Hướng dẫn cách làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu đơn giản

Có thể làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu?

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu tại nhà cực đơn giản.

Chính vì vậy, cáchchiên khoai lang bằng nồi chiên không dầuchính là gợi ý lý tưởng cho những bạn là “fan” của món ăn vặt hấp dẫn này.

>> Xem thêm: Cách bảo quản khoai lang tươi lâu, không héo đơn giản tại nhà

Chi tiết khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu nhanh gọn

Cách làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu tại nhà đơn giản và không hề mất nhiều thời gian như bạn nghĩ. Ngay sau đây, Cleanipedia sẽ bật mí với bạn công thức làm chi tiết nhất.

Chuẩn bị

Các bước thực hiện

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy gọt sạch vỏ khoai lang và rửa hết nhựa. Sau đó, thái khoai thành từng miếng dài.

Bước 2: Bước tiếp theo của cách nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu, bạn ngâm khoai cùng với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó, lấy khăn giấy thấm khô.

Bước 3: Tiến hành ướp khoai lang cùng với 1/2 thìa muối + 1/2 thìa bột tỏi và 1 chút hạt tiêu xay rồi trộn thật đều.

Bước 4: Cho khoai lang vào nồi chiên không dầu để ở nhiệt độ 180 độ C và nướng trong vòng 20 – 25 phút là chín.

Thành phẩm

Vậy là bạn đã có món khoai lang chiên thơm ngon và đẹp mắt để thưởng thức rồi. Yêu cầu thành phẩm món khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu đó là, khoai chín vàng đều, không bị cháy và có mùi thơm. Bạn có thể thưởng thức khoang lang chiên cùng với tương cà hay tương ớt tùy theo sở thích.

>> Tham khảo: 11 Công thức món ăn làm từ khoai lang tím đơn giản vừa ngon vừa đẹp

khoai lang chiên

Lưu ý khi làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu

Để có món khoai lang chiên thơm ngon, khi thực hiện cách làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây nhé:

Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu:

Khoai lang chiên là món ăn vặt mà bất kỳ ai từ trẻ em tới người lớn đều rất thích. Vậy hãy cùng lưu lại công thức thực hiện cách làm khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu đơn giản để thỉnh thoảng trổ tài chiêu đãi cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook |Youtube |Instagram |Pinterest |Twitter

Bản quyền thuộc về:Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua ngon chuẩn đầu bếp chuyên nghiệp

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua không khó nhưng để có được hương vị thơm ngon như chính tay Đầu bếp chuyên nghiệp chế biến thì bạn không thể bỏ qua bí quyết nấu ăn được chia sẻ dưới đây.

Lẩu cá thác lác khổ qua là món ăn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon lạ miệng mà bất kỳ ai khi lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ấn tượng. Đó là sự kết hợp độc đáo giữ vị ngọt nước từ xương heo và cá thác lác, vị đắng nhẫn nhẫn của khổ qua. Vị đắng được trung hòa bởi các hương vị khác tạo nên một vị ngọt đậm đà lạ miệng và không kém phần hấp dẫn.

cách làm lẩu cá thác lác khổ qua

Lẩu cá thác lác khổ qua có hương vị thơm ngon, lạ miệng (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh cá thác lác khổ qua được biến tấu thành nhiều hình thức khác nhua tùy thuộc vào mỗi vùng miền. Bạn sẽ bắt gặp tô canh với những lát khổ qua mỏng nấu với chả cá hay chả cá thác lác nhồi khổ qua hoặc nấu với khổ qua rừng… Và theo quan niệm của ông cha ngày xưa, ăn canh khổ qua vào dịp cuối năm hoặc đầu năm mới sẽ giúp cho mọi khó khắn, vất vả qua đi và những điều tốt đẹp sẽ đến. Do đó, món ăn này thường xuất hiện trong mâm cỗ mỗi năm của các gia đình Việt.

Và để tăng hương vị của món lẩu cá thác lác, bạn phải chọn được loại rau ăn lẩu phù hợp. Vậy lẩu cá thác lác ăn kèm với rau gì? Tiếp tục tìm hiểu để việc chuẩn bị nguyên liệu được đầy đủ.

Lẩu cá thác lác ăn kèm với rau gì?

Với món lẩu cá thác lác khổ qua thì loại rau củ đầu tiên không thể thiếu chính là khổ qua. Ngoài ra, để tăng độ phong phú, bạn có thể chuẩn bị thêm cà rốt, bắp non, cải trắng… Những loại củ này khi nấu lẩu sẽ góp phần làm nước lẩu ngọt hơn, ngon hơn.

Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị thêm các loại rau xanh như: đầu hành, hành lá, rau tần ô, cải bẹ xanh hoặc cải bẹ trắng để nhúng lẩu. Nước lẩu đậm đà ngấm vào rau sẽ khiến bạn ăn ngon miệng hơn và đặc biệt là giảm độ ngán cho món ăn. Các loại rau không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể của bạn.

Lẩu cá thác lác ăn kèm với rau gì?

Đáp án cho câu hỏi “lẩu cá thác lác ăn kèm với rau gì?” (Ảnh: Internet)

Nếu đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “lẩu cá thác lác ăn kèm với rau gì?” thì kế tiếp chúng ta sẽ bắt đầu đi sâu vào cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua ngon, nắm bắt được những bí quyết nấu ăn cho món ăn ngon chuẩn Đầu bếp chuyên nghiệp.

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua ngon chuẩn Đầu bếp chuyên nghiệp

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cá thác lác khổ qua

  • 500gr cá thác lác
  • 5 trái khổ qua
  • 500gr xương ống heo
  • 1kg bún tươi
  • 3 trái ớt
  • 2 củ hành tím
  • Hành lá và ngò rí
  • Hành lá, rau tần ô, cải bẹ xanh hoặc cải bẹ trắng
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu xay, muối và dầu ăn

Hướng dẫn cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cá thác lác mua về, bạn làm sạch, phi lê, dùng nhíp gắp bỏ xương rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau khi xay xong thì bạn cho cá vào ngăn lạnh ngay lập tức để giữ được độ tươi cho cá.
  • Khổ qua rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, bổ đôi, bỏ ruột rồi cắt lát mỏng, sắp ra đĩa và cũng cho vào ngăn mát tủ lạnh cho khổ qua giòn.

Cắt khổ qua thành lát mỏng

Cắt khổ qua thành lát mỏng và cho vào ngăn mát tủ lạnh để khổ qua được giòn (Ảnh: Internet)

  • Xương ống heo mua về, bạn mang rửa sạch, chần qua với nước sôi rồi rửa lại lần nữa với nước lạnh.
  • Hành tím lột vỏ và băm nhỏ.
  • Ớt bỏ cuốn, bổ đôi, bỏ hạt và băm hoặc giã nhỏ.
  • Hành lá và ngò rí nhặt sạch rồi cắt nhuyễn.
  • Rau ăn lẩu nhặt, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Ướp cá thác lác

Cá thác lác sau khi sơ chế xong, bạn ướp với 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối, 1 chút nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay, tiếp theo đó cho thêm hành lá, ớt băm và hành ngò cắt nhuyễn ở bước một. Cuối cùng, đảo đều một lần nữa và cho trở lại tủ lạnh đến khi nào ăn lẩu thì lấy ra.

Bước 3: Nấu nước lẩu

  • Xương heo sau khi sơ chế xong thì bạn cho vào nồi lớn, thêm 3 lít nước và ninh để lấy nước ngọt. Trong quá trình ninh, nhớ vớt bọt thường xuyên để nước lẩu được trong, bạn có thể cho thêm 2 củ hành tím nướng để nước dùng thơm hơn.
  • Sau 2 tiếng ninh, bạn vớt xương heo ra, nêm nếm gia vị vừa ăn cho nước lẩu.

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức lẩu

Cách nấu lẩu cá thác lác

Nồi lẩu cá thác lác khổ qua ngon chuẩn Đầu bếp chuyên nghiệp (Ảnh: Internet)

  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu ăn lẩu cá thác lác khổ qua thì đã đến lúc bạn thưởng thức món lẩu thơm ngon này rồi.
  • Đặt nồi nước lẩu lên bếp ga mini hoặc bếp ăn lẩu chuyên dụng, nấu sôi lại lần nữa thì dùng muỗng vách từng miếng chả cá thác lác cho vào nồi, cứ như vậy cho đến khi hết chả cá.
  • Sau đó, bạn cho khổ qua và các loại rau ăn lẩu vào.
  • Bây giờ, chỉ cần chờ nước sôi nữa là có thể thưởng thức cùng với bún.
  • Nhớ chuẩn bị thêm chén nước mắm ớt để chấm cá nữa nhé!

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua ngon chuẩn Đầu bếp chuyên nghiệp không quá khó phải không các bạn! Vậy, còn chần chừ gì mà không vào bếp, chế biến ngay món ăn hấp dẫn này để chiêu đãi gia đình. Chúc các bạn thành công nhé!

https://mozart.edu.vn/mon-ngon-ngay-he-a16137.html

Những món ăn vặt giải nhiệt mùa hè

Cứ hè đến là các nàng lại khắc khoải trong đầu, nóng thế này thì ăn gì đây nhỉ? Các món ăn vặt “siêu mát” dưới đây sẽ khiến chị em “phát cuồng” vì quá ngon và cũng cực kỳ dễ làm.

Chè đậu xanh

Mùa hè đến rồi, nhâm nhi một ly chè đậu xanh mát lạnh bên gia đình nhỏ yêu thương thì không gì tuyệt vời hơn. Đậu xanh được đánh nhuyễn mịn có vị bùi bùi kết hợp với nước cốt dừa béo thơm, thêm vị giòn giòn của đậu phộng rang hay dừa bào sợi, đảm bảo cả nhà bạn sẽ thích mê ngay.

