5 Công Thức Nướng Sườn Bằng Nồi Chiên Không Dầu Ngon

Nướng sườn bằng nồi chiên không dầu không chỉ giúp giảm lượng dầu và calo của bữa ăn mà còn mang lại món sườn nướng với hương vị thơm ngon, đậm đà không kém cách nướng truyền thống. Trong bài viết này, SUNHOUSE sẽ giới thiệu đến bạn 5 công thức nướng sườn độc đáo bằng nồi chiên không dầu. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

5 cách nướng sườn bằng nồi chiên không dầu thơm ngon - mềm thịt

1. Sườn nướng mật ong bằng nồi chiên không dầu

Nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với mật ong có vị ngọt đặc trưng của mật ong, hoà quyện hoàn hảo cùng với vị đậm đà của sườn. Cách thức chế biến món ăn này cũng không quá phức tạp.

1.1. Bước 1: Chuẩn bị & Sơ chế nguyên liệu

Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Mật ong: 4 muỗng canh

  • Tỏi: 1 củ

  • Hành khô: 1 củ

  • Gia vị thông dụng: Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, dầu màu điều,…

  • Sườn: 500 grams (Nên chọn loại sườn thăn hoặc sườn non, phần nhiều thịt)

Lưu ý: Để mua được sườn tươi ngon, bạn nên đi chợ từ sáng sớm để lựa chọn. Nên chọn sườn có các đặc điểm sau:

  • Về màu sắc, nên chọn những miếng sườn có màu hồng nhạt, không quá sậm màu.

  • Về hình dáng, nên chọn loại sườn có xương nhỏ dẹt, có sụn, nhiều thịt nạc và ít mỡ. Tuy nhiên, cũng không nên chọn sườn có xương quá nhỏ vì có thể là sườn của những con heo chưa đủ lớn, khi ăn sẽ không ngon và không đảm bảo chất lượng.

  • Về kết cấu và mùi, khi ấn tay vào miếng sườn nên có độ đàn hồi cao, sườn không có mùi thiu, hôi.

Cách sơ chế nguyên liệu như sau:

  • Sườn sau khi mua về cần được rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt khúc dài khoảng 5cm.
  • Sau đó, chần sườn qua nước sôi và vớt ra để ráo. Tỏi và hành cần lột vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.

Nguyên liệu làm sườn nướng mật ong bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm sườn nướng mật ong bằng nồi chiên không dầu

1.2 Bước 2: Ướp sườn

Cho tỏi và hành đã băm nhỏ vào bát đựng sườn cùng:

  • 1 muỗng canh nước mắm

  • 1.5 muỗng canh hạt nêm
  • 3 muỗng canh mật ong

  • 1 muỗng canh bột ngọt

  • 1 muỗng nước cốt chanh

  • 1 muỗng dầu màu điều
  • 2 muỗng canh dầu ăn

Trộn đều hỗn hợp và để trong ít nhất 30 phút đển sườn ngấm gia vị.

Ướp sườn mật ong và để trong khoảng 30 phút

Ướp sườn nướng nồi chiên không dầu với mật ong và để trong khoảng 30 phút

Làm nóng nồi chiên không dầu trước trong 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C để không khí trong nồi được làm nóng và bao phủ đều, đảm bảo sườn khi nướng sẽ chín đều và nhanh hơn.

Người dùng cần làm nóng nồi chiên không dầu trước khi nướng sườn

Người dùng cần làm nóng nồi chiên không dầu trước khi nướng sườn

1.3 Bước 3: Lót giấy bạc vào nồi chiên không dầu

Lót một lớp giấy bạc vào trong lòng nồi chiên không dầu để mỡ của sườn không bị rớt trong thành nồi trong khi chế biến, đảm bảo giữ vệ sinh cho nồi chiên.

Bạn nên lót giấy bạc lên trên khay chiên, không phủ kín các mép của khay và lỗ thông hơi trong nồi để đảm bảo không khí vẫn có thể lưu thông giúp thức ăn chín đều.

Lót một lớp giấy bạc vào nồi chiên không dầu để đảm bảo vệ sinh

Lót một lớp giấy bạc vào nồi chiên không dầu để đảm bảo vệ sinh

1.4 Bước 4: Xếp sườn vào nồi chiên không dầu

Xếp sườn vào nồi chiên không dầu sao cho tối đa được diện tích nồi, các miếng sườn sát nhau nhưng không xếp chồng lên nhau. Bạn có thể quét thêm mật ong lên sườn khi lật mặt để món có màu sắc thêm hấp dẫn.

