Pizza là món bánh nướng của phương Tây, tuy vậy lại được đông đảo người Việt yêu thích, nhất là vị hải sản. Không cần phải đi tiệm, đợi chờ đặt bánh, cùng VinID vào bếp học cách làm pizza hải sản cực đơn giản tại nhà với nhiều cách nướng khác nhau nhé.
1. Nguyên liệu làm pizza hải sản phô mai
Đế pizza làm sẵn: 1 cái
Tôm tươi: 300gr
Mực ống tươi: 200gr
Củ hành tím: 1 – 2 củ
Ớt chuông nhiều màu: 2 trái
Tương cà: 1 muỗng canh
Bơ lạt: 1 muỗng canh
Phô mai mozzarella: 100gr
Nguyên liệu cần có để làm bánh pizza hải sản tại nhà
2. Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế hải sản
Tôm rửa sạch, để ráo, lấy bỏ hết phần đầu, vỏ, đuôi của tôm, rút chỉ đen trên sống lưng.
Mực ống rửa sạch, kéo lấy phần đầu và nội tạng bên trong bụng mực ra ngoài. Lột bỏ lớp da bên ngoài, rửa sạch phần bụng bên trong, cắt khoanh tròn vừa ăn.
Cho tôm và mực vào chung 1 tô, cho ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu xay, trộn đều và ướp trong 10 – 15 phút ở ngăn mát tủ lạnh.
Các bước sơ chế và ướp gia vị hải sản
Sơ chế rau củ
Củ hành tím bóc lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch để ráo, cắt khoanh tròn vừa ăn.
Ớt chuông rửa sạch, bỏ cuống và bỏ hạt, cắt sợi hoặc miếng nhỏ vừa ăn.
3. Chuẩn nhân hải sản
Bắt 1 chảo lên bếp, cho dầu ăn và 1 ít tỏi, hành tím băm vào phi thơm.
Cho hải sản đã ướp vào xào trên lửa lớn, xào nhanh tay tới khi vừa chín là cho ngay ra ngoài.
Cho nhân lên mặt bánh
4. Các cách nướng bánh pizza hải sản
4.1 Nướng pizza bằng lò nướng
Cách nướng
Quét đều tương cà lên trên đế pizza làm sẵn.
Cho các nguyên liệu rau củ và hải sản lên bánh, trải đều trên mặt bánh khi ăn sẽ ngon hơn.
Rải lớp phô mai mozzarella lên khắp mặt bánh là được.
Mở lò nướng trước khi nướng 10 – 15 phút ở nhiệt độ 200 độ C để làm nóng lò.
Lò nóng, cho bánh pizza vào khay nướng và để vào rãnh giữa của lò, nướng 7 phút ở nhiệt độ 230 độ C.
Mỗi lò có nhiệt độ khác nhau nên khi nướng bạn cần quan sát bánh thường xuyên để tránh bánh bị khét.
Nướng bánh trong 7 – 10 phút tùy lò nướng
Thành phẩm
Bánh pizza hải sản nướng bằng lò nướng sẽ cho lớp vỏ bánh vàng giòn, nóng hôi hổi. Nhân hải sản cùng rau củ hòa quyện với lớp phô mai béo ngậy, kết hợp với vỏ bánh vàng thơm lại càng hấp dẫn hơn.
Miếng bánh pizza hải sản nóng hổi vừa ra lò
4.2 Nướng pizza bằng chảo chống dính
Cách nướng bánh pizza bằng chảo
Cho chảo chống dính lên bếp, cho ít dầu ăn vào tráng đều mặt chảo.
Chảo nóng cho đế bánh pizza vào, chỉnh lửa vừa để nướng bánh.
Mặt dưới của bánh vàng, lật mặt bánh và cho sốt cà chua dàn đều khắp mặt bánh, cho hải sản đã xào và rau củ vào.
Rải đều nhân khắp mặt bánh khi thưởng thức sẽ ngon hơn
Rải đều phô mai bào sợi lên, đậy nắp chảo lại, nướng ở lửa vừa trong 10 – 20 phút hoặc đến khi bánh chín.
Thành phẩm
Pizza hải sản nướng bằng chảo lớp vỏ bánh cũng vàng thơm như nướng bằng lò nướng, ăn cùng hải sản và lớp phô mai béo béo kéo sợi cho hương vị ngon như mua ngoài tiệm pizza chính hiệu.
Thành phẩm pizza bằng chảo hấp dẫn
4.3 Nướng pizza hải sản bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng bánh pizza bằng nồi chiên không dầu
Quét 1 lớp tương cà lên trên đế bánh.
Cho ½ nhân vừa xào và rau củ rải đều lên mặt, phủ ½ phô mai bào sợi lên, rồi tiếp tục đến lớp nhân, lớp phô mai.
Phủ nhân lên mặt bánh
Bật nồi chiên không dầu 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C trước khi cho bánh vào nướng.
Lò nóng cho bánh vào nướng trong 8 – 10 phút.
Bánh chín lấy ra ngoài là có thể thưởng thức ngay.
Thành phẩm
Sau thời gian 10 phút là bạn đã ngay chiếc bánh pizza hải sản nóng hôi hổi để thưởng thức. Hải sản vừa chín tới giữ độ ngọt tự nhiên, rau củ giòn và màu sắc bắt mắt, lớp phô mai kéo sợi, khiến ai thưởng thức hay nhìn thôi cũng phải thèm.
Thành phẩm pizza hải sản sao khi nướng bằng nồi chiên không dầu
4.4 Nướng pizza hải sản bằng nồi cơm điện
Cách nướng bánh pizza bằng nồi cơm điện
Cho đế bánh pizza vào nồi cơm điện, đậy nắp vào bật chế độ “cook” để nướng bánh (lặp lại 2 – 3 lần cho đế bánh vàng).
Đế bánh vàng thì lật mặt, cho 1 lớp sốt cà chua lên mặt trên, rải nhân hải sản, rau củ và phô mai lên trên.
Đậy nắp và bật chế độ “cook” để nướng bánh, khi nồi chuyển sang chế độ “warm” thì đợi 5 phút rồi bật lại chế độ “cook”.
Thực hiện thao tác này 2 – 3 lần hoặc đến khi bánh chín, phô mai chảy mềm trên mặt bánh là được.
Thành phẩm
Cách này sẽ cho vỏ bánh kém giòn và thơm hơn các cách nướng trên, nhưng hương vị hải sản và rau củ cùng lớp phô mai hòa quyện vào nhau vẫn ngon như thường.
Thành phẩm pizza hải sản nướng bằng nồi cơm điện
Với 4 cách làm pizza hải sản bằng nhiều cách nướng vừa chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ tìm được công thức thích hợp nhất cho mình và có thành quả thơm ngon cho gia đình thưởng thức. Chọn mua nguyên liệu tại siêu thị VinMart, hoặc qua ứng dụng VinID để món bánh thêm thơm ngon nhé.
Cách rán cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock là một trong những bí quyết nấu nướng được nhiều người nội trợ yêu thích bởi tính tiện lợi và an toàn khi thực hiện. Bạn sẽ không còn lo lắng dầu mỡ bắn vào người khi chiên rán. Nếu bạn chưa biết đến cách chiên cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock này, đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
1. Cách chọn cá rán tươi ngon
Để cách chiên cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock thành công, và món ăn được ngon miệng, việc đầu tiên bạn cần đảm bảo cá được chọn phải là cá còn tươi ngon. Tốt nhất bạn nên chọn những con cá còn bơi. Ngoài ra bạn cũng có thể phân biệt cá tươi hay cá ươn bằng những đặc điểm sau:
– Mắt cá: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn mắt cá ươn thì lõm vào trong hốc mắt, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách nát.
– Hậu môn: Cá tươi có hậu môn (trôn) thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn thì hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
– Mang cá: Cá tươi có màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi.
– Vảy cá: Cá tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vây cá ươn thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.
– Ngoài ra, miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở. Thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá. Còn cá ươn thì ngược lại.
2. Cách rán cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock
Bước 1: Sơ chế cá
– Làm sạch con cá cùng với muối để cá bớt tanh trước khi tẩm ướp.
– Ướp cá với muối, bột nêm, nước mắm (nguyên liệu tùy thuộc vào món ăn bạn định chế biến). Và để khoảng một thời gian để gia vị ngấm vào rồi mang đi chiên.
Bước 2: Chiên cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock
– Quết một ít dầu ăn, vừa đủ bề mặt nồi để chiên. Điều này sẽ giúp cá được giòn, vàng đều, không bị cháy hay dính nồi trong quá trình nấu.
– Làm nóng nồi trước ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 3-5 phút để cá được vàng và săn ở mặt ngoài hơn. Bên cạnh đó việc làm nóng lò trước còn giúp cá không bị nát và còn nguyên vẹn hơn.
– Chỉnh nhiệt độ nồi chiên đến 200 độ C và để trong khoảng 10 phút. Sau đó mở nồi trở lại mặt cá để cá chín đều và vàng đều 2 mặt.
– Để tiếp tục rán cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock, bạn tieend hành chỉnh nhiệt độ nồi chiên đến 200 độ C trong khoảng 10 phút là món cá rán đã hoàn thành.
Lưu ý: Tùy thuộc vào khối lượng kích thước cá khác nhau mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp nhất.
Khi món ăn đã hoàn thành, bạn có thể tham khảo một số món ăn kết hợp với cá rán ngon miệng như: cá rán sốt cà chua, cá rán xào chua ngọt, chả cá Lã Vọng,… để thay đổi thực đơn gia đình thêm đa dạng và hấp dẫn nhé.
Xem thêm: Mách bạn 3 cách nướng cá diêu hồng bằng nồi chiên không dầu hấp dẫn
Với hướng dẫn cách rán cá bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock nhanh chóng, tiện lợi trên đây, chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình.