>>> Xem thêm: MÓN NGON MIỀN BẮC CÓ GÌ? 25 ĐẶC SẢN MIỀN BẮC NỔI TIẾNG NGON NỨC TIẾNG XA GẦN

chè đậu xanhChè đậu xanh được đánh nhuyễn mịn có vị bùi bùi kết hợp với nước cốt dừa béo thơm (Nguồn: Internet)

Chè sen long nhãn

Một trong những món ngon ngày hè không thể thiếu trong những gia đình miền Bắc đó chính là chè sen long nhãn. Khi thưởng thức món chè sen long nhãn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt thanh vừa phải của nước nhãn, cùi nhãn giò giòn sựt sựt và hạt sen bùi bùi. Bên cạnh đó, món chè này còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như chữa bệnh mất ngủ, an thần, hạn chế đầy bụng, đẹp da,…

chè sen long nhãnChè sen long nhãn có hương vị ngọt thanh vừa phải (Nguồn: Internet)

Trái cây

Mùa hè là thiên đường của các loại trái cây nhiệt đới như xoài, dâu, dưa hấu, dứa,… nên đây cũng là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Từ các loại trái cây bổ dưỡng, giàu vitamin này bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon ngày hè như trái cây dầm, salad trái cây, nước ép trái cây, yến mạch mix hạt và trái cây, panna cotta trái cây,… Cuối tuần tự làm món trái cây dầm thơm mát, tươi ngon hoặc lê la cùng bạn bè qua các quán “ruột” thì còn gì bằng phải không nào!

>>> Xem thêm: MÓN NGON MIỀN TRUNG CÓ GÌ? ĐIỂM DANH 40 ĐẶC SẢN MIỀN TRUNG NGON, NỔI TIẾNG, AI CŨNG THÍCH MÊ

tráu cây dầm thơm mátMón trái cây dầm thơm mát, tươi ngon (Nguồn: Internet)

Sương sáo nước cốt dừa

Nhắc đến cái nóng oi bức của ngày hè thì không thể nào không nhắc đến món chè sương sáo nước cốt dừa dân dã. Sương sáo dai dai, vị nhẫn nhẫn thơm lừng được kết hợp cùng nước cốt dừa béo béo, thêm ít đá viên mát lạnh là đủ để bạn xua tan được cái nóng của nắng hè rồi.

sương sáo nước cốt dừaSương sáo nước cốt dừa giúp xua tan cái nóng của nắng hè (Nguồn: Internet)

Hạt é mủ gòn

Hạt é mủ gòn là một trong những thức uống giải nhiệt mùa hè rất hiệu quả. Nước mủ gòn mát lạnh, ngọt thanh và hạt é vui miệng sẽ khiến bạn quên đi cái nóng của ngày hè. Món ăn này vừa ngon – bổ – rẻ vừa có công dụng tuyệt vời trong việc giữ dáng và làm đẹp da cho các chị em. Hãy lưu ngay thức uống dinh dưỡng này vào thực đơn món ngon ngày hè của mình bạn nhé!

>>> Xem thêm: MÓN NGON MIỀN NAM CÓ GÌ? 40 ĐẶC SẢN MIỀN NAM ĐẶC SẮC, NỔI TIẾNG, NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ

hạt é mủ gònHạt é mủ gòn là thức uống giải nhiệt mùa hè rất hiệu quả (Nguồn: Internet)

Món ăn chống ngán ngày hè

Những món muối chua sẽ giúp giải ngán cực tốt khi ăn kèm các món chiên, kho, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực. Không những vậy, món ăn ngâm chua còn bảo quản được lâu nên bạn có thể tự làm để ăn dần. Dưới đây là những món ngâm chua ngọt cho bữa cơm gia đình bạn thêm phần hấp dẫn, bắt vị.

Tai heo ngâm giấm

Tai heo ngâm giấm là một trong những món ăn chống ngán cực hiệu quả cho ngày hè nóng nực. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được miếng tai heo dai giòn sần sật cùng vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà của nước ngâm. Ngoài ra, món tai heo còn có nhiều kiểu biến tấu khác như ngâm cải chua ngọt, ngâm sả, tắc chua ngọt,…

tai heo ngâm giấmTai heo ngâm giấm có vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà (Nguồn: Internet)

Dưa món

Dưa món không chỉ là món ăn kèm trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền mà còn là “vị cứu tinh” cho các món thịt vào những ngày hè oi bức. Vị chua giòn, tươi ngọt của cà rốt, đu đủ, dưa leo,… sẽ góp phần làm giảm độ ngán và tăng cảm giác ngon miệng cho bữa ăn. Với món này, bạn còn có cơ hội khoe sự khéo léo của mình qua việc cắt tỉa rau củ, chưa ăn mà đã thấy ngon rồi đấy!

dưa mónDưa món có vị chua giòn, tươi ngọt giúp tăng cảm giác ngon miệng cho bữa ăn (Nguồn: Internet)

Củ kiệu ngâm

Dù ở đâu khi nhìn thấy món củ kiệu ngâm thì ai ai cũng đều sẽ nhớ về quê nhà mỗi khi Tết đến xuân về. Món ăn này giúp cho mâm cơm nhà bạn thêm phong phú, hấp dẫn trong những ngày hè nắng nóng. Củ kiệu trắng, thơm thơm giòn kết hợp thêm vị chua, cay, mặn, ngọt của nước ngâm, hòa quyện tất cả sẽ làm nên hương vị mê đắm.

củ kiệu ngâmMón ăn củ kiệu ngâm giúp cho mâm cơm thêm phong phú, hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Các món ăn mặn cho ngày nắng nóng

Các món ăn mặn thường gây ngán trong các bữa cơm ngày nắng nóng. Điều này khiến các chị em gặp khó khăn khi lên thực đơn mùa hè sao cho vừa đảm bảo dưỡng chất, vừa dễ ăn. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy thử tham khảo về gợi ý các món ăn mặn cho ngày nắng nóng dưới đây nhé!

Thịt bọc trứng cút sốt cà

Nếu bạn đang phát ngán với các món chiên thì thịt viên bọc trứng cút sốt cà chua sẽ là gợi ý hay để đổi vị cho bữa ăn gia đình. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được ngay hương vị thơm ngon của thịt băm cùng vị béo béo từ trứng cút, hòa quyện cùng sốt cà chua rất hấp dẫn. Bạn hãy trổ tài ngay với món ngon ngày hè đưa cơm này nhé!

thịt bọc trứng cút sốt càThịt bọc trứng cút sốt cà có hương vị thơm ngon của thịt băm cùng vị béo béo từ trứng cút (Nguồn: Internet)

Hến xào hẹ

Hến có tính mát lại dễ ăn nên là nguyên liệu phổ biến trong các bữa cơm ngày hè miền Bắc. Hến xào hẹ mang hương vị ngọt mềm và thanh mát. Sự đậm đà, hấp dẫn của món ăn này sẽ chinh phục trái tim của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, bạn cũng có thể xào hến với giá đỗ hoặc bông thiên lý sẽ rất ngon, lạ miệng. Còn chần chờ gì mà không thử tài nghệ nấu nướng cho cả nhà cùng thưởng thức với món ăn hấp dẫn này nhỉ?

hến xào hẹHến xào hẹ mang hương vị ngọt mềm và thanh mát (Nguồn: Internet)

Sườn chiên mắm tỏi

Sườn chiên mắm tỏi là món ăn đậm đà thơm ngon, ăn kèm với cơm trắng thì tuyệt hảo. Chỉ với 30 phút chế biến là bạn đã có ngay món sườn heo chiên vàng giòn bên ngoài, hương vị đậm đà của nước mắm và thơm lừng của tỏi. Ngoài ra, để thay đổi luân phiên cho các bữa ăn thêm phong phú bạn còn có thể biến tấu thêm với các món sườn như sốt me, nướng chao, rim nước dừa,…

sườn chiêm mắ tỏiSườn chiên mắm tỏi có hương vị đậm đà của nước mắm và thơm lừng của tỏi (Nguồn: Internet)

Các món ăn mùa hè cho gia đình

Thời tiết nóng nực của mùa hè có thể ảnh hưởng đến tâm trạng dùng bữa của các thành viên trong gia đình. Hãy lưu lại những món ngon ngày hè chuẩn vị Bắc, Trung, Nam vừa ngon, vừa bổ dưỡng lại thanh mát dưới đây nhé!

Món ăn mùa hè miền Bắc

Vịt om sấu

Vịt om sấu là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày hè của người dân miền Bắc. Món ăn này có vị chua nhẹ, thanh dịu từ sấu, hòa quyện với thịt vịt dai ngon và khoai sọ bùi béo tạo nên hương vị khó quên cho bất kỳ ai thưởng thức. Vịt om sấu ngon nhất là khi mới nấu xong, ăn cùng rau muống và rau rút rất ngon miệng. Bạn hãy thử tài bếp núc với món ngon ngày hè bắt vị này nhé!

vịt om sấuVịt om sấu là món ăn ngày hè của người dân miền Bắc (Nguồn: Internet)

Lòng xào dưa

Lòng xào dưa là một món ăn không quá xa lạ đối với người dân miền Bắc nước ta. Lòng heo sau khi được sơ chế kỹ càng, chỉ cần luộc chín và xào qua cùng dưa cải chua, rắc thêm ít tiêu, hành lá là đã có ngay món ăn ngon mùa hè cho cả nhà. Dưa có vị chua vừa miệng kết hợp với lòng heo dai dai, giòn giòn cực kỳ bắt vị, ăn kèm với cơm nóng cực kỳ hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết nên nấu món gì trong ngày hè thì món lòng xào dưa chắc hẳn sẽ là lựa chọn làm mới vị giác hoàn hảo cho bạn và gia đình.

lòng xào dưaLòng xào dưa là món ăn đưa cơm ngày hè (Nguồn: Internet)

Món ăn mùa hè miền Trung

Canh hến rau muống

Canh hến rau muống cũng là lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn món ngon ngày hè. Vị thanh ngọt của nước hến kết hợp với vị giòn sần sật của rau muống xanh mướt sẽ mang đến cho bạn một món canh thanh mát để chiêu đãi cả nhà trong những ngày hè nóng bức.

canh hến rau muốngCanh hến rau muống là món ăn thanh mát ngày hè (Nguồn: Internet)

Canh chua lá giang

Canh chua lá giang là là món ăn mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung. Món ăn này có vị chua dịu từ lá giang kết hợp thịt cá ngọt mềm sẽ khiến bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn hơn. Ngoài canh chua lá giang nấu cá thì canh chua thịt băm, canh chua lá giang thịt gà,… cũng là một gợi ý hay mà bạn nên thử.

canh chua lá giangCanh chua lá giang là là món ăn mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung (Nguồn: Internet)

Món ăn mùa hè miền Nam

Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn ngày hè được nhiều người yêu thích. Với vị đắng đặc trưng của khổ qua hòa quyện cùng vị ngọt đậm đà của thịt băm, nước canh ngọt hậu, thanh mát là một món ăn tuyệt vời cho ngày hè oi bức.