Xếp sườn với khoảng cách vừa phải để đảm bảo sườn chín đều

Xếp sườn với khoảng cách vừa phải để đảm bảo sườn chín đều

1.5 Bước 5: Thao tác với nồi chiên

  • Thao tác với nồi chiên không dầu có chế độ Nướng: Ấn nút nguồn trên nồi chiên không dầu để khởi động nồi, sau đó chọn chế độ Nướng trên nồi chiên. Người dùng tiến hành nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với mật ong ở nhiệt độ 200 độ C trong 6 – 7 phút, sau đó lật mặt sườn và tiếp tục nướng ở nhiệt độ tương tự trong 4 – 5 phút.

  • Thao tác với nồi chiên không dầu không chế độ Nướng: Bạn có thể chọn chế độ chiên khoai tây hoặc không chọn chế độ mà chỉ cần cài đặt nhiệt độ và thời gian như sau: Nướng sườn ở nhiệt độ, sau đó lật mặt sườn và tiếp tục nướng ở nhiệt độ 160 độ C trong thời gian tương tự (áp dụng cho cả nồi chiên không dầu có bảng điều khiển cơ và bảng điều khiển cảm ứng).

Người dùng có thể chọn chế độ chiên khoai tây nếu nồi chiên không có chế độ nướng

Người dùng có thể chọn chế độ chiên khoai tây nếu nồi chiên không có chế độ nướng

Thêm món ngon cho gia đình bạn bằng món Ba chỉ nướng giòn bằng nồi chiên không dầu thơm ngon như nhà hàng.

1.6. Mẹo ướp sườn nướng mật ong ngon như nhà hàng

Sau đây là một số mẹo nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với mật ong giúp món ăn thêm trọn vị:

  • Ướp lượng mật ong vừa đủ: Cho mật ong với lượng vừa phải, chỉ khoảng 4 muỗng canh, nếu cho quá nhiều dễ gây cháy khét hoặc sườn ngọt quá mức.

  • Sử dụng mật ong mật nguyên chất để đảm bảo chất lượng món ăn: Mật ong được sử dụng nên có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên mật ong nguyên chất (loại có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có mùi thơm, không đặc quánh).

  • Xoa bóp sườn đều tay để mật ong thấm đều: Trộn hỗn hợp đều tay để đảm bảo sườn ngấm đều gia vị, tránh bị chỗ mặn chỗ nhạt.

Mật ong nguyên chất sẽ tạo nên một món sườn nướng mật ong chất lượng

Mật ong nguyên chất sẽ tạo nên một món sườn nướng mật ong chất lượng

Chỉ với 15 phút chuẩn bị và 30 phút chế biến, hãy tham khảo nay ngay công thức ướp gà bất bại và cách nướng gà mật ong bằng nồi chiên không dầu cùng SUNHOUSE nhé!

2. Sườn nướng ngũ vị bằng nồi chiên không dầu

Món sườn ngũ vị có màu vàng cánh gián, lớp vỏ hơi xém bên ngoài kết hợp với phần thịt ngọt mềm bên trong, quyện với vị của ngũ vị hương tạo nên một món ăn rất đưa cơm, đặc biệt phù hợp cho những ngày trời se lạnh.

2.1. Bước 1: Chuẩn bị & Sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu cần có để chế biến món sườn nướng bằng nồi chiên không dầu ngũ vị bao gồm:

  • Sườn: 500 grams (Nên chọn loại sườn thăn hoặc sườn non)

  • Tỏi: 1 củ

  • Hành khô: 1 củ

  • Dầu hào: 10ml

  • Ngũ vị hương: 2 muỗng cà phê

  • Sốt ướp thịt nướng: 1 gói

  • Gia vị thông dụng: Nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, dầu điều, sa tế,…

Nguyên liệu làm sườn nướng ngũ vị bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm sườn nướng nồi chiên không dầu ngũ vị

Người dùng sơ chế các nguyên liệu tương tự như khi nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với ong:

  • Tỏi, hành khô: Bóc vỏ rồi băm nhỏ và chắt lấy phần nước cốt.

  • Sườn: Rửa sạch nhiều lần với nước muối pha loãng và nước sạch, chặt thành khúc khoảng 5cm, chần qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

Sơ chế nguyên liệu làm món sườn nướng ngũ vị bằng nồi chiên không dầu

Sơ chế nguyên liệu làm món sườn nướng ngũ vị bằng nồi chiên không dầu

2.2. Bước 2: Ướp sườn

Trộn đều sườn đã làm sạch với hỗn hợp gồm:

  • Nước cốt của hành tỏi xay nhuyễn
  • 2 muỗng cà phê ngũ vị hương

  • 2/3 gói sốt ướp thịt nướng

  • 1 muỗng cà phê hạt nêm

  • 1 muỗng canh dầu ăn

  • 1 muỗng canh đường

  • Một ít hạt tiêu

Để hỗn hợp trong khoảng 15 – 20 phút (có thể để lâu hơn) trong ngăn mát tủ lạnh để sườn ngấm gia vị.

