Tổng hợp 4 cách làm bánh dừa nướng thơm ngon ngay tại nhà

Bánh dừa nướng luôn là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Đặc trưng bởi hương vị thơm béo, ngọt béo của dừa đã khiến bánh dừa nướng mang hương vị khó quên cho những ai từng nếm thử. Nếu cuối tuần bạn vẫn chưa biết vào bếp làm món gì ngon chiêu đãi mọi người, hãy mang tạp dề vào bếp cùng Mỹ Phương Food. Cùng nhau tìm hiểu các cách làm bánh dừa nướng thơm ngon chuẩn vị ngay tại nhà nhé!

Tìm hiểu về bánh dừa nướng

Hình ảnh cây dừa vốn là biểu tượng quen thuộc gắn liền với những vùng quê Việt Nam. Trái dừa mang đến thức uống mát lành, giàu giá trị dinh dưỡng. Cùi dừa lại trở thành nguyên liệu chế biến xuất hiện trong nhiều món ăn ngon từ dân dã đến cao cấp. Trong số đó phải kể đến món bánh dừa nướng trở thành món ăn vặt tuổi thơ của biết bao nhiêu người.

Được làm chủ yếu từ cùi dừa, bột nếp, đường cát, vani, bánh dừa nướng lại sở hữu hương vị thơm ngon chất chứa cảm giác bình dị đến lạ thường. Món bánh này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như chất xơ, canxi, sắt, kẽm, kali,…Làm bánh dừa nướng, bạn sẽ không còn nỗi lo tăng cân bởi món bánh này có chứa rất ít calo, nếu bạn đang ăn kiêng, món ăn vặt này cực kỳ phù hợp.

lam banh dua nuong
Tìm hiểu đặc sản bánh dừa nướng

Cách làm bánh dừa nướng Đà Nẵng – Quảng Nam

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo nếp: 60 gram
  • Dừa nạo: 200 gram
  • Đường: 50 gram
  • Sữa đặc: 20 gram
  • Vani: 1 muỗng cà phê

Cách mua dừa để làm bánh dừa nướng ngon

Để làm bánh dừa nướng chuẩn vị và ngon nhất, bạn nên chọn mua dừa bánh tẻ để thu được phần cùi dừa dẻo ngon. Dừa bánh tẻ có lớp vỏ nâu nhạt bên ngoài, độ cứng và dày của cùi dừa ở mức vừa phải.

Nếu bạn không nạo được dừa hoặc muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng dừa sấy khô đóng gói sẵn để thay thế cho dừa nạo đều hợp lý.

Cách mua dừa để làm bánh dừa nướng ngon

Các bước chế biến bánh dừa nướng Đà Nẵng – Quảng Nam

Bước 1: Trộn hỗn hợp dừa

Bạn cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào tô lớn, bao gồm dừa nạo, đường, bột gạo nếp, sữa đặc và vani vào. Sau đó dùng tay hoặc phới trộn đều đến khi hỗn hợp kết dính thành khối là được.

Bước 2: Cán mỏng bánh dừa nướng

Bạn cho hỗn hợp bột ra khuôn nướng đã lót sẵn giấy nến. Tiếp đến dùng cây cán bột cán mỏng hỗn hợp cho dàn đều khuôn. Sau đó rắc thêm 1 lớp mè rang lên bề mặt để trang trí.

Bước 3: Nướng bánh lần 1

Cần làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 15 phút trước khi nướng bánh. Sau 15 phút, bạn cho khay bánh đã chuẩn bị vào lò rồi nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 10 phút.

lam banh dua nuong
Bánh dừa nướng sau khi nướng lần 1

Bước 3: Nướng bánh lần 2

Nướng bánh lần 1 xong xuôi, bạn lấy khuôn bánh ra rồi dùng dao cắt bánh thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn hình chữ nhật. Bạn cũng có thể cắt thành kích thước khác nhau tùy theo sở thích. Sau đó nướng bánh lần 2 ở nhiệt độ 120 độ C trong vòng 10 – 15 phút đến khi bánh vàng giòn thì lấy ra.

Bước 4: Thành phẩm bánh dừa nướng

Bánh dừa nướng vừa mang ra khỏi lò đã dậy mùi thơm phức. Ăn thử bánh rất giòn, bên trong bùi béo vị dừa, bên ngoài lớp mè rang đẹp mắt. Làm bánh dừa nướng không khó chút nào mà lại có thêm món bánh nhâm nhi cùng trà thì quá đỗi ngon tuyệt.

Nếu bạn chưa dùng hết bánh dừa nướng, bạn cần bảo quản bánh trong hộp kín. Bánh để được 1 – 2 ngày ở nhiệt độ thường và 5 – 7 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.

Bánh dừa nướng Đà Nẵng – Quảng Nam

Xem thêm: Tìm hiểu về bánh dừa nướng Đà Nẵng

Cách làm bánh dừa nướng đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Dừa nạo: 120 – 140 gram
  • Lòng trắng trứng gà: 2 quả hoặc thay thế bằng 35 gram bột nếp
  • Đường trắng: 64 gram
  • Muối: 1 gram
  • Cream of tartar: 1 gram
  • Vani: 1/4 muỗng cà phê

Lưu ý:

  • Dừa nạo không nên quá dài, chuẩn nhất là dài khoảng 2 – 3 cm nếu bạn làm bánh dừa nướng vo viên tròn. Còn với làm bánh dừa nướng được cán mỏng thì độ dài khoảng 3 – 4 cm là chuẩn.
  • Khi nạo dừa, bạn không lấy phần lớp vỏ màu nâu sát cùi dừa để bánh không bị đắng.
  • Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể mua dừa nạo sẵn theo yêu cầu.
lam banh dua nuong
Chuẩn bị dừa nạo sợi để làm bánh dừa nướng

Các bước thực hiện làm bánh dừa nướng

Nướng dừa nạo

Mặc dù bước này không bắt buộc nhưng nếu bạn có thời gian hoặc mong muốn làm bánh dừa nướng chuẩn vị, ngon và giòn hơn, bạn nên thực hiện bước này trước nhé.

Trải đều dừa nạo lên khay nướng rồi nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 5 phút. Kế tiếp, bạn lấy khay dừa ra để nguội. Sau khi dừa nguội hẳn, bạn thực hiện các bước tiếp theo để làm bánh dừa nướng.

Làm bánh dừa

Bước 1: Bạn cho 2 lòng trắng trứng gà vào tô lớn, thêm một xíu muối rồi đánh trứng đến khi nổi bọt to. Nếu bạn không có dụng cụ chuyên dụng để đánh trứng, bạn có thể thay thế lòng trắng trứng bằng 35 gram bột nếp.

Sau đó cho vào hỗn hợp lòng trắng trứng 1 gram cream of tartar rồi đánh đến khi bọt to và nhiều hơn. Cho từng chút một 32 gram đường vào rồi đánh trứng đến khi hỗn hợp lòng trắng trứng sánh mịn, bọt nhỏ và nhiều. Tiếp tục đánh đến khi trứng bông cứng là được.

Bước 2: Quan sát thấy hỗn hợp trứng đã đạt độ cứng như ý, bạn cho từng ít lượng dừa sấy khô vào rồi đảo đều hỗn hợp. Cho dừa sấy khô vào đảo đều đến khi hết.

Tùy theo mức độ thấm hút của dừa sấy và mức độ đặc của hỗn hợp bạn mong muốn mà điều chỉnh lượng cơm dừa dao động từ 120 – 140 gram. Hỗn hợp dừa đạt chuẩn sẽ không quá ướt, có độ kết dính vừa phải.

Bước 3: Vo hỗn hợp dừa thành từng viên nhỏ vừa ăn. Bạn chú ý không nên vo viên bánh quá to để tránh nhân bánh không chín tới. Sau đó xếp bánh vào khay nướng đã được lót một lớp giấy nến sẵn bên dưới.

Vo viên nặn hình bánh dừa

Nướng bánh dừa

Cho khay bánh vào lò rồi nướng ở nhiệt độ 120 độ C trong vòng 30 đến 40 phút. Sau khi nướng xong lần 1, bạn thấy bánh đã khô và vàng đều. Bạn nướng lần 2 bằng cách nâng nhiệt độ lên 150 độ C rồi nướng trong vòng 10 phút để bánh chín vàng đều 2 mặt.

lam banh dua nuong
Thành phẩm làm bánh dừa nướng

Xem thêm: Bỏ túi 10 loại bánh đặc sản Đà Nẵng ngon nhất bạn nhất định phải thử ngay

Cách làm bánh dừa nướng Bến Tre

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cùi dừa: 500 gram
  • Dừa sấy: 100 gram
  • Trứng gà: 1 – 2 gram
  • Bột hạnh nhân: 30 gram
  • Đường trắng: 150 gram
  • Vani: 1 ống
  • Bột mì: 40 gram
  • Bơ: 20 gram
  • Sữa tươi: 200 ml
  • Muối
Nguyên liệu làm bánh dừa nướng Bến Tre

Các bước chế biến bánh dừa nướng Bến Tre

Nướng dừa

Sau khi gọt lớp vỏ màu nâu bên ngoài cùi dừa, bạn bào dừa thành sợi nhỏ. Sau đó rải đều lên khay rồi nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 4 phút. Sau 4 phút, bạn lấy dừa ra để nguội. Dừa nướng đạt chuẩn vẫn phải còn màu trắng mịn, ngọt thơm và không bị cháy.

Làm hỗn hợp bột bánh dừa

Để làm bánh dừa nướng, bạn cho lần lượt các nguyên liệu bột mì, đường, bột hạnh nhân và bơ vào tô lớn. Sau đó dùng phới trộn đều lên. Để bánh dừa nướng thêm mịn và ngon hơn, bạn nên rây bột qua để bột mịn, loại bỏ những lợn cợn trong bột.

Tiếp theo bạn tách lòng đỏ và lòng trắng vào 2 bát riêng. Lòng trắng trứng khuấy đều. Lòng đỏ cho vào hỗn hợp bột rồi trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Nếu hỗn hợp đặc, bạn có thể thêm vào một chút nước.

Cuối cùng là cho toàn bộ số dừa nạo đã nướng vào hỗn hợp rồi trộn đều. Vậy là đã có hỗn hợp bột hoàn chỉnh để làm bánh dừa nướng.

Nướng bánh dừa

Rửa tay sạch rồi thoa chút dầu ăn lên tay để dễ dàng tạo hình cho bánh. Hoặc bạn có thể đeo bao tay khi thực thiện bước này nhé. Bạn chia bột thành nhiều phần nhỏ rồi vo viên. Kích cỡ vừa phải để bánh được chín đều.

Lót giấy nến lên khay nướng rồi xếp bánh lên vỉ. Cho khay vào vào lò rồi nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 20 phút. Quan sát bánh chín vàng đều và dậy mùi thơm thì bạn lấy bánh ra. Đợi bánh nguội là có thể thưởng thức bánh dừa nướng ngay tại nhà.

Thưởng thức bánh dừa nướng cùng một ly trà nóng hay một ly nước yêu thích của bạn thì còn gì bằng. Nếu ăn không hết, bạn có thể cho bánh vào hũ kín để bảo quản. Để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc bạn có thể cho bánh dừa nướng vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

lam banh dua nuong
Nướng bánh dừa Bến Tre

Xem thêm: Bánh dừa nướng Bến Tre – Đặc sản đậm tình quê hương

Cách làm bánh dừa vải nướng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Dừa tươi nạo sợi: 480 ml
  • Bột dừa: 120 ml
  • Thịt vải tươi đã bóc vỏ, bỏ hạt: 360 ml
  • Sữa đậu nành: 240 ml
  • Bột mì: 480 ml
  • Mật ong: 1 muỗng
  • Dầu dừa: 180 ml
  • Baking soda: 120 ml
  • Bột nở: 120 ml
Cách làm bánh dừa vải nướng

Các bước thực hiện làm bánh dừa vải nướng

Bước 1: Trộn hỗn hợp bột dừa vải

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn gồm bột dừa, bột mì, baking soda và bột nở vào tô lớn. Dùng phới trộn đều các nguyên liệu đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Cho từ từ dầu dừa, thịt vải tươi và dừa nạo vào hỗn hợp bột. Trộn đều các nguyên liệu. Sau đó cho tiếp sữa đậu nành vào, chú ý cho từ từ từng chút một vào hỗn hợp và khuấy đều tay. Trộn đều đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt vừa phải.

