Ốc hương cháy tỏi là một trong những món ốc rất được yêu thích bởi hương thơm ngất ngây cùng mùi vị đậm đà, hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm món ăn này cho chuẩn vị. Do đó, hãy cùng tìm hiểu cách làm ốc hương cháy tỏi siêu ngon, siêu đơn giản trong bài viết sau đây nhé!
Thịt ốc hương không chỉ dai, giòn ngọt tự nhiên, không bị bở mà còn đặc biệt còn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ốc hương cung cấp nhiều calo, Vitamin B cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Các món ngon từ ốc hương không thể bỏ qua là: Ốc hương rang muối, ốc hương xào sả ớt, ốc hương hấp sả, ốc hương rang me, ốc hương xào trứng muối… Tuy nhiên, được yêu thích nhất vẫn là ốc hương cháy tỏi. Cùng vào bếp thực hiện ngay nào!
Khi chọn ốc, để chọn được con ốc còn tươi sống, bạn cần chạm tay vào miệng ốc. Những con ốc sống và tươi là con sẽ tự thụt vảy và khép kín miệng. Những con ốc bốc mùi hôi, vảy ốc thụt sâu vào trong và chảy nước nhớt là những con ốc đã chết hoặc lâu ngày. Sau đó, khi mua về, bạn đem ốc rửa thật sạch với nước, rồi cho vào ngâm trong nước vo gạo cho thêm vài lát ớt. Ngâm ốc hương trong khoảng 3 – 4 tiếng để ốc nhả hết bẩn, cát ra ngoài. Tiếp đến, vớt ốc ra rổ để ráo nước.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Tỏi bạn đem bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
Ớt rửa và tách bỏ hạt rồi thái nhỏ.
Lá chanh rửa sạch, cắt sợi nhỏ.
Pha hỗn hợp để ướp ốc
Bạn cho đường vào tô, rồi cho 1/2 tỏi băm, ớt thái nhỏ vào, rồi giã nhuyễn các nguyên liệu này lại với nhau. Sau đó, bạn cho thêm nước mắm vào và khuấy đều lên đến khi đường tan hoàn toàn là được.Lưu ý, bạn cho lượng đường và nước mắm sao cho vừa khẩu vị và vừa đủ ướp hết ốc.
Ướp ốc
Bạn cho ốc đã ráo nước vào hỗn hợp nước mắm tỏi, ớt rồi xóc đều các nguyên liệu này lại với nhau và ướp chừng 15 phút cho ốc ngấm gia vị.
Làm ốc hương cháy tỏi
Bạn cho phần tỏi băm còn lại vào chảo phi thơm vàng giòn, rồi cho ốc hương đã ướp gia vị vào xào. Tiếp theo, bạn cho ½ muỗng cà phê ớt bột và xào đều tay với lửa lớn khoảng 10 phút. Sau đó, nêm nếm gia vị 1 lần nữa cho vừa khẩu vị, rồi xào thêm vài phút nữa thì tắt bếp.
Hoàn thành
Cuối cùng, bạn cho lá chanh đã cắt sợi rắc lên trên đảo đều rồi cho ốc hương ra đĩa và thưởng thức thôi nào.
Bạn nên chọn những con ốc hương có kích thước nhỏ và tươi sống (Ảnh: Internet)
Yêu cầu thành phẩm với món ốc hương cháy tỏi:
Với món ốc hương cháy tỏi, ốc hương phải tươi sống, nấu vừa chín tới, không quá dai và ngấm đều gia vị.
Món ăn không được quá mặn hay quá ngọt.
Phần tỏi phải được phi vàng giòn, không được cháy khét hay mềm.
Món ăn tỏa hương thơm hấp dẫn.
Đối với ốc hương cháy tỏi, bạn có thể dùng kèm với nước chấm là muối tiêu chanh, muối ớt xanh, nước mắm chanh tỏi ớt hoặc nước mắm gừng đều được. Và đừng quên ăn kèm với rau răm nhé! Vậy là hoàn thành món ăn này, chúc các bạn trổ tài thành công và mang đến cho gia đình món ăn thơm ngon!
Xem thêm vài món ăn ngon được chế biến từ ốc ngay đây:
Món lưỡi vịt chiên giòn mới lạ là một món ăn cuốn hút là kết quả của sự tài năng của các đầu bếp khi làm nên món ăn mới lạ này. Trong quá trình làm nên món lưỡi vịt chiên giòn cần có sự tinh tế và tỉ mỉ tạo nên một món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới khách hàng hướng dẫn cách làm lưỡi vịt chiên giòn mới lạ và đầy cuốn hút.
Mô tả chi tiết món lưỡi vịt chiên giòn mới lạ
Như chúng ta đã biết thịt vịt có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau và đầy đủ dinh dưỡng trong đó không thể không nhắc đến món lưỡi vịt chiên giòn mới lạ. Món ăn là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa các gia vị và thịt vịt tạo nên sự sức hấp dẫn không thể chối từ cho người sử dụng.
Định lượng món ăn một đĩa lưỡi vịt chiên giòn sẽ có 10 lưỡi với giá khoảng 70.000 đồng/ đĩa. Tuy nhiên, tùy theo số lượng người thưởng thức bạn có thể lựa chọn số lượng vừa đủ để các thành viên trong gia đình đều có cơ hội thưởng thức món ăn thơm ngon và béo bổ này.
Lưỡi vịt từ lâu đã có mặt trong ẩm thực Việt Nam được chế biến thành những món ăn mới lạ khác nhau. Tuy nhiên, món lưỡi vịt chiên giòn mới lạ là kết quả thể hiện tài năng điều khiển ngọn lửa của đầu bếp, lửa phải để không quá lớn, mà vẫn đủ nhiệt chín đều bên trong và giòn đều bên ngoài.
Hương vị của lưỡi vịt còn nổi bật hơn nữa khi kết hợp với ấn tượng đến từ nước chấm được pha theo công thức riêng. Chỉ nhìn thôi đã ghiền, nhấm nháp càng đã. Từng cái lưỡi vịt thấm đều gia vị, vừa đẹp mắt lại đậm đà, giòn sần sật khiến thực khách ăn đến no căng cũng chưa muốn ngừng.