canh khổ qua nhồi thịtCanh khổ qua nhồi thịt là một món ăn tuyệt vời cho ngày hè oi bức (Nguồn: Internet)

Thịt bò xào lót gỏi rau muống

Trong danh sách những món ngon ngày hè thì không thể thiếu món gỏi rau muống thịt bò của ẩm thực miền Nam. Khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được những miếng thịt bò mềm thơm cùng vị chua ngọt ngấm đều trong những cọng rau muống giòn tươi. Bữa cơm gia đình mà có thêm món ăn độc đáo, lạ miệng này sẽ bắt vị vô cùng.

thịt bò xào rau muốnThịt bò xào lót gỏi rau muống là món ăn độc đáo, lạ miệng (Nguồn: Internet)

Gỏi gà

Gỏi gà là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam. Món ăn này mang lại giá trị dinh dưỡng cao với nguyên liệu chính là thịt gà xé sợi, mềm ngọt và được nêm nếm gia vị vừa phải. Với phần gà xé này bạn có thể biến tấu cùng nhiều nguyên liệu khác để có những món ngon ngày hè bắt vị như gỏi gà bắp cải, gỏi gà măng cụt, gỏi gà hoa chuối, gỏi gà rau càng cua, gỏi gà xoài xanh,… Món này có thể ăn cùng với bánh tráng, cháo gà thì chuẩn vị vô cùng.

gỏi gàGỏi gà là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam (Nguồn: Internet)

Món ngon mùa hè đãi khách

Vào những ngày hè nóng nực, những món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng, ăn vào mát trong người luôn biết “chiều lòng” những người yêu ẩm thực. Dưới đây là những gợi ý món ngon ngày hè cho những vị khách quý của gia đình bạn.

Tôm rang thịt ba rọi

Tôm rang thịt ba rọi là một trong những món ăn ngon ngày hè dành cho các thực khách của gia đình. Tôm rang săn giòn tươm mỡ đỏ hòa quyện với thịt ba chỉ béo ngậy rim mặn ngọt đậm đà xen lẫn mùi tỏi phi rất hấp dẫn. Món dân dã này ăn cùng cà muối, bát canh bầu nấu đầu tôm thì không gì tuyệt vời hơn. Thực đơn đã có sẵn, ngại gì mà không vào bếp phải không nào?

tôm rang thịt ba rọiTôm rang thịt ba rọi là món ăn ngon ngày hè dành cho các thực khách của gia đình (Nguồn: Internet)

Canh chua cá hú

Tô canh chua cá hú với vị béo của cá, thêm chút vị cay nồng của ớt sừng là một món ăn “cực phẩm” cho ngày nắng nóng. Bạn có thể nấu món canh chua cá hú bông súng, canh chua cá hú măng chua, canh chua cá hú rau nhút,… để chiêu đãi bạn bè, người thân đến thăm nhà.

canh chua cá húTô canh chua cá hú với vị béo của cá, thêm chút vị cay nồng của ớt sừng (Nguồn: Internet)

Canh ngót

Canh rau ngót thịt băm cũng là món ăn mà nhà nhà thưởng thức vào những ngày nắng oi bức. Rau ngót mềm ngon cùng thịt băm béo béo thấm đều gia vị tạo nên hương vị thanh mát, ngon ngọt. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp rau ngót với các nguyên liệu khác như cá chẽm, cá chim,… Món nào cũng đều dễ làm và bổ dưỡng phải không nào?

canh rau ngótCanh rau ngót là món ăn mà nhà nhà thưởng thức vào những ngày nắng oi bức (Nguồn: Internet)

Dồi trường hấp gừng

Món dồi trường hấp gừng là món ngon ngày hè được rất nhiều người yêu thích. Dồi trường khi vừa mới ra lò phải thưởng thức ngay mới nếm được hương vị thơm ngon đúng chuẩn. Vị dai dai, giòn giòn của dồi trường quyện cùng vị thơm cay nhẹ của gừng, hành lá, đảm bảo sẽ chinh phục trái tim của các vị khách đến chơi nhà. Món này được chấm kèm với nước mắm gừng hay mắm tôm nữa thì bá cháy luôn.

dồi trường hấp gừngDồi trường hấp gừng là món ngon ngày hè được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài tổng hợp các món ngon ngày hè trên đây sẽ đem đến cho bạn nhiều sự lựa chọn trong thực đơn bữa ăn hàng ngày. Vincom chúc bạn có một mùa hè thật vui tươi và rộn rã nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm:

  • 75 MÓN NHẬU ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM, NGON HẾT SẨY! GHI CHÚ LẠI NGAY!

  • ĂN MÓN GÌ VỪA NGON VỪA RẺ? GỢI Ý 10 THỰC ĐƠN ĐƠN GIẢN, TIẾT KIỆM VÀ DỄ LÀM

  • TOP 50 MÓN CHAY NGON, LẠ MIỆNG, DỄ LÀM, THÍCH HỢP ĂN NGÀY RẰM VÀ CÚNG ÔNG BÀ

  • HÔM NAY ĂN GÌ: LƯU NGAY 190 THỰC ĐƠN HẰNG NGÀY ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM, ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG

  • 60+ MÓN ĂN NGÀY TẾT 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM KHÔNG THỂ THIẾU TRÊN MÂM CỖ, BẠN CẦN BIẾT

Hướng dẫn cách làm chè khúc bạch thanh mát, thơm ngon, hấp dẫn

Cách làm chè khúc bạch là một món ăn thân thuộc, thơm ngon, mát lạnh, giải nhiệt mùa hè được nhiều bạn yêu thích . Cùng theo dõi cách nấu khúc bạch mát lạnh dẻo dai và mềm, hương vị thanh mát, ngọt vừa kết hợp nhãn hoặc vải, hạnh nhân giòn giòn ngay sau đây bạn nhé!

1. Nguyên liệu làm khúc bạch

Để nấu chè khúc bạch thành công, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Cách làm chè khúc bạch: Nguyên liệu

– Sữa tươi 250ml (có đường hoặc không đường đều được)

– 250ml kem sữa tươi whipping cream

– 150g đường phèn hoặc đường cát trắng

– 15g gelatin dạng bột

– 2g bột trà xanh + 250ml nước

– 20g hạnh nhân và Nhãn hoặc vải tùy thích

– 6 Lá dứa (lá nếp)

Lưu ý:

– Lượng gelatin có thể thay đổi tùy theo sở thích ăn thạch cứng hay mềm. Nếu bạn thích ăn thạch cứng, hãy tăng lượng gelatin lên hoặc có thể giảm xuống 10g nếu thích ăn thạch mềm. Nếu bạn dùng quá nhiều sẽ khiến thạch có mùi của gelatin.

Cách làm chè khúc bạch: Lưu ý nguyên liệu

– Nên dùng đường phèn để chè có độ ngọt dịu và thanh hơn.

– Những nguyên liệu như hạt é nếu thích có thể cho thêm.

2. Cách làm chè khúc bạch đơn giản nhất

Bước 1: Làm thạch kem sữa

– Lấy 150ml sữa tươi hòa tan với bột gelatin để 15 phút cho bột nở đều.

– Đổ sữa tươi và kem sữa tươi whipping cream vào bát, thêm 50 – 60g đường vào khuấy tan. Chia hỗn hợp thành 2 bát đều nhau:

Cách làm chè khúc bạch: Làm thạch ken sữa

Bát 1 làm thạch màu trắng:

+ Đun sôi nồi hấp cách thủy, hạ lửa nhỏ và cho hỗn hợp vào nồi. Vừa đun vừa khuấy đều hỗn hợp.

+ Để tiếp tục cách làm chè khúc bạch, bạn chờ hỗn hợp nóng thì cho 1/2 bát gelatin vào, khuấy đều cho tan hết.

+ Dùng khuôn lót 1 lớp màng bọc thực phẩm bên trong. Đổ hỗn hợp thạch vừa được hấp cách thủy qua rây lọc để loại đi các vón cục hay bọt để sữa mịn hơn.

+ Cất hỗn hợp sữa trắng vào ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng chờ đông.

Cách làm chè khúc bạch: Làm thạch khúc bạch trắng

Bát 2 làm thạch màu xanh:

+ Hấp cách thủy bát hỗn hợp sữa còn lại, nóng thì cho nốt gelatin vào khuấy tan.

+ Tiếp tục cách làm chè khúc bạch, bạn hòa tan bột trà xanh với nước, cho thêm chút hỗn hợp sữa nóng hòa tan đều bột trà. Dùng rây đổ bột trà vào hỗn hợp sữa, khuấy tan để hỗn hợp có màu xanh.

+ Cho hỗn hợp vào khuôn qua rây lọc loại bỏ cặn, cất vào ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng chờ đông.

Cách làm chè khúc bạch: Làm thạch khúc bạch xanh

Lưu ý:

– Nên làm tối thiểu trước 4 tiếng vì bạn cần khoảng 4 tiếng đông thạch

– Thạch để ở ngăn mát càng lâu thì càng dai và chắc hơn.

– Khi thực hiện cách làm chè khúc bạch, việc dùng rây lọc hỗn hợp có tác dụng loại bỏ hết những cặn chưa tan hết, để hỗn hợp mịn hơn.

– Các bạn có thể không nấu cách thủy mà đem sữa vào đun. Tuy nhiên nấu cách thủy sẽ giúp sữa không bị sôi mất chất.

– Nếu các bạn thích hương vị dâu, màu nâu thì dùng siro dâu và bột cacao sẽ cho ra các loại thạch có màu sắc đẹp mắt và hương thơm dịu nhẹ. Cách làm cũng tương tự như làm phần thạch màu xanh.

Bước 2: Nấu nước đường

– Để tiếp tục cách làm chè khúc bạch, bạn tiến hành đun 1 lít nước với 80 – 90g đường phèn. Đun sôi, khuấy nhẹ cho tan hết đường.

– Lá dứa rửa sạch, cuộn lại, nước đường sôi thì thả vào và bắc ra ngay.

Cách làm chè khúc bạch: Nấu nước đường

Lưu ý:

– Chuẩn bị tối thiểu trước 3 giờ

– Lá dứa có thể đun với nước đường thì sẽ có mùi thơm hơn, nhưng nước lại có màu xanh phai từ lá dứa.

Bước 3: Làm long nhãn và hạnh nhân

– Hạnh nhân rang với lửa nhỏ cho tới khi hạt vàng đều là được.