Bước 2: Tạo hình và nướng bánh dừa vải

Để làm bánh dừa nướng có hương vị độc đáo của vải, bạn tiến hành nặn bánh để tạo hình đẹp mắt cho bánh. Nặn bánh tròn có kích cỡ vừa phải, khoảng chừng một muỗng lấy kem. Kế đến bạn nhấn nhẹ để các nguyên liệu dính chặt vào nhau.

Tiếp đến xếp bánh vào khay đã lót sẵn giấy nến. Cho khay bánh vào lò nướng trong vòng 185 độ C khoảng chừng 10 đến 20 phút. Quan sát thấy vỏ bánh bên ngoài vàng đều, chuyển sang màu nâu nhạt nhẹ thì tắt lò nướng. Sau đó lấy bánh ra khỏi lò rồi để nguội.

Thành phẩm làm bánh dừa nướng với vải tươi là mùi hương thơm lừng tỏa ra từ dừa, vị ngọt thanh của vải. Sự kết hợp này mang đến hương vị khác lạ, độc đáo cho những ai muốn trải nghiệm nhiều khẩu vị bánh khác nhau.

lam banh dua nuong
Tạo hình và nướng bánh dừa vải

Xem thêm: Lá dứa làm bánh gì? Tổng hợp 30+ món bánh thơm ngon làm từ lá dứa

Mẹo làm bánh dừa nướng thơm ngon, chuẩn vị ngay tại nhà

Có 2 cách làm bánh dừa nướng: Bạn có thể nướng bằng lò nướng truyền thống hoặc làm bánh dừa nướng bằng nồi chiên không dầu.

Làm bánh dừa nướng bằng lò nướng

  • Bạn nên nướng sơ dừa tươi nạo sợi rồi hẵng trộn dừa nạo vào hỗn hợp bột bánh. Như vậy sẽ kích hoạt tinh dầu dừa, khiến bánh thơm và giòn ngon hơn.
  • Hỗn hợp bột bánh nên đặc hoặc khá sệt. Không nên làm hỗn hợp bột lỏng bởi sẽ khó tạo hình bánh, các nguyên liệu không kết dính vào nhau.
  • Không cần quét lớp dầu lên mặt bánh như các loại bánh khác. Lượng tinh dầu trong cùi dừa đã đủ nướng bánh.

Làm bánh dừa nướng bằng nồi chiên không dầu

  • Nướng bánh dừa ở nhiệt độ tương tự lò nướng là 150 độ C.
  • Nên cán dẹt bánh thành từng miếng bánh mỏng thay vì vo tròn bánh như cách làm bánh dừa nướng bằng lò nướng. Sau đó bạn cho bánh vào nồi chiên không dầu nướng đều 2 mặt. Mặt thứ nhất nướng trong 10 phút, mặt thứ 2 nướng trong 5 phút ở cùng mức nhiệt độ.
Làm bánh dừa nướng bằng nồi chiên không dầu

Xem thêm: [Góc giải đáp] Dừa bánh tẻ là dừa gì? – Mỹ Phương Food

Các lưu ý khác khi làm bánh dừa nướng

  • Công thức làm bánh dừa nướng bên trên mang tính chất tham khảo. Bạn có thể tùy biến gia giảm các thành phần nguyên liệu ở liều lượng phù hợp với khẩu vị của gia đình và bản thân.
  • Nên làm nóng lò nướng trước 10 phút để bánh dừa được nướng chín vàng đều.
  • Nên cẩn thận trong khâu chọn mua cơm dừa bánh tẻ để làm bánh đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu bạn muốn tăng độ giòn của bánh, chỉ cần tăng thời gian nướng và sấy bánh lên thích hợp với khẩu vị của bạn là được.
  • Bánh dừa nướng làm bằng lò nướng có thể bảo quản bên ngoài lẫn tủ lạnh. Tuy nhiên bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh khô và cứng hơn nhiều. Ngược lại nếu nướng bằng nồi chiên không dầu, bạn không cần lo lắng bởi bảo quản trong tủ lạnh vẫn làm bánh thơm ngon, giòn tan mà không bị khô cứng.
lam banh dua nuong
Các lưu ý khác khi làm bánh dừa nướng

Lời kết

Bài viết trên đây đã hướng dẫn các bạn các cách làm bánh dừa nướng thơm ngon, cực đơn giản ngay tại nhà. Chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản cùng chỉ dẫn của Mỹ Phương Food, bạn hoàn toàn có thể làm ra những mẻ bánh dừa nướng chất lượng mà mùi vị ngon không khác gì ngoài hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm món ngon chiêu đãi gia đình, món bánh dừa nướng quả là gợi ý tuyệt vời.

Nếu các bạn hứng thú với món bánh dừa nướng, các bạn nhất định phải nếm thử bánh dừa nướng Topcoco của Mỹ Phương Food. Đây là bánh dừa nướng đặc sản của vùng đất Đà Nẵng Quảng Nam vô cùng nổi tiếng. Được người người nhà nhà từ già đến trẻ đều vô cùng yêu thích. Chất lượng của bánh đã được công nhận bởi hàng nghìn khách hàng ủng hộ.

Ngoài ra, các sản phẩm bánh dừa nướng của Mỹ Phương đều đảm bảo vệ sinh, có chứng nhận đạt chuẩn của Bộ Y tế. Bạn còn chần chừ gì mà không đặt hàng ngay qua thông tin bên dưới. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hoặc để lại bình luận bên dưới để Mỹ Phương giải đáp ngay nhé!

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Mỹ Phương Food

  • Địa chỉ: Tổ 04, thôn Đại La – Xã Hòa Sơn – Huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng
  • Hotline: 0935 062 199
  • Email : [email protected]
  • Facebook : banhduanuongtopcoco

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà 

Tương ớt là một trong những gia vị không thể thiếu dùng để chấm các món chiên, hấp, rán hay nướng… giúp kích thích làm bạn thêm ngon miệng. Với vị cay thơm nồng hấp dẫn, tương ớt dần trở thành gia vị quan trọng trong mâm cơm của người Việt.

1. Cách làm tương ớt truyền thống

Nguyên liệu cơ bản làm tương ớt

– 500g ớt cay

– 4 quả cà chua

– 1 củ tỏi

– 100g đường

– 20g muối

– 50ml giấm

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 1

Nguyên liệu cần có làm tương ớt truyền thống

Cách làm tương ớt ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Tỏi bóc vỏ rửa sạch để khô thái lát mỏng

– Ớt loại bỏ quả sâu, bỏ cuống rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

– Cà chua rửa sạch, dùng dao khứa nhẹ hình chữ thập lên xung quanh trần qua nước sôi để dễ dàng lột vỏ. Sau đó bổ cắt hình múi cau.

– Chai hoặc hũ thủy tinh đem rửa sạch để nơi khô thoáng

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 2

Bước 2: Làm tương ớt kiểu truyền thống

– Cho ớt tươi, tỏi, cà chua đã sơ chế vào nồi đổ sấp nước đặt lên bếp đun sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo.

– Cho hỗn hợp này vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn mịn. Lưu ý không xay quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng tương ớt.

– Bạn đổ dung dịch sau khi xay xong qua rây lọc bỏ hết hạt để thu lại hỗn hợp ớt mịn.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 3

Ớt và cà chua xay nhuyễn mịn

Bước 3: Hoàn thành tương ớt

– Lấy hỗn hợp này cho lên bếp đun dưới lửa nhỏ nêm đường, muối, giấm ăn khuấy đều đến khi hỗn hợp tan hết và sánh mịn.

– Cho hỗn hợp tương ớt đã thành phẩm vào cốc thủy tinh hay hũ thủy tinh dùng dần.

Thành phẩm tương ớt kiểu truyền thống

Tương ớt sau khi hoàn thành có màu đỏ đẹp mắt sánh mịn, khi chấm với các món chiên, nướng , rán có vị chua ngọt cay giúp kích thích vị giác khiến bạn ăn ngon hơn.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 4

2. Cách làm tương ớt Hàn Quốc Gochujang

Cách làm tương ớt Hàn Quốc Gochujang có hương vị khác biệt đặc trưng so với các loại tương ớt thông thường. Hương thơm cay nồng cùng kết cấu sánh mịn nhờ lên men bằng bột nếp rất phù hợp để ướp món nướng, món hầm, hải sản hay chiên rán. Đây là loại tương ớt phổ biến dùng để muối kim chi truyền thống của người Hàn.

Nguyên liệu làm tương ớt Hàn Quốc bao gồm:

– 500g ớt tươi loại cay

– 1 quả táo, 20g gừng, 60g tỏi

– 20g bột gạo nếp, 30g muối, 30g đường, 20ml giấm gạo

Cách làm tương ớt Hàn Quốc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ớt tươi rửa sạch ngâm nước muối pha loãng 15 phút vớt ra để ráo

– Gừng tỏi bóc vỏ thái lát

– Ớt cắt thành nhiều miếng nhỏ.

– Táo gọt vỏ thái miếng nhỏ mỏng.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 5

Bước 2 : Cách làm tương ớt Hàn Quốc

– Cho ớt xay nhuyễn cùng gừng tỏi thái lát. Sau đó cho táo, đường, muối, giấm vào hỗn hợp tiếp tục xay nhuyễn.

– Sau khi xay xong bạn cho bột gạo nếp vào trộn đều xay thêm khoảng 20 giây nữa cho hỗn hợp trộn đều.

– Đổ hỗn hợp tương ớt vào hũ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh để ngăn mát.

– Sau 1 tuần bột nếp lên men, phát huy được độ cay thì món tương ớt sẽ ngon nhất, phù hợp để ướp gia vị hay chấm các món chiên nướng…

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 6

Tương ớt Hàn Quốc sau thành phẩm có màu đẹp mắt, vị thơm riêng biệt đặc sánh khiến ai cũng bị cuốn hút.

3. Cách làm tương ớt Huế

Cách làm tương ớt Huế khá khá biệt và có hương vị đặc trưng của vùng miền. Với hương thơm cay nồng, chua ngọt khá hấp dẫn các thực khách phù hợp để ăn kèm các món bún mì, phở hủ tiếu…Thay vì đi mua ngoài hàng, bạn có thể tự tay thực hiện món tương ớt Huế thơm ngon hấp dẫn.

Nguyên liệu làm tương ớt Huế

– 1kg ớt tươi, 200gr tỏi,

– 100ml nước mắm, 500gr đường, 20g muối, 100ml dầu ăn.

Cách làm tương ớt kiểu Huế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ớt bỏ cuống đem rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa lại để ráo nước.

– Tỏi bóc vỏ rửa sạch đập dập băm nhỏ.

– Cho ớt vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lưu ý không xay quá nát khiến tương mất ngon và nhanh hỏng.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 7

Bước 2: Xào tương ớt kiểu Huế

– Đặt chảo lên bếp để lửa vừa bạn cho 4 muỗng dầu ăn đun nóng rồi cho 1 muỗng tỏi băm phi thơm rồi cho ớt xay vào đảo đều.

– Cho 100ml nước mắm, 500gr đường đảo liên tục cho tương ớt ngấm hoàn toàn gia vị đun tới khi nước cạn dần tương ớt quánh dẻo thì bạn tắt bếp để nguội.

– Đặt chảo khác lên bếp cho 3 muỗng dầu ăn và 1 muỗng tỏi băm phi thơm khi tỏi dậy mùi thì tắt bếp.

– Bạn đợi hỗn hợp nguội hẳn đổ tương vào hũ thủy tinh rồi cho dầu tỏi lên trộn đều.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 8

Lưu ý: Tương ớt kiểu Huế bảo quản trong tủ lạnh có thể dùng 4-6 tháng.

4. Cách làm tương ớt Hội An

Tương ớt Hội An là một loại tương cay thông thường với hương vị thơm ngon đặc trưng của người dân xứ Quảng. Chính vì vậy tương ớt Hội An trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách gần xa.