Hướng dẫn chi tiết cách làm lưỡi vịt chiên giòn mới lạ
Món lưỡi vịt chiên giòn mới lạ kết hợp với gia vị, nước sốt sẽ mang lại vị bùi bùi, thơm thơm, béo ngậy hứa hẹn sẽ mang lại cho người dùng những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, thú vị khi được thưởng thức món ăn này. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới khách hàng hướng dẫn chi tiết cách làm lưỡi vịt chiên giòn mới lạ đầy thơm ngon và bổ dưỡng.
Bước 2: Tẩm ướp với mì chính, hạt nêm, ớt bột, hạt tiêu, dầu hào cho ngấm gia vị
Bước 3: Cho bột chiên vào trộn đều
Bước 4: Đun sôi chảo dầu 150 độ C
Bước 5: Thả Lưỡi vịt vào chảo dầu chiên
Bước 6: Chiên lưỡi với kỹ thuật sao cho lưỡi chín tới độ ngoài giòn, trong mềm, lưỡi chiên có màu vàng óng
Bước 7: Đi kèm 1 đĩa tương ớt để chấm
Địa chỉ cung cấp món chân vịt chiên giòn mới lạ
Nhu cầu sử dụng các món ăn từ vịt ngày càng tăng lên, do đó kéo theo sự ra đời của những đơn vị chuyên cung cấp món ăn này. Tuy nhiên, là người tiêu dùng thông minh khách hàng nên tham khảo nhiều nguồn thông tin để lựa chọn được đơn vị uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vịt 29 địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các món ăn từ vịt trong đó có món lưỡi vịt chiên giòn mới lạ. Do đó nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng món ăn này hãy liên hệ với chúng tôi trong thời gian sớm nhất để có cơ hội được thưởng thức những món ăn từ vịt chất lượng. Địa chỉ liên hệ: www.vit29.com hoặc số hotline: 0984.000.059.
Cách làm nước sốt trộn rau mầm được nhiều bà mẹ trẻ quan tâm, bởi trong rau mầm chứ khá nhiều chất dinh dưỡng và có công dụng tốt cho cơ thể. Vì vậy việc chế biến rau mầm sao cho thơm ngon, dễ ăn luôn là nỗi quan tâm chung của nhiều bà mẹ. Học ngay 2 cách làm nước sốt trộn rau mầm siêu đơn giản dưới đây nhé!
Các bài viết bạn có thể quan tâm:
4 Cách Làm Nước Sốt Ướp Từ Nước Mắm Siêu Ngon
BẬT MÍ CÁCH LÀM BÒ SỐT VANG CHUẨN VỊ BẮC BỘ THƠM NGON CHO CẢ NHÀ
BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH LÀM CÁ NỤC SỐT CÀ CHUA THƠM NGON NHƯ MẸ LÀM CHƯA
Cách ướp Thịt bằng Nước Mắm Thơm Ngon – Bí Quyết
RAU TIẾN VUA LÀM MÓN GÌ – 7 MÓN NGON THANH MÁT
Cách làm nước sốt trộn rau mầm bằng dầu oliu
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Dầu oliu
Húng quế khô
Mùi tây khô
Mù tạt
Lá bạc hà
Gia vị: Giấm trắng, Tỏi, Tiêu đen, Muối, Đường
Có thể bạn quan tâm: BÍ QUYẾT LÀM MÓN MỰC TƯƠI RIM NƯỚC MẮM ĂN VỚI CƠM NÓNG SIÊU NGON
Thực hiện:
Cách làm nước sốt trộn rau mầm bằng dầu oliu không quá khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên rồi thực hiện theo các bước dưới đây là được. Nguyên liệu mình sẽ không nói rõ liều lượng vì đây là nước sốt nên bạn có thể gia giảm những nguyên liệu theo ý thích của mình. Bắt đầu thực hiện nào!
Bước 1: Tỏi sau khi mua về bóc sạch vỏ, thái miếng mỏng rồi cho vào máy xay cùng tiêu đen, muối và một ít dầu oliu. Xay tất cả các nguyên liệu trên đến khi nhuyễn.
Bước 2: Khi thấy các nguyên liệu trên hơi nhuyễn rồi thì dừng cho tiếp húng quế khô, mùi tây khô, giấm và mù tạt cùng 1 muỗng dầu oliu vào xay tiếp đến khi các nguyên liệu thật sự nhuyễn thì tắt máy.
Bước 3: Đổ hỗn hợp nước sốt trên ra một cái chén nhỏ là có thể sử dụng được rồi. Cách làm nước sốt trộn rau mầm bằng dầu oliu khá đơn giản, bạn có thể trộn nước sốt cũng rau mầm và một vài loại rau củ khác là đã có thể thưởng thức.
Cách làm nước sốt sốt trộn rau mầm bằng dầu mè
Tương tự cách làm bên trên, cách làm nước sốt trộn rau mầm bằng dầu mè đơn giản hơn nhiều, với những nguyên liệu mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong giang bếp nhà mình. Cùng xem cách làm ra món nước sốt này nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Dầu mè
Ớt băm nhỏ
Giấm gạo
Nước lọc
Gia vị: Đường, Nước mắm
Có thể bạn quan tâm sản phẩm: Nước mắm tôm biển – Hồng ngọc đại dương
Thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho vào đó 1 muỗng canh dầu mè, ớt băm cùng muỗng canh giấm gạo vào khuấy đều hỗn hợp.
Bước 2: Khi hỗn hợp đã trộn đều với nhau thì cho tiếp vào 2 muỗng nước mắm ngon, cùng 2 muỗng nước lọc rồi tiếp tục khuấy đều. Bí quyết của cách làm nước sốt trộn rau mầm bằng dầu mè này là các bạn nên chọn nước mắm nhỉ nước đầu, như vậy hương vị của nước sốt sau khi làm xong sẽ có phần thơm ngon và đậm đà hơn.
Bước 3: Hoàn thiện món ăn, bạn có thể dùng nước sốt trên trộn chung với rau mầm và thịt bò, nếu không bạn cũng có thể ăn chấm. Cả 2 cách trên đều cho ra hương vị thơm ngon.