Ướp sườn với hỗn hợp ngũ vị hương trong vòng 15 - 20 phút

Ướp sườn nướng nồi chiên không dầu với hỗn hợp ngũ vị hương trong vòng 15 – 20 phút

Làm nóng trước nồi chiên không dầu với nhiệt độ 180 độ C trong 5 phút.

2.3 Bước 3: Lót giấy bạc vào nồi chiên không dầu

Lót giấy bạc vào giỏ của nồi chiên không dầu để khi sườn khi nướng không chảy mỡ xuống đáy nồi. Không lót kín hết cả nồi để đảm bảo không khí được lưu thông.

2.4 Bước 4: Xếp sườn vào nồi chiên không dầu

Xếp sườn sát nhau để tối đa không gian của giỏ đựng. Chú ý không xếp chồng các miếng sườn lên nhau, tránh tình trạng sườn chín không đều. Có thể quét thêm một lớp hỗn hợp gia vị đã ướp lên sườn trước khi nướng sườn bằng nồi chiên không dầu để món có màu sắc đẹp mắt hơn.

Xếp sườn đã ướp ngũ vị vào nồi chiên không dầu

Xếp sườn đã ướp ngũ vị vào nồi chiên không dầu

2.5 Bước 5 – Thao tác với nồi chiên không dầu có chế độ Nướng

Sau khi khởi động nồi, người dùng bấm vào chế độ Nướng trên nồi chiên không dầu và điều chỉnh nhiệt độ, thời gian (hoặc giữ nguyên theo đề xuất của chế độ Nướng).

Đối với nồi chiên không dầu SUNHOUSE được trang bị công nghệ Rapid Air và tính năng Shake (Tự động nhắc thời gian đảo lật thức ăn), sườn nướng sẽ đảm bảo chín đều từ trong ra ngoài một cách nhanh chóng.

Tính năng Shake (Tự động nhắc thời gian đảo lật thức ăn) được trang bị trên nồi chiên không dầu SUNHOUSE

Tính năng Shake (Tự động nhắc thời gian đảo lật thức ăn) được trang bị trên nồi chiên không dầu SUNHOUSE

2.6 Bước 6 – Nướng sườn bằng nồi chiên không dầu không chế độ Nướng

Với các loại nồi không có chế độ Nướng, hãy cài đặt nồi ở nhiệt độ 180 độ C với thời gian 15 phút (bằng bảng điều khiển cảm ứng hoặc các núm xoay). Sau lần nướng đầu tiên, lấy sườn ra để lật mặt (có thể quét thêm một lớp nước sốt) và nướng tiếp ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút.

Điều chỉnh núm xoay lên 180 độ C trong 15 phút, sau đó lật mặt sườn và nướng thêm 10 phút nữa

Điều chỉnh núm xoay lên 180 độ C trong 15 phút, sau đó lật mặt sườn và nướng thêm 10 phút nữa

2.7. Mẹo nướng sườn ngũ vị thơm ngon tại nhà

Để món sườn nướng bằng nồi chiên không dầu ngũ vị được thơm ngon nhất, bạn hãy chú ý một số mẹo sau:

  • Cân đối gia vị để món ăn hài hòa: Sườn ngũ vị là sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau, do đó người dùng cần dung hòa nguyên liệu, cho mỗi gia vị với định lượng vừa đủ, tránh quá tay sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

  • Chọn gói ngũ vị hương có thương hiệu – nguồn gốc xuất xứ: Gói ngũ vị hương là yếu tố quan trọng làm nên hương vị của món ăn này. Vì vậy, bạn nên chọn mua loại có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín.

  • Ướp sườn lâu hơn để sườn ngấm gia vị tốt nhất: Nếu có thời gian, bạn nên ướp sườn với hỗn hợp ngũ vị hương trong khoảng 3 – 4 tiếng hoặc ướp từ tối hôm trước, bọc màng thực phẩm và để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.

Ngũ vị hương là yếu tố quan trọng tạo nên hương vị của món ăn này

Ngũ vị hương là yếu tố quan trọng tạo nên hương vị của món ăn này

3. Sườn nướng sốt tiêu đen

Nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với sốt tiêu đen sẽ mang đến món ăn có độ mềm, béo vừa phải cùng mùi tiêu đen đầy kích thích. Bạn có thể rắc thêm một ít hành lá lên trên hoặc ăn kèm với dưa leo, củ cải ngâm,… cũng đặc biệt ngon.