Nguyên liệu làm tương ớt Hội An

– 200 gr ớt sừng to, 100 gr ớt đỏ nhỏ

– 100g tỏi, ½ thìa nước mắm, ½ thìa đường, dầu ăn, dầu màu điều

Cách làm tương ớt Hội An

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

– Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi luộc qua với nước sôi bớt mùi hăng.

– Tỏi bóc vỏ sau đó cho ớt với tỏi vào xay nhuyễn trong máy xay sinh tố.

Bước 2: Làm tương ớt Hội An

– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng phi thơm tỏi rồi cho ớt xay nhuyễn vào đảo đều khoảng 5-10 phút khi ớt tỏi đều chín thì cho đường nước mắm vào trộn đều.

– Đun đến khi hỗn hợp sền sệt lại cho dầu điều vào để màu đẹp hơn, tắt bếp để nguội bảo quản trong hũ thủy tinh ở tủ lạnh.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 9

5. Cách làm tương ớt xanh

Tương ớt xanh có mùi vị đặc trưng thơm nồng với thành phần chính là ớt xiêm xanh. Cách làm tương ớt xanh chua ngọt sẽ là gia vị hoàn hảo giúp món ăn thêm ngon miệng.

Nguyên liệu làm tương ớt xanh

– 200gr Ớt xiêm xanh tươi, 1 quả chanh, 5g lá chanh tươi

– Gia vị: 5g muối trắng hạt to, 10g đường,…

Cách làm tương ớt xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Chanh cắt đôi vắt lấy nước cốt bỏ hạt

– Ớt xiêm bỏ cuống tách hạt rửa sạch để ráo nước luộc qua với nước sôi khoảng 2-3 phút cho bớt hăng.

– Lá chanh rửa sạch để ráo

Bước 2: Làm tương ớt xanh

– Cho ớt xanh, muối trắng hạt to, đường vào máy xay nhuyễn khi hỗn hợp mịn đặc sệt là được.

– Cho nước cốt chanh xay thêm 10 giây rồi dừng hẳn đổ ra bảo quản ở bình thủy tinh.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 10

6. Cách làm tương ớt xí muội

Tương ớt xí muội có vị thơm đặc trưng của mơ muối hòa quyện chút chua cay mặn ngọt càng kích thích vị giác phù hợp chấm các món chiên nướng rán sao cho đỡ ngấy.

Nguyên liệu cần có:

– Xí muội (mơ muối): 2 thìa súp

– Đường cát: 200 gram

– Nước ngâm mơ muối: 100 gram

– Gừng gọt vỏ, băm nhuyễn: 1 thìa súp, Tỏi băm nhuyễn: 1 thìa cà phê, Ớt tươi băm nhỏ: 1 thìa cà phê

Cách làm tương ớt xí muội

– Bắc nồi cho nước mơ pha đường nấu dưới lửa liu riu. Trong quá trình nấu vớt bọt đến khi hỗn hợp keo lại.

– Cho gừng băm nhuyễn vào rây, nước sôi đổ qua khử bột làm chín gừng (Công đoạn này giúp nước chấm không bị đục do chất bột của gừng).

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 11

Sơ chế gừng băm để làm tương ớt xí muội

-Cho hỗn hợp nước mơ ngâm đường keo lại cho gừng chần sơ và thịt trái mơ với ớt tươi, tỏi băm nhỏ vào trộn đều. Nấu thêm 2-3 phút để nguyên liệu chín đều.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 12

Tương ớt xí muội sau khi thành phẩm

7. Cách làm tương ớt sa tế

Tương ớt sa tế là loại gia vị nổi tiếng đặc trưng của các tỉnh miền Trung. Tương ớt sa tế có mùi rất thơm vị cay ngọt phù hợp để chấm nhiều món ăn.

Nguyên liệu làm tương ớt sa tế

-300 gram ớt hiểm, 200gr cà chua

– 1 củ tỏi, 4 củ hành khô, mè rang

– Gia vị: Muối, dầu ăn, đường

Cách làm tương ớt sa tế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ớt bỏ cuống, cà chua rửa sạch ngâm nước muối khoảng 15 phút vớt ra để ráo . Sau đó cho vào luộc với nước sôi khoảng 2-3 phút vớt ra cho vào nước đã để giữ màu. Cà chua mang lột vỏ bỏ hạt băm nhỏ và ớt cũng băm nhỏ.

– Cho cà chua với ớt vào máy xay cùng 100ml nước.

– Tỏi bóc vỏ đập dập, hành khô bóc vỏ thái lát mỏng.

Bước 2: Làm tương ớt sa tế

– Bắc chảo lên bếp cùng 3 thìa dầu ăn đun nóng phi thơm hành tỏi.

– Cho cà chua ớt xay đảo đều thêm 100gr đường, ½ thìa cà phê muối trộn đều hạ nhỏ lửa đun khoảng 30 phút tới khi tương ớt sánh đặc.

– Sau đó thêm 2 thìa mè rang vào đảo đều tắt bếp để nguội rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 13

8. Cách làm tương ớt ngọt kiểu Đà Nẵng

Tương ớt ngọt kiểu Đà nẵng mang hương vị đặc trưng của người dân miền Trung. Hương thơm cay nồng hòa quyện giúp bạn thêm ngon miệng khi chấm với các món chiên xào rán.

Nguyên liệu gồm có

– 500gr ớt cay, 4 quả cà chua

– Hành tỏi

– Gia vị: 100gr đường, bột nêm, muối.

Cách làm tương ớt Đà Nẵng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ớt bỏ cuống rửa sạch, chẻ dọc loại bỏ hạt rồi cho vào nồi luộc 2-3 phút giảm độ hăng với cay vớt ra để nguội băm nhỏ.

– Hành tỏi bóc vỏ băm nhỏ

– Cà chua rửa sạch băm nhỏ.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 14

Sơ chế ớt làm tương ớt Đà Nẵng

Bước 2: Làm tương ớt kiểu Đà Nẵng

– Cho chảo lên bếp cùng 2-3 thìa dầu ăn phi thơm hành tỏi rồi đổ cà chua đảo đều. Sau đó cho ớt băm vào chảo cùng đường muối, hạt nêm đảo đều đến khi tương ớt dẻo thì tắt bếp và thêm dầu ăn.

– Để nguội hỗn hợp rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản dùng dần.

8 cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất bảo quản lâu tại nhà - 15

Tương ớt Đà Nẵng thường hay được sử dụng để ăn kèm với bánh mì, đồ chiên rán hay xôi …

Trên đây là tổng hợp toàn bộ cách làm tương ớt ngon sạch nguyên chất của các vùng miền. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn lựa chọn cách làm tương ớt phù hợp để làm gia vị chấm các món ăn thêm đậm đà.

4 cách nấu canh ngao chua giúp đưa cơm ngày nắng nóng

Những ngày hè oi bức, bạn thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Để giúp bữa cơm ngon hơn, bạn có thể tham khảo 4 cách nấu canh ngao dưới đây nhé.

cách nấu canh ngao chua dọc mùng

Nguyên liệu:

Ngao: 1 kg, cà chua: 2-3 quả, me xanh: 2 quả, ớt: 1 quả, dọc mùng: 3 tàu

Hành, dăm, thì là. Gia vị: bột nêm, súp, mì chính, dầu ăn

Cách làm

Ngao rửa sạch cho vào nồi luộc đến khi ngao mở miệng, gạn nước trong, lấy phần nhân. Cà chua bổ múi cau, hành, răm thì là cắt gốc rửa sạch thái nhỏ.

Dọc mùng cắt miếng vừa ăn. Hành khô phi thơm với cà chua, nêm 1 thìa súp nhỏ, đậy vung cho cà chua mau nhừ sau đó cho ngao vào đảo qua.

Bạn thêm phần nước ngao vào rồi đun sôi. Cho thêm 2 quả me chua. Bạn đun nước luộc ngao cùng me. Me chín nổi lên vớt ra bát dằm chắt lấy phần nước chua. Nêm gia vị vừa miệng.

Bạn cho thêm mùng vào đun sôi khoảng 2 phút, thêm hành hoa, rau thì là cùng 1 thìa mì chính. Cuối cùng, bạn tắt bếp cho canh ngao chua dọc mùng ra bát.

2. Canh ngao chua nấu dứa

cách nấu canh ngao chua dứa

Nguyên liệu

Ngao tươi: 1 kg, dứa: 1 quả, cà chua: 2 quả, hành, dăm, hành khô: 1 củ

Gia vị: dầu ăn, bột nêm, mì chính.

Cách làm

Ngao rửa sạch nhiều nước đem luộc sôi. Gạn phần nước trong, lấy phần ruột rửa lại lần nữa. Hành, dăm rửa sạch thái nhỏ.

Cà chua rửa sạch, một quả bổ múi cau, một quả thái hạt lựu. Dứa gọt vỏ rồi thái mỏng vừa ăn. Hành khô phi thơm hành với dầu ăn. Cà chua xào chín, nêm một chút bột nêm, đổ ngao vào xào cùng, sau đó xúc ra bát tô.

Bạn đổ nước ngao đã lọc cặn vào nồi đun sôi khoảng 10 phút. Nồi canh sôi cho cà chua vào. Bạn xào ngao, nêm gia vị vừa miệng và đổ vào nồi canh. Khi gần ăn cho hành dăm cùng chút mì chính.

3. Canh ngao chua nấu khế

cách nấu canh ngao chua khế

Nguyên liệu

Ngao tươi: 500 g, ngâm vào nước vo gạo khoảng 2 tiếng, rửa sạch. Khế chua: 2 quả, cà chua: 2 quả, hành củ, hành hoa, rau mùi, gia vị: Dầu ăn, mì chính, bột nêm.

Cách làm

Cà chua rửa sạch, thái múi cau, khế chua gọt bỏ viền rửa sạch rồi thái hình sao. Hành củ đập dập băm nhỏ. Hành khô phi thơm với cà chua cùng chút dầu ăn, nêm một chút gia vị.

Bạn lấy một lượng nước vừa đủ, đun sôi làm canh, cho cà chua đã xào chín vào, rồi cho thêm khế chua. Khi nước sôi lại, cho ngao vào nồi, đợi ngao mở miệng là chín.

4. Canh ngao chua ngọt nấu quả sấu

cách nấu canh ngao chua quả sấu

Nguyên liệu

Ngao: 600gr (hoặc nhiều hơn nếu nhà đông người), sấu: 3-4 quả nhỏ, cà chua: 2 quả, gừng: 1 mẩu cỡ đốt ngón tay cái, hành: 1 củ, hành hoa, rau răm, thì là, gia vị, hạt nêm, mắm.

Cách làm

Ngao mua về ngâm nước muối pha loãng với vài lát ớt cho ngao nhả cát. Chà rửa sạch vỏ ngao, cho vào nồi luộc cho ngao há hết miệng.

Bạn gạn nước ngao ra bát, để cho lắng cặn. Nhặt bỏ vỏ ngao, lấy phần ruột ngao, rửa lại ruột ngao với nước cho sạch.

Hành khô bỏ vỏ, băm nhỏ. Gừng rửa sạch, đập dập. Rau răm, thì là, hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái miếng.

Sấu cạo bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập (nếu bạn thích ăn chua hơn, có thể dùng 4-5 quả, nhưng đừng cho quá nhiều mà nồi canh sẽ bị chua quá và chát).

Hành khô phi thơm với 1 chút xíu dầu ăn, cho cà chua vào xào chín mềm với 1 ít gia vị, cho tiếp ngao và chút xíu mắm vào đảo qua rồi cho tiếp tới sấu.

Bạn gạn nước luộc ngao vào nồi, chừa lại phần cặn bẩn, đun sôi trong 2-3 phút, sau đó thả rau thơm thái nhỏ vào.

Cuối cùng nêm nếm thêm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp, cho canh ngao nấu sấu ra bát.

Diệu Anh (Tổng hợp)

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, Mịn

Bánh flan là món ăn nhẹ được mọi người yêu thích, mang đến nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy khám phá cách làm bánh flan với sữa tươi, sữa đặc, phô mai đơn giản, thơm ngon từ Mytour Blog.