Công thức làm cánh gà chiên nước mắm, có thể bạn quan tâm:
Công dụng của rau mầm đối với cơ thể
Rau mầm có lẽ đã không còn quá xa lạ với những ăn trong mâm cơm gia đình Việt. Với những dinh dưỡng và giá trị gấp 5 lần những loại rau thông thường mang lại, rau mầm được nhiều bà nội trợ yêu thích và lựa chọn. Cùng mình điểm lại một số lợi ích mà loại ra này đã mang lại nhé!
Một trong những lợi ích phải kể đến đầu tiên của rau mầm là tốt cho hệ tiêu hóa, bởi hàng lượng chất xơ trong rau mầm thường gấp 5 lần những loại rau thông thường. Rau mầm cũng chứa nhiều các men kích thích tăng trưởng, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, giảm cholesterol dư thừa trong máu.
Bên cạnh đó nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào có trong rau mầm sẽ giúp phần nào làm chậm lại quá trình lão hoá, tăng cường sinh lực. Trên hết, trong tất cả các loại rau mầm đều có chứa chất glucosinonates, khi nhai trong miệng chất này sẽ biến thành isothiocyanates (ITC), giúp cơ thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Kết Luận:
Với 2 cách làm nước sốt trộn rau mầm trên, mình hy vọng bạn sẽ có thể chọn cho mình một cách làm phù hợp để có được món rau mầm trộn thơm ngon, tròn vị. Chúc bạn thành công với món ăn của mình.
Sau bánh chưng thì bánh giầy là món ăn truyền thống và có ý nghĩa đẹp không thể thiếu trong văn hóa Tết của người Việt. Dù cuộc sống đã trở nên hiện đại hơn nhưng mọi người vẫn không quên cách làm bánh giầy như một cách để gìn giữ hương vị ẩm thực xưa và bản sắc văn hóa dân tộc.
Cách làm bánh giầy giò truyền thống khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng gạo nếp ngon được đồ chín rồi dùng chày giã thành bột thật dính và quánh. Sau đó nặn bột thành miếng nhỏ vừa ăn và khi thưởng thức, thực khách sẽ dùng 2 cái bánh kẹp với giò lụa hoặc chả quế. Ở bài viết này, Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) sẽ hướng dẫn bạn làm bánh giầy vừa ngon vừa đơn giản. Mời cả nhà thử xem nhé!
Bánh giầy là món ăn không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt (Ảnh: Internet)
Truyến thuyết và ý nghĩa của bánh giầy
Vào đời Hùng Vương thứ 6, đức Vua ra lệnh cho các con của mình dâng lễ vật, người nào khiến Vua ưng ý thì sẽ được truyền ngôi báu. Lúc bấy giờ người con thứ 18 của Vua tên là Lang Liêu đã được một vị thần mách bảo trong giấc mơ rằng: “Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Tỉnh dậy, Lang Liêu thực hiện theo chỉ dẫn của thần làm ra hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy để dâng lên Vua. Bánh chưng có hình vuông là tượng trưng cho đất còn bánh giầy có hình tròn là tượng trưng cho trời. Bánh giầy thường được dùng để tế trời và thần linh để cầu mong vụ mùa thuận lợi và một năm ấm no.
Nhờ hai món bánh này mà Lang Liêu đã được Vua truyền ngôi báu và từ đó vào ngày Tết, dân chúng lại làm bánh chưng và bánh giầy để dâng lên Tổ Tiên và trở thành một nét văn hóa độc đáo của dân tộc.
Theo truyền thuyết, bánh chưng và bánh giầy ra đời cùng nhau, tượng trưng cho trời đất
Nguyên liệu làm bánh giầy
Hướng dẫn cách làm bánh giầy ngon chuẩn vị truyền thống
Cách làm hỗn hợp bột
Cho bột vào âu cùng một chút muối, dầu ăn, bột nêm rồi từ từ rót sữa đã đun ấm vào, dùng tay nhào đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một khối dẻo mềm mịn, không còn dính tay thì dừng lại.
Bọc kín âu bằng màng bọc thực phẩm, để yên khoảng 20 phút cho bột nghỉ.
Cho một chút muối vào âu bột
Cách tạo hình bánh giầy
Bột sau khi ủ xong thì chia ra thành 8 viên có trọng lượng bằng nhau, viên tròn lại.
Rửa sạch lá chuối, cắt thành các miếng hình vuông có kích thước 8 x 8cm và thoa một chút dầu ăn lên trên.
Sau đó, dùng tay ấn dẹp viên bột đặt lên lá chuối. Tiếp tục lặp lại thao tác đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.
Cách hấp bánh giầy
Bắc nồi hấp lên bếp, đổ nước vào đun sôi rồi cho một chút dầu ăn vào. Tiếp theo, xếp bánh giầy vào xửng, hấp chín.
Hấp bánh giầy (Ảnh: Internet)
Hoàn thành và thưởng thức
Cắt giò thành từng khoanh, đặt lên từng chiếc bánh giầy, sau đó đặt tiếp một chiếc bánh khác lên trên nữa là hoàn thành công thức làm bánh giầy truyền thống thơm ngon, đậm vị. Bánh giầy nên thưởng thức ngay sau khi vừa làm xong. Nếu muốn bánh đậm đà hơn bạn có thể rắc một chút muối tiêu lên trên.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh giầy giò ngon sẽ có lớp bột dẻo mịn, giò lụa thơm, đậm đà. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất đặc biệt, mùi thơm từ bột nếp và giò lụa rất kích thích vị giác, sự dẻo mịn kết hợp với độ giòn giòn sần sật của bánh và giò khiến bất cứ ai cũng muốn ăn hoài ăn mãi.