3.1. Bước 1: Chuẩn bị & Sơ chế nguyên liệu

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Sườn: 500 grams (Nên chọn loại sườn thăn hoặc sườn non)

  • Mật ong: 2 muỗng canh

  • Tỏi: 1 củ

  • Tiêu xanh: Vài cọng

  • Tiêu đen: 20 grams

  • Gia vị thông dụng: Nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, nước tương,…

Nguyên liệu làm sườn nướng sốt tiêu đen bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm sườn nướng nồi chiên không dầu với sốt tiêu đen

Cách sơ chế nguyên liệu rất đơn giản:

  • Sườn rửa sạch, chặt khúc nhỏ (có độ dài khoảng 5cm). Bạn có thể ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút hoặc chần qua sườn với nước sôi để loại bỏ mùi hôi của thịt (nếu có) sau đó rửa lại và vớt ra bát tô, để ráo.

  • Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

  • Tiêu xanh rửa sạch, để ráo, có thể đập dập, giã nhỏ hoặc xay ra để tăng thêm hương vị.

Sơ chế các nguyên liệu làm sườn nướng sốt tiêu đen

Sơ chế các nguyên liệu làm sườn nướng sốt tiêu đen

3.2. Bước 2: Ướp sườn

Cho vào tô đựng sườn

  • Tỏi đã băm nhỏ
  • 2 muỗng canh mật ong

  • 2 muỗng canh dầu hào, hạt nêm, tiêu đen và tiêu xanh (nêm theo khẩu vị)

  • Nửa muỗng cà phê dầu ăn

Trộn đều và để hỗn hợp từ 30 phút đến hơn 1 tiếng cho ngấm gia vị. Thời gian ướp càng lâu thì món sườn càng ngon.

Ướp sườn với hỗn hợp trong 30 phút đến 1 tiếng

Ướp sườn nướng nồi chiên không dầu với hỗn hợp trong 30 phút đến 1 tiếng

Làm nóng nồi chiên không dầu trong 5 phút ở 180 độ C.

3.3 Bước 3: Lót giấy bạc vào nồi chiên không dầu

Lót giấy bạc vào trong lòng nồi chiên không dầu để mỡ từ sườn không bị chảy xuống đáy nồi, giữ vệ sinh cho nồi chiên.

3.4 Bước 4: Xếp sườn vào nồi chiên không dầu

Xếp sườn vào nồi chiên với khoảng cách vừa phải, không quá thưa vì sẽ gây lãng phí diện tích nồi nhưng cũng không xếp sườn quá sát nhau, tránh làm sườn chín không đều.

3.5 Bước 5: Thao tác với nồi chiên không dầu có chế độ Nướng

Sau khi khởi động nồi chiên không dầu, hãy chọn chế độ Nướng. Người dùng có thể giữ nhiệt độ và thời gian mặc định của chế độ này hoặc tiến hành điều chỉnh nhiệt độ và thời gian như sau: Lần nướng 1 để 180 độ C trong 10 phút, lần nướng 2 để 160 độ C trong 15 phút.

Người dùng có thể giữ nhiệt độ và thời gian mặc định của chế độ Nướng hoặc tùy chỉnh nhiệt độ và thời gian

Người dùng có thể giữ nhiệt độ và thời gian mặc định của chế độ Nướng hoặc tùy chỉnh nhiệt độ và thời gian

3.6 Bước 6: Thao tác với nồi chiên không dầu không chế độ Nướng

Nếu nồi không có chế độ nướng, bạn chỉ cần ấn nút nguồn và tiến hành điều chỉnh nhiệt độ và thời gian từ bảng điều khiển cơ hoặc bảng điều khiển cảm ứng như sau: Để nồi ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút, sau đó lật mặt sườn và nướng tiếp ở nhiệt độ 160 độ C trong 15 phút.

3.7. Cách nướng sườn sốt tiêu đen thơm ngon tại nhà

Khi nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với sốt tiêu đen, người dùng cần chú ý:

  • Chọn sốt tiêu đen chất lượng: Sốt tiêu đen chất lượng sẽ có màu đen sẫm, mùi thơm nồng của tiêu đen và vị cay nhẹ. Bạn nên chọn mua sốt tiêu đen ở những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.

  • Gia giảm lượng sốt tùy theo nhu cầu của gia đình: Không phải ai cũng ưa chuộng vị cay của hạt tiêu nên tùy theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình mà bạn có thể điều chỉnh lượng tiêu sao cho phù hợp.

  • Kết hợp với rau sống: Để bữa ăn trở nên cân đối hơn, bạn có thể kết hợp sườn nướng sốt tiêu đen với rau sống như xà lách hoặc dưa chuột.