Cách Làm Bánh Flan Sữa Tươi Thơm Ngon Tại Nhà

Thực hiện bánh flan bằng sữa tươi đơn giản tại nhà. Bánh thơm ngon, độ béo vừa đủ, mịn màng, làm từ lò nướng hoặc nồi cơm điện theo cách thức đơn giản sau đây.

Cách làm bánh flan với 3 quả trứng, sữa tươi bằng lò nướng

Đầu tiên, hãy chuẩn bị đủ nguyên liệu như sau:

  • 03 quả trứng gà
  • 75 gram đường trắng
  • 01 thìa cafe gói hương vị vanilla để thêm hương thơm nhẹ
  • 03 thìa cafe đường
  • 02 lòng đỏ trứng gà
  • 500ml sữa tươi không đường (chọn theo sở thích của gia đình)
  • 0.5 thìa cafe muối
  • Dụng cụ làm bánh flan như: tô, chảo hoặc nồi nhỏ, đồ đánh trứng, khuôn bánh flan, rây lọc.

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn có thể bắt đầu làm lớp caramel của bánh flan với 2 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Đun sôi 03 thìa cafe đường trắng trong nồi/chảo. Khi đường nóng chảy và ngả màu cánh gián, thêm nước lọc và tiếp tục đun cho đến khi keo lại.
  • Bước 2: Đổ caramel vừa đun vào khuôn bánh flan. Lưu ý, không để caramel nguội vì sẽ đông lại, và tráng lớp mỏng để tránh bánh quá ngọt.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnChế biến và đun sôi lớp caramel trước khi đổ vào khuôn (Nguồn: Internet)

Sau khi hoàn thành lớp caramel, tiếp tục với các bước sau:

  • Bước 1: Kết hợp 3 trứng gà, 2 lòng đỏ, đường và hương vanilla. Khuấy đều và nhẹ nhàng. Tiếp theo, đun sôi sữa trên lửa nhỏ.
  • Bước 2: Đổ sữa vào hỗn hợp trứng, khuấy đều từng phần. Đánh đều trong 3-5 phút để hỗn hợp không có bọt.
  • Bước 3: Bật lò nướng ở 150 độ C. Chuẩn bị khay hấp và khuôn nướng, lót khay bằng tấm khăn bông.
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp trứng và sữa, đổ vào khuôn bánh đã có caramel và xếp vào khay hấp nhẹ nhàng.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnGiai đoạn làm hỗn hợp trứng và sữa (Nguồn: Internet)

Sau khi đặt các khuôn vào khay hấp, bạn thực hiện bước nướng bánh như sau: Đun sôi nước, đổ ngập ⅔ khuôn bánh. Đặt khay hấp vào lò ở 150 độ C, kiểm tra sau 10 phút. Nếu nước sôi, giảm nhiệt độ xuống 120 độ C. Nếu không bốc hơi, tăng nhiệt độ lên 177 độ C.

Khuôn bánh có thể chín trong 30-45 phút, sau đó lấy ra để nguội. Bảo quản trong tủ lạnh từ 6-8 tiếng để bánh đặc lại trước khi thưởng thức.

Theo cách này, bạn sẽ có bánh flan thơm ngon, độ béo vừa, hấp dẫn ngay từ lần đầu làm!

Bánh flan từ sữa tươi, bữa xế dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Hương vani và độ béo của sữa tươi kết hợp tuyệt vời, với nước sốt cà phê tạo nên hương vị tuyệt vời. Bạn cũng có thể thử kết hợp với rau câu để tạo bữa tráng miệng độc đáo.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnNướng bánh flan bằng lò nướng (Nguồn: Internet)

Cách làm bánh flan với lò vi sóng đơn giản

Chỉ cần lò vi sóng đơn giản, bạn sẽ có bánh flan ngon mà không tốn nhiều thời gian. Thử ngay cách làm dưới đây!

Danh sách nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • 20g đường cát trắng
  • 10ml nước lọc
  • Ống tinh dầu vani
  • 50ml sữa tươi
  • 1 quả trứng gà

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trang bị một chén sứ. Hòa tan từng lần 10ml nước lọc và 5g đường vào chén sứ. Dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hết.
  • Bước 2: Đặt chén nước đường vào lò vi sóng từ 1 phút rưỡi đến 2 phút, ở nhiệt độ 200 độ C. Lưu ý canh giờ đúng để tránh nước đường đắng.
  • Bước 3: Chia nước đường thành những phần nhỏ, đổ vào khuôn bánh. Làm hỗn hợp bánh flan với 50ml sữa tươi và 1-3 giọt vani vào tô trứng gà, khuấy đều.
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp, đổ vào khuôn đã có đường và chỉ đổ đến ⅔ khuôn. Đặt vào lò vi sóng từ 5 đến 7 phút, ở 200 độ C.
  • Bước 5: Kiên nhẫn đợi thêm 10 phút nữa và bạn có ngay món bánh flan thơm ngon để thưởng thức!

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnLàm bánh flan bằng lò vi sóng thật đơn giản và dễ thực hiện (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn làm bánh flan 6 trứng gà bằng nồi cơm điện

Khác biệt với nguyên liệu của cách làm flan bằng lò nướng, bước chuẩn bị cho món này gồm:

  • 01 lít sữa tươi không đường
  • 06 lòng đỏ trứng gà
  • 150g đường cát trắng
  • 30g bơ lạt (bơ thực vật)
  • 150g sữa đặc
  • 5g vanila tạo độ thơm
  • 100ml nước lọc
  • Nước cốt chanh
  • Dụng cụ làm bánh

Cách làm bánh flan bằng nồi cơm điện đơn giản hơn với 5 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị nồi sạch, hòa tan sữa đặc và sữa tươi, đun ấm ở mức 40 độ C.
  • Bước 2: Khuấy đều 6 lòng đỏ trứng, thêm vào hỗn hợp sữa, thêm vanila, khuấy và lọc hỗn hợp.
  • Bước 3: Bôi bơ quanh khuôn, chuẩn bị nước caramen và tráng khuôn.
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp vào khuôn, đun sôi nước và hấp bánh trong 10 phút.
  • Bước 5: Sau khi chín, lấy ra và để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh từ 1 tiếng. Thưởng thức bánh flan tuyệt vời cùng nước sốt cà phê.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnLàm bánh flan bằng nồi cơm điện, sự lựa chọn của nhiều gia đình Việt (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn làm bánh flan không cần hấp

Cảm thấy mới lạ khi làm bánh flan mà không cần hấp? Cách làm này ngày càng phổ biến với nhiều người thực hiện thành công. Hãy chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như:

  • Sữa tươi có đường (tùy chọn): 220ml/bịch
  • Sữa đặc: 50g
  • Đường cát: 100g
  • Bột béo: 50g
  • Trứng gà: 03 trái
  • Chanh: 01 miếng
  • Hương liệu vanila: 01 ống
  • Bột rau câu giòn: 01 gam

Sau khi chuẩn bị xong, làm bánh flan theo các bước sau:

  • Bước 1: Nấu caramel từ đường cát và nước lọc, thêm chanh, đổ lớp caramel ra khuôn bánh.
  • Bước 2: Hòa tan bột rau câu vào nước, đun sôi và để nở ra.
  • Bước 3: Hòa tan sữa đặc, sữa tươi, bột béo, nước sôi, và lòng đỏ trứng. Lọc hỗn hợp.
  • Bước 4: Nấu sôi rau câu, thêm hỗn hợp sữa và trứng, đổ vào khuôn và để nguội trong tủ lạnh.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnLàm bánh flan không cần hấp một cách nhanh chóng và đơn giản (Nguồn: Internet)

Bánh flan với sữa đặc và whipping cream

Một cách làm bánh flan khác với sữa đặc là kết hợp với whipping cream. Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 05 quả trứng gà
  • 150g đường kính trắng
  • 400ml sữa tươi không đường
  • 150ml whipping cream
  • ¼ muỗng cà phê muối
  • 5ml hương liệu vanila
  • 35ml nước lọc
  • 01 muỗng cà phê nước cốt chanh

Hướng dẫn thực hiện bánh flan với sữa đặc và whipping cream theo bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Hòa tan 35ml nước lọc và 70g đường, đun sôi cho đến khi có màu nâu. Thêm nước cốt chanh và giảm nhỏ lửa. Khi hỗn hợp có màu cánh gián, tắt bếp. Múc ra từng khuôn, tạo lớp caramel mỏng.
  • Bước 2: Đánh tan 5 lòng đỏ và 3 lòng trắng trứng gà, kèm theo 80g đường và ¼ muỗng cà phê muối.
  • Bước 3: Đun sôi 400ml sữa tươi và whipping cream, thêm vanila và khuấy đều.
  • Bước 4: Khi sữa sôi, thêm phần trứng và khuấy nhanh. Tắt bếp, múc hỗn hợp ra từng khuôn (khoảng ⅔ khuôn).
  • Bước 5: Hấp trong khoảng 45 phút, lấy ra và để nguội 2 giờ là có thể thưởng thức.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnCách làm bánh flan với whipping cream và sữa đặc, thơm ngon béo ngậy (Nguồn: Internet)

Cách làm bánh flan với 5 quả trứng và phô mai ngon, béo mịn

Hướng dẫn làm bánh flan phô mai ngon cho tín đồ vị béo không quá ngọt. Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 05 trứng gà
  • 02 bịch sữa tươi có đường (220ml/bịch)
  • 04 viên phô mai con bò cười
  • 100g đường trắng
  • 150g sữa đặc
  • 02 ống vanila
  • 01 muỗng cà phê nước cốt chanh
  • 50ml nước lọc

Cách làm bánh flan phô mai nhanh gọn với 6 bước sau:

  • Bước 1: Tạo lớp caramel
  • Bước 2: Đánh trứng
  • Bước 3: Đun, hòa tan hỗn hợp sữa và phô mai
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp sữa và trứng chưa tan bằng rây
  • Bước 5: Hấp bánh
  • Bước 6: Kiểm tra độ chín, làm mát và thưởng thức

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnBánh flan phô mai thơm ngon, béo mịn và giàu chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Những mẹo làm bánh ngon, tránh tình trạng bánh bị rỗ

Món bánh flan, dù đơn giản nhưng để tránh tình trạng bánh bị rỗ, hãy thử những mẹo sau:

Sử dụng trứng gà ta hay trứng gà công nghiệp cho bánh flan?

Chọn trứng gà ta để bánh flan béo ngon và an toàn. Trứng gà ta còn mang lại màu vàng đẹp, giàu dinh dưỡng hơn trứng gà công nghiệp.

Chọn sữa tươi nhẹ, không nặng mùi cho bánh flan

Lựa chọn sữa tươi nhẹ, không nặng mùi để bánh flan giữ được hương thơm và tránh mất đi vị ngon tự nhiên.

Giữ bánh flan không bị rỗ làm thế nào?

Có 2 phương pháp để tránh bánh flan bị rỗ, bao gồm:

  • Phương pháp 1: Sử dụng khăn thấm hút nước để che phủ khuôn bánh và đậy nắp, ngăn chặn hơi nước làm ảnh hưởng đến bánh.
  • Phương pháp 2: Sử dụng giấy bạc bọc kín khuôn bánh trước khi hấp.

Cách làm bánh flan không bị nứt

Để tránh bánh flan bị nứt, bạn cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà, tránh sử dụng phần trắng.
  • Khi đánh trứng, hãy nhẹ nhàng để tránh tạo bọt khí, gây mùi khó chịu.
  • Hâm ấm sữa tươi thay vì đun sôi quá nhiệt độ, tránh làm đông trứng.
  • Sử dụng sữa tươi có hương vị nhẹ nhàng, không quá mạnh mùi.
  • Áp dụng lò lướng để kiểm soát nhiệt độ chính xác hơn.
  • Nếu hấp theo cách truyền thống, nhớ để nắp hở để tránh ngưng tụ hơi nước.