Bánh giầy dẻo thơm, đậm vị (Ảnh: Internet)
Những lưu ý khi làm bánh giầy giò
Làm bánh không chỉ đơn thuần để có được một món ngon chiêu đãi người thân, bạn bè mà còn là một cách để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ẩm thực dân tộc. Đừng bỏ qua cách làm bánh giầy siêu hay ở trên nhé. Chúc các bạn sẽ có được thành phẩm ưng ý để khoe tài khéo léo với mọi người.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Bánh tráng cuốn là món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bánh cuốn bao nhiêu calo. Vậy ăn bánh tráng cuốn nhiều có bị nổi mụn hay tăng cân không? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bánh tráng cuốn là gì? Nguyên liệu gồm những gì?
Bánh tráng cuốn có thành phần khác giống với món ăn vặt quen thuộc là bánh tráng trộn. Về cơ bản, cả hai món ăn này đều bao gồm các thành phần là bánh tráng, trứng cút, xoàt, khô mực, khô bò, con ruốc và rau răm. Khi cuốn bánh tráng, người làm có thể cho thêm tương ớt, sốt mayonnaise để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Điểm khác biệt giữa bánh tráng trộn và bánh tráng cuốn chính là loại bánh tráng bên ngoài. Theo đó, bánh tráng dùng để cuốn thường có màu đỏ, được tẩm sẵn gia vị và có độ dày, độ dai hơn bánh tráng dùng để trộn. Loại bánh tráng này cũng có kích thước dạng hình chữ nhật hoặc vuông để thuận tiện hơn cho việc cuốn các nguyên liệu.
Khi cuốn bánh tráng, người bán sẽ cho lần lượt các nguyên liệu và trải đều chúng lên trên mặt bánh. Sau khi cuốn toàn bộ nguyên liệu thành một, người bán sẽ cắt phần bánh tráng cuốn thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Họ sẽ tiếp tục cho thêm tương ớt, sốt bơ, rau răm, đậu phộng hoặc một vài loại sốt được làm theo bí quyết riêng của quán, có thể là nước me, nước mực… để tạo nên nét hấp dẫn riêng.
2. Bánh tráng cuốn bao nhiêu calo?
Trước khi tìm hiểu về bánh tráng cuốn bao nhiêu calo, bạn cần xác định rõ lượng calo trong từng loại nguyên liệu. Trong đó, bánh tráng được làm từ bột gạo có cho thêm gia vị sẽ chứa khoảng 300 calo trong mỗi 100 gr. Tuy nhiên, phần lớn lượng calo trong bánh chủ yếu đến từ bơ, nước sốt, các loại khô. Chỉ cần ăn một muỗng bơ, bạn đã nạp vào cơ thể lên đến 100 cao. Mỗi phần bánh tráng cuốn phải cần đến 2 muỗng bơ kèm nước sốt lên đến 50gr.
Theo đó, lượng calo trung bình trong một phần bánh tráng cuốn sẵn sẽ khoảng 300 – 400 calo. Con số này sẽ phụ thuộc vào số lượng nguyên liệu được sử dụng để cuốn bánh.
Với loại bánh tráng cuốn bán thành bịch riêng lẻ để người ăn tự cuốn, lượng calo sẽ thấp hơn. Thông thường, loại bánh này chỉ bao gồm 2 cái bánh tráng đỏ, 1 ít muối, hành phi, con ruốc và bơ. Nhờ đó, lượng calo trong bánh cũng ít hơn, chỉ khoảng 200 calo cho mỗi bịch.
3. Ăn bánh tráng cuốn có mập không?
Bánh tráng được làm từ tinh bột gạo chứa nhiều calo. Tuy nhiên, với số lượng chỉ vài cái bánh tráng cho một phần ăn sẽ không thể khiến bạn tăng cân. Nhưng đã nói trước đó, hàm lượng calo của món ăn vặt này chủ yếu phụ thuộc vào các nguyên liệu được cuốn bên trong. Theo đó, bánh tráng càng sử dụng nhiều bơ, sốt ngọt, đậu phộng và các loại khô tẩm ướp ngọt thì lượng calo càng cao.
Với hàm lượng calo lên có thể lên đến 400 calo cho mỗi phần ăn trung bình, bánh tráng cuốn có thể khiến bạn tăng cân nếu không biết cách cân bằng khi ăn uống. Cụ thể, một người chỉ nên nạp vào cơ thể một lượng calo tương đương 1500 – 2000 calo trong mỗi ngày. Khi ăn một phần bánh tráng cuốn, bạn đã nhận một hàm lượng calo có thể xấp xỉ với một bữa ăn chính trong ngày.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn vặt bằng bánh tráng cuốn nếu biết cách cân đối lượng calo trong những bữa ăn khác trong ngày sau cho tổng không vượt quá 2000 calo. Đồng thời, bạn không nên ăn thêm đồ ngọt khác vì hàm lượng calo của chúng khá cao.
Một số người có xu hướng ăn bánh tráng cuốn thay một bữa ăn chính trong ngày vì món ăn này có thể khiến họ no ngay lập tức. Tuy nhiên, ăn bánh tráng cuốn thay cơm sẽ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, món ăn này còn có hàm lượng calo cao và nhiều chất béo không tốt. Ăn nhiều bánh tráng cuốn sẽ khiến bạn tích trữ chất béo xấu và dẫn đến tăng cân.
Điều này còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể, làm tăng cảm giác thèm ăn và làm bạn mất kiểm soát trong việc ăn uống. Do đó, hãy ăn bánh tráng cuốn trong tầm kiểm soát và kết hợp với chế độ tập luyện thể thao điều độ mỗi ngày nhé. Vận động không chỉ giúp bạn tiêu hao lượng calo dư thừa nạp vào cơ thể mà còn giúp gìn giữ vóc dáng và sức khỏe dài lâu.
4. Ăn bánh tráng cuốn có nổi mụn không?
Phần lớn chúng ta thường nghĩa rằng ăn nhiều bánh tráng cuốn sẽ nổi mụn vì nóng. Tuy nhiên, việc nổi mụn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người (gen di truyền hay rối loạn tiết tố).