– Nếu là nhãn tươi: Để nấu chè khúc bạch với nhãn tươi, bạn tách riêng hạt và cùi, rửa qua với nước. Cho cùi nhãn vào luộc với nồi nước đường để được nhãn có màu trắng và nước đường thơm mùi nhãn. Lúc này lá dứa sẽ bỏ vào sau cùng.

Cách làm chè khúc bạch: Làm long nhãn, hạnh nhân

– Nếu làm nhãn hộp: Tách nhãn ra, phần nước cho thêm vào nồi nước đường lá dứa để dậy mùi hơn.

– Lấy thạch ra sắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Lưu ý: chuẩn bị trước 30 phút

Cách làm chè khúc bạch: Cắt thạch

Đến đây bạn đã hoàn thành cách làm chè khúc bạch rồi. Để thưởng thức bạn cho thạch, nhãn vào bát, chan nước đường và thêm hạnh nhân lên trên. Nếu thích dùng hạt é và các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu hay các loại hoa quả khác thì có thể thêm vào cho chè có nhiều màu sắc là có thể bắt đầu cảm nhận thành quả rồi.

Khúc bạch ngon với hương vị thanh mát, thạch dẻo dai, nhãn thơm nồng, nước đường ngọt dịu, chắc chắn sẽ mang đến bạn những bữa ăn ngon miệng.

Cách làm chè khúc bạch: thành phẩm

Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu chè đậu đen bột lọc dai ngon, thanh mát

3. Nhưng lưu ý khi nấu khúc bạch

Những nguyên liệu có thể thay thế khi làm chè khúc bạch giúp quá trình nấu nướng của bạn trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Những nguyên liệu đó bao gồm:

– Kem tươi whipping cream không nên được thay bằng kem topping vì loại này không có mùi thơm. Các bạn có thể thay thế bằng sữa đặc nhưng sẽ bỏ đường để tránh quá ngọt. Thạch dùng sữa đặc để làm sẽ có độ ngậy hơn khi dùng kem tươi.

– Gelatin có thể thay bằng bột rau câu. Nhưng bột rau câu quá cứng và giòn, gelatin thì cho thạch dẻo và dai, mềm. Nếu thay bột rau câu có thể sẽ mất đi nét đặc trưng của chè.

Một số lưu ý để món chè khúc bạch thơm ngon, hấp dẫn:

Cách làm chè khúc bạch: Lưu ý khi thực hiện

– Bạn nên nấu cách thủy tốt hơn, giữ được hương vị ngậy, béo của sữa hơn so với nấu trực tiếp. Khi đun cách thủy phần hỗn hợp sữa, bạn cần hạ lửa để hỗn hợp không quá nóng. Vì quá nóng sẽ rất khó đông.

– Đường phèn sẽ có vị thanh mát hơn đường cát trắng, và đây là bí quyết để nước đường của bạn có vị ngọt dịu, ăn mát ở hậu vị.

– Thạch khúc bạch càng để lâu càng ngon, nhưng không nên hoàn thiện thành bát rồi cất tủ lạnh sẽ khiến hương vị chè không còn ngon.

– Vào các mùa từ tháng 5 – 7 là mùa vải các bạn có thể dùng vải tươi để làm rất ngon. Từ tháng 8 – 9 là mùa nhãn, nhãn tươi cho hương vị đặc trưng.

– Chè sẽ đặc biệt giữ nguyên hương vị nếu không ăn cùng đá. Các bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng lạnh rất ngon.

Với hướng dẫn cách làm chè khúc bạch thanh mát, thạch dẻo dai trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình, bạn bè.

Siêu thị điện máy HC

Chia sẻ cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để hiệu quả

Không có tủ lạnh nhưng vẫn bảo quản được kem, bạn đã từng nghĩ đến chưa nhỉ? Bởi vì để giữ được món ăn vặt này lâu thì cần được lưu trữ trong nhiệt độ thích hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để, cùng tìm hiểu nhé.

Bật mí cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để

Cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để khá khó khăn. Nhưng vẫn có thể thực hiện được nhờ đá khô. Phương pháp này thường được áp dụng khi đi dã ngoại hoặc là nhà mất điện. Bạn có thể mua loại đá này ở các cửa hàng tạp hóa, ước lượng với số kg vừa đủ.

Sau đó bạn sử dụng thêm thùng cách nhiệt có lỗ thông hơi, nó sẽ giúp hơi của đá khô thoát được ra ngoài. Bởi nếu thùng quá kín cũng khiến lượng áp suất tích tụ lại và có thể gây nổ.

Chú ý dùng gang tay để cầm đá khô, không thì sẽ dễ bị hỏng. Còn kem thì bạn sẽ sắp xếp dưới đáy thùng, không khí lặng xuống sẽ giúp giữ được thời gian dài hơn.

Bạn nên quấn đá khô ở trong khăn rồi mới đặt vào thùng đựng kem. Vai trò của lớp khăn này là cách nhiệt, cũng như để giữ được kem lâu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm cách lấp đầy chỗ trống trong thùng để hạn chế đá bốc hơi nhanh. Còn nếu muốn sử dụng kem thì chỉ cần mang nó ra và để ở nơi thông gió là được.

Tuy nhiên cách bảo quản kem với đá khô này chỉ được trong thời gian khá ngắn, khoảng 1 ngày. Còn nếu muốn kéo dài thời gian thì bạn cần thay đá mới liên tục.

Một số cách bảo quản kem tươi cần biết

Sau khi đã nắm được cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm một số phương pháp lưu trữ kem tươi dưới đây.

Không để các loại kem lẫn nhau

Không để các loại kem lẫn nhau
Không để các loại kem lẫn nhau

Mỗi loại kem đều sở hữu hương vị khác nhau, do đó bạn không được để chúng lẫn nhau. Như vậy sẽ giúp kem được chuẩn vị và thơm ngon nhất.

Để trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản kem là 0 độ F (tương đương -18 độ C) hoặc có thể thấp hơn.

Khi bảo quản kem trong tủ lạnh thì bạn cần kiểm tra nhiệt độ của ngăn đông xem đã phù hợp chưa. Môi trường hợp lý, sẽ giúp cho kem không bị mất kết cấu và mùi vị cũng đảm bảo.

Để trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp
Để trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp

Tham khảo các mẫu tủ lạnh mới nhất tại Điện Máy Bảo Minh:

(Xem thêm mẫu)

Cho kem vào hộp kín

Bạn nên cho kem tươi vào từng hộp kín để nó không bị ảnh hưởng bởi mùi vị khác. Hãy sử dụng loại hộp có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt để bảo quản được tốt nhất.

Bên cạnh đó, khi sử dụng hộp kín bảo quản kem còn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập làm thay đổi hương vị vốn có của kem tươi.

Cho kem vào hộp kín
Cho kem vào hộp kín

Sử dụng màng bọc thực phẩm

Để không xuất hiện tình trạng dăm đá, bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm để bọc quanh hộp kem. Cách này cũng giúp cho mùi vị của kem không bị biến đổi và thơm ngon nhất.

Những loại kem ngon không thể bỏ qua

Sau khi đã biết cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những loại kem ngon dưới đây, đảm bảo ai cũng yêu thích.

Kem Gelato của Ý

Kem Gelato của Ý
Kem Gelato của Ý

Kem Gelato được ví như là một niềm tự hào của nước Ý, được lòng hầu hết mọi thực khách. Đặc biệt ai đến du lịch tại đây, cũng đều mong muốn được thưởng thức món ăn vặt thơm ngon này.

Kem Gelato có độ sánh mịn, khi thưởng thức nó sẽ từ từ tan trong miệng rất cuốn. Loại kem này có vô vàn hương vị khác nhau, bạn có thể lựa chọn theo sở thích.

Kem Helado của Argentina

Kem Helado của Argentina
Kem Helado của Argentina

Thành phần chính của loại kem Helado này là trứng và sữa. Nó tạo ra được loại đồ ăn vặt sánh mịn, đậm đà và tan ngay trong miệng khi thưởng thức. Loại kem này cũng có rất nhiều hương vị, nhưng được nhiều người yêu thích nhất vẫn là Dulce de Leche.

Kem Ben & Jerry’s của Vermont

Kem Ben & Jerry’s của Vermont
Kem Ben & Jerry’s của Vermont

Loại kem Ben & Jerry’s có nguồn gốc từ nước Mỹ, vị khá đơn giản. Chủ yếu là kem và socola, nhưng với bí quyết riêng nên tạo ra được sự thơm ngon và hấp dẫn khác biệt.

Kem Ais Kacang của Malaysia

Kem Ais Kacang của Malaysia
Kem Ais Kacang của Malaysia

Kem Ais Kacang không chỉ được ưa chuộng ở Malaysia mà còn tại nhiều nước khác. Nó được yêu thích cũng bởi vì chất lượng vượt trội, màu sắc bắt mắt.

Kem Dondurma của Thổ Nhĩ Kỳ

Kem Dondurma của Thổ Nhĩ Kỳ
Kem Dondurma của Thổ Nhĩ Kỳ

Đầy là một dòng kem truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ, chất của nó khá đặc dẻo và hương vị độc đáo. Bất kỳ ai khi thưởng thức được loại kem Dondurma đều muốn thử thêm.

Loại kem Kulfi của Ấn Độ

Kem Kulfi của Ấn Độ có hình dáng khá dài, nó làm từ sữa đặc kết hợp cùng các hương vị khác như là quả hồ trăn, nghệ tây, bạch đậu khấu,…

Loại kem Kulfi của Ấn Độ
Loại kem Kulfi của Ấn Độ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách bảo quản kem khi không có tủ lạnh để. Rất mong khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp bạn bảo quản kem được lâu và vẫn giữ được hương vị thơm ngon nhất.

Mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu

Khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu của nhiều người và nhất là các bé. Thực tế, chiên khoai không khó nhưng để có được đĩa khoai tây chiên vàng đều, giòn rụm và để được lâu thì không phải ai cũng biết cách.

Mẹo giúp khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu

Để có đĩa khoai tây chiên vàng giòn, ngoài việc chọn được những củ khoai tây tươi ngon, bạn cần biết một số mẹo nhỏ trong khi chế biến.

Chọn khoai tây

Khoai tây tươi ngon thường là loại vỏ còn cát, vỏ hơi nhẵn, tròn đều, ít mắt, có màu vàng nâu và cầm nặng tay. Bấm nhẹ vào củ khoai thấy lớp thịt bên trong màu vàng tự nhiên là được.