Món sườn nướng sốt tiêu đen rất phù hợp để ăn cùng rau sống

Món sườn nướng sốt tiêu đen rất phù hợp để ăn cùng rau sống

Ngoài ra, những người nội trợ có thể “trổ tài” chế biến thịt bò nướng nồi chiên không dầu vừa đơn giản vừa mang lại những bữa ăn thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng phù hợp cho những bữa tiệc nướng ấm áp cùng gia đình và bạn bè.

4. Sườn nướng sa tế

Món sườn nướng bằng nồi chiên không dầu với sa tế có màu vàng óng đẹp mắt, hương vị cay cay, thơm nồng, là món ăn hoàn hảo để kết hợp với cơm nóng vào những ngày mưa.

4.1. Bước 1: Chuẩn bị & Sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với sa tế bao gồm:

  • Sườn: 500 grams (Nên chọn loại sườn thăn hoặc sườn non)

  • Tỏi: 1 củ

  • Ớt: 1 quả

  • Mè trắng: 1 muỗng cà phê

  • Sa tế tôm: 1 muỗng cà phê

  • Sa tế ớt khô: 1 muỗng cà phê

  • Dầu hào: 2 muỗng cà phê

  • Gia vị thông dụng: Nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn,…

Nguyên liệu làm sườn nướng sa tế bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm sườn nướng nồi chiên không dầu với sa tế

Để sơ chế các nguyên liệu trên, người dùng thực hiện như sau:

  • Ngâm sườn với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút hoặc bóp sườn với rượu/giấm gạo rồi rửa sạch, chặt khúc nhỏ (có độ dài khoảng 5cm). Tiếp theo, trụng sơ sườn trong nước sôi khoảng 3 phút rồi vớt ra bát tô và để ráo.

  • Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

  • Ớt rửa sạch, giã nhỏ.

4.2. Bước 2: Ướp sườn

Cho vào tô:

  • Tỏi, ớt vừa băm nhỏ
  • 1 muỗng cà phê sa tế ớt khô
  • 1 muỗng cà phê sa tế tôm
  • 2 muỗng cà phê dầu hào
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1/2 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1/2 muỗng canh dầu ăn

Trộn đều hỗn hợp này với sườn và để ướp trong khoảng 30 phút – 1 tiếng.

Ướp sườn với hỗn hợp sa tế trong khoảng 30 phút đến hơn 1 tiếng

Ướp sườn nướng nồi chiên không dầu với hỗn hợp sa tế trong khoảng 30 phút đến hơn 1 tiếng

Nồi chiên không dầu làm nóng ở nhiệt độ 180 độ trong 5 phút.

Làm nóng nồi chiên không dầu trong trong 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C

Làm nóng nồi chiên không dầu trong trong 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C

4.3 Bước 3: Lót giấy bạc vào nồi chiên không dầu

Lót giấy bạc vào trong lòng nồi chiên không dầu, không phủ lên các mép của khay và lỗ thông hơi.

4.4 Bước 4: Xếp sườn vào nồi chiên không dầu

Dàn đều sườn vào nồi chiên không dầu, không xếp sườn chồng lên nhau để đảm bảo sườn chín đều. Có thể rắc mè trắng lên trên sườn để thành phẩm được đẹp mắt hơn.

Không xếp sườn chồng lên nhau để đảm bảo sườn chín đều

Không xếp sườn chồng lên nhau để đảm bảo sườn chín đều

4.5 Bước 5: Thao tác với nồi chiên không dầu có chế độ Nướng

Chọn chế độ Nướng trên nồi chiên không dầu, sau đó điều chỉnh nhiệt độ ở mức 180 độ C trong vòng 15 phút.

4.6 Bước 6: Nướng sườn bằng nồi chiên không dầu không chế độ Nướng

Người dùng tiến hành nướng sườn ở nhiệt độ 160 độ C trong 15 phút. Sau đó lấy sườn ra, trở mặt và nướng thêm 15 phút nữa ở cùng nhiệt độ cho các mặt được vàng đều. Mức nhiệt và thời gian nướng trên nồi chiên không dầu có bảng điều khiển cơ và cảm ứng đều như nhau.

4.7. Mẹo sườn nướng sa tế thơm ngon, ăn là mê!

Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với sa tế dễ dàng hơn:

  • Có thể mua sẵn sa tế ngoài hàng để tiết kiệm thời gian: Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị, việc mua sa tế có sẵn ở các cửa hàng là một phương án phù hợp. Tuy nhiên, lưu ý nên mua sa tế ở các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng của món ăn.

  • Ưu tiên dùng sườn que để nướng với sate: Loại sườn que sẽ khiến mỗi miếng sườn có độ dài và diện tích tiếp xúc với sa tế đồng đều, đảm bảo hương vị sa tế thấm đều vào từng miếng thịt. Đối với những người yêu thích hương vị đặc trưng của sa tế thì đây chính là lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là gợi ý và còn tùy thuộc vào khẩu vị riêng của mỗi người.