Thế nhưng, bánh tráng cuốn có sử dụng các thực phẩm dầu mỡ hay gia vị cay của ớt có thể khiến bạn bị nổi mụn. Với một số người, việc ăn bơ hoặc phô mai trong bánh tráng cuốn có thể làm cho mụn hình thành ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, bánh tráng cuốn không thể là nguyên nhân hoàn toàn dẫn đến tình trạng nổi mụn mà bạn gặp phải. Nếu bạn ăn bánh tráng cuốn mà vẫn có chế độ ăn lành mạnh, kết hợp với nhiều trái cây, rau xanh hoặc thức uống giải nhiệt thì tình trạng mụn có thể được cải thiện hiệu quả.
5. Cách ăn bánh tráng cuốn không bị tăng cân
Bạn đã lỡ yêu thích món bánh tráng cuốn nhưng lại ngại bị tăng cân khi ăn thường xuyên? Cách đơn giản nhất chính là thay thế nguyên liệu thành loại có ít calo, giàu dinh dưỡng hơn. Bạn chỉ cần giảm bớt lượng sốt bơ, các loại khô bên trong bánh còn ½ hoặc ⅔ là đã cắt giảm được một lượng calo đáng kể.
Đồng thời, thay thế bánh tráng đỏ bằng các loại bánh tráng làm từ tinh bột chậm như gạo lứt cũng góp phần làm giảm lượng calo. Với các nguyên liệu như các loại khô bò, khô gà… thường được tẩm ướp khá nhiều đường và gia vị cay để tăng hương vị. Do đó, bạn nên kiểm soát lượng calo bằng cách chọn những loại khô có ít gia vị tẩm ướp hơn.
Đậu phộng cũng là một trong những loại hạt chứa nhiều calo và dễ gây tăng cân nếu ăn quá nhiều. Vì thế, bạn có thể cắt giảm lượng đậu phộng hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn để giảm calo nhé.
Thực tế, không ít cơ sở kinh doanh chọn mua các loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc tẩm ướp các chất gây hại để tăng thêm lợi nhuận. Ăn bánh tráng cuốn không đảm bảo chất lượng sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe dài lâu. Do đó, việc tự làm bánh tráng cuốn tại nhà không chỉ giúp bạn kiểm soát calo mà còn đảm bảo tốt hơn về độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dù có thể giảm lượng calo trong mỗi phần ăn, bạn vẫn nên hiểu rằng việc ăn quá nhiều bánh tráng cuốn vẫn sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát. Bạn chỉ nên ăn vặt với số lượng và tần suất vừa phải để đảm bảo bản thân không nạp quá nhiều calo.
Ngoài ra, đừng quên luyện tập thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút để chạy bộ, bơi lội hay chơi một vài môn thể thao yêu thích sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng dư thừa calo, tích trữ mỡ hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp thêm chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Cũng đừng quên ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng và giúp làn da, vóc dáng ngày càng đẹp hơn nhé.
Trên đây là bài viết thông tin bánh tráng cuốn bao nhiêu calo do Vua Nệm tổng hợp. Hy vọng những kiến thức này đã giúp bạn hiểu hơn về việc cân đối chế độ ăn để giữ gìn vóc dáng hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Gà luộc có lẽ là một trong những “món ăn quốc dân” bởi lẽ mỗi khi cần nấu món gì ngon nhưng không quá phức tạp thì gà chính là lựa chọn hấp dẫn. Trong số đó, gà hấp hay luộc có cách làm vô cùng đơn giản. Thế nhưng, “luộc chay” thì có vẻ khá nhạt nhẽo nhỉ, vậy bạn có muốn được Bếp Trưởng Á Âu dạy học nấu ăn cách làm gà hấp lá chanh thật ngon không nào ?
Gà hấp cách thủy là một cách hấp gà mà không cần dùng đến nước mà vẫn đảm bảo được độ chín và mềm của thịt. Cách làm này vừa đảm bảo gà không bị mất đi quá nhiều chất dinh dưỡng vào nước luộc, vừa giúp giữ được hương vị thơm phức của sả hay lá chanh mà chúng ta sử dụng để ướp. Vậy, cách hấp gà này được thực hiện như thế nào?
Nguyên liệu làm gà hấp
1 con gà
2 củ gừng (cạo sẵn vỏ cho sạch)
Khoảng 10 – 15 lá chanh rửa sạch
3 – 4 cây sả
Ớt
Muối hột
Muối trắng, tiêu xay.
Nguyên liệu hấp gà lá chanh còn gì đơn giản bằng? (Ảnh: Internet)
Cách chọn gà ngon cho món ăn thêm hấp dẫn
– Bạn nên chọn những con gà có da màu vàng nhạt, mỏng, mịn, đàn hồi cao và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng.
– Gà ngon thì thịt phải tươi, không có mùi hôi hay vết bầm tím hoặc tụ máu.
– Dùng tay ấn lườn, đùi để kiểm tra, nếu thấy thịt săn chắc thì đó là gà ngon.
– Nên chọn gà ta có trọng lượng từ 1,2 – 1,5kg là vừa. Gà công nghiệp thường có kích thước lớn, da nhiều và dày hơn gà ta.
– Nếu mua gà đóng gói trong siêu thị, bạn nên chú ý hạn sử dụng.
Các bước làm gà hấp lá chanh
Làm sạch gà và ướp sơ gà
Gà khi mua về bạn làm thật sạch. Nếu rửa gà bằng nước không thì rất khó để khử hết mùi hôi vốn có của gà. Vì thế, sau khi rửa với nước lã, bạn giã lấy một ít gừng, sau đó chà lên mình gà cùng với muối hột thật kỹ, sau đó xả lại với nước vài lần nữa. Như vậy sẽ làm mùi hôi không còn nữa và gà cũng sạch sẽ hơn.
Gà sau khi rửa xong bạn để cho ráo nước, sau đó bạn ướp gà với: 2 muỗng cà phê muối tinh (hoặc có thể thay bằng bột canh cũng được bạn nhé) + ½ muỗng cà phê tiêu. Dùng tay chà hỗn hợp ướp đều khắp mình gà và ướp trong khoảng 5 – 10 phút.
Ướp và với các nguyên liệu chính
Việc ướp gà với muối và tiêu như trên mục đích là để cho gà sau khi luộc sẽ có vị đậm đà hơn. Bây giờ sẽ đến phần ướp chính để thịt gà thơm hơn.