Làm Bánh Flan Sữa Tươi, Sữa Đặc Phô Mai Thơm Ngon, MịnMẹo hay để nâng cao chất lượng bánh flan (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp

Những thách thức và thắc mắc phổ biến khi làm bánh flan (Nguồn: Internet)

Lý do bánh flan không đông và có cảm giác lỏng lẻo?

Bánh flan trở nên lỏng lẻo và không đông có thể xuất phát từ việc hỗn hợp sữa và trứng tan chưa đều khiến tỷ lệ hóa đông không đồng đều.

Thành phần chính của bánh flan bao gồm những gì?

Các thành phần cơ bản để làm bánh flan gồm: trứng gà, sữa tươi và đường cát (dùng để làm caramel).

Tóm gọn về, chiếc bánh flan không chỉ là một món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng. Dựa vào bài viết này, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nhiều phương pháp làm bánh flan khác nhau để thách thức khả năng nấu ăn của mình. Mỗi cách làm bánh flan đều tỏa ra hương vị độc đáo, hãy thử nghiệm để tìm ra phiên bản phù hợp nhất với sở thích ẩm thực của bạn! Đừng quên ghé thăm Mytour để mua sắm những sản phẩm dành cho bạn và gia đình.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh với nhiều chất đạm từ thực vật đang trở thành xu thế trong những năm gần đây. Đối với nhiều người, một bữa sáng gồm ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch trở thành một trong những lựa chọn hoàn hảo cho một ngày mới tốt lành. Đặc biệt, với một chế độ ăn giảm cân kiểm soát calo thì yến mạch cũng là một thực phẩm tuyệt vời. Vậy, ăn yến mạch giảm cân có hiệu quả, liệu yến mạch có bao nhiêu calo? Hãy cùng Mytour tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Lượng dinh dưỡng từ yến mạch

Đối với nhiều người, việc đo lường hàm lượng chất dinh dưỡng hay lượng calo có trong thực phẩm là rất quan trọng. Vì vậy, để giải đáp câu hỏi “yến mạch có bao nhiêu calo?”, hãy cùng xem xét lượng dinh dưỡng chứa đựng trong yến mạch.

Yến mạch chứa một hỗn hợp dinh dưỡng cân đối. Để cụ thể, trong 100g yến mạch thô, bạn sẽ tìm thấy:

  • Tinh bột (Carbs): 66.3g
  • Chất xơ: 10.6g
  • Protein: 16.9g
  • Chất béo: 6.9g
  • Nước: 8%
  • Năng lượng: 389 calo

Ngoài ra, yến mạch cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, như mangan, phốt pho, sắt, kẽm, selen, vitamin B1,… Điều đặc biệt, yến mạch chứa rất ít đường, chỉ khoảng 1% đường sucrose.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhHàm lượng chất dinh dưỡng cao trong yến mạch (Nguồn: Internet)

Những ưu điểm tuyệt vời của yến mạch

Với lượng dinh dưỡng độc đáo như trên, yến mạch trở thành một sản phẩm vô cùng có ích cho sức khỏe.

1. Hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn và hiệu quả

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thay thế ngũ cốc tinh chế bằng yến mạch nguyên hạt để giúp giảm cân an toàn và hiệu quả. Chất xơ hòa tan trong yến mạch giúp kéo dài thời gian tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu cho cơ thể.

Ngoài ra, beta-glucan trong chất xơ còn kích thích quá trình giải phóng peptide – một loại hormone giảm calo và giảm nguy cơ béo phì.

Với hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, yến mạch là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho chế độ ăn giảm cân hiệu quả.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả (Nguồn: Internet)

2. Phòng ngừa ung thư và tiểu đường

Nghiên cứu chỉ ra rằng, yến mạch có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường type 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm với insulin. Chất xơ hòa tan beta-glucan điều chỉnh đường và insulin trong máu.

Chế độ ăn kiêng yến mạch hỗ trợ giảm khoảng 40% insulin cần thiết trong 4 tuần đầu đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Yến mạch còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kích thích hệ miễn dịch.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch với Yến mạch

Yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan cao, đặc biệt là beta-glucan. Chất xơ này hiệu quả trong việc kết hợp với cholesterol trong acid mật, từ đó làm chậm quá trình hấp thụ chất béo và cholesterol vào cơ thể.

Bên cạnh đó, Yến mạch còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch – Người bạn đồng hành cho sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)

2. Da trắng mịn như lụa với Yến mạch

Không chỉ là thực phẩm hỗ trợ giảm cân, Yến mạch còn là mặt nạ dưỡng da hiệu quả. Với khả năng làm dịu da, giảm triệu chứng bệnh vẩy nến và hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng.

Chứa nhiều chất xơ, Yến mạch giúp cải thiện chức năng ruột, loại bỏ độc tố và tẩy sạch chất cặn, mang lại làn da khỏe mạnh.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch – Bí quyết cho làn da đẹp mịn (Nguồn: Internet)

3. Đối tác không thể thiếu cho đào tạo cơ bắp

Với hàm lượng protein và calo phù hợp, Yến mạch đồng hành trong việc phục hồi và phát triển cơ bắp sau khi tập luyện. Đồng thời, chỉ số đường huyết thấp và lượng tinh bột giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ và ngăn chặn mất cơ trong quá trình tập luyện.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch – Người bạn đồng hành cho tập luyện cơ bắp (Nguồn: Internet)

4. Hỗ trợ mạnh mẽ hệ miễn dịch và tiêu hóa

Chất xơ hòa tan trong yến mạch kích thích hệ miễn dịch hoạt động, giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn bệnh tật. Ngoài ra, nó bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các chất kích thích có hại.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch – Đồng hành cho hệ miễn dịch và tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Đánh giá lượng calo trong các món ăn từ yến mạch thường dùng

Yến mạch, một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ngược tác dụng. Để có chế độ ăn uống lành mạnh với yến mạch, quan trọng nhất là tìm hiểu về lượng calo từ yến mạch.

Dưới đây là ước lượng về năng lượng calo trong các món ăn yến mạch phổ biến ngày nay.

Bí quyết: 1 thìa yến mạch bao nhiêu calo? Và 100g yến mạch có bao nhiêu calo?

Một thìa yến mạch (khoảng 40g) chứa khoảng 120 – 140 calo. Trong khi đó, 100g yến mạch có khoảng 389 – 390 calo, chiếm 16 – 17% lượng calo cần thiết trung bình mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng calo có thể thay đổi tùy thuộc vào loại yến mạch, cách chế biến và quy cách đóng gói.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch – Bí mật về năng lượng calo (Nguồn: Internet)

Yến mạch cán dẹt: Bí quyết 100g bao nhiêu calo?

Yến mạch cán dẹt là một loại yến mạch phổ biến, đã được tách vỏ và được làm phẳng. Trong 100g yến mạch cán dẹt, bạn sẽ có khoảng 370 calo.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch – Đánh giá về năng lượng calo (Nguồn: Internet)

Yến mạch Quaker: 100g bao nhiêu calo?

Yến mạch Quaker, thương hiệu nổi tiếng từ Mỹ, được ưa chuộng làm nguyên liệu cho bánh, cháo yến mạch và các món ăn khác. Trong 100g yến mạch Quaker, bạn sẽ có 389 calo.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch cán dẹt: Bí quyết 100g bao nhiêu calo?

1 chén cháo yến mạch bao nhiêu calo?

Cháo yến mạch là một món ăn phổ biến được làm từ yến mạch kết hợp với nước hoặc sữa. Bạn muốn biết 1 chén cháo yến mạch có bao nhiêu calo?

Thường thì, 1 chén cháo yến mạch chứa khoảng 150 – 200 calo. Tuy nhiên, khi nấu bột yến mạch với đường, sữa hoặc thêm các loại hạt, lượng calo có thể thay đổi. Để kiểm soát calo trong cháo yến mạch, quan trọng là chú ý đến các nguyên liệu phụ gia.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnh1 chén cháo yến mạch bao nhiêu calo?

Thực đơn 7 ngày giảm cân với yến mạch

Dưới đây là gợi ý thực đơn giảm cân 7 ngày với yến mạch, giúp bạn biến tấu thành những món ngon phù hợp khẩu vị của mình.

Chương trình ăn kiêng Ngày 1

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày đầu tiên (Nguồn: Internet)

Chương trình ăn kiêng Ngày 2

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày thứ hai (Nguồn: Internet)

Chương trình ăn kiêng Ngày 3

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày thứ ba (Nguồn: Internet)

Chương trình ăn kiêng Ngày 4

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày thứ tư (Nguồn: Internet)

Chương trình ăn kiêng Ngày 5

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày thứ năm (Nguồn: Internet)

Chương trình ăn kiêng Ngày 6

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày thứ sáu (Nguồn: Internet)

Chương trình ăn kiêng Ngày 7

Bữa chínhThực đơn

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhThực đơn giảm cân ngày chủ nhật (Nguồn: Internet)

Làm thế nào để ăn yến mạch giảm cân đúng cách?

Mặc dù yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đôi khi cũng có nhược điểm. Đối với một số người, việc tăng lượng chất xơ từ bột yến mạch có thể gây khó chịu và cảm giác đầy hơi.

Không chỉ vậy, yến mạch thường chứa ít calo, giúp bạn thực hiện chế độ ăn kiêng hiệu quả và vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

1. Hạn chế gia vị và dầu mỡ khi nấu cháo yến mạch

Trong quá trình nấu cháo yến mạch, hạn chế hoặc tránh sử dụng gia vị và dầu mỡ. Những thành phần này có thể tăng lượng calo và chất béo trong món ăn, giảm giá trị dinh dưỡng của yến mạch và gây ra vấn đề về sức khỏe.

Thay vào đó, hãy thưởng thức yến mạch với một chút muối hoặc đảm bảo sử dụng gia vị một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhKhông nên thêm quá nhiều gia vị và dầu mỡ vào món ăn yến mạch (Nguồn: Internet)

2. Kết hợp khẩu phần ăn với rau củ quả, trái cây

Yến mạch có thể cung cấp chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, calo, và vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, hãy kết hợp yến mạch với rau củ quả và trái cây.

Việc ăn yến mạch cùng rau củ quả và trái cây không chỉ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa mà còn giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện điều này để duy trì sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhYến mạch tốt nhất khi ăn kèm với rau củ quả và trái cây (Nguồn: Internet)

3. Chọn bột yến mạch nguyên chất, tránh yến mạch ăn liền

Bột yến mạch nguyên chất được sản xuất từ yến mạch nguyên cám, giữ nguyên phần hạt và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, protein,…

Ngược lại, yến mạch ăn liền thường chứa nhiều đường, chất phụ gia và hương liệu để tăng hương vị, làm tăng calo mà không cải thiện giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, nó có thể gây tăng đường huyết và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Chọn bột yến mạch nguyên chất để đảm bảo dinh dưỡng và giảm tác hại đến sức khỏe.

Sữa Chua Uống Nestle – Bí Quyết Duy Trì Sức Khỏe Mỗi Ngày, Giao Hàng Nhanh Toàn Quốc

Milo Ít Đường – Sự Lựa Chọn Sống Khỏe Cho Gia Đình, Cam Kết Hàng Chính Hãng

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhChọn yến mạch nguyên chất để đảm bảo hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

4. Duý trì chế độ ăn, luyện tập phù hợp

Yến mạch là một nguồn thực phẩm lành mạnh cho chế độ giảm cân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong quá trình giảm cân, bạn cần duy trì một chế độ ăn, luyện tập phù hợp.

Yến mạch có nhiều chất xơ, vitamin và ít chất béo, có thể điều chỉnh lượng đường trong cơ thể và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều yến mạch hoặc không duy trì chế độ ăn cân bằng, có thể dẫn đến chênh lệch calo và ảnh hưởng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, một chế độ luyện tập phù hợp giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả, nhanh chóng lấy lại vóc dáng và giảm căng thẳng.

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhDuy trì chế độ ăn, luyện tập phù hợp (Nguồn: Internet)

5. Đa dạng hóa thực đơn giảm cân với các món ăn vặt từ yến mạch

Đôi khi, việc ăn yến mạch nguyên chất có thể làm bạn cảm thấy nhàm chán. Để giải quyết vấn đề này, hãy đa dạng hóa thực đơn giảm cân với các món ăn vặt sáng tạo từ yến mạch.