Lá ngò gai là loại rau gia vị phổ biến của người Việt Nam. Lá ngò gai còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là: Mùi gai, mùi tàu, mùi tây… Vậy uống nước lá ngò gai có tác dụng gì với sức khoẻ?
Tổng quan về cây ngò gai
Rau ngò gai thuộc loại cây có tuổi thọ, mọc đứng, có độ cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm.
Lá rau có hình mác và thuôn dài. Dọc 2 bên mép lá có nhiều gai. Hoa của lá ngò gai màu trắng lục.
Quả hình dạng gần giống hình cầu, hơi dẹt và chứa nhiều hạt bên trong để làm giống. Thông thường, khi già quả của cây sẽ tự rụng và phát tán mọc hoang.
Toàn thân của lá ngò gai có mùi thơm của tinh dầu. Rau ngò gai tính ấm, mùi thơi, vị hơi đắng.
Lá mùi tàu thường mọc ở những nơi hoang dại. Vùng nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới ở châu Mỹ được cho là nơi bắt nguồn của cây ngò gai. Ở nhiều nơi lá mùi tàu còn được trồng như một loại rau để kinh doanh.
Ở Việt Nam, loại cây này mọc hoang ở khắp mọi nơi, phổ biến ở nơi đất ẩm, mát; đặc biệt là vùng đồi núi. Chúng được trồng nhiều nhất là ở các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc.
Nước lá ngò gai rất tốt cho sức khoẻ.
Uống nước ngò gai có tác dụng gì?
Nếu ăn và uống nước lá ngò gai hợp lý cơ thể bạn sẽ nhận được những tác dụng sau:
Chữa hôi miệng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medaltec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi đối diện với người khác, đây là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Một trong những cách để điều trị hôi miệng là súc miệng với nước ngò gai.
Cụ thể, bạn rửa sạch một nắm ngò gai rồi đem đi đun sôi, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan rồi dùng nước này để ngậm và súc miệng, nên áp dụng đều đặn 3 lần/ngày. Sau 1 tuần miệng sẽ thơm tho, hết mùi hôi, nhưng vẫn nên duy trì thói quen này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trị bệnh truyền nhiễm
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Bold Sky cho biết, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san DARU Journal of Pharmaceutical Science, ngò gai sở hữu những đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại các chủng vi khuẩn gram âm và gram dương khác nhau, cùng với một số loài virus, nấm và nấm men.
Các phytochemical trong ngò gai nhắm vào những mầm bệnh và có thể điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, bao gồm nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh.
Kiểm soát tiểu đường
Chiết xuất tinh dầu từ lá ngò gai có hoạt động chống ôxy hóa mạnh mẽ. Ngò gai chứa lượng lớn axít ascorbic (vitamin C) hoạt động như một chất chống ôxy hóa và giúp loại trừ các gốc tự do. Điều này khiến ngò gai trở thành công cụ hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường và các rối loạn khác do căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể gây ra.
Một số công dụng khác
Bên cạnh những công dụng được đề cập đến, lá mùi tàu còn là một bài thuốc dùng để điều trị chứng đái dầm ở trẻ em; bệnh mụn bọc, mụn trứng cá; bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy; trị nám da; cân bằng đường huyết.
Trên đây là những công dụng của nước lá mùi tàu với sức khoẻ. Hãy thường xuyên bổ sung lá mùi tàu vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé.
Bạn có muốn thử thách tài nữ công gia chánh của bản thân với cách làm bánh Brownie kem chocolate? Món bánh xinh đẹp và ngọt ngào đến từ nước Ý này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị trong căn bếp của mình. Hãy thử xem bạn có chinh phục được chiếc bánh Chocolate Brownie vạn người mê này không nhé?
Từ lâu, chocolate đã trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều Đầu Bếp Bánh trên khắp thế giới. Hương vị ngọt ngào, đắng đắng đặc trưng của nguyên liệu này tạo nên sức quyến rũ diệu kỳ cho người thưởng thức. Chocolate có thể được dùng làm nhiều món bánh ngon, trong đó có Brownie. Liệu cách làm Brownie kem chocolate trứ danh của Ý có làm khó bạn? Cùng tìm câu trả lời khi vào bếp với hướng dẫn dưới đây nhé!
Bánh Brownie kem chocolate ngon không cưỡng nổi (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm bánh
Phần cốt bánh
Phần Creamcheese
Hướng dẫn làm bánh chocolate brownie
Làm cốt bánh
Làm tan chảy choocolate và bơ bằng phương pháp đun cách thủy. Khuấy đều để bơ và chocolate tan ra, hòa quyện vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.
Đợi hỗn hợp chocolate nguội bớt, từ từ cho đường vào hỗn hợp, trộn đều lên bằng phới lồng từ 2 – 3 phút để đường tan hoàn toàn.
Lần lượt đập từng quả trứng vào hỗn hợp chocolate, trộn đều. Khi thấy hỗn hợp nặng và bóng hơn lúc ban đầu thì dừng lại. Lưu ý: Ở bước này trong công thức làm bánh Brownie kem chocolate bạn có thể cho thêm các loại hạt khô nghiền nhỏ vào để tăng thêm hương vị.
Đập trứng vào hỗn hợp bơ
Làm nóng lò nướng ở 160 độ C trong 10 phút. Tiếp theo, lót giấy bạc vào khuôn bánh, khéo léo đổ hỗn hợp bột vào khuôn và cho vào lò nướng khoảng 25 phút.
Khi hết thời gian và nghe bánh có mùi thơm, dùng tăm xiên nhẹ vào chính giữa cốt bánh, nếu tăm không dính bột thì có nghĩa cốt bánh đã chín, có thể lấy ra.
Lấy một chiếc khay khác lớn hơn khuôn bánh, đổ nước đá vào rồi đặt khuôn bánh vừa nướng xong vào khay. Bạn có thể lấy giấy bạc bọc kín khuôn để đảm bảo nước không tràn vào bánh.
Làm Creamchesse
Dùng máy đánh trứng đánh creamchesse, đường và trứng trong một âu lớn ở tốc độ nhỏ nhất.
Khi thấy các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một hỗn hợp mịn màng thì tắt máy đánh trứng.
Đánh creamchesse với trứng và đường
Hoàn thiện thành phẩm
Lấy bánh Brownie ra, đổ hỗn hợp creamchesse lên trên, dùng spatula dàn đều. Khi thưởng thức bạn rưới xốt chocolate lên trên nữa là xong.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh Brownie kem chocolate có phần cốt bánh mềm xốp, creamchesse béo ngậy, mịn màng thêm một chút đắng đắng của kem chocolate, tạo nên hương vị “bùng nổ”, cực kỳ kích thích vị giác. Bạn có thể thưởng thức bánh với một chút kem lạnh để tăng thêm hương vị.
Thành phẩm ngọt ngào, nhìn là muốn ăn ngay (Ảnh: Internet)
Bí quyết làm bánh Brownie kem chocolate ngon
Cách làm bánh Brownie kem chocolate không quá khó nhưng có một số lỗi có thể bạn sẽ mắc phải như:
Cách làm bánh Brownie kem chocolate tưởng không dễ là lại dễ không tưởng phải không? Hy vọng với công thức làm bánh ngon này, bạn sẽ có thêm một lựa chọn thú vị trong thực đơn của mình. Không cần quá khéo léo, chỉ cần tập trung làm theo đúng hướng dẫn thì chắc chắn bạn sẽ có một món bánh ngon tuyệt cú mèo để thưởng thức. Chúc các bạn thành công!
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Đậm đà dưỡng chất, ức gà là nguồn protein, canxi, vitamin A và nhiều khoáng chất quý. Với lượng calo thấp, đây là lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn giảm cân và ẩm thực lành mạnh. Khám phá ẩm thực ức gà cùng Mytour Blog để biến bữa ăn hàng ngày thành các món ngon độc đáo!
1. Salad ức gà – Hòa quyện hương vị
Nếu bạn đang băn khoăn về bữa sáng hay trưa hôm nay, hãy thử ngay món Salad ức gà ngon tuyệt này để đảm bảo bữa ăn cân đối và đầy dinh dưỡng.
Dụng cụ nấu:
Món Salad ức gà kết hợp ức gà thơm ngon với rau củ và nước sốt mè đặc trưng. Bạn có thể sáng tạo với nhiều loại rau củ khác nhau để phù hợp với khẩu vị. Đối với những người theo đuổi chế độ ăn lành mạnh và giảm cân, đây là một lựa chọn ngon miệng và dinh dưỡng.
Salad ức gà giảm cân (Nguồn: Internet)
2. Ức gà luộc – Hương vị thanh đạm với ức gà giảm cân
Gà luộc hay ức gà luộc là sự lựa chọn của nhiều gia đình. Một món ăn giảm cân hiệu quả mà bạn có thể thử là ức gà luộc – ngon miệng và giữ dáng hiệu quả:
Dụng cụ nấu:
2 miếng ức gà.
Tỏi băm.
Vài lát chanh.
Cần tây.
Gừng.
Lá nguyệt quế.
Hương thảo.
Muối, tiêu.
Ức gà làm gì ngon? Ức gà luộc là một món ăn ngon, đơn giản mà ai cũng có thể làm. Hãy truy cập Mytour Blog để xem cách luộc gà ngon và giữ vị ngọt tự nhiên. Để món ăn thêm hấp dẫn, bạn có thể ăn kèm muối tiêu chanh hoặc các loại rau gia vị thơm ngon.
Ức gà luộc chống ngán (Nguồn: Internet)
3. Ức gà chiên – Món ngon đơn giản từ ức gà
Nếu đã quá quen với chân gà sả tắc và chân gà sốt Thái, không biết hôm nay ăn gì, hãy tham khảo quy trình làm món ức gà chiên với nguyên liệu dễ kiếm và dễ làm như sau:
Vật liệu:
500g ức gà.
300g bột chiên xù.
120g bột mì.
20g bột sư tử.