  • Gia giảm lượng sa tế phù hợp với thành viên gia đình: Vị sa tế khá cay nồng nên nếu gia đình bạn có trẻ em hoặc những người không thích ăn cay, hãy điều chỉnh lượng sa tế sử dụng để ướp sườn. Bạn có thể giảm bớt hoặc thậm chí là không sử dụng sa tế nếu cần thiết. Ngược lại, nếu các thành viên trong gia đình đều thích ăn cay, bạn có thể tăng lượng sa tế theo sở thích.

Người dùng có thể gia giảm lượng sa tế để điều chỉnh vị cay của món sườn nướng sa tế bằng nồi chiên không dầu

Người dùng có thể gia giảm lượng sa tế để điều chỉnh vị cay của món sườn nướng sa tế bằng nồi chiên không dầu

Mời bạn tham khảo thêm bài viết về cách làm gà nướng bằng nồi chiên không dầu để tìm hiểu thêm nhiều công thức chế biến gà không dầu mỡ, ít calo mà vẫn ngon miệng cùng SUNHOUSE nhé!

5. Sườn nướng coca bằng nồi chiên không dầu

Món sườn nướng bằng nồi chiên không dầu với Coca có màu nâu sẫm bắt mắt, miếng sườn mềm, đậm vị, thoang thoảng chút hương thơm đặc trưng của coca.

5.1. Bước 1: Chuẩn bị & Sơ chế nguyên liệu

Để nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với coca, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Sườn: 500 grams (Nên chọn loại sườn thăn hoặc sườn non)

  • Coca: 1 lon 160ml

  • Mật ong: 1 muỗng canh

  • Tỏi: 1 củ

  • Hành tím: 2 củ

  • Gia vị thông dụng: Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, dầu mè, dầu hào, nước tương,…

Nguyên liệu làm sườn nướng coca bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm sườn nướng nồi chiên không dầu với coca

Các bước sơ chế nguyên liệu khi nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với coca như sau:

  • Sườn rửa sạch với nước muối loãng và rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, chặt thành khúc dài khoảng 3 – 5cm. Chần qua sườn với nước sôi trong khoảng 2 – 3 phút sau đó rửa lại và vớt ra bát tô, để ráo.

  • Tỏi và hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

5.2. Bước 2: Ướp sườn

Ngâm sườn với coca trong khoảng 20 phút sau đó vớt ra, để ráo (có thể thấm nước bằng giấy thấm dầu). Sau đó, cho sườn vào tô cùng:

  • Hành tỏi đã băm nhỏ
  • 1 muỗng canh nước mắm

  • 2 muỗng canh hạt nêm

  • 1 muỗng canh dầu ăn

  • 1 muỗng canh nước tương

Trộn đều và ướp hỗn hợp trong khoảng 30 phút – 2 tiếng.

Ngâm sườn với coca trong 20 phút

Ngâm sườn với coca trong 20 phút

Làm nóng nồi chiên không dầu trong 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

5.3 Bước 3: Lót giấy bạc vào nồi chiên không dầu

Lót một lớp giấy bạc vào trong lòng nồi chiên không dầu để ngăn mỡ chảy xuống nồi. Lưu ý, không lót giấy bạc lên thành nồi chiên và không bịt các lỗ thông hơi trong nồi.

5.4 Bước 4: Xếp sườn vào nồi chiên không dầu

Xếp sườn dàn đều trong lòng nồi, không xếp chồng lên nhau. Bạn có thể rắc một ít mè lên sườn cho món ăn thêm hấp dẫn.

5.5 Bước 5: Thao tác với nồi chiên không dầu có chế độ Nướng

Sau khi ấn nút nguồn để khởi động nồi chiên không dầu, bạn ấn vào chế độ Nướng. Tiếp theo, cài đặt nhiệt độ và thời gian lần lượt là 180 độ C và 15 phút.

Sau lần nướng đầu tiên, hãy lật sườn và nướng tiếp trong 10 phút ở nhiệt độ tương tự. Nếu thấy sườn chưa ngả màu nâu vàng, hãy nướng tiếp trong 5 phút nữa.

5.6 Bước 6: Thao tác với nồi chiên không dầu không chế độ Nướng:

Thực hiện cài đặt từ bảng điều khiển cảm ứng hoặc xoay núm vặn để điều chỉnh nhiệt độ nồi là 200 độ C với thời gian 10 phút. Sau khi lượt nướng thứ nhất hoàn thành, hãy lật mặt sườn và nướng tiếp ở nhiệt độ tương tự trong 10 phút.