Sả bạn đập dập và cắt nhỏ
Hành tây xắt hạt lựu
Lá chanh thái sợi
Gừng bạn cũng đập dập và băm nhỏ
Ớt bạn chẻ đôi, sau đó tách hết hột ra rồi cắt nhỏ
Bạn cho tất cả các nguyên liệu này vào chén, trộn đều, sau đó ướp lên thân gà và nhét cả vào trong bụng gà.
Cách hấp gà muối
Gà nếu luộc vẫn được, tuy nhiên là bị sũng nước và không thơm mùi của lá chanh. Vì thế, bạn làm theo hướng dẫn như sau:
Đầu tiên bạn cho muối vào phủ kín mặt đáy của nồi (không cần nhiều, chỉ cần 1 lớp nhưng kín mặt đáy là được). Tiếp theo, bạn cho sả đập dập, lá chanh (lá nguyên), ớt và gừng thái lát lên trên. Cuối cùng, bạn đặt đĩa lên lớp sả + lá chanh + ớt +gừng và đặt gà lên trên đĩa rồi đậy kín nắp nồi và hấp.
Gà hấp muối và lá chanh không cần nước mà vẫn chín và ngon (Ảnh: Internet)
Thông thường, con gà nhỏ như gà cúng thì chỉ khoảng 30 phút là được. Song gà lớn thì có khi phải mất 40 – 45 phút.
Làm muối chấm
Gà hấp lá chanh chắc chắn không thể thiếu muối chấm rồi. Bạn có thể chấm gà với muối tiêu chanh, tuy nhiên để hấp dẫn hơn, bạn thái sợi lá chanh rồi cho vào muối tiêu chanh và chấm gà, sẽ rất hấp dẫn đấy.
Gà hấp vàng óng, ngọt thịt, dai mềm và thơm mùi sả, lá chanh (Ảnh: Internet)
Gà luộc, gà hấp là món ăn đơn giản nhưng dường như lại không thể thiếu trong mỗi dịp gia đình có cỗ hoặc liên hoan. Ai bảo cứ món luộc thì nhạt nhẽo, nhàm chán? Gà luộc mà biết cách luộc ngon thì dân tình vẫn “đổ ầm ầm” đúng không nào?
Nếu thường xuyên theo dõi các bộ phim Hàn Quốc, bạn sẽ đôi lần nhìn thấy món củ cải ngâm nước tương vô cùng hấp dẫn được ăn kèm cùng cơm trắng hoặc nhiều món khác. Đây là món ăn kèm phổ biến tại Hàn Quốc và rất được yêu thích. Củ cải dai giòn, thơm nước tương hòa cùng vị ngọt của đường giúp kích thích vị giác vô cùng. Trong bài viết này, Organia sẽ hướng dẫn cách làm củ cải ngâm nước tương chuẩn vị Hàn và dễ dàng thành công ngay từ lần đầu tiên.
Nguyên liệu làm củ cải ngâm tương
Để làm món củ cải ngâm tương, bạn cần phải có củ cải và nước tương. Tất nhiên rồi, đây là hai nguyên liệu chính bắt buộc phải có. Củ cải trắng hay còn được ví là “nhân sâm mùa đông”, không chỉ là nguyên liệu thơm ngon mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, giảm cân, giảm viêm… Nước tương được biết đến là gia vị quen thuộc, có vị thơm mặn và chút ngọt. Và ít ai ngờ, hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau lại hợp đến lạ.
Củ cải ngâm tương là món ăn phổ biến tại Hàn Quốc
Nguồn gốc của món ăn này đó là khi thời tiết vào đông, củ cải vào mùa nên người ta thường chọn cách ngâm củ cải với nước tương để ăn dần.
Với món củ cải ngâm tương, bạn cần chuẩn bị:
Củ cải trắng 2kg
Nước tương Tamari
Đường trắng
Ớt tươi
Muối trắng
Hướng dẫn làm củ cải ngâm tương chuẩn vị Hàn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn hãy bắt tay vào thực hiện món củ cải ngâm tương theo các bước dưới đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Củ cải khi mua về cần phải rửa sạch cùng nước để loại bỏ đất bám bên ngoài. Dùng dao chẻ củ cải thành thanh vừa ăn, không nên chẻ nhỏ vì khi phơi sẽ bị hao.
Cho củ cải vào một âu lớn, thêm 3 thìa muối trắng, xóc đều. Để củ cải ngâm muối khoảng 2 tiếng để củ cải ra bớt nước. Sau đó rửa lại nhiều lần cho hết mặn. Dùng khăn sạch, cho củ cải vào vắt kiệt để hết nước.
Cách làm món củ cải ngâm tương chuẩn vị Hàn
Bước 2: Phơi héo củ cải
Một công đoạn quan trọng khi làm củ cải ngâm tương đó là phơi héo củ cải. Cho củ cải đã sơ chế vào một cái nia và đem phơi nắng khoảng 1 ngày cho củ cải héo lại. Nếu không thể phơi nắng, bạn có thể sấy củ cải ở nhiệt độ 150 độ C trong vòng 3 tiếng.
Bước 3: Làm củ cải ngâm tương
Cho nước tương, đường, 1 bát nước lọc vào nồi và đun sôi. Nên đun trên lửa nhỏ để đường tan hết. Để hỗn hợp thật nguội.
Cho củ cải đã khô vào một hũ thủy tinh sạch, thêm ớt tươi thái lát và đổ hỗn hợp nước tương đã nấu vào. Đậy nắp hũ và bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 2 ngày là dùng được.
Sau khi thực hiện, củ cải ngâm tương có thể dùng trong vòng 2 tuần – 1 tháng. Món này có thể ăn kèm cơm trắng, bánh chưng vào ngày tết. Thành phẩm có được là củ cải giòn, có hương thơm đặc trưng của tương, cay cay của ớt. Đây là món ăn có thể ăn chay và mặn đều được.
Lưu ý cần nắm khi làm món củ cải ngâm tương
Không chỉ nắm rõ về nguyên liệu, cách thực hiện mà bạn cũng cần phải bỏ túi những lưu ý quan trọng khi làm món củ cải trắng ngâm tương dưới đây. Có như vậy bạn mới có được thành phẩm là món củ cải ngâm tương thơm ngo hấp dẫn.