2 quả trứng.
Muối, tiêu.
Để đổi vị cho cả gia đình, bạn có thể thực hiện ngay món ức gà chiên. Đây cũng là món ăn mà các bạn nhỏ rất ưa thích. Ức gà chiên có màu vàng bắt mắt, vỏ ngoài giòn rụm nhưng phần thịt bên trong vẫn giữ được độ mềm ngọt. Với món ức gà chiên, bạn có thể ăn kèm sốt mayonnaise, tương ớt, sốt chua ngọt,…
Ức gà chiên vàng rụm (Nguồn: Internet)
4. Ức gà nướng – Món ngon dễ làm từ ức gà
Ức gà nướng chắc chắn là món ăn bạn không nên bỏ qua, hãy thực hiện ngay cho gia đình nhé.
Nguyên liệu:
300g ức gà.
Tỏi băm.
Hành băm.
2 thìa canh xì dầu.
1 thìa cà phê mật ong.
2 thìa cà phê sa tế.
Ức gà nướng là món ăn lạ miệng chắc chắn ai cũng thích. Thịt gà nướng thơm phức với lớp vỏ ngoài vàng nâu. Phần thịt bên trong ngon ngọt, đậm đà giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởc thức.
Ức gà xào thơm ngon (Nguồn: Internet)
5. Ức gà làm gì ngon? – Ức gà xào
Nguyên liệu:
3 miếng ức gà.
Ớt chuông xanh, đỏ.
4 quả cà chua.
1 củ hành tây.
¼ quả thơm.
1 quả trứng gà.
1 thìa canh tương cà.
1 thìa canh bột bắp.
Gừng.
Muối, đường, dầu ăn, tiêu.
Ức gà xào là món ăn phổ biến trong bữa ăn gia đình. Với ức gà xào, bạn có thể kết hợp nhiều loại rau củ và quả khác nhau, tạo ra những phiên bản như ức gà xào nấm, ức gà xào măng, ức gà xào măng tây, ức gà xào đậu que,… Đây là cách sáng tạo để biến đổi khẩu vị mà không làm ngán ngẩm.
Ức gà xào rau củ (Nguồn: Internet)
6. Ức gà sốt chua ngọt – Món ngon từ ức gà
Nguyên liệu:
500g ức gà.
1 quả trứng gà.
Tương cà.
Bột bắp, bột năng.
Tiêu, giấm, đường, muối, dầu ăn.
Ức gà được chiên giòn, sau đó phủ lớp sốt chua ngọt. Miếng ức gà giòn ngoài, thịt mềm bên trong, hòa quyện với hương vị chua ngọt, là món ăn không chỉ ngon mắt mà còn hấp dẫn vị giác. Đây cũng là món ăn phù hợp cho các bé, đảm bảo đủ chất và thúc đẩy sự ngon miệng của bé.
Ức gà sốt chua ngọt đậm đà (Nguồn: Internet)
7. Ức gà làm gì ngon? – Ức gà cuộn
Nguyên liệu:
250g ức gà.
2 quả trứng gà.
300g măng tây.
5g bột mì.
150g bột chiên xù.
200g phô mai.
Muối, tiêu.
Ức gà cuộn là một sự kết hợp độc đáo với thịt gà nhuyễn cuộn bên trong lớp trứng. Thịt gà mềm mịn, hòa quyện với măng tây tạo nên một món ăn ngon, độc đáo, lạ miệng. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể ăn kèm với muối tiêu hoặc các loại sốt như tương ớt, mayonnaise.
Ức gà cuộn hấp dẫn (Nguồn: Internet)
8. Chả ức gà – Món ngon dễ làm với ức gà
Nguyên liệu:
800g ức gà.
200g giò sống.
1 thìa cà phê bột nở.
20g bột khoai tây.
5g bột quế.
Muối, dầu ăn, tiêu, đường.
Thay vì thưởng thức chả heo hay chả bò, hãy đổi mới với món chả ức gà ngon miệng, độc đáo. Chả ức gà có vị thơm ngon, dai mềm, đậm đà, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Bạn có thể ăn chả ức gà kèm với cơm, bún hoặc rau sống, đều rất hợp khẩu vị.
Chả cá hấp thơm ngon, đậm đà (Nguồn: Internet)
9. Cá hấp làm món gì ngon? – Gỏi cá hấp
Nguyên liệu:
500g cá hấp.
1 quả dưa leo.
1 củ cà rốt.
1 củ hành tây.
1 quả ớt.
Sả, gừng, hành tím.
Ngò rí.
Sốt dầu giấm,
Nước mắm, hạt nêm, muối.
Gỏi thịt gà tươi ngon, màu sắc hấp dẫn với sự kết hợp tuyệt vời giữa ức gà và đủ loại rau củ quả. Ức gà giữ ngon miệng, hòa quyện với vị giòn ngọt của dưa leo, cà rốt, hòa quyện với hương vị thanh tao của hành và cay nồng của ớt. Thêm vào đó, món gỏi ức gà thêm phần hấp dẫn khi ăn kèm với bánh đa hoặc bánh phồng tôm.
Gỏi rau củ thơm ngon từ ức gà (Nguồn: Internet)
10. Chà bông ức gà – Món ngon từ ức gà ít calo
Nguyên liệu:
1kg ức gà.
5 củ hành tím.
4 nhánh tỏi.
Đường, nước mắm, muối.
Chà bông ức gà là món ngon tuyệt vời để thưởng thức cùng xôi và bánh mì trong bữa sáng. Đây là món ăn không chỉ hấp dẫn với người lớn mà còn là đặc sản mà các em nhỏ đều yêu thích. Chà bông ức gà có màu vàng nhẹ nhàng, vị dai và thơm ngon. Mỗi sợi chà bông khi nhai sẽ cảm nhận được hương vị ngọt tự nhiên của thịt gà.
Chà bông ức gà thơm ngon và dai ngọt (Nguồn: Internet)
11. Ức gà sốt cam – Món ngon bổ dưỡng
Nguyên liệu:
300g ức gà.
Tỏi băm, hành lá.
Mè rang.
3 quả cam.
Mật ong, hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn, muối.
Ngoài những món ăn thông thường trên bàn ăn, bạn có thể đổi mới khẩu vị cho gia đình với món ức gà sốt cam độc đáo. Ức gà sốt cam có màu vàng rực, vị chua ngọt của sốt cam thấm đều vào từng sợi thịt. Món ăn phù hợp để thưởng thức cùng cơm nóng và bánh mì.
Ức gà sốt cam độc đáo (Nguồn: Internet)
12. Sáng tạo với ức gà – Ức gà chiên nước mắm
Nguyên liệu:
300g ức gà.
2 thìa cà phê ớt bột.
1 thìa canh bột bắp.
Đường, giấm, muối, dầu ăn.
Ức gà chiên nước mắm với hương vị mặn ngọt, cay cay là món ăn lựa chọn tuyệt vời trong những ngày mưa gió. Miếng ức gà giòn rụm, thấm đều hương vị của nước sốt. Phần thịt bên trong vẫn giữ nguyên độ mềm ngọt. Món ăn nên ăn nóng để tận hưởng hương vị đặc trưng, chắc chắn sẽ khiến bạn ăn cơm không ngừng.
Ức gà chiên mắm thơm ngon (Nguồn: Internet)
13. Món ức gà mới lạ – Ức gà sốt mật ong
Nguyên liệu:
500g ức gà.
Tỏi băm.
Mật ong.
Nước cốt chanh.
Tương ớt.
Đường, dầu ăn, muối, tiêu.
Để làm phong phú thêm bữa ăn từ ức gà, hãy thử ngay món ức gà sốt mật ong. Món ăn kết hợp độc đáo giữa hương vị Âu và Á. Ức gà được nướng chín mềm và phủ lớp sốt mật ong vàng óng. Khi thưởng thức, bạn sẽ trải nghiệm hương vị ngọt ngào kết hợp với mùi thơm đặc trưng.
Ức gà sốt mật ong thơm ngon (Nguồn: Internet)
14. Sáng tạo với ức gà – Bánh tráng gạo lức cuốn ức gà
Nguyên liệu:
Bánh tráng gạo lứt cuốn ức gà là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân. Cuộn bánh với lớp vỏ dai mềm, nhân thịt gà ngon kết hợp với đủ loại rau củ quả. Để tăng thêm hương vị, món ăn này có thể ăn kèm với nước sốt chấm đậm đà.
Kimbap ức gà là một lựa chọn bổ dưỡng với ít calo, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Hương thơm của rong biển kết hợp với thịt ức gà mềm ngon, tạo nên một bữa ăn đầy màu sắc từ các loại rau củ quả. Kimbap ức gà thêm phần hấp dẫn khi chấm cùng sốt sữa chua đậm đà.
Bắp cải bọc đậu hủ ức gà là một món ăn độc đáo, ngon miệng và giàu dinh dưỡng, hoàn hảo cho chế độ giảm cân và duy trì vóc dáng.
Những viên bắp cải nhỏ xinh tạo ra sự kết hợp tuyệt vời giữa đậu hủ và ức gà, mang lại hương vị thơm ngon và dinh dưỡng. Sự giòn ngon của bắp cải càng làm tăng thêm trải nghiệm cho vị giác khi thưởng thức món ăn. Bạn cũng có thể thêm vừng và húng quế để tạo điểm nhấn thú vị cho món ăn.
Bắp cải bọc đậu hủ ức gà (Nguồn: Internet)
17. Sandwich ức gà – Món ngon hàng ngày
Nguyên liệu:
2 lát sandwich.
150g ức gà.
Cà chua.
Xà lách.
Bột chiên giòn.
Mayonnaise.