Tránh mua các củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc mọc mầm vì có những độc tố ảnh hưởng sức khỏe. Cũng không nên mua các củ mềm nhũn, có vết bầm đen vì chúng đã hỏng.

Một số mẹo giúp khoai tây chiên vàng giòn để lâu không ỉu. (Ảnh: Serious Eats)

Một số mẹo giúp khoai tây chiên vàng giòn để lâu không ỉu. (Ảnh: Serious Eats)

Ngâm khoai trong nước lạnh

Khoai tây sau khi mua về cần gọt vỏ và rửa sạch. Dùng dao cắt khoai thành từng miếng có độ dày bằng nhau rồi cắt thành dải to cỡ ngón tay út hoặc sử dụng loại dao lượn sóng để thái để miếng khoai đẹp hơn.

Sau khi thái thì ngâm khoai vào chậu nước lạnh có pha sẵn muối và giấm, để chừng khoảng 10-15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Đây là mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu mà ít người biết. Quá trình ngâm khoai trong nước sẽ giúp khoai không bị thâm, loại bỏ lớp tinh bột bên ngoài, khoai không bị nát khi chiên và vỏ ngoài sẽ giòn hơn.

Chần khoai qua nước sôi

Một mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu cực kỳ hiệu quả là thay vì cho khoai sống vào chiên, bạn chần khoai qua nước sôi rồi mới chiên.

Đun sôi nồi nước, cho một thìa cà phê muối và 1/2 thìa giấm rồi đổ khoai tây vào chần qua khoảng 3-4 phút. Sau đó, bạn dùng muôi thủng vớt khoai ra chậu nước lạnh hay nước đá, ngâm chừng 5 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước, hoặc dùng khăn khô thấm nước bám trên bề mặt khoai.

Muốn tiết kiệm thời gian, bạn hoàn toàn có thể chiên sơ khoai, sau đó bảo quản ngăn mát tủ lạnh rồi mới rán, như thế món khoai vừa vàng thơm, giòn rụm vừa không lo ngoài chín trong sống.

Nếu có thời gian, khi khoai đã ráo nước, hãy cho khoai vào hộp hoặc khay rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh 3 tiếng. Việc này giúp khoai chắc hơn, khi rán sẽ giòn hơn và không bị nát.

Ngoài ra, để khoai có lớp vỏ giòn, bạn cũng có thể tẩm bột trước khi chiên.

Chiên 2 lần lửa

Chiên khoai 2 lần là một trong những mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu mà các nhà hàng, quán ăn vặt áp dụng.

Ở lần chiên đầu tiên, cần căn lượng dầu cho ngập khoai tây rồi cho vào chảo đun nóng dầu ăn. Thử đầu đũa thấy sủi tăm nghĩa là đạt độ nóng, lúc này bạn lần lượt chia khoai thành các mẻ cho vào chiên, thỉnh thoảng đảo nhẹ để tránh gãy.

Sau vài phút, khi khoai se bề mặt và hơi cứng thì vớt ra để rổ thưa, bật quạt hong cho khoai nguội hoàn toàn. Nếu có thời gian, sau khi khoai nguội, bạn cho vào hộp để ngăn mát tủ lạnh, khi ăn mới chiên lần 2 để đảm bảo khoai luôn giòn rụm dù để lâu.

Ở lần chiên sau, bạn tăng lửa vừa rồi giữ nhiệt đều để căng dầu, chia thành các mẻ rồi chiên cho khoai giòn và giúp thoát dầu. Khi khoai giòn vàng vớt ra cho vào giấy thấm dầu để thấm bớt lượng dầu trong khoai khi ăn sẽ bớt ngấy hơn.

Sau khi chiên xong, bạn có thể rắc thêm chút muối biển lên trên đĩa khoai cho đậm đà, ăn kèm cùng tương ớt, tương cà hay sốt mayonnaise đều rất là ngon.

Gợi ý 10 cách tỉa hoa từ cà rốt đơn giản trang trí cho món ăn siêu đẹp mắt

Với những bông hoa được trang trí bằng củ quả nhìn sẽ đẹp mắt hơn, món ăn tăng sức hấp dẫn hơn. Bài viết dưới đây gợi ý cách tỉa hoa từ cà rốt đơn giản. Các bạn hãy theo dõi nhé!

1Nguyên liệu và dụng cụ

2Gợi ý 10 cách tỉa hoa từ cà rốt

Cách 1: Tỉa hoa cà rốt hình ngôi sao

Bước 1 Bạn cắt cà rốt thành từng khúc khoảng 8cm, sau đó dùng đầu ngón tay đánh dấu 5 phần trên khoanh cà rốt rồi cắt theo các điểm đã đánh dấu để tạo thành khối trụ ngũ giác đều.

Đánh dấu và tạo khối trụ ngũ giác đềuĐánh dấu và tạo khối trụ ngũ giác đều

Bước 2 Từ các đỉnh của ngũ giác bạn dùng dao cắt chéo phải gần đến đỉnh ngũ giác tiếp theo. Bạn thực hiện cách này cho đến hết các đình ngũ giác.

Cắt chéo và tạo hìnhCắt chéo và tạo hình

Tương tự, ở phía bên kia bạn cũng dùng dao cắt chéo trái đến đỉnh tiếp theo.

Sau đó bạn sẽ được một hình khối trụ hình ngôi sao.

Bước 3 Cuối cùng, bạn dùng dao cắt mỏng cà rốt thành từng lát vừa ăn là đã hoàn tất.

Cắt lát hình ngôi saoCắt lát hình ngôi sao

Cách 2: Tỉa hoa cà rốt hình hoa

Bước 1 Bạn cũng cắt cà rốt ra thành từng khúc khoảng 8cm rồi dùng đầu ngón tay đánh dấu 5 điểm để cắt thành hình trụ ngũ giác đều.

Đánh dấu và tạo khối trụĐánh dấu và tạo khối trụ

Bước 2 Tiếp đến, bạn dùng dao cắt chính giữa vào các cạnh một đường nhỏ khoảng 0.5cm.

Cắt đường chính giữa các cạnhCắt đường chính giữa các cạnh

Bước 3 Từ các đỉnh của ngũ giác bạn cắt lượn dao theo hình chữ C vào tới lõi khúc cà rốt để tạo thành cánh hoa.

Tạo hình cánh hoaTạo hình cánh hoa

Bước 4 Cuối cùng, bạn cắt tỉa những phần thừa và cắt thành từng miếng vừa ăn ta sẽ được các bông hoa cà rốt trông rất đẹp mắt.

Tỉa cà rốt hình hoaTỉa cà rốt hình hoa

Cách 3: Tỉa hoa cà rốt hình lá

Bước 1 Bạn cắt đôi củ cà rốt, chỉ sử dụng phần đầu nhọn của củ cà rốt để tỉa lá.

Bạn cắt bỏ hai bên để cà rốt tạo dạng hình tháp tam giác.

Tạo hình láTạo hình lá

Bước 2 Bắt đầu từ hai bên chân tháp bạn lượn dao hình chữ S để tạo hình chiếc lá.

Cắt lượn dao kiểu chữ SCắt lượn dao kiểu chữ S

Bước 3 Tại chính giữa chân tháp bạn cắt tạo hình cuống lá.

Tạo cuống láTạo cuống lá

Bước 4 Cuối cùng cắt cà rốt thành từng miếng mỏng sẽ tạo ra những chiếc lá cà rốt rất đẹp mắt.

Hoàn thành hình chiếc láHoàn thành hình chiếc lá

Cách 4: Tỉa hoa cà rốt hình con bướm

Bước 1 Bạn cắt chéo khúc cà rốt làm 3 phần nhưng phần thân khoảng 8cm, sau đó cắt hai nhát dao dọc theo phần thân của củ cà rốt.

Nhát dao đầu tiên bạn không cắt đứt mà chừa lại khoảng 2mm ở phần chân, nhát dao thứ hai bạn cắt rời miếng cà rốt, ta sẽ được một miếng cà rốt có hai bên là hai cánh bướm, phần dính ở giữa để tạo thành thân bướm.

Tạo hình cánh bướmTạo hình cánh bướm

Bước 2 Ở phần cánh bướm bạn dùng dao tỉa nhỏ, tỉa các đường theo hình lượn sóng để tạo cánh cho con bướm.

Tỉa cánh bướmTỉa cánh bướm

Bước 3 Cuối cùng, mở hai cánh ra là bạn sẽ có hình con bướm hoàn tất.

Tỉa cánh bướm hoàn tấtTỉa cánh bướm hoàn tất

Cách 5: Tỉa hoa cà rốt hình lưới

Bước 1 Bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi và gọt vỏ để tạo củ cà rốt thành hình trụ. Dùng một chiếc đũa xiên chính giữa theo phần dọc của củ cà rốt làm tâm.

Lấy đũa làm tâmLấy đũa làm tâm

Bước 2 Tiếp đến, bạn dùng dao cắt so le quanh củ cà rốt nhưng các vết cắt sau không chồng lên vết trước.

Cắt so leCắt so le

Bước 3 Sau đó, bạn bo các góc để tạo thành khối trụ tròn.

Bo các góc tạo khối trụ trònBo các góc tạo khối trụ tròn

Bước 4 Bạn cho 3 muỗng canh muối vào 300ml nước rồi hoa tan, cho cà rốt vừa cắt vào dung dịch muối này ngâm khoảng 15 phút để cà rốt được dai và mềm hơn.

Cà rốt sau khi ngâm nước muốiCà rốt sau khi ngâm nước muối

Bước 5 Sau đó lấy củ cà rốt ra rồi đặt ngang trên thớt, dùng dao cắt cà rốt theo hình tròn xoắn ốc.

Cắt theo hình xoắn ốcCắt theo hình xoắn ốc

Bước 6 Kéo miếng cà rốt vừa cắt ra bạn sẽ có được lưới cà rốt trông rất đẹp.

Hoàn thánh tỉa cà rốt hình lướiHoàn thánh tỉa cà rốt hình lưới

Cách 6: Tỉa hoa cà rốt hình hoa ly

Bước 1 Củ cà rốt bạn chia làm 5 phần bằng nhau. Sau đó, bạn bào vỏ củ cà rốt đầu lớn nhiều hơn đầu bé sao cho củ cà rốt tạo thành hình tam giác trụ có 4 mặt.

Cà rốt sau khi bào vỏCà rốt sau khi bào vỏ

Bước 2 Tiếp đến, bạn dùng dao sủi 2-3 rãnh ở mỗi mặt, các đường sủi gần như song song nhau.