Có nhiều cách để biến tấu món yến mạch khô khan thành những món ăn vặt ngon miệng. Hãy thử làm bánh mì yến mạch nguyên cám, sữa yến mạch, sữa chua yến mạch, yến mạch với trái cây sấy, bánh bông lan yến mạch cam sữa chua, muffin việt quất yến mạch, bánh tart trái cây yến mạch,…

Milo Bột – Trải Nghiệm Hộp Milo Bổ Sung Năng Lượng Mỗi Ngày, Giao Hàng Nhanh

Sữa Milo Úc – Bổ Sung Năng Lượng, Chuẩn Bị Cho Ngày Dài Năng Động, Hàng Chính Hãng 100%

100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhBánh mì yến mạch nguyên cám (Nguồn: Internet)100g Yến mạch có bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân lành mạnhSữa chua yến mạch (Nguồn: Internet)

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề “lượng calo trong yến mạch” và cách sử dụng yến mạch một cách đúng đắn. Chế độ ăn giảm cân với yến mạch là một phương pháp khoa học và hiệu quả. Hãy kiên trì để cải thiện vóc dáng và nâng cao sức khỏe toàn diện. Ghé thăm Mytour Blog để cập nhật thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và lối sống!

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình giảm cân, bạn có thể xem xét thêm về các thực phẩm bổ sung như Whey protein trước khi tập gym,…

Takes Two Eggs

Bún riêu or Vietnamese crab noodle soup is the queen of comfort Vietnamese soups and is a hidden gem worth talking about. This is my mom’s special bun rieu recipe made with a flavorful homemade tomato pork broth and topped with crab meatballs, fried tofu, and a handful of herbs.

When it comes to bún riêu—if you know you know. Bun rieu or Vietnamese crab and tomato noodle soup is the ultimate comfort soup. The depth of flavors and complexity that stem from a rich tomato, pork-based soup paired with soft, melt-in-your-mouth crab meatballs and juicy fried tofu bites is the reason why it’s one of my favorites.

This Vietnamese crab soup is not as well known as pho or bun bo hue, but trust me it is just as delicious. This bun rieu recipe is my mom’s special recipe that she has been tinkering with for decades. I’m so excited to share this family recipe with you so that you can experience the comfort of a warm hug from a Vietnamese tomato noodle soup.

I’ve broken down the steps for this bun rieu cua recipe below with a section for tips and trips for extra recommendations. If you loved this comforting Vietnamese recipe, be sure to check out my bun bo hue, bun thit nuong, and thit kho recipes!

Looking down at a person eating a bowl of Vietnamese crab and tomato soup.

Why You’ll Love This Recipe

  • Bún riêu is the most comforting noodle soup that is full of umami from the pork, and crab meatballs aka the rieu.
  • This bun rieu recipe is made with relatively easy-to-find ingredients that you can source online if you do not have access to a Vietnamese market.
  • You can make this Vietnamese crab and tomato noodle soup recipe easily by following my step-by-step instructions with helpful tips and FAQ sections.

Kitchen Equipment

You will only need a few kitchen pantry essentials for this bún riêu recipe.

  • 8-quart stock pot: this recipe yields enough soup broth to fill an 8-quart stock pot. You can double this recipe with a large 16-quart pot if you’d like.
  • Skimmer: since this pork broth is made from scratch, you will need a soup skimmer to skim the scum off the top of the bun rieu cua.
  • Large Skillet: use a large skillet to saute the tomatoes and fried tofu
  • Mini Food Processor: this is a “like to have” not a “must have” kitchen tool. I use my mini food processor to mince my garlic and shallots quickly.
  • Mixing bowl: you will need a large mixing bowl to make your rieu, your crab meatballs.

Ingredients

The ingredients list for this bun rieu cua or Vietnamese crab soup recipe may be extensive but the depth and complexity of flavors make it worth it!

Broth

  • Pork Spare Ribs: ask your butcher to slice the spare ribs into 2-inch thick pieces. The bones from the pork ribs will create the base for your bún riêu.
  • Boneless Chicken Thighs: my mom’s secret to making a delicious broth is always adding more chicken to it for a deep, rich umami flavor.
  • Daikon: cooked sliced daikon adds a sweet natural flavor to the broth.
  • Yellow Onion: adds a sweet aromatic flavor to the broth.
  • Palm Sugar: sweetens the broth by adding hints of caramel and smokey hints of maple to the Vietnamese crab soup. You can find palm sugar at your local Asian grocery store or online.
  • Chicken Bouillon Powder: chicken bouillon powder adds additional flavors of chicken, onion, parsley, and spices to the broth.
  • Salt: adds additional seasoning to the broth.
  • Monosodium glutamate (optional): or msg boosts the flavor of food resulting in an umami taste. There’s a common misconception that MSG is bad for your health however, the FDA regards MSG as safe in moderation. It makes the bun rieu more savory and flavorful, but this is an optional ingredient.
All the ingredients labeled to make the broth for Vietnamese crab soup.

Tomato Base

  • Shallots: adds an aromatic layer to the tomato noodle soup. Be sure to saute the shallots until they are golden brown for the best flavor.
  • Roma Tomatoes: you can use any type of tomato for this Vietnamese crab soup. However, I like the tangy garden fresh tomato taste that Roma tomatoes add to the soup.
  • Fried Tofu: you can find fried tofu in the refrigerator section of any Asian grocery market. I like using ones that are bite-sized and look like little puffs.
  • Tomato Paste: this Vietnamese tomato noodle soup is known for its signature red color which comes from using tomato paste.
  • Fish Sauce: adds another umami layer to the broth. I recommend using Three crabs or Red Boat fish sauce.
  • Granulated Sugar: balances the tart flavors from the tomato and tomato paste.

Crab Meatballs (Rieu)

  • Shallot: adds aromatic flavor to the meatballs
  • Garlic: adds aromatic flavor to the meatballs
  • Crab Meat: I used canned crab meat but if you want to be extra fancy, frozen or fresh crab meat works as well.
  • Crab Paste with Soya Oil: crab paste with soya oil is the main ingredient that gives bun rieu its signature flavor. You can find this crab paste with soya oil at any Vietnamese grocery store or online!
  • Tomato Paste: adds a hint of tomato tanginess to the meatballs
  • Ground Pork: is the “meat” part of the crab meatballs. It helps the crab bind together into balls
  • Eggs: the eggs are the binding ingredient for the crab meatballs. Most recipes only ask for 1-2 eggs but they end up with broken meatballs.
All the ingredients to make Vietnamese crab meatballs.

Serve

Below are the type of noodles and fresh herbs and vegetables that you can choose from to top your bowl of bun rieu cua.

  • Vermicelli rice noodles
  • Bean Sprouts
  • Thai Basil
  • Mint
  • Vietnamese perilla (tia to)
  • Vietnamee balm (Kinh gioi)
  • Limes

Substitutions and Additions

Not many substitutions or additions can be made to this recipe if you are going for an authentic bun rieu bowl. However, I’ve listed a few alternatives below.

  • Brown sugar: if you cannot easily find palm sugar, you can substitute it for brown sugar instead.
  • Medium Soft Tofu: instead of canned crab, you can use drained medium soft tofu. It will yield the same soft and tender meatball.
  • Shrimp: I have seen some recipes add shrimp to add to the bowl for more protein.

How to Make Bún Riêu

For Vietnamese soup, this bun rieu recipe is really straightforward and easy to make. I recommend reading the instructions through once before you begin.

Broth

  1. Blanch the pork. In a medium-sized pot, add the washed pork ribs, chicken, and enough water to cover them. Bring the water to a boil, then drain the water and rinse off the pork and chicken.
Blanching the pork and chicken in a large pot of water.
  1. Make the broth. In a large 7 qt pot, add the blanched pork ribs, chicken thighs, daikon, yellow onion, palm sugar, and chicken bouillon powder. Then fill enough chicken stock to reach the brim of the pot leaving about 1 inch at the top.
  2. Cook the broth. Bring the pot to a boil on high heat. Then when it reaches a boil lower the heat to medium-high heat and simmer for 2 hours. Skim the scum off the top of the broth. After 1 hour removes the pork ribs and set them aside. Then lower the heat to medium-low. After 2 hours remove the daikon, onion, and chicken thighs and throw them away.
  3. Saute the tomatoes. While waiting for the broth to simmer, add 2 tablespoons of olive oil in a large skillet on medium-high heat and saute the minced shallots until translucent about 1 minute. Then add the tomatoes and 1/3 remaining tomato paste. Saute the tomatoes until they soften, about 2-3 minutes until the tomatoes soften.
  4. Saute the tofu. Then toss in the fried tofu, fish sauce, and sugar. Mix to combine and continue cooking for another 2 minutes.
  1. Add to the broth. Add the tomato mixture and the pork ribs into the soup pot and bring the soup to a boil.

Crab Meatballs (Rieu)

  1. Pulverize the shallots and garlic. In a food processor, grind 2 shallots and garlic until pulverized.
  2. Mix the rieu together. In a large mixing bowl, mix together the shallots, garlic, crab, shrimp paste, 2/3 can tomato paste, ground pork, and eggs. Mix until combined.
Vietnamese crab meatball mixture in a large mixing bowl.
  1. Cook the rieu. Once the soup is at a boil, spoon large 1-2 inch dollops of the rieu into the soup. Then cook the rieu for an additional 10 minutes. Skim the scum off the top of the broth.
Bun rieu cooking in a large pot on the stove.
  1. Taste to finish. Once the rieu has cooked, taste the broth to see if you need added salt or fish sauce.
  2. Serve. Serve with vermicelli noodles, bean sprouts, limes, and Vietnamese herbs. Enjoy!

Storage Instructions

You can store this bun rieu recipe in soup containers or large mason jars separate from the vermicelli noodles in the refrigerator for up to 5 days.

Alternatively, you can store this bun rieu cua in freezer-safe containers in the freezer for up to 3 months.

To reheat, simply heat the soup in a pot until it reaches a gentle simmer.

Frequently Asked Q’s & A’s

Did you make this Bun Rieu?

If you made this dish and loved it, please leave a review and comment below. We would greatly appreciate it! Share your dish with us on Instagram, and tag us @takestwoeggs—we’d love to see and share your delicious creation!Hungry for more? Follow us on Instagram, YouTube, TikTok, Pinterest, and Facebook for more tasty creations and updates ?

Recipe

Súp Gà

Súp là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn bữa sáng hay các bữa tiệc nhà hàng sang trọng. Món súp gà không chỉ thơm ngon, dễ làm mà còn là món ăn bổ dưỡng, rất có ích cho sức khỏe người dùng. Chẳng cần phải ra nhà hàng, chỉ cần một công thức đơn giản và vài bí quyết là bạn có thể trổ tài nấu nướng với món súp gà thơm ngon ngay tại nhà để gia đình cùng thưởng thức.

Với nguyên liệu chính là thịt gà và rất nhiều loại rau củ thơm ngon, bổ dưỡng, súp gà khá bổ dưỡng và phù hợp với mọi đối tượng. Vị ngọt từ nước luộc gà, hương thơm của nấm, vị bùi của ngô sẽ làm cho bất cứ ai nếm thử cũng phải tấm tắc khen ngon. Nhờ hương vị dễ ăn, công thức đơn giản, súp gà nấu nấm là sự lựa chọn của nhiều đầu bếp khi cần phục vụ tiệc nhà hàng hay muốn tẩm bổ sức khỏe cho người thân trong gia đình.