Sandwich ức gà với vỏ giòn và nhân ức gà mềm ngon, không bị khô. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo ra một hương vị ăn ý, kết hợp với sốt béo ngậy làm kích thích vị giác. Với món ăn này, bạn có thể thưởng thức một bữa sáng nhanh chóng, tiện lợi và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Xúc xích là món ăn được các bé yêu thích. Nếu bạn đang tìm cách làm ngon với ức gà, hãy thử ngay món xúc xích gà. Xúc xích có hương vị đậm đà, dai mềm. Để thêm hấp dẫn, bạn có thể ăn kèm xúc xích với các loại vị sốt hoặc rau sống để tạo điểm đặc sắc.
Xúc xích ức gà ăn kèm bánh mì (Nguồn: Internet)
19. Sáng tạo với ức gà – Bún gạo lứt ức gà
300g ức gà.
200g bún gạo lứt.
Hành tím, hành lá.
Ngò rí,
200g nấm rơm.
Muối, tiêu.
Bún gạo lứt là món ăn phù hợp cho những người tuân thủ chế độ ăn eat clean. Sợi bún dai mềm kết hợp với thịt gà thơm bùi tạo nên hương vị hấp dẫn. Để món ăn thêm đậm đà, bạn có thể kèm theo nước mắm ớt. Bún gạo lứt ức gà không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn thấp calo, phù hợp cho những ai muốn giảm cân.
Bún gạo lứt ức gà giảm cân (Nguồn: Internet)
20. Sáng tạo với ức gà – Miến trộn ức gà
Nguyên liệu:
200g miến khô.
200g ức gà.
2 quả dưa leo.
Hành lá, ngò rí.
40g đậu phộng rang.
Tương ớt.
Tương đen.
Nước cốt chanh
Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm.
Miến trộn ức gà là một món ăn ngon và dễ ăn. Sợi miến dai kết hợp với ức gà thơm mềm, đậu phộng bùi vùi và các loại rau quả tươi ngon. Đặc biệt, hương vị của món ăn được tăng lên nhờ vào nước sốt đậm đà, kích thích vị giác.
Miến trộn ức gà dễ ăn (Nguồn: Internet)
Ức gà làm gì ngon? Bài viết đã đề xuất cho bạn 20 món ăn ngon, bổ dưỡng, dễ làm từ ức gà mà bạn có thể lưu lại. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đa dạng thực đơn hàng ngày cho gia đình với những món ăn hấp dẫn, mới lạ. Đừng quên ghé thăm Mytour để tìm mua dụng cụ làm bếp, đồ gia dụng và các nguyên liệu nấu ăn chất lượng, giá tốt nhé.
Mì trộn là món ăn đang được rất nhiều người yêu thích, bởi sự dai ngon từ sợi mì, nước sốt đậm đà cùng với nhiều loại topping trộn hấp dẫn. Vào bếp cùng VinID và trổ tài với 7 cách làm mì trộn siêu ngon sau đây nhé!
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
1. Cách làm mì trộn muối ớt đậm vị
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì ăn liền: 2 gói
Thịt bò: 50g
Tôm: 50g
Tôm khô: 10g
Trứng gà: 1 quả
Ớt tươi, tỏi, hành tím, hành lá, chanh
Ớt sa tế
Gia vị cần dùng: Dầu ăn, muối, bột ngọt, tương ớt,…
Nguyên liệu làm mì trộn muối ớt
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
1.2. Cách làm mì trộn muối ớt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngâm tôm khô trong nước ấm đến khi tôm mềm, rửa sạch, để ráo nước.
Tôm lột vỏ, lấy chỉ lưng, rửa sạch.
Sơ chế tôm khô và tôm tươi
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn.
Tỏi, hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc.
Bước 2: Làm hỗn hợp muối ớt để trộn mì
Cho hỗn hợp gồm: tôm khô, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng đường, 2 trái ớt vào cối.
Dùng chày giã đến khi tôm khô tơi ra, quyện đều với các gia vị.
Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn, phi thơm tỏi, hành tím.
Cho phần muối tôm khô vừa giã cùng 1 muỗng canh ớt sa tế vào chảo. Đảo đều tay khoảng 5 phút thì tắt bếp, đổ muối ra chén.
Các bước rang muối ớt
Bước 3: Trộn mì với muối ớt
Nấu một nồi nước sôi, lần lượt luộc tôm, thịt bò, trụng mì và trứng đến khi chín, cho hành lá vào chần sơ qua.
Bỏ mì vào tô, xếp tôm, thịt bò, trứng, hành lá lên trên. Cho phần muối ớt vào, xịt tương ớt, vắt một ít chanh vào trộn đều lên là hoàn thành.
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
Bước 4: Thành phẩm
Vị cay nồng của muối ớt, dai ngon của sợi mì hòa quyện cùng topping tôm, thịt bò tạo nên tô mì trộn muối ớt hấp dẫn, giàu dinh dưỡng.
Mì trộn muối ớt cay nồng, dai ngon
>>> Cách làm mì lạnh Hàn Quốc trứ danh<<<
2. Cách làm mì trộn trứng lòng đào béo ngậy
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì tôm: 1 gói
Cải ngọt
Trứng gà: 1 Quả
Thịt heo băm: 200gr
Tương cà, sa tế
Tỏi, hành lá
Gia vị cần dùng: Hạt nêm, đường, muối, dầu ăn
Nguyên liệu làm mì trộn trứng lòng đào
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
2.2. Cách làm mì trộn trứng lòng đào
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cải ngọt loại bỏ lá sâu, cắt khúc dài khoảng 5cm, rửa sạch, để ráo.
Tỏi băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
Nấu một nồi nước sôi, luộc chín cải, vớt ra để ráo.
Cho mì vào nồi nước trụng mềm, để ráo.
Cho trứng vào luộc khoảng 5 phút, ngâm vào nước lạnh rồi bóc vỏ sẽ thu được trứng lòng đào.
Bước 2: Trộn mì với trứng lòng đào
Làm nóng chảo cùng một ít dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm.
Đổ thịt băm vào xào chín.
Nêm 1 thìa hạt nêm, 2 thìa đường, 1 thìa muối, tương cà, ớt sa tế vào đảo đều cho thịt thấm vị.
Làm nước sốt thịt băm
Cho mì vào tô, thêm sốt thịt băm vào trộn đều.
Xếp trứng, cải ngọt, hành lá lên trên là hoàn thành.
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
Bước 3: Thành phẩm
Mì trộn trứng lòng đào là món ăn đang được giới trẻ rất yêu thích. Nước sốt thịt bằm đậm đà, cay cay của ớt sa-tế, vị béo béo của trứng lòng đào chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê.
Mì trộn trứng lòng đào béo ngậy
>>> Cách làm mì tươi cực đơn giản<<<
3. Cách làm mì trộn trứng muối bùi béo
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì tôm: 1 gói
Lòng đỏ trứng muối: 3 cái
Trứng gà: 1 quả
Xúc xích: 1 cây
Cải ngọt
Sữa tươi
Hành lá
Tỏi, ớt bột
Gia vị cần dùng: Muối, đường, bột ngọt
Nguyên liệu làm mì trộn trứng muối
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
3.2. Cách làm mì trộn trứng muối
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trứng muối hấp chín, nghiền nhuyễn.
Đập 1 quả trứng gà vào chén, thêm 20ml sữa tươi vào rồi khuấy đều, cho phần trứng muối vào trộn chung.
Nêm ½ muỗng bột ớt, 1 muỗng đường, ½ muỗng muối vào hỗn hợp sốt trứng muối.
Sơ chế sốt trứng muối
Cải ngọt nhặt bỏ lá hư, cắt khúc dài khoảng 5cm, rửa sạch, để ráo.
Xúc xích thái lát chéo vừa ăn.
Nấu một nồi nước sôi luộc chín cải ngọt rồi cho mì vào trụng chín, vớt ra để ráo.
Bước 2: Nấu sốt trứng muối và trộn mì
Làm nóng chảo cùng một ít dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm.
Đổ phần trứng muối vào đảo đều tay đến khi phần trứng muối cứng sệt lại là được.
Cho mì vào tô, thêm sốt trứng muối, cải ngọt, xúc xích lên trên mì, trộn đều là hoàn thành.
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
Bước 3: Thành phẩm
Mì trộn trứng muối với vị béo ngậy, mặn mặn của trứng muối, vị ngọt thanh của rau cải, sợi mì dai dai thơm lừng ngon không cưỡng lại.
Mì trộn trứng muối thơm lừng ngon không cưỡng lại
>>> Cách làm mì hoành thánh nước & khô<<<
4. Cách làm món mì trộn kim chi chua cay
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì tôm: 1 gói
Kim chi cải thảo: 100gr
Trứng gà: 1 quả
Rau xà lách: 100gr
Tía tô: 50gr
Dưa leo: ½ quả
Hành tây: ¼ củ
Gia vị cần dùng: Tương ớt Hàn Quốc, nước tương, dầu mè, tỏi băm, mè rang,…
Nguyên liệu làm mì trộn kim chi
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
4.2. Cách làm mì trộn kim chi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xà lách, tía tô, hành tây rửa sạch, cắt nhỏ.
Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi.
Kim chi cải thảo cắt miếng vừa ăn.
Nấu một nồi nước sôi luộc chín mì, rồi dùng nước đó luộc chín trứng gà.
Tỏi băm nhỏ.
Bước 2: Làm nước sốt và trộn mì
Cho vào chén các nguyên liệu gồm: 4 muỗng tương ớt Hàn Quốc, tỏi băm, 1 muỗng canh nước tương, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng canh dầu mè, 2 muỗng nước kim chi.
Trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thu được nước sốt.
Làm nước sốt trộn mì
Cho mì vào tô, xếp rau, kim chi, dưa leo, trứng lên trên, rưới phần nước sốt lên, thêm một ít mè rang rồi trộn đều là hoàn thành.
Bước 3: Thành phẩm
Mì trộn kim chi chua chua cay cay, màu sắc đẹp mắt rất hấp dẫn.