Tạo rãnh ở mỗi mặtTạo rãnh ở mỗi mặt

Bạn nên cắt theo các cạnh nhọn để bỏ bớt phần đầu nhỏ đi.

Cắt bỏ phần đầu nhỏCắt bỏ phần đầu nhỏ

Bước 3 Kế tiếp bạn gọt song song với mặt phẳng để tạo dáng hình cánh hoa.

Riêng cánh cuối cùng bạn để dao hơi nghiêng và đẩy thẳng để lấy được bông hoa.

Thực hiện tương tự cách này với các bông tiếp theo cho đến khi hết củ cà rốt.

Tạo hình cánh hoa và hoàn tấtTạo hình cánh hoa và hoàn tất

Cách 7: Tỉa hoa cà rốt hình hoa đồng tiền

Bước 1 Bạn gọt vỏ, sau đó cắt bỏ phần đầu và phần gốc của củ cà rốt.

Tiếp đến, bạn dùng dao tỉa khía một đường thẳng dọc theo thân của củ cà rốt với độ sâu khoảng 3mm, sau đó rạch thêm một đường cách đường vừa cắt theo góc 45 độ khoảng 2mm và bỏ phần rãnh giữa tạo thành hình chữ V. Thực hiện cách này xoay vòng cho đến khi hết củ cà rốt.

Tỉa cánh hoaTỉa cánh hoa

Bước 2 Phần nhỏ của củ cà rốt, bạn dùng dao cắt vòng xung quanh tạo thành khoanh tròn để tạo được đầu hoa nhọn.

Tỉa hoa đầu nhọnTỉa hoa đầu nhọn

Bước 3 Bạn đi lưỡi dao khéo léo để cắt tỉa lớp mỏng xung quanh củ cà rốt, bám sát góc chéo gọn đã tạo hình. Bạn tỉa khoảng 2 đến 3 vòng rồi dừng, sau đó xếp hoa lại hình tròn tụ lại ở giữa là bạn đã có bông hoa đồng tiền đẹp mắt.

Thành phẩmThành phẩm

Cách 8: Tỉa hoa cà rốt hình 4 cánh

Bước 1 Bạn bỏ phần đầu và phần đuôi của củ cà rốt rồi gọt sạch vỏ, tạo thành hình trụ vuông. Sau đó, mỗi mặt bạn dùng dao cắt 2 đường rãnh ở mỗi cạnh.

Dùng dao tạo đường rãnhDùng dao tạo đường rãnh

Bước 2 Bạn dùng dao cắt phần trên của củ cà rốt một đoạn khoảng 5cm.

Cắt phần đầu củ cà rốtCắt phần đầu củ cà rốt

Bước 4 Bạn dùng dao bào, bào một miếng mỏng ở các cạnh đến phần ngọn rồi ngưng. Bạn bào xong nên đưa dao bào ngược lại để tránh làm gãy cánh hoa. Thực hiện cách này cho đến khi hết củ cà rốt.

Bào cánh hoa và thành phẩmBào cánh hoa và thành phẩm

Cách 9: Tỉa cà rốt hình hoa hồng

Bước 1 Hòa tan 1 muỗng canh muối và 300ml nước trong một cái tô.

Tỉa cà rốt hình hoa hồngTỉa cà rốt hình hoa hồng

Bước 2 Cà rốt bạn gọt sạch vỏ, cắt 10 miếng tròn nhỏ khoảng 2mm rồi cho vào tô nước muối hòa tan ngâm trong 10 phút, sau đó vớt cà rốt ra để ráo nước.

Cắt lát cà rốtCắt lát cà rốt

Bước 3 Bạn xếp các miếng cà rốt chồng lên nhau theo một đường thẳng, miếng sau chồng lên khoảng ⅔ miếng trước.

Xếp chồng cà rốtXếp chồng cà rốt

Bước 4 Bạn dùng tay cuộn tròn chặt từ trên xuống, sau đó dùng tăm xiên ngang qua để giữ được cố định các cánh hoa rồi bạn dùng tay uốn các cánh hoa ra bên ngoài tạo thành những cánh hoa hồng.

Dùng tay cuộn chặt cà rốtDùng tay cuộn chặt cà rốt

Cách 10: Tỉa cà rốt hình con chuồn chuồn

Tỉa cà rốt hình con chuồn chuồnTỉa cà rốt hình con chuồn chuồn

Bước 1 Bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của củ cà rốt, chỉ lấy phần thân khoảng 8cm và gọt vỏ thật sạch.

Gọt sạch cà rốtGọt sạch cà rốt

Bước 2 Bạn dùng dao cắt cà rốt thành 2 lớp mỏng nhưng không rời nhau mà dính lại khoảng 2mm.

Cắt 2 lớp mỏng dính vào nhauCắt 2 lớp mỏng dính vào nhau

Bước 3 Bạn sử dụng dao tỉa, ở phần bên phải chỉ tỉa dọc 2 đường chỉ hơi cong vào trong còn phần bên trái bạn bo tròn ảnh để tạo thành đường cong cánh chuồn chuồn.

Tạo đường cong cánh chuồn chuồnTạo đường cong cánh chuồn chuồn

Bước 4 Bạn tỉa một đoạn hình chữ V ở ngay chính giữa của miếng cà rốt để tạo hình cho cánh chuồn chuồn.

Tạo hình chữ VTạo hình chữ V

Bước 5 Tiếp tục, bạn tỉa thêm một đường cong hơi bo tròn ở phần bên trái,rồi cắt chéo đoạn cuối để tạo ra hình đầu của chuồn chuồn.

Tạo hình đầu của chuồn chuồnTạo hình đầu của chuồn chuồn

Bước 6 Cuối cùng, bạn dùng dao tỉa 2 bên cạnh dưới của miếng cà rốt một đường thẳng đứt rời rồi bạn mở nhẹ nhàng mở miếng cà rốt ra đẩy phần đầu và phần đuôi ép lên trên lưng sẽ tạo ra hình con chuồn chuồn.

Hoàn tấtHoàn tất

>>Cách tỉa hoa sen từ củ hành tây

>>Cách tỉa táo trang trí cho món ăn nhanh gọn

>>3 cách tỉa hoa từ dưa leo cực đơn giản

5 CÁCH LÀM BÁNH YẾN MẠCH BẰNG NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU ĐƠN GIẢN

Hàm lượng dinh dưỡng của yến mạch

Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng cho 1 cốc (81 gam) yến mạch thô là:

  • Calo: 307
  • Nước: 8,7 gam
  • Chất đạm: 10,7 gam
  • Tinh bột: 54,8 gam
  • Đường: 0,8 gam
  • Chất xơ: 8,1 gam
  • Chất béo: 5,3 gam

Lợi ích của yến mạch

Yến mạch (Avena sativa) là một loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có lượng protein nhiều hơn hầu hết các loại ngũ cốc. Không những thế yến mạch còn có chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan được gọi là beta-glucan có tác dụng hỗ trợ một số hệ thống của cơ thể. Yến mạch mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta, bao gồm:

  • Cải thiện sức khoẻ đường ruột: Chất xơ hòa tan beta-glucan giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích cũng như các vấn đề về đường ruột khác.
  • Giảm Cholesterol: Chất xơ hòa tan như beta-glucan trong bột yến mạch giúp làm giảm lượng cholesterol.
  • Cải thiện sức khoẻ tim mạch: Yến mạch có nhiều chất chống oxy hóa được gọi là avenanthramides mà nhiều loại ngũ cốc khác không có. Chất chống oxy hóa này giúp làm giảm viêm và thư giãn các động mạch qua đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Chất xơ hòa tan trong một số loại yến mạch có thể giữ cho lượng đường trong máu không tăng sau bữa ăn.
  • Kiểm soát cân nặng: Ăn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, giảm cơn thèm ăn qua đó có thể giúp bạn giảm cân.

Với những lợi ích tuyệt vời của yến mạch, bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình những chiếc bánh yến mạch ngon lành. Để giúp bạn thực hiện điều đó, trong phần tiếp theo Hawonkoo sẽ hướng dẫn bạn 5 cách làm bánh yến mạch bằng nồi chiên không dầu ngon tuyệt.

5 cách làm bánh yến mạch bằng nồi chiên không dầu

Dưới đây là 5 cách làm bánh yến mạch bằng nồi chiên không dầu vô cùng đơn giản đảm bảo ai cũng làm được thành công.

Cách làm bánh bông lan yến mạch bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 60 gram
  • Trứng gà: 4 quả
  • Đường: 50 gram
  • Sữa đậu nành: 65 ml
  • Dầu ăn: 65ml
  • Cốt chanh: 5 ml

Cách làm

Bước 1: Đánh lòng trắng trứng

  • Tách lòng trắng trứng ra bát, lòng đỏ trứng cho vào máy xay. Lưu ý tách kỹ lòng đỏ ra khỏi lòng trắng vì nếu dính lòng đỏ thì đánh lòng trắng không bông được.
  • Cho một chút muối vào bát lòng trắng trứng rồi dùng máy đánh cho lòng trắng bông lên.
  • Khi lòng trắng trứng đã nổi bọt trắng thì cho nước cốt chanh vào, tiếp tục đánh cho lòng trắng trứng bông lên.
  • Cho từ từ đường vào đánh tan cho đến khi nào trứng bông đứng chóp.

Bước 2: Làm hỗn hợp yến mạch

  • Cho yến mạch, sữa, dầu ăn vào máy xanh đã có lòng đỏ trứng, xay cho nhuyễn rồi đổ hỗn hợp ra tô.
  • Múc một ít lòng trắng trứng đã đánh bông vào tô yến mạch rồi dùng phới trộn đều cho hỗn hợp hoà quyện.
  • Cho ngược hỗn hợp yến mạch vào lòng trắng trứng tiếp tục dùng phới trộn đều lên theo một chiều.
  • Dùng cây phới bằng trộn đều ở dưới đáy lên theo một chiều.

Bước 3: Cho hỗn hợp vào khuôn

  • Cho hỗn hợp yến mạch vừa trộn vào khuôn đã lót giấy nến.
  • Dùng đũa khuấy vòng nhẹ để bọt khí vỡ ra rồi nâng lên thả xuống vài lần cho bọt khí vỡ hết ra.
  • Bọc bên trên khuôn một lớp giấy bạc.