Súp gà

Nguyên liệu để nấu súp gà

Xem thêm món súp ngon khác ngay đây :

  • Súp Nghêu Rau Củ
  • Súp Rau Bina

Cách nấu súp gà đơn giản

Gà là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng để chế biến nên các món ăn đặc sắc và hấp dẫn. Trong đó phải kể đến súp gà – món khai vị thơm ngon luôn góp mặt trong hầu hết các buổi tiệc từ lớn đến nhỏ. Với sự kết hợp của gà cùng các nguyên liệu khác, súp gà đã mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như cung cấp protein, giúp hồi phục bệnh, giảm cân, ngăn ngừa đau họng, trị cúm, cảm lạnh,…

Sơ chế nguyên liệu

  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.
  • Hành lá và ngò rí đem rửa sạch, xắt nhỏ.
  • Nấm hương cắt bỏ chân, ngâm với nước nóng khoảng 20 phút cho nở. Sau đó vớt ra, rửa sạch, xắt sợi nhỏ.
  • Bắp Mỹ tách lấy hạt, rửa sạch, để ráo.
  • Trứng gà đập ra, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng.
  • Ức gà rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo.
  • Bột năng đem hòa tan với 1 chén nước sôi để nguội, khuấy đều tay cho bột tan hoàn toàn.

Các bước thực hiện

Bước 1: Đặt 1 nồi nhỏ lên bếp, đổ nước và cho ức gà vào, cho thêm vào chút muối và luộc chín ức gà. Khi nước sôi, hớt bọt trắng ra cho nước luộc được trong và đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Vớt gà ra, ngâm ngay vào nước lạnh cho thịt gà săn hơn. Khi gà đã bớt nóng, dùng tay xé thịt gà thành những sợi nhỏ vừa ăn rồi để riêng.

Bước 2: Lấy 1 nồi khác, đổ nước, thêm chút muối và cho bắp vào luộc cho đến khi bắp chín mềm. Luộc bắp trong khoảng 10 phút thì nhấc nồi ra, vớt bắp đem ngâm vào nước lạnh rồi cho vào rổ để ráo. Phần nước luộc bắp giữ lại, để riêng.

Bước 3: Cho chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho 2 muỗng dầu mè vào. Khi dầu nóng già cho 2 muỗng hành tím băm nhỏ vào để phi thơm. Sau đó, cho thịt gà đã xé sợi và nấm hương vào xào cùng. Nêm thêm 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường và 1/2 muỗng muối vào, đảo đều tay cho gà và nấm thấm gia vị. Xào khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Bước 4: Cho nồi nước bắp luộc ở bước 3 lên bếp, nêm thêm 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng đường vào, khuấy đều tay cho gia vị tan.

Súp gà hấp dẫn

Súp gà không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe người dùng (Ảnh: Internet)

Khi nước đã sôi lại, bạn từ từ cho chén nước bột năng vào, khuấy đều tay. Tiếp theo, đổ từ từ lòng trắng trứng vào nồi súp, khuấy thật đều tay cho lòng trắng tan ra, tạo thành các sợi vân nhỏ. Sau đó cho bắp, thịt gà và nấm hương vào nấu cùng.

Cuối cùng, cho hành ngò đã xắt nhỏ vào, khuấy đều. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho súp gà ra chén, rắc thêm một chút tiêu xay và vài cọng ngò rí lên trên để trang trí.

Bí quyết để nấu món súp gà ngon

Với cách nấu súp gà này, nên dùng bắp Mỹ để nấu thì súp sẽ có vị ngọt tự nhiên và có màu sắc đẹp

Chọn phần thịt ức gà để nấu súp sẽ ngon và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, phần ức gà rất giàu chất đạm nhưng lại ít chất béo, rất tốt để cho mọi người mà không phải lo lắng vấn đề tăng cân.

Cách làm súp gà nấu nấm không hề khó, chỉ nắm bắt được công thức là bạn có thể tự tay trổ tài làm món ăn việt nam dễ làm này ngay tại nhà cho gia đình thưởng thức. Súp gà không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng từ nấm và thịt gà, là món ngon để bồi bổ sức khỏe cho mọi người.

Đừng quên điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết hơn về các chương trình học nấu ăn cùng đầu bếp chuyên nghiệp tại Hướng Nghiệp Á Âu nhé!

Vậy là bạn đã biết cách làm súp gà. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi mời bạn khám phá cách làm súp bí đỏ chuẩn vị Âu nhé.

3 Cách làm mứt mít dẻo thơm, giòn ngọt tại nhà

Tết cổ truyền dân tộc 2022 đang đến rất gần. Bạn đã bỏ túi được cho mình những công thức siêu đơn giản để tự mình làm món mứt chiêu đãi người thân bạn bè chưa. Nếu chưa thì có thể tham khảo 3 cách làm mứt mít thơm dẻo, vàng óng mà Unica chia sẻ trong bài viết nhé. Đây hứa hẹn sẽ là những công thức siêu đỉnh luôn được các bà nội trợ quan tâm và tìm kiếm.

>>> Xem ngay: 2 Cách làm mứt đu đủ dẻo giòn, lạ miệng cho dịp Tết

>>> Xem ngay: 2 Cách làm mứt tắc tại nhà dẻo thơm, không bị đắng

1. Cách chọn mua mít ngon ngọt làm mứt

Ngoài học cách làm mứt mít ngọt thơm chuẩn vị, khâu chọn mít đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến thành phẩm của món mứt mít.

– Để món mít sấy được dai, giòn bạn nên lựa chọn loại mít thái chín vàng. Không nên chọn mít chín quá kỹ và sử dụng mít mật bởi phần thịt mít mềm sẽ dễ bị nũn trong quá trình sên mít, làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

– Mít chín ngon sẽ có màu vàng óng, vị ngọt bùi, ăn không bị sượng và ít nhựa.

– Mít già ngọt cầm thường nặng tay, có mùi thơm rất đậm.

– Nên chọn mít chín cây thay vì chọn mít bị tiêm thuốc. Mít chín cây thường có đặc điểm là vỏ ngả sang màu nâu, khoảng cách các gai cách xa nhau. Còn mít chín ép thì gai nhòn, vỏ mít xanh và khoảng cách các gần nhau.

– Mít chín cây tự nhiên sẽ có ít nhựa và không có mủ trắng. Phần xơ của mít chín tự nhiên cũng sẽ dày và ngọt hơn so với mít chín ép.

2. Hướng dẫn cách làm mứt mít rim đường

Nguyên liệu chuẩn bị

– 1Kg mít

– 200gr đường

– ½ quả chanh

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mít sau khi mua về bạn gọt sạch hết phần vỏ, bỏ xơ và hạt, chỉ giữ lấy phần thịt mít.

– Bạn nên chọn loại mít thái hoặc mít nghệ để món mứt được thơm ngon và có độ giòn nhất định chứ không nên dùng mít mật.

– Dùng dao chẻ múi mít làm đôi, sau đó rửa sạch với nước lọc rồi để ra rổ cho ráo nước.

Sơ chế mít

Bước 2: Sấy khô mít

Bạn có thể sấy khô mít theo 2 cách như sau:

+ Cách 1: Xếp mít ra khay hoặc ra rổ rồi phơi ngoài trời nắng 2-3 ngày.

+ Cách 2: Xếp mít lên vỉ rồi sấy trong lò nướng. Nhiệt độ thích hợp là 100 độ C sấy trong 2 tiếng.

– Với một trong 2 cách làm này, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo thơm của múi mít sau khi sấy.

cach-lam-mut-mit-1.jpg

Hong khô mít dưới trời nắng

Bước 3: Sên mứt mít

– Làm nóng chảo chống dính trên bếp, sau đó cho 200gr đường, ½ nước cốt quả chanh cùng với 50ml nước lọc vào đun. Dùng đũa đảo đều cho đến khi nước đường tan hết và hơi keo lại thì cho toàn bộ phần mít đã chuẩn bị ở bước 2 vào.

– Hạ nhỏ lửa và tiếp tục sên cho đến khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián và ngấm vào mít thì tắt bếp.

– Xếp phần mít vừa sên ra vỉ rồi phơi ngoài trời nắng cho mít khô lại.

– Để cho mít nguội hoàn toàn thì cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản.

cach-lam-mut-mit-2.png

Sên mít trên bếp

Thành phẩm

Mít sấy giòn rim đường có màu sắc vô cùng đẹp mắt. Độ dẻo quánh của mít kết hợp với vị ngọt của đường tạo ra hương vị vô cùng tuyệt vời mà bất cứ ai cũng nên thưởng thức.

Thành phẩm mít rim đường

3. Hướng dẫn cách làm mứt mít dẻo

Nguyên liệu chuẩn bị

– 1Kg mít

– ½ Nước cốt quả chanh

– ¼ Muỗng cà phê muối

– 150gr đường trắng.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mít sau khi mua về, bạn gọt bỏ hết phần vỏ, chọn loại mít có múi dày để làm mứt ngon hơn.

– Về phần múi mít, bạn dùng dao bổ đôi theo chiều dọc và bỏ đi phần hạt mít, chỉ giữ lại phần thịt mít.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Cắt múi mít thành 4 miếng

Bước 2: Ướp mít với đường

– Chuẩn bị một chiếc chảo lớn, sau đó ướp 1kg mít đã sơ chế cùng với 150gr đường và nước cốt ½ quả chanh. Dùng đũa đảo đều để mít ngấm đường và ướp hỗn hợp trong khoảng 30 phút – 1 tiếng cho đến khi phần đường tan hết.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Ướp mít với đường

Bước 3: Sên mứt

– Làm nóng chảo vừa ướp mứt trên bếp ở lửa lớn. Khi nước đường sôi bạn hạ nhỏ lửa. Dùng đũa đảo đều tay cho phần mít chín đều.

– Sên liên tục cho đến khi đường keo lại và bám xung quanh múi mít.

Sên mứt mít với lửa nhỏ

Bước 4: Hong mít

– Xếp từng múi mít đã sên ra vỉ để mít ráo nước đường.

– Phơi mít ngoài trời nắng trong khoảng 3-5 tiếng để cho mít khô lại.

– Bảo quản mít trong hũ thủy tinh có nắp đậy và sử dụng dần.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Hong mít cho khô lại

Thành phẩm

Mứt mít có vị ngọt, thơm, màu vàng óng vô cùng đẹp mắt. Nhâm nhi mứt mít cùng với một tách trà nóng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn và người thân trong dịp Tết đang đến rất gần.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Thành phẩm mứt mít dẻo

4. Hướng dẫn cách làm mứt mít sấy khô giòn

Nguyên liệu chuẩn bị

– 500gr mít không hạt

– ½ nước cốt quả chanh

– 50gr đường trắng

– ¼ muỗng cà phê muối.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Nguyên liệu chuẩn bị

Các bước tiến hành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Các múi mít sau khi được được tách hết vỏ, bạn dùng dao bổ múi mít làm tư và bỏ đi phần hạt mít.

Bước 2: Ướp mít

– Ướp mít đã sơ chế cùng với 50gr đường, ½ nước cốt quả chanh và ¼ muỗng cà phê muối.

– Dùng đũa đảo đều và ướp mít trong khoảng 30-60 phút cho đến khi đường tan chảy hết.

cach-lam-mut-mit-2.png?

Ướp mít với đường

Bước 3: Sấy mít

– Xếp từng múi mít đã ướp lên vỉ và cho vào mít vào lò nướng. Sấy các múi mít ở nhiệt độ 50-60 độ C.

– Khi mít đã sấy giòn đều, bạn để cho nguội hẳn rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy bảo quản và sử dụng dần.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Sấy mít trong lò sấy

Thành phẩm

– Mứt mít sấy có vị giòn tan nhưng vẫn giữ được mùi thơm của mít. Với cách làm này, mít sẽ giòn tan ngay sau khi bạn đưa chúng vào miệng, kích thích vị giác vô cùng.

cach-lam-mut-mit-2.jpg

Thành phẩm mít sấy khô giòn

5. Mẹo tách múi mít đơn giản, ít dính nhựa

Nhựa luôn là nỗi ám ảnh của các chị em mỗi khi bổ mít. Để tách múi mít theo cách đơn giản nhất và hạn chế được nhựa dính tay, bạn có thể tham khảo các mẹo như sau:

– Bỏ dao vào ngăn đá tủ lạnh trước khi bổ mít. Nhiệt độ lạnh của dao sẽ làm cho phần nhựa dính vào dao dễ bong tróc.

– Trước khi bổ mít, bạn thoa một lớp dầu ăn vào lòng bàn tay để nhựa hạn chế dính vào tay.