Nên chọn củ cải loại tươi mới, củ nhỏ vì sẽ ngọt hơn củ cải lai. Củ cải ngon khi cầm phải nặng tay vì không bị xốp bên trong.
Không gọt vỏ củ cải vì vỏ chính là nơi chứa nhiều dưỡng chất, hỗ trợ điều trị chướng bụng, đau đầu rất hiệu quả. Đặc biệt, vỏ củ cải còn chứa chất isothiocyanates phòng ngừa được ung thư
Xóc muối và ngâm củ cải cho đến khi ra nước mới ngon
Nên để hỗn hợp nước tương nguội hẳn mới cho vào hũ ngâm nếu không củ cải sẽ bị lên váng
Tiệt trùng bằng nước sôi cho hũ thủy tinh, để ráo nước sau đó mới cho củ cải vào
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm củ cải ngâm nước tương chuẩn vị Hàn mà Organica đã chia sẻ đến bạn. Hãy bắt tay vào làm ngay để thưởng thức nhé!
Bước 4. Xào như thế nào trong cách xào thịt bò mềm
Cho vừa đủ dầu thực vật đều lên bề mặt chảo. Bạn không cần đợi dầu nóng vì chảo đang rất nóng.
Cho liền thịt bò vào chảo. Trong cách xào thịt bò mềm, bạn không đảo thịt khi xào. Để các miếng thịt được áp một mặt xuống chảo trong 2 phút. Sau 2 phút, bạn thấy mặt dưới miếng thịt chuyển màu nâu vàng, nhanh chóng dùng sạn đảo thịt sao cho mặt bên trên bây giờ được úp xuống đáy chảo. Dùng sạn chỉnh sơ vị trí các miếng thịt để giúp các miếng thịt chín đều. Bạn đợi khoảng 30 giây, xem thịt đã chín mà chưa kịp ra nước là tắt bếp được rồi nhé. Nếu để thịt bò xào lâu đến khi bị ra nước, thịt bò sẽ dai và mất đi vị thơm ngọt tự nhiên.
Bạn cho thịt đã xào qua một bên, nếu bạn xào thịt với các nguyên liệu khác thì đậy nắp để phần thịt này được giữ ấm. Bạn tiếp tục xào các nguyên liệu khác đến khi gần tắt bếp thì cho phần thịt bò đã xào và chỉ trộn cho đều lên là hoàn tất, không đun trên bếp thêm nữa.
Các loại rau củ có thể xào với thịt bò là cực kỳ đa dạng. Bạn hãy thử theo sở thích nhé. Một số gợi ý cho bạn bao gồm hoa thiên lý, măng tây, đậu rồng, hỗn hợp súp lơ cà rốt, cần nước, cải thìa, rau muống…
Áp dụng cách xào thịt bò mềm
Thịt bò chứa nhiều protein, kali và phospho nên cần dùng ở lượng hạn chế đối với người bệnh gout và bệnh thận giai đoạn nặng. Đối với người có thể trạng bình thường, thịt bò là món ăn bổ dưỡng khi được kết hợp với các loại thịt gia cầm và cá xen kẽ trong tuần để giới hạn lượng cholesterol ở mức lành mạnh. Bạn hãy thử cách xào thịt bò mềm trên đây, món xào của bạn chắc chắn sẽ đậm vị và thơm ngon hơn.
Chè khoai mì là món chè với những viên khoai dẻo bùi bùi kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy đã làm say đắm lòng người. Cách nấu chè khoai mì rất đơn giản chỉ với các nguyên liệu đơn giản là bạn có thể nấu cho gia đình mình một món ăn hấp dẫn, đầy dinh dưỡng rồi. Cùng vào bếp với bTaskee để làm món chè này ngay nào!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Khoai mì: 300g
Nước cốt dừa (nước cốt nhất): 200ml
Đường: 50g
Đậu phộng: 20g
Bột năng: 2 thìa canh
Lá dứa: 2-3 lá
Lưu ý: Đây là nguyên liệu để nấu cho khẩu phần ăn 2 người. Bạn có thể tùy chỉnh lượng nguyên liệu sao cho phù hợp với nhu cầu nhé!
Nếu bạn không có thời gian rảnh để đi mua sắm nguyên liệu để làm chè khoai mì hãy để đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp của bTaskee mua sắm giúp bạn nhé!
Hiện nay, ngoài các dịch vụ giúp việc nhà theo giờ và nấu ăn tại nhà thì bạn cũng có thể đặt dịch vụ đi chợ hộ trên ứng dụng bTaskee. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại là đội ngũ cộng tác viên của bTaskee sẽ đi chợ lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm giao đến tận nhà và nấu ăn giúp bạn luôn đấy.
Tải app bTaskee ngay!
Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
Bước 1: Sơ chế khoai mì
Khoai mì bạn cắt bỏ vỏ sau đó ngâm trong nước và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút để tránh cho khoai bị đen. Sau đó bạn vớt khoai ra và rửa sạch lại với nước.
Dùng đồ bào để bào nhỏ khoai mì. Bạn cũng có thể cho khoai vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Sau đó cho khoai mì vào một cái túi và vắt lấy nước khoai mì. Đợi khoảng 15 phút để tinh bột khoai mì lắng xuống đáy tô sau đó bạn bỏ phần nước ở trên chỉ giữ lại phần tinh bột dưới đáy tô.
Cho khoảng 30ml nước lọc vào phần xác khoai mì. Sau đó cho phần tinh bột khoai mì trộn đều với phần xác khoai mì.
Cho 1 thìa canh bột năng vào xác khoai mì và trộn đều. Sau đó bạn vo bột mì thành các viên nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Rang đậu phộng
Bạn cho 20g đậu phộng vào trong chảo. Rang đậu với lửa nhỏ và luôn khuấy đều tay.
Đợi khi đậu phộng nguội hẳn thì bạn tách vỏ và giả nhuyễn đậu phộng.