Bước 4: Nướng bánh

  • Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở 170℃ trong 10 phút.
  • Đặt bánh vào nồi, nướng bánh lần 1 ở 160℃ trong 40 phút.
  • Gỡ giấy bạc ra, nướng lần 2 ở 180℃ trong 10 phút là xong.

Cách làm bánh chuối yến mạch sữa chua bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

  • Chuối: 3 quả (chuối chín sẽ ngon hơn)
  • Hạnh nhân: 100 gram
  • Bột yến mạch: 300 gram
  • Dầu oliu: 60 ml
  • Mật ong: 60 ml
  • Bột quế: 1 muỗng cà phê
  • Baking powder: 300 gram
  • Teaspoon hạt chia: 300 gram
  • Sữa chua không đường: 110 gram
  • Trứng gà: 2 quả
  • Vani: 10 ml

Cách làm

Bước 1: Dằm nhuyễn chuối

Bóc vỏ chuối cho vào tô dằm nát.

Bước 2: Trộn các nguyên liệu

  • Đập 2 quả trứng vào tô rồi cho dầu oliu, mật ong, vani vào khuấy đều cho hỗn hợp hoà quyện.
  • Cho bột yến mạch, bột quế, baking powder, hạt chia, sữa chua không đường, chuối vừa tán nhuyễn vào hỗn hợp rồi khuấy đều.

Bước 3: Đổ bánh vào khuôn

  • Xịt một chút dầu ăn hoặc lót giấy nến vào khuôn bánh để bánh không bị dính.
  • Cho hỗn hợp bánh vừa trộn vào khuôn, đổ khoảng ⅔ khuôn vì bánh chín sẽ phồng lên.
  • Rắc hạt hạnh nhân lên trên mặt bánh.

Bước 4: Nướng bánh

  • Làm nóng trước nồi chiên không dầu ở 170℃ trong 10 phút.
  • Đặt bánh vào nồi, nướng bánh ở 140℃ trong 30 phút sau đó dùng tăm kiểm tra xem bánh đã chín chưa, nếu nếu tăm khô thì bánh đã chín.

Cách làm bánh quy yến mạch bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 100 gram
  • Nước ép táo: 120 ml
  • Dừa khô xấy: 25 gram
  • Bột mì nguyên cám: 150 gram
  • Mật ong: 70 gram
  • Bơ đậu phộng: 30 gram
  • Dầu dừa: 35 ml
  • Nước sôi: 10 ml
  • Baking soda: 1 thìa cafe

Cách làm

Bước 1: Ngâm yến mạch

  • Trộn đều nước ép táo với yến mạch, nếu khô quá thì cho thêm nước.
  • Bọc màng bọc thực phẩm lại, ngâm yến mạch trong 45-60 phút để yến mạch thật mềm.

Bước 2: Trộn bột

  • Sau khi yến mạch ngâm xong thì cho dừa bào sấy khô, bột mì nguyên cám vào trộn đều.
  • Cho bơ đậu phộng vào nồi đun tan chảy rồi cho mật ong, dầu dừa vào khuấy đều cho hỗn hợp hoà quyện rồi đổ vào tô yến mạch vừa trộn, đảo đều.
  • Hoà 10 ml nước sôi với baking soda, cho vào tô yến mạch rồi trộn đều cho đến khi thành một khối. Cho thêm nước nếu thấy bột khô, dùng tay trộn cho nhanh.

Bước 3: Chia bột

  • Rắc một lớp bột khô xuống thảm rồi đem khối bột ra cán dẹt.
  • Dùng khuôn cắt từng miếng bánh, có thể dùng hộp sữa Ông Thọ để cắt thành từng miếng tròn.
  • Bột thừa thì trộn lại rồi cán dẹt, lại dùng khuôn cắt hình tròn, lặp lại cho đến khi nào hết bột.
  • Xếp bánh vào nồi đã lót lớp giấy nến.

Bước 4: Nướng bánh

  • Làm nóng trước nồi chiên không dầu ở 180℃ trong 10 phút.
  • Nướng bánh ở 150 độ C trong khoảng 7 phút. Sau khi hoàn thành, để bánh nguội là có thể thưởng thức.
  • Như vậy là đã xong những chiếc bánh quy yến mạch “eat clean” rồi. Hãy thử ngay cách làm bánh yến mạch giảm cân vô cùng đơn giản này nha.

Cách làm bánh khoai lang yến mạch bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

  • Khoai lang: 2 củ
  • Bột yến mạch: 100 gr
  • Phô mai con bò cười: 3-4 miếng
  • Sữa tươi: 250 ml
  • Lòng đỏ trứng gà: 2 quả
  • Mật ong hoặc đường: 1 thìa
  • Vừng đen: 25 gram

Cách làm

Bước 1: Nghiền khoai

Khoai đem hấp hoặc luộc chín sau đó cho ra bát tán thật nhuyễn mịn.

Bước 2: Trộn bột

  • Khoai mịn thì cho lần lượt bột yến mạch, lòng đỏ trứng, sữa tươi, mật ong hoặc đường, vừng đen một chút nước vào trộn đều.
  • Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, ủ trong 30 phút.
  • Sau khi ủ bột thì đảo đều bột cho thành khối.

Bước 3: Nặn bánh

  • Xịt một chút dầu ăn lên tay để bột bánh không bị dính vào tay.
  • Chia bột ra thành từng viên, vê tròn lại rồi dùng tay miết bột dẹt mỏng ra.
  • Cho viên phomai vào giữa miếng bột rồi vo đều, nắn từ từ để bột lấp kín viên nhân lại sau đó vê tròn.

Bước 4: Nướng bánh

  • Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở 180 trong 10 phút.
  • Xếp lần lượt bánh vào nồi rồi xịt một chút nước lên mặt bánh.
  • Nướng bánh ở 180 độ trong 20 phút, sau đó chúng ta đã có mẻ bánh khoai lang yến mạch thơm phức.

Cách làm bánh mì yến mạch bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 120 gram
  • Bột bánh mì: 500 gram
  • Men nở không kích hoạt: 8 gram
  • Muối: 6 gram
  • Mè: 40 gram
  • Hạt lanh: 40 gram
  • Mật ong: 20 ml
  • Dầu: 30 ml
  • Nước: 360 – 380 ml

Cách làm

Bước 1: Làm phần bột

  • Cho bột bánh mì, men nở, muối, mè, hạt lanh, mật ong, dầu ăn, nước vào máy nhồi ở tốc độ thấp trong 10 phút.
  • Sau 10 phút thì cho yến mạch đã rang chín vào nhồi ở tốc độ thấp trong 5 phút cho tới khi bột tạo thành một khối mềm mịn khô ráo.

Bước 2: Ủ bột

Cho bột ra tô, lấy khăn đã nhúng nước ra phủ lên tô để ủ bột nở gấp đôi trong khoảng 60-90 phút tuỳ nhiệt độ phòng.

Bước 3: Chia khối bột

Chia bột thành các phần bằng nhau, vo tròn rồi xếp vào khay đã lót giấy nến. Lấy khăn ẩm ủ lại trong khoảng 60 phút.

Bước 4: Nướng bánh

  • Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở 180℃ trong 15 phút.
  • Cho bánh cho bánh vào nồi, dùng cọ phết một lớp nước lên trên mặt bánh rồi rắc một ít yến mạch lên.
  • Nướng bánh mì yến mạch bằng nồi chiên không dầu ở 180℃ trong 50 phút cho đến khi mặt bánh vàng, vỏ bánh giòn là đạt.

Mẹo làm bánh yến mạch bằng nồi chiên không dầu thành công

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi làm bánh yến mạch bằng nồi chiên không dầu:

  • Nhiệt độ của mỗi loại nồi chiên không dầu không giống như nhau nên cần điều chỉnh mức nhiệt phù hợp và kiểm tra bánh thường xuyên vì nếu để nhiệt độ cao quá sẽ khiến yến mạch bị khô và cháy.
  • Xay yến mạch cho đến khi mịn để bánh có kết cấu đẹp. Nếu bạn không có máy xay công suất mạnh thì có thể dùng bột yến mạch để thay thế.
  • Lót giấy nến hoặc quét lớp dầu lên khuôn để sau khi nướng giúp lấy bánh ra dễ dàng hơn.
  • Trộn đều tất cả nguyên liệu cho đến khi hỗn hợp bột mịn để bánh yến mạch sau khi nướng được mịn, mềm và ẩm.
  • Có thể mix thêm nhiều nguyên liệu khác cho ra hương vị thơm ngon khác như Bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, socola chip, táo,…

Bảo quản bánh yến mạch như thế nào?

Bánh yến mạch có thể được làm trước để làm bữa sáng hoặc như một bữa ăn nhẹ vào ngày hôm sau.

  • Bảo quản: Làm nguội bánh yến mạch đã nướng bằng nồi chiên không dầu đến nhiệt độ phòng. Bọc màng bọc thực phẩm lại và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 4 ngày.
  • Đông lạnh: Làm nguội bánh yến mạch đã nướng bằng nồi chiên không dầu rồi bọc màng bọc thực phẩm lại, cho vào giấy bạc hoặc túi ni lông rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh tối đa 3 tháng.
  • Hâm nóng: rã đông bánh qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh, hâm nóng trong nồi chiên không dầu ở 177℃ trong 2-4 phút, nướng trong lò ở 177℃ trong 5 phút hoặc trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong 30-45 giây.

Câu hỏi thường gặp

Bánh yến mạch có tốt cho sức khỏe không?

Bánh yến mạch rất tốt cho sức khoẻ, nhờ nguyên liệu chính là yến mạch với nguồn dinh dưỡng dồi dào. Ngoài việc cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, bánh yến mạch còn giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng hiệu quả. Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng nồi chiên không dầu để nấu bánh, lượng dầu mỡ cũng được giảm xuống một cách đáng kể, càng có lợi cho sức khoẻ hơn.

Có thể làm bánh yến mạch thuần chay không?

Có, bạn có thể thay thế sữa tươi thông thường bằng sữa dừa, sữa yến mạch hay sữa hạnh nhân đều tạo nên hương vị bánh thơm ngon!

Có thể sử dụng bột yến mạch làm bánh không?

Có, bạn có thể sử dụng bột yến mạch để làm bột yến mạch nếu không có máy xay công suất mạnh.

Có thể để yến mạch đến hôm sau không?

Bánh yến mạch có thể ăn được vào ngày hôm sau, miễn là bảo quản tốt trong tủ lạnh tối đa 4 ngày và trong tủ đông tối đa 3 tháng.