Món sườn nướng coca bằng nồi chiên không dầu có màu nâu sẫm bắt mắt

Món sườn nướng coca bằng nồi chiên không dầu có màu nâu sẫm bắt mắt

5.7. Mẹo làm sườn nướng coca thơm ngon, độc lạ

Sau đây là một vài lưu ý mà bạn cần nhớ khi thực hiện nướng sườn bằng nồi chiên không dầu với coca:

  • Không lắc coca trước khi mở nắp chế biến: Nguyên nhân của hành động này là vì việc lắc coca sẽ làm tăng áp suất bên trong chai, tạo thành các bọt khí. Khi người dùng mở nắp, CO2 cùng với các bọt khí này sẽ phun trào ra ngoài.

  • Ưu tiên loại coca ít calo hoặc không đường: Các loại coca ít calo hoặc không đường sẽ giảm lượng đường không cần thiết, giúp món ăn lành mạnh hơn mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.

  • Nên ăn kèm với rau xanh để đảm bảo dinh dưỡng: Món sườn nướng coca nói riêng và các loại sườn nướng khác nói chung đều nên ăn kèm với rau xanh như xà lách, dưa chuột, rau mùi,… để giảm ngấy và cân bằng dinh dưỡng.

Với những hướng dẫn chi tiết trên, SUNHOUSE hy vọng bạn đã biết cách nướng sườn bằng nồi chiên không dầu phù hợp với sở thích và khẩu vị của gia đình. Để có món sườn thơm ngon chiêu đãi bạn bè và người thân, hãy tham khảo ngay các mẫu nồi chiên không dầu của SUNHOUSE bạn nhé! Với công nghệ Rapid Air hiện đại, món sườn nướng của bạn đảm bảo sẽ có độ mềm hoàn hảo cùng hương vị khó quên.

Cách Làm Bánh Mì Nướng Muối Ớt Đơn Giản Nhưng Ngon Khó Cưỡng

Bánh mì nướng muối ớt từ lâu đã không còn xa lạ với các tín đồ ăn vặt. Không chỉ “gây sốt” với hương vị đặc trưng, mới lạ, món ăn này lại còn rất dễ thực hiện để thưởng thức ngay tại nhà chỉ với một ít thời gian. Ngay sau đây, học làm bánh CET sẽ giới thiệu cho bạn cách làm bánh mì nướng muối ớt đơn giản để trổ tài cùng bạn bè và người thân nhé!

Món ăn vặt đình đám đến từ miền Tây

Bánh mì muối ớt là món bánh dân dã có nguồn gốc từ Châu Đốc, An Giang. Với hương vị độc đáo, mới lạ và giá thành rẻ, đây là món ăn vô cùng phổ biến và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Món ăn vặt có nguồn gốc từ miền Tây đã nhanh chóng nhập hội cùng bánh tráng trộn, xoài lắc,… và trở thành một trong những món ăn được “săn lùng” nhiều nhất trên “bản đồ ăn vặt” của hội sành ăn. Điểm nhấn của bánh mì nướng muối ớt chính là phần nước xốt. Tuy gọi là bánh mì nướng muối ớt nhưng thực chất, bánh mì được nướng với hỗn hợp ớt bột, tỏi, sa tế. Chất lượng của bánh phụ thuộc vào liều lượng gia vị trong xốt, sao cho không quá cay nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng vốn có. Thành phần nguyên liệu bên bên trên bánh mì cũng là một điểm hấp dẫn với xốt mayonnaise, ruốc xào, mỡ hành, tôm khô, chà bông, xúc xích hay tương ớt. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể làm món ăn này ngay tại nhà với công thức đơn giản được CET chia sẻ sau đây.

Cách Làm Bánh Mì Nướng Muối Ớt

Bánh mì muối ớt là món bánh dân dã có nguồn gốc từ Châu Đốc, An Giang. Nguồn: Internet

Cách làm bánh mì nướng muối ớt đơn giản

Nguyên liệu làm bánh mì nướng muối ớt

  • Bánh mì
  • Ớt bột
  • Sa tế
  • Chà bông
  • Tương ớt
  • Hành lá
  • Dầu ăn
  • Bơ thực vật
  • Tôm khô
  • Xúc xích
  • Phô mai
  • Sốt mayonnaise
  • Ruốc
  • Tương cà

nguyên liệu làm bánh mì nướng muối ớt

Với hương vị độc đáo, mới lạ và giá thành rẻ, đây là món ăn vô cùng phổ biến và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nguồn: Internet

Thực hiện bánh mì nướng muối ớt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành lá rửa sạch, đem thái sợi nhỏ, phi với dầu thực vật, rồi nhanh tay đổ ra tô sao cho hành vẫn giữ được màu xanh như ban đầu. Xúc xích cắt dài thành từng sợi khoảng 5cm.