Mì trộn kim chi chua chua cay cay
>>> Cách làm mì xào trứng thơm ngon<<<
5. Cách làm mì trộn thịt băm thơm ngon
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì tôm: 1 gói
Thịt băm: 100gr
Phô mai Mozzarella: 1 miếng
Hành tây
Đậu phộng rang
Hành phi
Gia vị cần dùng: Dầu ăn, ớt bột, đường, nước tương, tương ớt,…
Nguyên liệu làm mì trộn thịt băm
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
5.2. Cách làm mì trộn thịt băm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
Trụng mì với nước sôi cho chín mềm, vớt ra để ráo.
Bước 2: Nấu nước sốt thịt băm và trộn mì
Làm nóng chảo cùng một muỗng dầu ăn, cho hành tây vào phi thơm. Đổ thịt băm vào xào khoảng 3 – 5 phút để thịt chín.
Nêm 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng ớt bột, 1 muỗng nước tương, 2 muỗng tương ớt vào chảo, đảo đều cho thịt ngấm gia vị.
Thêm vào 50ml nước lọc rồi đun sôi.
Cho miếng phô mai lên và đun đến khi phô mai tan chảy, đảo đều rồi tắt bếp.
Làm sốt thịt băm phomai
Cho mì vào tô, rưới nước sốt thịt băm lên, rắc lên một ít đậu phộng rang và hành phi rồi trộn đều là hoàn thành.
Bước 3: Thành phẩm
Món mì trộn thịt băm có vị béo béo của phô mai, ngọt ngon của thịt băm chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng muốn ăn mãi không thôi.
Món mì trộn thịt băm khó ai cưỡng lại
>>> Cách làm ý sốt bò bằm siêu ngon<<<
6. Cách làm mì trộn sa tế cay tê lưỡi
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì vắt
Sa tế
Bơ đậu phộng
Giấm gạo
Hành lá
Gia vị cần dùng: Nước tương, muối, đường,…
Nguyên liệu làm mì trộn sa tế
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
6.2. Cách làm mì trộn sa tế
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nấu một nồi nước sôi trụng chín mì, vớt ra để ráo.
Hành lá thái nhỏ.
Bước 2: Làm sốt sa tế và trộn mì
Cho các nguyên liệu gồm: sa tế, bơ đậu phộng, nước tương, giấm gạo, đường, 5 muỗng nước vào chén rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Cho mì vào tô, rưới nước sốt sa tế lên, rắc thêm ít hành lá rồi trộn đều là hoàn thành.
Rưới nước sốt sa tế lên mì
Bước 3: Thành phẩm
Mì trộn sa tế siêu cay, thơm nức bơ đậu phộng với cách làm cực kỳ đơn giản và nhanh gọn chắc chắn sẽ là món ăn chữa cháy cho bạn những ngày bận rộn.
Mì trộn sa tế siêu cay, thơm nức mũi
>>> Cách làm mì trộn muối ớt cay tê lưỡi<<<
7. Cách làm mì trộn tóp mỡ giòn béo
7.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Mì tôm: 1 gói
Tóp mỡ
Thịt bò: 100gr
Tôm: 100gr
Trứng gà: 1 quả
Cải thìa
Hành lá, tỏi
Mật ong
Gia vị cần dùng: Dầu hào, tương ớt, nước tương, muối, tiêu, đường,…
Nguyên liệu làm mì trộn tóp mỡ
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
7.2. Cách làm mì trộn tóp mỡ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng.
Tôm bóc vỏ, rút bỏ chỉ lưng, rửa sạch.
Cải thìa nhặt bỏ lá sâu, cắt khúc dài khoảng 5cm, rửa sạch, để ráo.
Hành lá thái nhỏ.
Tỏi băm nhuyễn.
Nấu một nồi nước sôi rồi lần lượt luộc chín tôm, thịt bò, cải thìa, mì gói, trứng.
Bước 2: Nấu sốt và trộn mì
Làm nóng chảo cùng một muỗng canh dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm.
Cho vào 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng tương ớt, 1 muỗng mật ong, 1/2 muỗng ớt bột, 1 muỗng muối, ½ muỗng hạt nêm rồi trộn đều.
Nấu đến khi nước sốt sánh lại thì tắt bếp.
Nấu nước sốt trộn mì
Cho mì vào tô, xếp tóp mỡ, thịt bò, tôm, trứng, cải thìa rồi rắc một ít hành lá lên trên. Rước nước sốt và trộn đều là hoàn thành.
Bước 3: Thành phẩm
Mì trộn tóp mỡ giòn rụm, béo ngon, hòa quyện cùng vị ngọt của tôm, thịt bò, rau cải, nước sốt đậm vị, sợi mì mềm dai tạo nên món ăn ngon mê ly.
Mì trộn tóp mỡ giòn rụm
MUA NGUYÊN LIỆU NGAY!
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ thành công với các cách làm mì trộn cực ngon để đãi cả nhà. Tải ngay app VinID để mua nguyên liệu online một cách dễ dàng, tiện lợi và không bỏ lỡ các ưu đãi bạn nhé!
Xôi xéo dần trở thành món ăn quen thuộc của người Việt, đặc biệt rất được người Hà Nội yêu thích. Với cách làm xôi xéo sau đây, bạn có thể tự tay làm xôi xéo cho bữa ăn sáng của gia đình. Sự hòa trộn tinh tế mà quyến rũ giữa sắc vàng tươi của nếp, vàng nhạt của đậu xanh chín mềm cùng hành phi vàng sậm, giòn tan, tạo nên một món xôi vô cùng thơm ngon.
Xôi xéo là món ngon đặc sản nổi tiếng của người Hà Nội (Ảnh: Internet)
Tại sao gọi là xôi xéo?
Nhiều người thắc mắc vì sao món ăn này có tên gọi là xôi xéo. Có rất nhiều giả thiết xoay quanh tên gọi này, trong đó cách lý giải phổ biến nhất là do người ta thường cắt xéo viên đậu xanh thành từng lát mỏng đều nhau rồi rải lên xôi, nên món ăn này mới có cái tên xôi xéo. Người Hà Nội nói vui rằng, xôi tuy “xéo” nhưng lại là món ăn đuổi không đi, càng đuổi càng tấp lại bởi hương vị thơm ngon, đặc trưng của món xôi lừng danh này.
Xôi xéo là món ăn sáng phổ biến và được bán quanh năm, đặc biệt là ở Hà Nội, bạn có thể tìm những hàng xôi tấp nập người ra vào ở bất cứ con phố nào. Từng nắm xôi vàng óng ả được gói trong những chiếc lá xanh mát mắt luôn toát ra sự hấp dẫn đặc biệt. Nếu bạn yêu thích món xôi này và muốn tự làm để ăn hằng ngày, tham khảo ngay cách nấu xôi xéo bằng nồi cơm điện siêu ngon và đơn giản sau đây nhé.
Hướng dẫn cách làm xôi xéo Hà Nội ngon
Nguyên liệu
500g gạo nếp
300g đậu xanh cà vỏ
100g hành tím
Gia vị: bột nghệ, muối, nước mắm, dầu ăn
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Gạo nấu xôi nên chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, khi nấu xôi sẽ dẻo mịn, không bị nát, nhão khi ăn nóng hoặc bị cứng khi để nguội. Gạo nếp mua về vo sạch, ngâm với ½ muỗng bột nghệ và ¼ muỗng muối trong 8 tiếng. Cách này giúp hạt nếp có màu vàng tự nhiên và vị đậm đà hơn. Nếu nấu xôi để ăn sáng, bạn có thể tranh thủ ngâm gạo và đậu vào tối trước khi đi ngủ.
Đậu xanh cà vỏ vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Nấu đậu xanh
Trộn 1 muỗng muối với phần đậu đã ngâm rồi đổ vào nồi cơm điện. Thêm lượng nước vừa phải rồi bật chế độ nấu như nấu cơm bình thường.
Nấu đậu xanh chín mềm (Ảnh: Internet)
Khi thấy đậu đã chín bạn thêm 2 muỗng dầu ăn vào, dùng muỗng tán nhuyễn, trộn đều rồi vo tròn lại thành các viên cầu. Nếu thấy đậu chưa nhuyễn, bạn có thể cho vào cối giã hoặc máy xay để làm nhuyễn. Cách làm xôi xéo ngon là bạn nên giã đậu xanh khi đậu còn nóng, độ ẩm của hơi nước sẽ giúp đậu dễ kết dính hơn.
Nấu xôi
Gạo để ráo nước rồi cho vào nồi cơm điện, thêm lượng nước cách mặt gạo khoảng 1cm. Tiến hành nấu xôi với chế độ nấu cơm bình thường. Sau khi xôi đã chín, bạn cho vào 2 muỗng dầu ăn, trộn thật đều để xôi dẻo mịn và ngon hơn.
Nấu gạo nếp trong nồi cơm điện (Ảnh: Internet)
Phi hành
Bắc chảo lên bếp, đổ vào một lượng dầu vừa đủ để làm ngập hành tím. Khi dầu sôi, bạn cho phần hành đã thái vào, đảo đều với lửa to để phi thơm hành tím. Quan sát thấy hành săn lại, chuyển màu vàng sậm, thơm giòn thì tắt bếp, vớt ra đĩa có lót sẵn khăn giấy thấm dầu và để nguội.
Phi thơm hành tím trên chảo dầu nóng (Ảnh: Internet)
Trình bày và thưởng thức
Khi ăn, bạn xới xôi ra đĩa, xắt đậu xanh thành các lát mỏng lên trên và rắc thêm hành phi giòn tan là có thể thưởng thức rồi. Xôi xéo ăn cùng chả quế hoặc chà bông đều rất ngon. Nếu thích, bạn có thể rưới thêm dầu hành phi hoặc nước mỡ để tăng độ béo ngậy cho món xôi.