Cách hâm nóng bánh yến mạch như thế nào?

Bánh yến mạch có thể được làm trước để làm bữa sáng hoặc như một bữa ăn nhẹ vào ngày hôm sau. Bạn chỉ cần rã đông bánh qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh, hâm nóng trong nồi chiên không dầu ở 177℃ trong 2-4 phút, nướng trong lò ở 177℃ trong 5 phút hoặc trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong 30-45 giây.

Bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo?

Tùy vào công thức bạn thực hiện, có thể sử dụng nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau, tuy nhiên trung bình thì một cái bánh chuối yến mạch sẽ có khoảng 500 calo, rất phù hợp cho một chiếc bánh ăn kiêng với hàm lượng dinh dưỡng cao chủ yếu từ yến mạch và chuối.

Như vậy, Hawonkoo đã trình bày 5 cách làm bánh yến mạch bằng nồi chiên không dầu rất ngon miệng và bổ dưỡng. Để tiếp tục trải nghiệm những món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo sức khỏe, hãy nhanh chân ghé Hawonkoo để tham khảo những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm thời gian cho quá trình nấu nướng. Không chỉ có nồi chiên không dầu, Hawonkoo còn cung cấp một loạt các đồ gia dụng khác như nồi cơm điện, bếp từ, máy làm sữa hạt, và nhiều sản phẩm hữu ích khác giúp bạn trở thành đầu bếp tài ba ngay tại nhà.

Thực phẩm là gì? Điều kiện an toàn đối với thực phẩm

1. Thực phẩm là gì?

Theo khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm:

“Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”.

Thực phẩm rất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Nếu thiếu hụt dinh dưỡng từ thực phẩm, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể trạng.

thuc-pham-la-gi
Luật An toàn thực phẩm quy định rõ thực phẩm là gì? (Ảnh minh họa)

2. Thực phẩm gồm có những loại nào?

Tùy vào các tính năng của thực phẩm, có rất nhiều các loại thực phẩm bán trên thị trường. Dựa theo tính thiết yếu của thực phẩm, có thể chia ra thành hai loại: thực phẩm cần thiết và thực phẩm chức năng cho nhu cầu con người. Sau đây là chi tiết về hai loại thực phẩm này.

2.1. Các nhóm thực phẩm cần thiết

Các nhóm thực phẩm cần thiết rất quan trọng, để duy trì tất cả mọi hoạt động sống của con người. Cơ thể con người là một cỗ máy sinh học tuyệt vời, nhưng để có một cơ thể khỏe mạnh, thì việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày là điều bắt buộc.

Thực phẩm cần thiết có thể ở các dạng như tươi sống, sơ chế hay đã qua chế biến.

  • “Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến” (Theo khoản 21 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm).

Thực phẩm tươi sống cũng có thể bao gồm thực phẩm biến đổi gen, là thực phẩm từ những loại cây trồng hay động vật, được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, để tăng mức độ dinh dưỡng hay khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu.

  • Thực phẩm sơ chế là thực phẩm tươi sống, đã qua một hay nhiều khâu xử lý, để thuận lợi cho việc chế biến cho người tiêu dùng. Sơ chế giúp cho thực phẩm tăng độ an toàn vệ sinh, hay tăng thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống trong bao bì.

  • Thực phẩm đã qua chế biến là thực phẩm tươi sống hay thực phẩm sơ chế, được qua một quy trình chế biến công nghiệp hay thủ công, thành nguyên liệu hay sản phẩm thực phẩm.

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể bao gồm 4 loại chính:

  • Nhóm bột đường

  • Nhóm đạm

  • Nhóm chất béo

  • Nhóm khoáng chất và vitamin

thưc-pham-thiêt-yeu-theo-thap-dinh-duong
Các nhóm thực phẩm cần thiết theo tháp dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

2.2 Thực phẩm chức năng

Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm:

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”.

Thực phẩm chức năng được khuyến cáo: không được gọi là thuốc và không có tác dụng chữa trị như thuốc. Cũng nên chú ý là thực phẩm bổ sung không thể thay thế các bữa ăn chính hàng ngày.

Thuc-pham-bo-sung
Thực phẩm chức năng (Ảnh minh họa)

Đây là các thực phẩm có thể sử dụng song song với các loại thực phẩm thiết yếu, để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một số loại cung cấp enzyme, acid amin, probiotic và chất xơ giúp cho tăng hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm stress và giảm cân.

Khi sử dụng thực phẩm bổ sung, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, cho phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của cơ thể.

3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm

Theo Chương III của Luật An toàn thực phẩm, điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là phải đáp ứng quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm gây hại đến con người

Ngoài ra, mỗi loại thực phẩm còn cần có những điều kiện đảm bảo an toàn riêng như:

– Thực phẩm tươi sống: Phải đảm bảo về truy xuất nguồn gốc; có chứng nhận về vệ sinh thú y;

– Thực phẩm đã qua chế biến: Nguyên liệu an toàn, giữ nguyên được các thuộc tính vốn có; phải đăng ký công bố bản hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

– Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: Nguyên liệu an toàn, giữ nguyên được các thuộc tính vốn có; các nguyên liệu không được tương tác với nhau tạo ra sản phẩm gây hại đến con người; hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất vi lượng trong thực phẩm đảm bảo không gây hại đến con người…

– Đối với thực phẩm chức năng: Có tài liệu chứng minh về thành phần tạo nên chức năng đã công bố; nếu là thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường thì phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm…

4. Người kinh doanh thực phẩm cần lưu ý gì?

Người kinh doanh thực phẩm phải lưu ý các quy định có liên quan đến an toàn thực phẩm, yêu cầu về cơ sở sản xuất, yêu cầu về bảo quản thực phẩm và yêu cầu vận chuyển thực phẩm.

4.1. Yêu cầu về cơ sở sản xuất:

Theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Các cơ sở sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa)

4.2. Yêu cầu về bảo quản thực phẩm:

Theo Điều 20, Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm bao gồm:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4.3. Yêu cầu về vận chuyển thực phẩm:

Theo Điều 21, Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm:

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Tóm lại, thực phẩm là gì? Đây là các dạng thức ăn mà con người nạp vào cơ thể để có năng lượng và dinh dưỡng . Thực phẩm gồm có thực phẩm thiết yếu và thực phẩm bổ sung. Để an toàn cho sức khỏe cộng đồng, những người kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải chấp hành các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Cách nấu mì Quảng ngon đúng điệu

Mì Quảng là món ăn được rất nhiều người ưa thích nhờ hương vị đặc trưng của mảnh đất miền Trung. Món này thường được nấu với thịt heo, thịt gà, ăn kèm với rau sống, bánh tráng nướng (bánh đa) và điểm đặc biệt của món ăn này đó chính là chỉ chan nước dùng rất ít, đủ để làm ướt sợi mì.

Cách nấu mì Quảng ngon đúng điệu - 1

Sợi mì Quảng còn trông giống sợi phở nhưng có độ dày hơn. Nguồn: Internet

Mì Quảng ngày nay “hiện đại” hơn rất nhiều, phần nhân mì không còn đơn thuần là tôm, thịt heo hay thịt gà như nguyên bản nữa mà phá cách với các nguyên liệu mới như thịt bò, ếch, cá lóc,… Dù được gìn giữ với hương vị đậm đà đặc trưng nhưng món ăn này vẫn không ngừng cải tiến để phù hợp với khẩu vị của người Việt trên mọi miền đất nước. Trong đời sống, người dân địa phương đã quen thuộc với hình ảnh một tô mì với đủ màu sắc, màu vàng của lớp “dầu phụng”, màu đỏ của vài con tôm nhỏ, màu trắng của sợi mì và màu xanh của rau ăn kèm.

Có một sự thật khá thú vị về món ăn này được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết “Có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia”.

Dưới đây là hướng dẫn nấu mì Quảng siêu ngon.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Thịt ba chỉ: 600g, tôm thẻ: 400g, xương heo: 500g, trứng cút: 30 quả, sợi mì Quảng: 500g, củ nén: 50g, hành tím: 3 củ, đậu phộng: 100g, rau sống: Bắp chuối, cải con, húng quế, húng lủi, giá đỗ. Ngoài ra còn có nguyên liệu ăn kèm: Chanh, ớt, hành ngò, bánh đa nướng. Gia vị nêm nếm: Dầu đậu phộng, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, bột nghệ, tiêu, bột ngọt, dầu điều.

Cách nấu mì Quảng ngon đúng điệu - 2

Tô mì Quảng ngon đúng điệu.

2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tất cả nguyên liệu đều rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. Dùng kéo cắt bớt phần đầu và chân rồi bỏ phần chỉ lưng của tôm. Thịt ba chỉ và xương heo chần qua nước sôi, riêng thịt sẽ được cắt lát vừa ăn. Các loại rau sống ăn kèm nên giữ lạnh để tươi ngon. Hành ngò cắt nhỏ, hành tím và củ nén dùng chày giã nhuyễn. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ; đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ.

Bước 2: Nấu nước dùng và ướp gia vị

Tôm và thịt được để riêng trong 2 tô lớn, thêm muối, bột ngọt, tiêu, nước mắm, bột nghệ, dầu điều, củ nén và hành tím vào rồi trộn đều. Bạn sẽ ướp thịt và tôm khoảng 20 phút để thấm gia vị. Chuẩn bị một nồi chứa 3 lít nước, cho xương heo vào và đặt lên bếp để nấu nước dùng. Hầm với lửa nhỏ trong khoảng 40 phút, thỉnh thoảng vớt bọt giúp nước dùng trong hơn.

Bước 3: Xào nhân tôm thịt

Bắc chảo lên bếp, cho dầu phộng vào đun sôi (đến khi bốc khói) thì hạ nhỏ lửa lại. Đây là cách khử dầu đậu phộng. Khi dầu bớt nóng, cho tôm vào xào săn thì tiếp tục thêm thịt ba rọi và trứng cút vào xào. Trộn đều để gia vị hòa quyện, thêm hai chén nước dùng vào. Bạn nêm nếm gia vị vừa miệng và nấu thêm 15 phút với lửa vừa thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Cho sợi mì quảng vào tô, thêm thịt, tôm, trứng lên phía trên, rưới một ít nước xào của phần nhân. Cuối cùng bạn chan nước dùng vừa đủ, xâm xấp mặt mì và thêm ít hành ngò, đậu phộng rang. Món ăn được dọn kèm cùng rau sống với bánh tráng nướng.