh. Ảnh: Xinhua

Chanh dấm

Một phương pháp khác giúp khử mùi thịt heo đông lạnh hiệu quả đó là sử dụng hỗn hợp chanh dấm. Cụ thể, các bà nội trợ hãy rã đông miếng thịt heo ít nhất là 8 tiếng. Trong lúc đó, chuẩn bị hỗn hợp gồm nước cốt từ hai quả chanh, hai thìa muối hạt, ba thìa dấm.

Khi thịt được rã đông, các bà nội trợ cần đi găng tay rồi chà xát thịt sao cho đều hỗn hợp trên từ 2 – 3 phút rồi để ngấm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khoảng thời gian trên, đem rửa lại với nước sạch là có thể chế biến món ăn với hương vị thơm ngon, đúng chuẩn thịt heo.

Thủy sản và hải sản giống nhau hay khác nhau? Các loại thủy sản phổ biến

Vậy trong giao tiếp hay thực hiện bất cứ việc gì đó cần phải dùng đến 2 cụm từ trên nên chọn “Thủy” hay “Hải” là hợp lí nhất, khi nào nên là “Thủy sản” và khi nào nên là “Hải sản”. Sau đây, Tép Bạc sẽ phân biệt rõ hơn về định nghĩa của hai khái niệm trên để giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích nhé!

Thuỷ sản là gì?

Thủy sản (Aquaculture) là các loài có trong hoạt động nuôi trồng, khai thác, thu hoạch trong môi trường nước nhân tạo của con người (như thâm canh, quảng canh,…) nhằm mục đích thương mại hoặc tiêu dùng cá nhân. Các loài trong nhóm Thuỷ sản đều có năng suất cao, cho ra lợi nhuận lớn. Việc nuôi trồng thuỷ sản góp phần tác động lớn đến nền kinh tế của một đất nước, giúp đất nước phát triển.

Thủy sản và hải sản khác nhau như thế nào?

Thường có rất ít người có thể phân biệt rõ giữa thủy sản và hải sản như thế nào cho đúng, vì vậy đa phần mọi người đều gọi chung với cái tên là thủy hải sản cho nhanh, khiến cái tên trở nên quen thuộc và dễ lầm tưởng là chúng giống nhau.

Thủy hải sảnĐa phần mọi người sẽ thường gọi chung cả 2 thuật ngữ trên dưới cái tên là Thủy-hải sản

Thế nhưng, nếu xét theo phiên âm Hán Việt “thủy sản” tức là những loài được nuôi trồng trong nước, còn “hải sản” dùng chỉ những loài được nuôi ở ngoài biển. Nhưng mà, biển thì cũng là nước mà? Vậy thì chúng khác nhau như thế nào và làm sao để phân biệt được rõ hơn?

Vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục xét theo như phiên dịch từ Anh ngữ, thủy sản sẽ thường được gọi là “Aquatic products” còn hải sản sẽ là “Seafood”. Đó đó, các bạn đã nhận ra sự khác biệt chưa nào? Một tên sẽ có hậu tố là “Product” và tên còn lại sẽ có hậu tố là “Food”.

Như vậy, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng thủy sản chính là cách gọi tên chung để chỉ những sản vật, những nguồn lợi cung cấp cho con người từ môi trường nước đến từ việc nuôi trồng và khai thác, và những loài thủy sản này có thể sẽ được đem bán vì mục đích thương mại, thực phẩm, nguyên liệu hoặc dùng cho mục đích trang trí.

Thủy hải sảnCó thể phân biệt một phần định nghĩa của 2 cụm từ “Thủy sản” và “Hải sản” dựa theo từng phiên âm. Ảnh: Tép Bạc

Phân biệt thủy sản và hải sản

Thủy sản

Thủy sản bao gồm các loại động vật, thực vật dưới nước. Có thể liệt kê và phân loại các loài thủy sản phổ biến dựa trên từng đặc điểm, cấu tạo, môi trường sống và khí hậu được phân chia thành những nhóm riêng biệt như sau:

Nhóm cá (fish)

Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước mặn, ngọt hoặc cá nước lợ.

Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,…

Nhóm giáp xác (crustaceans)

Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng đặc biệt là đối với nền kinh tế thủy sản Việt Nam.

Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển…

Tôm thẻNhóm giáp xác có đa dạng loài, nhưng hầu hết đều quen thuộc với người dân Việt Nam

Nhóm động vật thân mềm (Nhuyễn thể- Molluscs)

Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển như nghêu, sò huyết, hàu,… và một số ít sống ở nước ngọt như  trai ngọc, trai…

Nhóm rong (Seaweeds)

Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như  Chlorella, Spirulina, Chaetoceros, Sargassum (Alginate), Gracilaria

Nhóm bò sát (Reptiles) và lưỡng cư (Amphibians)

Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối ví dụ như cá sấu. Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước chẳng hạn như ếch sẽ được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong lĩnh vực trang trí, thời trang.

Hải sản

Thế còn hải sản thì sao? Hải sản cũng gần giống như là thủy sản, nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là cách gọi để chỉ những sinh vật biển, tức là sống, được nuôi trồng và được đánh bắt ở biển. Chúng có thể được bán với mục đích thương mại hoặc dùng để ăn.

Và hải sản bao gồm những loài có khả năng được chế biến thành các món có thể ăn được, cung cấp chất dinh dưỡng và đem lại rất nhiều lợi ích lớn cho cơ thể con người như các loại cá biển (cá bớp, cá ngừ…), động vật giáp xác (cua và tôm), động vật thân mềm (mực, sò, hàu,…) và động vật da gai (nhím biển), động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí gồm cả  rong biển và vi tảo.

Hải sản Hải sản có thể chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cho con người

Thế nhưng…

Có thêm một câu hỏi được đặt ra… cũng có nhiều người hỏi rằng thủy sản cũng có nhiều loài ăn được sao không gọi là hải sản?

Thật chất, thủy sản là tên gọi chung của các loài sinh sống dưới nước và được đánh bắt trong môi trường nước, nhưng thủy sản có thể là những loài dùng để làm thức ăn hoặc có thể dùng để làm những vật dụng trang trí hay thời trang như da cá sấu. Và chắc chắn những loài thủy sản có thể ăn được cũng có thể gọi là hải sản như tôm, cá, cua,… nhưng trừ khi chúng được nuôi trong môi trường nước biển thì khi đó mới có thể chính xác gọi chúng vừa là thủy sản và vừa là hải sản.

Thủy hải sảnChỉ có những loài vừa sống dưới biển vừa có thể nấu thành món ăn mới có thể gọi là thủy sản và vừa gọi là hải sản

Cũng thật dễ hiểu đúng không nào? Và hi vọng qua nội dung bài viết của ngày hôm nay, Tép Bạc đã mang đến cho mọi người một cái nhìn rõ nét nhất về định nghĩa của 2 cụm từ “Thủy sản” và “Hải sản” để mọi người có thể dùng chúng một cách chính xác hơn trong lời văn hoặc câu nói của mình!

Xem thêm video về “Thuỷ sản hay Hải sản giống nhau hay khác nhau?”