Gạo nếp vàng óng, đậu xanh thơm bùi, hành phi giòn ruộm tạo thành sự kết hợp hấp dẫn, từng miếng xôi dẻo bùi, thơm lừng, nóng hổi cứ thế mà tan trong miệng, đọng lại dư vị khó quên. Chỉ một miếng xôi xéo mà đã có đủ vị ngọt, mặn, béo, bùi của nếp, đậu xanh, hành phi và nước mỡ béo ngậy, sóng sánh.
Rắc hành phi lên xôi và thưởng thức món ăn nóng hổi (Ảnh: Internet)
Với cách làm xôi xéo bằng nồi cơm điện, bạn có thể tự tin nấu những đĩa xôi ngon miệng, bổ dưỡng cho gia đình mình cùng thưởng thức. Ngoài ra, từ cách làm xôi xéo bằng nồi cơm điện như trên, bạn có thể áp dụng để làm xôi xéo hạt sen, xôi xéo dừa… rất nhanh và đơn giản.
Để biết thêm nhiều công thức nấu món Việt ngon khác, hãy điền thông tin theo form bên dưới hoặc liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 1800 6148 hoặc 1800 2027 để Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu tư vấn khóa học nấu ăn phù hợp cho bạn nhé.
Hủ tiếu xương là món ăn quen thuộc được rất nhiều người ưa chuộng. Cũng chính vì lẽ đó mà có không ít người đã tìm kiếm cách chế biến để thực hiện món ăn này tại nhà nhằm chuẩn bị bữa ăn sáng hoặc tối cho người thân thưởng thức.
Hủ tiếu xương là món ăn được rất nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Nước dùng nóng hổi vị đậm đà, sợi hủ tiếu mềm dai đem lại trải nghiệm thú vị cho người ăn. Thưởng thức bát hủ tiếu thơm ngon do tự tay mình chế biến vào những ngày mưa, se lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Với cách học nấu hủ tiếu xương ngon dưới đây, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó ngay từ lần đầu thử nghiệm. Hãy vào bếp chuẩn bị nguyên liệu và trổ tài bếp núc cùng chúng tôi nhé.
Cách nấu hủ tiếu xương heo thơm ngon
Nguyên liệu nấu hủ tiếu xương
Cách nấu hủ tiếu xương heo nhanh chóng, thơm ngon
Bước 1: Sơ chế xương
Đầu tiên, bạn rửa sạch xương với nước muối pha loãng để khử sạch mùi tanh rồi chặt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Lúc này, bạn bắc nồi nước lên bếp, đun nóng rồi cho xương vào chần sơ qua để đảm bảo sạch mùi tanh và chất bẩn. Đây là cách nấu hủ tiếu xương đơn giản giúp phần nước dùng đạt hương vị đậm đà.
Chần sơ xương với nước nóng để khử mùi tanh và loại bỏ chất bẩn (Ảnh: Internet)
Bước 2: Sơ chế các loại nguyên liệu còn lại
Tiếp theo, bạn gọt vỏ cà rốt, củ cải trắng, cắt thành khúc vừa ăn, rửa sạch với nước muối pha loãng để trên rổ cho ráo nước. Kế đó, bạn bóc vỏ hành tây, bổ múi cau, rửa sạch, để trên rổ cho ráo nước.
Sau đó, bạn nhặt bỏ gốc rễ, lá úa vàng của hành lá, hẹ, giá đỗ, rửa sạch với nước muối pha loãng. Tiếp đó, bạn cắt hành lá, hẹ thành khúc ngắn vừa ăn, để riêng là có thể tiến hành nấu hủ tiếu xương.
Cắt cà rốt thành khúc ngắn vừa ăn để nấu nước dùng (Ảnh: Internet)
Bước 3: Nấu nước dùng
Kế đó, bạn cho xương vào trong nồi, đổ thêm 2 lít nước, bắc lên bếp, ninh để nấu nước dùng hủ tiếu.
Sau đó, bạn cho thêm cà rốt, củ cải trắng, hành tây trong nồi nước ninh xương, ninh khoảng 2 tiếng để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn. Tiếp đến, bạn tiến hành nêm nếm muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, nước mắm sao cho vừa ăn.
Cách nấu hủ tiếu xương heo ngon là ninh xương khoảng 2 tiếng (Ảnh: Internet)
Bước 4: Hoàn thành và trình bày
Tiếp theo, bạn trụng hủ tiếu sơ qua với nước nóng, cho vào bát. Bạn cho thêm giá đỗ, hẹ, hành lá vào cùng.
Cuối cùng, bạn chan nước dùng vừa ninh vào bát, có thêm củ cải trắng, cà rốt, xương lên trên. Rắc thêm ít tiêu xay, sa tế, vắt ít nước cốt chanh là bạn đã có thể thưởng thức hủ tiếu xương nóng hổi, thơm ngon.
Trình bày và thưởng thức món hủ tiếu xương ngay khi còn nóng (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý khi thực hiện cách nấu hủ tiếu xương
Khi thực hiện cách nấu hủ tiếu xương tại nhà, bạn cần chú ý một số điểm quan trọng như sau:
– Có thể dùng thêm mực nướng, tôm khô để nấu nước dùng nhằm tăng vị ngọt tự nhiên cho món ăn.
– Trong quá trình ninh xương, bạn nên thường xuyên dùng thìa vớt lớp bọt nổi trên bề mặt để nước dùng không bị đục màu.
– Để thêm ngon miệng, bạn có thể chuẩn bị thêm một số loại rau ăn kèm như xà lách, cần tây, tần ô
Thưởng thức bát hủ tiếu xương tại nhà vừa thơm ngon vừa đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tại sao không? Với hướng dẫn nấu hủ tiếu xương trên, bạn đã đủ tự tin để vào bếp chuẩn bị bữa ăn ngon cho cả nhà cùng thưởng thức chưa nào? Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện, bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và hướng dẫn lại cách nấu cho ban.
Được ví von như Đà Lạt đất Bắc, miền núi Tam Đảo – Vĩnh Phúc đã nổi tiếng với nhiều đặc sản nức danh vì sự hòa quyện hài hòa giữa những món rau non xanh, món thịt thơm mềm, rượu cần cay ngọt tạo nên bữa ăn thật sự dân giã lại đậm đà chất riêng của địa phương. Chính vì thế mà Tam Đảo đã níu chân được rất rất nhiều khách du lịch đến thêm lần nữa.
Xin được điểm qua 10 đặc sản Tam Đảo – Vĩnh Phúc không thể bỏ qua cho bạn khi đến vùng đất mù sương này!
1. Rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa
Rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa được một chủ cơ sở chế biến nông sản đã nghiên cứu sản xuất thành công độc đáo. Rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa theo phương pháp cổ truyền lên men được chế biến từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, bảo quản trong trái dừa còn nguyên giúp loại bỏ hoàn toàn độc tố có hại cho sức khỏe.
Dừa để làm rượu phải chọn những quả dừa già ở xứ dừa Bến Tre, vì dừa ở đây có lớp cùi dừa nhiều, hàm lượng dầu nhiều và thơm, mỗi quả nặng từ 1,2 – 1,4kg. Sau đó sơ chế phần vỏ, quả dừa được tiêm vào hỗn hợp gồm nếp cái và men theo một tỷ lệ nhất định hàn kín lại rồi đem ủ cho đến khi có đủ hương cay nồng đặc trưng từ rượu và vị thơm ngọt từ nước dừa.
Khi thưởng thức rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu, có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa.
Địa chỉ mua rượu dừa Tiên tửu
Công ty TNHH Nông sản Thương mại Ngọc Hoa
Địa chỉ: Yên Đồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Điện thoại hỗ trợ: 0908.110.868
2. Bánh cuốn Tam Đảo
Mùa hè ở thành phố nóng bức và ngột ngạt. Nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển nên buổi sáng ở Tam Đảo thật thoáng đãng và yên tĩnh, theo con đường trải bê tông ra chợ thị trấn. Chợ bán đủ thứ, nào đọt su su, các loại thuốc rễ cây, thịt rừng, cơm lam gà nướng, bánh cuốn….
Bánh cuốn nơi đây ăn ngon không kém gì bánh cuốn ở Hà Nội, cách chế biến cũng tương tự, cũng gạo ngâm xay nhuyễn, bánh tráng mỏng, thêm chút nhân thịt băm và mộc nhĩ nhưng có khác chăng là ở nước chấm và đồ ăn kèm, nếu như ở Hà Nội thường ăn kèm với chả quế và thịt chả viên, thì ở đây bánh cuốn được ăn kèm với canh gà, trứng chiên, thịt lợn luộc… nhưng khoái nhất là ăn cùng thịt lợn đồi nướng. Đây là thứ lợn rừng được người dân chăn thả tự nhiên, thức ăn của chúng là rau củ rễ trong rừng, nên thịt săn chắc. Thịt lợn lửng nướng chín vàng thơm phức ăn kèm với đĩa bánh cuốn thật thú vị. Một món ăn bình dân nhưng lại thấm đượm hương vị núi rừng.
3. Ngọn Su su – đặc sản Tam Đảo
Tam Đảo – Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản, một trong những món được coi là tạo nên thương hiệu cho Tam Đảo là ngọn su su. Tam Đảo choáng ngợp bởi màu xanh mướt của những giàn su su phủ kín khắp các đồi, mái nhà và cả những khuôn viên, những lối đi ven đường.
Đi dạo quanh thị trấn, đâu đâu cũng thấy các hàng rong bán ngọn su su, nghe nói mùa rau su su ở thị trấn Tam Đảo trái ngược với hầu hết mùa rau su su trên cả nước và mùa rau ở chân núi. Vào mùa hè, trời nắng nóng làm rau ở các vùng thấp lụi đi thì đó lại là mùa rau
phát triển. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, rau ở thị trấn Tam Đảo “ngủ đông” thì rau ở chân núi lại mọc ra những chồi non mới. Su su Tam Đảo “hưởng” nhiều sự ưu đãi của thời tiết nên không có hiện tượng mối mọt sâu bệnh phá hoại vì thế không cần đến bất kỳ loại thuốc độc hại nào. Một sản phẩm rau “siêu sạch”.