– Sau khi bổ mít, bạn có thể thoa tay vào gạo bởi vì phần cám gạo sẽ giúp làm trôi đi lớp nhựa dính trên các ngón tay và lòng bàn tay.

– Sau khi bổ mít, nếu phần nhựa mít dính lên dao, bạn có thể dùng túi Nilon để loại bỏ những vết nhựa đó.

– Cuối cùng, bạn có thể dùng chanh để chà lên bề mặt dao hoặc lòng bàn tay để loại bỏ bớt phần nhựa mít.

6. Ăn mứt mít có béo không?

Mít là một loại hoa quả có vị ngọt đậm đà, mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt trong mít còn có rất nhiều các khoáng chất và Vitamin A,E tốt cho sức khỏe.

Ăn mít không chỉ giúp bạn duy trì nguồn năng lượng trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giảm chứng hen suyễn và nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc phòng tránh bệnh ung thư nhờ vào các thành phần như Saponins, Lignans, isoflavones.

Không thể phủ nhận được những công dụng tuyệt vời của mít đối với sức khỏe, thế nhưng việc ăn mít quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, gây nóng và dễ bị táo bón. Đặc biệt lượng đường trong mít sẽ không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ hoặc đang duy trì chế độ ăn kiêng.

Với 3 Cách làm mứt mít vô cùng đơn giản mà Unica chia sẻ trong bài viết, chúng tôi hy vọng bạn có thể bỏ túi những công thức siêu đơn giản để bắt tay làm mứt mít tại chính căn bếp của mình cho cả nhà cùng thưởng thức trong dịp Tết Nguyên Đán đang tới gần nhé.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công.

Tỏi đen có tác dụng gì? Cách làm tỏi đen tại nhà đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi đen có thể coi là một loại “thần được” với sức khỏe. Dù biết tỏi đen có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có cơ hội sử dụng hàng ngày bởi giá thành của nó khá đắt. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy thử ngay cách làm tỏi đen tại nhà vô cùng đơn giản nhưng chất lượng vẫn đảm bảo dưới đây nhé!

Lợi ích của tỏi đen với sức khỏe

Tỏi đen là gia vị phổ biến tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam, tỏi đen mới được biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây. Thực chất tỏi đen là một dạng tỏi được lên men từ tỏi tươi trong thời gian dài. Thành phẩm thu được sẽ là những tép tỏi có màu đen, vị hơi ngọt, không còn mùi hăng như tỏi tươi.

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Có tác dụng chống oxy hóa cực tốt, giúp cải thiện và làm chậm quá trình lão hóa da hiệu quả.
  • Giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giấc ngủ và cơ thể dồi dào năng lượng, chống mệt mỏi.
  • Giảm đau, phục hồi nhanh các tổn thương ở vùng cơ bắp do luyện tập, Đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giúp bảo vệ tốt tế bào gan, hạn chế hiệu quả tình trạng xơ gan, viêm gan,… do tiếp xúc với các chất độc hại, thực phẩm bẩn hay phơi nhiễm chất phóng xạ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, thích hợp cho người bị kiệt sức do ốm lâu ngày hoặc suy giảm miễn dịch do dùng nhiều hóa chất hoặc chiếu xạ trong quá trình điều trị.
  • Ức chế sự hình thành của một số tế bào ung thư như: Ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày,…
  • Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh theo mùa thường gặp như: Sốt, cảm cúm, ho khan, sổ mũi…
  • Có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm mỡ máu và duy trì ở mức ổn định. Đồng thời, giúp điều hòa đường huyết, thúc đẩy lưu thông máu, ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến mỡ máu cao như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Tỏi đen mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe

Cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà

Tỏi đen là loại gia vị quý chứa hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, nên thường có giá thành khá cao. Tự làm tỏi đen tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoảng chi phí lớn.

Tùy thuộc vào các dụng cụ nhà bếp có sẵn mà bạn có thể lựa chọn áp dụng cách làm tỏi đen theo các cách dưới đây nhé!

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

Với cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm: 1kg tỏi cô đơn, 1 lon bia, nồi cơm điện và giấy bạc. Đối với tỏi bạn nên chọn loại tỏi cô đơn 1 múi sẽ ít nước không bị ướt và khô ráo, tỏi không bị ẩm mốc và còn nguyên vỏ.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn cắt bỏ rễ, bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài củ tỏi và loại bỏ những củ tỏi hư hỏng ra. Sau đó đem rửa sạch tỏi với nước rồi phơi khô ngoài nắng cho thật ráo.
  • Bước 2: Bạn cho bia vào chậu và bỏ tỏi vào, ngâm trong vòng 10 – 15 phút để lên men vi sinh. Tỷ lệ ngâm được khuyến cáo là 1 kg tỏi với 1/3 – 1/2 lon bia. Sau khi ngâm xong, bạn cần để tỏi vào rổ để ráo bia một chút, lưu ý không rửa lại với nước nhé!
  • Bước 3: Bạn dùng giấy bạc bọc kín tỏi rồi cho vào nồi cơm điện. Lưu ý phải bọc thật kín bạn nhé, bởi nếu bị hở hay có lỗ sẽ khiến hơi nước tràn vào. Nếu bạn làm một số lượng tỏi nhiều thì hãy chia nhỏ nhiều phần bọc thành từng gói giấy bạc, có thể 1 gói khoảng 7 – 10 củ tỏi tươi. Như vậy sẽ giúp làm tăng tỷ lệ thành công, tỏi không bị ướt mà luôn khô ráo.
  • Bước 4: Bạn nhấn nút khởi động và cài đặt nồi ở chế độ “warm – hâm nóng” rồi ủ trong vòng 2 tuần. Trong suốt quá trình ủ tỏi, bạn lưu ý phải giữ nhiệt đều, không tự ý ngắt nguồn điện của nồi đột ngột. Trong trường hợp làm nhiều lớp tỏi, bạn hãy nhớ trở đều các mặt của giấy bạc vài ngày một lần để tỏa nhiệt đều. Tuy nhiên bạn cũng không mở nồi quá lâu để tránh làm mất nhiệt và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm nhé!
  • Bước 5: Sau khi ủ thành công, bạn nên cho toàn bộ tỏi đen vào trong hộp kín rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
cach-lam-toi-den-2.jpgDễ dàng áp dụng cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà

Làm tỏi đen bằng máy chuyên dụng

So với cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện thì sử dụng nồi chuyên dụng sẽ an toàn, hiệu quả cao hơn, thành phẩm sẽ thơm ngon đồng đều. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là khoảng 1 – 4kg tỏi tươi, không bóc vỏ. Với cách làm này, bạn có thể chọn loại tỏi nhiều nhánh hay 1 nhanh đều được.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn dùng giấy chùi sạch bụi bẩn trên bề mặt tỏi và loại bỏ những củ bị hỏng.
  • Bước 2: Bạn xếp đều tỏi vào khay rồi cho khay vào bên trong nồi của máy làm tỏi. Sau đó, bạn đậy nắp nồi, chọn chế độ làm tỏi (Garlic) và bấm nút khởi động (On/ Off hoặc Power). Lưu ý khi đậy, bạn phải chú ý nắp nồi và điểm tiếp xúc với lòng nồi phải được đậy kín, không có khoảng hở. Một số nồi ủ hiện đại hơn còn có chức năng chọn loại tỏi để làm như: Solo Garlic (tỏi một nhánh – tỏi cô đơn) hay Garlic (tỏi nhiều nhánh). Bạn có thể tùy chọn chức năng phù hợp nhé!
Nếu sử dụng máy làm tỏi đen chuyên dụng, thành phẩm sẽ đạt chất lượng hơn

Những điều cần lưu ý khi làm tỏi đen

Bạn nên lưu ý để tránh thất bại khi tự làm tỏi đen tại nhà:

  • Không nên thực hiện ngay quá trình lên men tỏi đen khi tỏi còn ẩm. Bạn cần chờ tỏi đã khô ráo hoàn toàn.
  • Bạn không nên sử dụng tỏi còn bẩn để làm tỏi đen. Điều này sẽ ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng của tỏi đen thành phẩm.
  • Sau khi bạn đã lên men hoàn tất tỏi đen, bạn có thể bảo quản tỏi đen trong hộp thủy tinh kín.

Như vậy, với hai cách làm tỏi đen trên đây, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tùy vào điều kiện và khả năng áp dụng mà bạn lựa chọn cách thức phù hợp nhé! Không chỉ dùng ăn trực tiếp mà tỏi đen còn có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng khác.

Tuy tỏi đen có nhiều tác dụng như vậy, nhưng vẫn chỉ là một loại thực phẩm bổ sung, với vai trò hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe. Vì thế, bạn cũng lưu ý không nên lạm dụng để tránh gây ra những tác dụng ngược nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Đi ăn bánh canh Hà Lan

Hà Lan, là địa danh của một vùng đất xinh đẹp, trù phú thuộc thị xã Buôn Hồ. Người dân sinh sống ở Hà Lan đa phần là người đến từ miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Cũng bởi thế mà ẩm thực xứ này rất độc đáo khi là sự pha quyện của ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực của miền Trung Bắc bộ.

Món bánh canh có nguồn gốc từ đây, do người dân ở đây nấu, nên cũng từ đó có tên bánh canh Hà Lan.

Bánh canh Hà Lan truyền thống với thịt bằm viên, gà xé sợi, trứng cút, và không thể thiếu hành tước sợiBánh canh Hà Lan truyền thống với thịt bằm viên, gà xé sợi, trứng cút, và không thể thiếu hành tước sợi

Đặc trưng của bánh canh Hà Lan là sợi bánh màu trắng đục, nhỏ. Được biết, gạo để xay bột làm bánh là loại gạo được trồng ở Tây Nguyên, bột sau khi xay thì được nhào kỹ lưỡng với một ít bột mì, làm sao để sợi bánh khi làm ra vừa đủ dẻo, đủ dai và cả đủ mềm.

Nếu như bạn đã từng ăn bánh canh của các nơi khác như bánh canh Trảng Bàng của người Tây Ninh hay bánh canh Nam Phổ của người Huế, bánh canh chả cá của Quy Nhơn, thì khi ăn bánh canh Hà Lan, bạn sẽ nhìn thấy ngay sự khác biệt đầu tiên từ sợi bánh. Kế đến là nước lèo. Nước lèo được hầm từ xương, nấu thật kỹ và mang vị ngọt thanh.

Mỗi khi khách đến ăn, chủ quán sẽ đem bánh luộc, một lượng vừa đủ. Bánh được múc vào tô, chan nước dùng và thịt băm viên. Bạn có thể ăn bánh canh truyền thống với xíu mại, trứng cút và gà xé sợi, hoặc ăn bánh canh giò heo hay sườn non.

Tô bánh canh vàng óng ánh, có thêm màu xanh của hành lá, ngò rí trông bắt mắt, hấp dẫn vô cùng.

Rau ăn kèm món này là rau cải xanh non và hành lá tước sợi.

Thêm ớt xắt, ớt bằm và tiêu vào, cho rau sống vào và thưởng thức. Hương vị đầu tiên bạn có thể cảm nhận là vị cay nồng của tiêu, ớt, mùi thơm của hành lá, vị cay nhẹ của rau cải non và vị ngọt thanh của nước dùng.

Nếu đi Đắk Lắk, từ trung tâm là TP Buôn Ma Thuột, bạn đi về hướng quốc lộ 14 đi Gia Lai, về thị xã Buôn Hồ, để thưởng thức bánh canh Hà Lan, quán nằm ở chân đèo Hà Lan.

Hoặc, bạn cũng có thể ăn món nay ở trung tâm TP Buôn Ma Thuột, rất nhiều quán bán, nhưng quán vẫn được người địa phương ăn nhiều nhất là quán tại số 126 Lê Hồng Phong.

Nếu ở TPHCM, bạn có thể thưởng thức bánh canh Hà Lan ở 157 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp. Đây là quán do người Đắk Lắk nấu bán, sợi bánh và một số nguyên liệu được chuyển từ Đắk Lắk xuống. Quán mở bán từ 7g – 21g, giá mỗi tô từ 35.000 – 45.000 đồng.

Thu Phong