Bước 3: Nấu chè khoai mì
Cho 1,5 lít nước lọc vào nồi và đun sôi. Sau khi nước sôi thì bạn cho các viên khoai mì vào luộc. Khi nước sôi trở lại thì bạn khuấy nhẹ và đun với lửa nhỏ khoảng 10-15 phút và tắt bếp. Sau đó vớt sau khi ra.
Cho 400ml nước lọc, 2 lá dứa vào một cái nồi khác. Đun cho đến khi nước sôi thì bạn vớt lá dứa ra sau đó bạn cho khoai mì vào. Tiếp tục đun sôi nước trở lại thì bạn cho 50g đường và khuấy đều tay.
Cho 200ml nước cốt dừa, 1 ít muối vào nồi chè. Đun đến khi chè sôi trở lại thì bạn cho 1 thìa canh bột năng vào và khuấy đều tay. Đun với lửa nhỏ thêm 5 phút thì bạn tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm chè khoai mì nước cốt dừa
Múc chè ra chén sau đó bạn cho thêm 1 ít đậu phộng rang lên là có thể thưởng thức được một món chè thơm ngon rồi đấy.
Món chè này bạn có thể ăn khi còn nóng hoặc lạnh vào tùy thích. Bạn có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là có thể lấy ra thưởng thức được rồi.
Với cách làm chè khoai mì nước cốt dừa đơn giản theo bí kíp của bTaskee, chắc hẳn bạn sẽ làm được món ăn này một cách dễ dàng. Nhanh tay vào bếp chuẩn bị nguyên liệu và chiêu đãi cả nhà món chè thơm ngon, hấp dẫn này nào!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan
Cách Nấu Chè Thập Cẩm Ngon Đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà
Cách Nấu Sâm Bổ Lượng Đơn Giản Tại Nhà
Câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề cách nấu chè khoai mì
Bữa sáng sẽ thêm thú vị và năng lượng hơn với món bánh mì dẹt bằng bắp cải, khoai tây. Cùng HAY ĂN tìm hiểu về cách làm món ăn này nhé!
Chuẩn bị 90 phút Chế biến 70 phút Dành cho 2 – 3 người
Đối với nhiều người, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy, chuẩn bị một buổi sáng thật chất lượng, chu đáo cũng là một cách khởi động ngày mới thật tuyệt. Cùng HAY ĂN tìm hiểu về cách làm bánh mì dẹt bằng bắp cải và khoai tây cho bữa ăn giàu năng lượng nhé!
1 Nguyên liệu làm món bánh mì dẹt
220ml nước
6g men
Trứng
150g khoai tây
180g cà rốt
300g bột mì
Sữa
300g Bắp cải
90g Hành lá
Gia vị: muối, đường
Mẹo hay – Không nên rửa hoặc ngâm bắp cải quá lâu để tránh làm cho bắp cải ra nhiều nước và bị đen. – Bạn có thể thay thế các loại rau củ quả khác tùy theo sở thích và khẩu vị của bạn.
Nguyên liệu làm món bánh mì dẹt
2 Cách làm món bánh mì dẹt
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Cho 220ml nước vào tô, sau đó từ từ cho men và 1 muỗng canh đường vào và khuấy đều cho hỗn hợp tan vào nhau.
Tiếp theo, cho 1 quả trứng vào hỗn hợp trên cùng 300g bột mì, 1 muỗng cà phê muối và 220ml sữa ấm. Trộn đều tất cả nguyên liệu lên và để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Sơ chế nguyên liệu
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác
Bắp cải thái sợi nhỏ, rửa sạch và để thật ráo. Sau đó cho bắp cải đã cắt và rửa sạch ra tô, cho vào tô 1 muỗng cà phê muối rồi trộn đều lên. Ngâm bắp cải 10 phút. Tiếp theo, vắt khô bắp cải đảm bảo rằng không còn nước trong đó rồi cho vào tô.
Mặt khác, khoai tây rửa sạch, cắt lát mỏng rồi từ từ thái nhỏ thành sợi vừa ăn. Làm tương tự như vậy với cà rốt. Hành lá mua về rửa sạch, để ráo nước rồi cũng cắt thành hạt lựu.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Bước 3 Trộn bột bánh mì
Bột bánh sau khi được nghỉ thì lấy ra, khuấy đều để giải phóng khí trong bột. Sau đó, lần lượt cho các loại rau củ đã chuẩn bị như bắp cải, hành lá, cà rốt, khoai tây vào phần bột đó. Khuấy đều để trộn chúng với nhau.
Trộn bột bánh mì
Bước 4 Chiên bánh
Cho chảo lên bếp. Đổ một lượng dầu nhỏ vào bếp, khi dầu nóng, cho khoảng 1.5 muôi canh hỗn hợp bột vào chảo, tạo thành hình tròn. Lắc chảo để bánh chín đều và giòn hơn. Nhớ lật để bánh chín đều 2 mặt. Khi bánh đã vàng nâu 2 mặt thì tắt bếp, cho ra đĩa để thưởng thức.
Chiên bánh
Bước 5 Thành phẩm
Bánh mì dẹt được làm bằng bắp cải và khoai tây có hương vị thơm ngon, bùi béo bởi sự kết hợp bởi nhiều loại rau củ khác nhau. Khi chiên xong, miếng bánh nâu óng thơm lừng với nhiều màu sắc khác nhau khiến bạn không thể nào rời mắt. Bánh mì dẹt này ăn kèm với cà ri là một sự kết hợp hoàn hảo cho buổi sáng năng lượng.
Thành phẩm
3 Thưởng thức
Đây quả thực là món ăn sáng thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn có thể tự tay chế biến và thưởng thức tại nhà. Với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể nấu một bữa ăn sáng thơm ngon, dinh dưỡng chiêu đãi cho bản thân và gia đình của mình. Hãy thử nấu và ăn bánh mì dẹt bằng bắp cải và khoai tây, chắc chắn hương vị của nó sẽ không làm bạn thất vọng.
Thưởng thức
Trên đây là cách làm bánh mì dẹt bằng bắp cải và khoai tây mà HAY ĂN tổng hợp. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ làm được những mẻ bánh thơm ngon để chiêu đãi gia đình và bạn bè nhé.