Nhờ những khác biệt về điều kiện khí hậu cũng như thời vụ đó, su su Tam Đảo mang đặc trưng rất riêng khó lẫn với vị của các vùng miền khác. Khi ăn, dễ dàng cảm nhận được vị ngọt mát tự nhiên, mềm nhưng lại giòn. Ngọn su su có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng: Giản dị như su su luộc chấm mắm chanh, muối vừng, chấm mắm tương… Ngon thơm hấp dẫn là ngọn su su xào tỏi.
Mua ngọn su su Tam Đảo ở đâu?
Mùa hè hay mùa đông lên Tam Đảo các bạn có thể mua ngọn su su ở bất kỳ đâu hay thưởng thức món ngọn su su xào trong các quán ăn dọc thị trấn. Hoặc các bạn có thể mua su su tại Điểm dừng chân Tam Đảo – Km6 – QL2B – đường đi Tam Đảo ( Hotline: 0908.110.868).
4. Lợn đồi nướng xiên
Thả bộ theo con đường quanh thị trấn Tam Đảo, không khó để tìm thấy các quán hàng thịt lợn đồi nướng xiên với những chảo than đỏ hồng rực lửa khói bốc lên nghi ngút mang theo hương thơm lừng nức mũi, khó ai có thể kìm lòng được.
Theo người dân ở đây, lợn đồi là loài lợn rừng, được người thiểu số ở đây săn bắt nhiều năm trước rồi họ quây chuồng thả nuôi trong rừng. Thức ăn của chúng là những rau củ rễ trong tự nhiên, hoàn toàn không ăn như lợn nhà.
Món lợn đồi nướng xiên cần chọn thịt chuẩn. Phải là những chỗ nạc ngon, thái mỏng từng miếng nhỏ, ướp gia vị đặc biệt của núi rừng sau đó nướng trên lửa than mới đạt. Các xiên thịt đỏ tươi trên vỉ được xếp trên bếp than hồng, hương khói bốc lên thơm ngát mũi.
Chỉ hơn mười phút chờ xiên thịt đã chín vàng, ăn cùng một chén nước chấm nấu bằng nước mắm, và các gia vị đi kèm. Lợn đồi nướng xiên thường ăn với bánh cuốn nóng. Những xiên thịt đã chín tuốt ra trong chén nước chấm. Khi ăn gắp từng miếng bánh cuốn chấm nước mắm gắp thêm miếng thịt nướng và cảm nhận hương vị đặc trưng của miền núi cứ như dần thấm thơm ngọt lạ lùng.
5. Dứa Tam Dương
Tam Dương là huyện có diện tích trồng dứa nhiều nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Dứa Tam Dương có rất nhiều loại như: dứa mật, dứa mỡ gà, dứa Hướng Đạo… mỗi loại đều có những đặc trưng riêng biệt như dứa mật nhiều nước và rất ngọt; dứa Hướng Đạo quả nhỏ nhưng ruột giòn ăn vừa chua vừa ngọt, loại này rất được ưa chuộng nhất là chị em phụ nữ.
Vào mùa dứa chín, bước vào vườn dứa các bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một rừng dứa với màu xanh và vàng bắt mắt. Nhưng điều thú vị nhất có lẽ lại nằm ở cách thưởng thức dứa có một không hai. Ăn dứa Tam Dương tại vườn sẽ có hai cách ăn: cách ăn thường thấy là gọt hết cả mắt và thịt dứa bên ngoài, ăn ruột bên trong để cảm nhận vị đậm ngọt rất riêng của trái dứa mà không bị rát lưỡi; hoặc dùng lực đập cho ruột dứa nát ra lấy mật giống một kiểu dứa ép mà quả vẫn giữ nguyên, rồi khoét một lỗ nhỏ và hút mật.
Ngoài việc ăn luôn, dứa còn có thể chế biến thành nhiều món như xào, nấu canh chua hay làm mứt dứa… Để làm món mứt người ta không dùng dứa mật vì ít sơ, nấu dễ nát và quắt lại. Dứa mua về được gọt vỏ, sau đó thái vừa đủ cho vào luộc chín tới. Sau đó vớt dứa ra rồi dùng lực, đồ nặng ép cho đến khi hết nước chỉ còn lại xác dứa. Đổ đường vào chảo nấu với lượng 1kg xác dứa thì 600g đường. Nước trong xác dứa sẽ làm đường loãng ra. Tiếp tục đun đến khi đường và dứa đã quện vào nhau. Như vậy là đã có món mứt dứa thơm ngon.
Món mứt dứa có đặc điểm là giữ được trong thời gian dài mà vẫn nguyên màu sắc, hương vị. Miếng mứt dứa ăn có cảm giác dai dai, càng nhai càng ngọt, lại rôn rốt chua, rất ngon.
6. Thịt tái bò kiến đốt
Đến vùng núi Tam Đảo, có một món ăn có cái tên rất lạ tai, đó là thịt tái bò kiến đốt. Không chỉ lạ tai mà cách chế biến và các ăn cũng rất lạ.
Thịt bò vừa mới mổ xong người ta cắt miếng, đem vào rừng, sau đó chọn những ổ kiến thật to ở trên cây rồi để những miếng thịt vào cạnh tổ kiến, chọc cho lũ kiến bung ra bâu vào miếng thịt và cong đuôi đốt, thậm chí người ta có thể mang mỗi miếng thịt để vào một tổ kiến khác nhau để tạo nhiều hương vị riêng như: kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen lại có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt thì có vị thơm mùi cà cuống…
Sau một khoảng thời gian, người ta đem các miếng thịt này về dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi bắt đầu nướng. Khi miếng thịt chín tái thì gắp ra, thái thành từng miếng mỏng, bày ra đĩa theo từng loại, đặt thứ tự lên mâm để nhắm rượu. Món này thường ăn kèm với chuối xanh và rau ngổ chấm cùng với một loại tương làm từ đậu và ngô, thêm gừng băm và chút đường.
Khi ăn thì trải lá rau sống rồi gắp miếng thịt bò, một lát chuối và rau ngổ đặt lên sau đó cuốn chúng lại nhúng vào bát nước chấm và thưởng thức. Cũng không khác cách ăn bò cuốn lá cải là mấy, nhưng hương vị thì khác hẳn!
7. Nem chua Vĩnh Yên
Nem chua Vĩnh Yên được gọi là quả nem, ăn cùng với bánh đa đã nhúng nước canh cho mềm và thêm chút nguyên liệu như mùi tàu, chuối xanh, húng quế,… chấm với tương ớt.
Hiện nay nem chua Vĩnh Yên được cải tiến nhiều về mẫu mã, kích thước nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống quê hương khó quên.
8. Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường
Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường sẽ làm nhiều người liên tưởng đến bát bánh trôi bánh chay trong những ngày tết Hàn thực. Nhưng thay vì những viên tròn nho nhỏ thì bánh trùng lại được nắm thành miếng to hơn và hình bầu dục nhọn hai đầu nhìn rất lạ mắt.
Bánh trùng là món ăn dân dã tuy nhiên hiện nay nó cũng rất ít người biết đến và không được bày bán như những bánh khác mà chủ yếu là người dân tự làm. Bánh trùng được làm từ gạo nếp ngâm một đêm rồi đem nghiền bột, để ráo nước, sau đó nắm bột thành nắm hình quả trám.
Mật mía làm bánh phải là mật của làng Tân An. Mật sánh đặc có màu đỏ đậm rất đẹp mắt. Hòa mật với một chút nước lọc, thêm chút nước gừng cho có mùi thơm hơn. Nước mật đem đun sôi rồi thả từng viên bánh vào. Giữ lửa nhỏ cho tới khi quan sát thấy nước mật sôi trở lại, bánh trong hơn thì múc bánh ra đĩa, rắc thêm chút vừng lên trên.
Cầm bát bánh trùng với những viên bột trắng ngập trong màu đỏ của đường, điểm xuyết vừng rang vàng thật ngon mắt. Xắn từng miếng bánh trùng dẻo thơm, nhai từ từ để cảm nhận độ dẻo, ngọt ngập chân răng. Bánh trùng là món có thể ăn no mà không ngán đấy.
9. Cá thính Lập Thạch
Vùng Lập Thạch (Vĩnh Phúc) được coi là một vùng bán sơn địa. Hàng năm luôn có một mùa nước ngập đồng chiêm đem đến sự phong phú về thủy sản cho địa phương, trong đó có cá.
Xuất phát từ mục đích muốn lưu giữ nguồn thực phẩm lâu dài nên người dân Lập Thạch đã nghĩ ra cách ướp cá với thính để giữ cá được lâu. Món cá thính Lập Thạch cũng ra đời từ đó. Cá thính (còn gọi là cá muối chua) là món ăn độc đáo mà nguyên liệu cũng rất dễ kiếm.
Cá để làm thính có rất nhiều loại như: cá mương, cá chép, cá nẹp, cá riếc, cá rô ta, rô phi, cá mè… nhưng ngon nhất phải chọn cá loại to nhiều thịt. Cá mang về rửa sạch, cắt khúc ướp muối rồi ngâm trong lọ khoảng 4 đến 8 ngày, sau đó đem cá ra ép cho hết nước muối.
Cá sau khi se lại thì đem đi ướp thính. Thính được ở đây làm từ ngô, gạo tẻ hoặc gạo nếp. Muốn cá thính thơm ngon hơn thì trong quá trình ướp thính cho thêm vài lá ổi vào. Sau một thời gian thì bỏ cá ra và cạo thính cũ, thay thính mới. Cá thính càng để lâu thì càng ngon, khi ăn có thể rán hoặc nướng rất hấp dẫn.
Trong những ngày trời se lạnh, nếu có dịp về Lập Thạch nhâm nhi chén rượu với đĩa cá thính nướng thì còn gì tuyệt vời bằng.
10. Đặc sản Tam đảo gà đồi – heo cắp nách
Dọc các con đường đến Tam Đảo – Vĩnh Phúc, bất cứ nhà hàng, khách sạn nào cũng có thể tìm ăn được một món đặc sản của Tam Đảo, đó là đặc sản gà đồi – heo cắp nách.
Gà đồi Tam Đảo thường được người dân chăn thả tự nhiên, tự tìm kiếm thức ăn trên các vạt đồi, vì thế thịt của chúng rất chắc và ngon. Gà đồi thường được chế biến thành nhiều món khác nhau như: rang muối, xáo (hầm) măng, nướng, hấp, luộc, rang hành mỡ… ngoài ra có một cách chế biến lạ đó là món gà đồi bọc đất nướng lửa củi, tuy thịt gà mất đi độ săn chắc nhưng bù lại mùi vị rất thơm và béo ngậy.
Song hành trong thực đơn ẩm thực vùng núi Tam Đảo cùng với gà đồi là những chú heo cắp nách, hay còn gọi là heo mán, heo lửng. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được người dân thả vào trong rừng từ khi mới đẻ và tự kiếm ăn để sống. Chúng ăn các loại rau củ quả tự nhiên, vì thế cân nặng chỉ khoảng chừng 6 – 8kg. Heo cắp nách Tam Đảo có nhiều cách chế biến như: tiết canh, xào sả, hấp, nướng… dù chế biến theo phương pháp nào thì thịt của chúng cũng mềm, ngọt và thơm cả.
Có dịp về Tam Đảo, các bạn đừng bỏ qua món ăn hấp dẫn gà đối – heo cắp nách này nhé.
Dồi trường heo là một trong những bộ phận ngon nhất của con heo (lợn), không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức thường xuyên. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu dồi trường heo là gì, mua ở đâu và chế biến như thế nào là ngon nhất. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các món ngon từ dồi trường để làm phong phú hơn thực đơn bữa ăn hằng ngày.
Dồi trường được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ảnh: Internet
Nếu là một người sành ăn, chắc hẳn bạn đã từng thưởng thức món dồi trường heo rồi phải không nào? Miếng dồi trường heo trắng ngần, cắn ngập răng, ăn giòn sần sật rất thú vị. Nhiều người thường nhầm lẫn dồi trường heo với lòng heo non nhưng thật ra hai bộ phận này khác nhau về cả hình thức, hương vị và giá cả.
Vậy dồi trường heo là gì, cách chế biến như thế nào là hợp lý nhất, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
“Tất tần tật” thông tin về dồi trường heo
Dồi trường heo là gì?
Dồi trường hay còn được gọi là tràng heo, là phần tử cung của con heo, được ưa thích bởi vị ngon ngọt, dai dai, giòn giòn rất hấp dẫn. Dồi trường có hình dáng gần giống lòng non nhưng to và dày hơn, ăn giòn chứ không dai như lòng non.
Mỗi con heo chỉ cho một lượng dồi trường tương đối ít, vì vậy không dễ mua như các bộ phận khác của heo. Thông thường, nếu muốn ăn bạn phải đặt từ trước. Giá dồi trường dao động ở mức khoảng 200.000 – 300.000đ/kg. Phần dồi trường ngon nhất nằm ở những con heo cái lúc sắp sửa rượng đực, heo nái đã đẻ rồi thì dồi trường không giòn và có mùi hôi khai.
Dồi trường được bán trên thị trường với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg. Ảnh: Internet
Dồi trường được xem là một trong những bộ phận ngon nhất của con heo, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon theo nên được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, với vị ngon sẵn có, chỉ cần áp dụng các phương pháp đơn giản như luộc, hấp cũng có thể cho ra đời những món dồi trường cực hấp dẫn.
Cách chế biến dồi trường heo ngon nhất
Để giúp bạn biết cách chế biến dồi trường heo và có những món ăn ngon chuẩn vị, bài viết dưới đây sẽ bật mí bí quyết chọn dồi trường ngon, bí quyết chế biến dồi trường theo phương pháp luộc và hấp, bạn có thể áp dụng và tự chế biến để thưởng thức.
Cách chọn dồi trường heo ngon
Dồi trường heo thường rất khó mua ở chợ hay các siêu thị, vì vậy nếu muốn ăn bạn nên đặt trực tiếp ở các lò mổ heo để được tươi ngon nhất.
Dồi trường còn tươi luôn có màu sáng bóng, sờ vào thấy có độ đàn hồi tốt, không có chất nhầy hay mùi hôi khó chịu.
Dồi trường có màu sẫm, sờ vào thấy mềm và nhớt, mùi hôi tanh là đã để nhiều ngày, không nên sử dụng.
Mua dồi trường nên chọn loại bé, ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong màu trắng sữa để tránh trường hợp bị đắng. Dồi trường to, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu vàng thường là loại không được non, khi ăn sẽ bị dai và đắng.
Bí quyết luộc dồi trường ngon
Luộc là cách chế biến đơn giản nhất nhưng giữ nguyên được thương vị thơm ngon đặc biệt của món dồi trường. Cách luộc dồi trường ngon không hề đơn giản mà phải có bí quyết hẳn hoi.
Để có món dồi trường luộc chín mềm nhưng vẫn giòn sần sật, bạn hãy thực hiện kỹ thuật luộc 2 sôi, 3 lạnh của người miền Bắc. Đó là:
Sau khi sơ chế sạch sẽ, bạn cho dồi trường vào ngăn đá tủ lạnh, khi đông đá thì cho vào nồi luộc đến khi nước sôi rồi lấy ra, ngâm vào nước đá, đợi cho nguội hẳn rồi lại luộc lần nữa, sau đó ngâm nước lạnh.
Cuối cùng vớt ra, để ráo rồi thái miếng nhỏ vừa ăn, làm cách này miếng dồi trường sẽ chín, màu trắng đẹp và có vị giòn sần sật.
Dồi trường luộc chấm mắm tôm tuy dân dã nhưng rất được ưa thích. Ảnh: Internet
Với món dồi trường luộc, bạn chỉ cần chuẩn bị thêm một chén mắm tôm và vài cọng rau thơm ăn kèm là có ngay một món ngon để thưởng thức.
Cách chế biến dồi trường hấp hành gừng
Ngoài món luộc, dồi trường hấp hành gừng cũng là món ăn ngon được yêu thích đặc biệt, dồi trường giữ nguyên được vị ngon ngọt đặc trưng, thơm nức mùi hành gừng, đã ăn là ghiền.
Nguyên liệu
Dồi trường: 300g
Gừng: 1 củ nhỏ
Hành lá: 50g
Rượu trắng
Rau thơm ăn kèm
Các gia vị thường dùng: muối, hạt tiêu, dầu ăn, nước mắm
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dồi trường đem rửa sạch với nước có pha chút muối và rượu trắng cho sạch.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc khoảng 4 – 5cm.
Rau thơm nhặt gốc, rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Luộc dồi trường
Cho dồi trường vào nồi nước lạnh có pha chút muối và rượu trắng, luộc khoảng 15 phút cho dồi trường chín thì vớt ra cho ngay vào thau nước lạnh. Cách này vừa làm nguội nhanh lại vừa giúp dồi trường giòn hơn.
Thái dồi trường thành những miếng vừa ăn.
Bước 3: Hấp dồi trường với gừng và hành lá
Xếp dồi trường vào đĩa, bạn rắc thêm chút hạt tiêu và bột canh, xếp hành và gừng lên trên rồi cho vào xửng hấp, hấp khoảng 5 – 7 phút là được.
Thưởng thức dồi trường hấp hành gừng với chén mắm gừng và rau thơm để cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn.
Dồi trường dai giòn kết hợp với mùi thơm của gừng và hành tạo nên một món ăn đầy hương vị. Ảnh: Internet
Ngoài món luộc và hấp, dồi trường heo còn có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn khác như dồi trường xào cải chua, dồi trường cháy tỏi, dồi trường xào bông hẹ, nhúng lẩu.
Dồi trường làm món gì ngon?
Dồi trường làm món gì ngon? Tham khảo thêm một số món ngon từ dồi trường để đổi mới thực đơn hằng ngày cũng như đảm bảo lượng dinh dưỡng của bữa cơm, không tạo cảm giác ngán cho người ăn.
Dồi trường xào cải chua
Dồi trường xào chua ngọt
Dồi trường chiên giòn
Dồi trường xào thập cẩm
Dồi trường xào dưa cải
Dồi trường xào hành tây
Dồi trường nướng
Cách làm dồi trường chiên giòn
Gỏi dồi trường
Dồi trường nướng. Ảnh: Internet
Một số lưu ý khi sử dụng dồi trường
Dồi trường giàu vitamin B12 và protein, vì vậy ăn dồi trường có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tình trạng giấc ngủ tốt hơn.
Tuy nhiên, trong dồi trường chứa các chất béo không bão hòa và nhiều cholesterol nên không thích hợp cho người mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, gout,…
Chỉ nên ăn dồi trường 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn chỉ từ 50 – 70g với người lớn và 30 – 50g đối với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên ăn dồi trường khi chưa chế biến kỹ, nấu tái vì rất dễ gây nhiễm khuẩn và không dùng dồi trường đã để qua đêm.
Như vậy, với những thông tin mà DTBTAAu chia sẻ, bạn đã biết dồi trường là gì, cách chế biến dồi trường heo thơm ngon nhất cũng như dồi trường làm món gì ngon. Chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng và đừng quên chia sẻ thông tin này với những người xung quanh để cùng nhau trở thành những người nội trợ thông minh.
Ngoài ra, nếu muốn học bí quyết nấu món Việt chuẩn vị 3 miền cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng hay mẹo nấu ăn hữu ích, hãy điền thông tin vào form bên dưới, hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết hơn về các khóa học nấu ăn tại DTBTAAu.