Bước 2: Làm nước xốt

Đây là một những khâu quan trọng nhất trong cách làm bánh mì nướng muối ớt, là linh hồn tạo nên hương vị đặc trưng cho món bánh này.

Ngâm tôm khô vào nước, sau đó giã nhuyễn. Tỏi băm nhỏ, phi thơm và cho khoảng 30g bơ vào nồi đun chảy. Tiếp theo, bạn cho tôm vào xào chín, rồi cho tiếp tương ớt, sa tế và một chút nước lọc, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.

Bước 3: Làm mỡ hành

Hành lá cắt nhỏ, sau đó đun khoảng 70g bơ thực vật cho tan chảy rồi bỏ hành vào. Lưu ý tắt bếp nhanh khi hành vừa chín để không bị biến màu và ảnh hưởng đến mùi vị.

Bước 4: Nướng bánh mì

Để tạo độ giòn, bạn đừng quên cán mỏng bánh bằng cây cán bột hoặc kẹp inox. Lần lượt phết nước xốt vừa chế biến ở bước 3 lên hai mặt của bánh mì, sau đó nướng bánh trên bếp hoặc cho vào lò nướng, nhớ lật để bánh được giòn đều.

Bước 5: Hoàn thành

Cắt bánh thành từng miếng, rắc nước mỡ hành, ruốc và cho xúc xích, chà bông, tương ớt, tương cà cùng xốt mayonnaise lên trên.

hình ảnh bánh mì nướng muối ớt

Món ăn vặt có nguồn gốc từ miền Tây đã nhanh chóng trở thành một trong những món ăn được “săn lùng” nhiều nhất trên “bản đồ ăn vặt” của hội sành ăn. Nguồn: Internet

Chỉ với cách làm bánh mì nướng muối ớt hết sức đơn giản này, bạn đã có ngay món ăn vặt cực ngon để nhâm nhi ngay tại nhà. Sự biến tấu mới mẻ trên món bánh mì quen thuộc chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm ẩm thực ấn tượng và khó quên. Để có thể tự tay chế biến thêm nhiều món nướng hấp dẫn khác, đừng ngần ngại điền ngay vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được CET tư vấn về chương trình Kỹ thuật chế biến món ăn bạn nhé.

Chi tiết bài tư vấn

Đau dạ dày nên làm gì là câu hỏi của nhiều người bệnh. Có nhiều cách chữa đau dạ dày, trong đó bao gồm các biện pháp hỗ trợ tại nhà kết hợp chế độ ăn uống đúng cách. Tùy theo mức độ đau khác nhau mà người bệnh có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp.

Một số phương pháp giúp giảm tình trạng khó chịu do đau dạ dày

Để giảm bớt tình trạng đau bụng, khó chịu khi bị đau dạ dày, bệnh nhân có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Xoa bóp bụng

Xoa bóp bụng khi bị đau dạ dày là một phương pháp vật lý trị liệu mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Xoa bóp đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm các cơn co thắt dạ dày hiệu quả, cụ thể:

  • Bước 1: Xoa nóng 2 bàn tay, có thể dùng thêm vài giọt dầu nóng
  • Bước 2: Áp tay vào bụng, xoa từ trái sang phải và lên xuống

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý chỉ nên xoa bóp bụng sau ăn khoảng 1 giờ, tránh áp dụng cách này ngay sau khi ăn sẽ càng khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần chỉ nên giới hạn từ 10-15 phút là đủ.

Uống nhiều nước

Việc uống đủ nước là việc làm bắt buộc đối với những người có vấn đề về tiêu hóa. Thiếu nước khiến hoạt động tiêu hóa trở nên chậm hơn, kém hơn, làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng giúp người bệnh giảm triệu chứng ợ nóng.

Với người trưởng thành, lượng nước được khuyến nghị là khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Với trẻ nhỏ sẽ ít hơn, dao động từ 950ml tới 1,2 lít tùy theo độ tuổi.

dau-da-day-nen-lam-gi Uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đau dạ dày

Chườm ấm

Nếu người bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ, chườm ấm là một cách giúp giảm đau đơn giản và hiệu quả. Nhờ hơi ấm, các mạch máu tại vùng thượng vị bụng được thư giãn và giảm sự co bóp gây đau dạ dày, ngoài ra còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý nên chườm ấm bụng trong 10-20 phút, nhiệt độ nước dao động từ 50-60 độ C.

Hít thở đều

Trong trường hợp đau dạ dày do bị căng thẳng quá mức, hít thở là cách giúp tâm trạng bệnh nhân nhanh chóng ổn định và làm giảm cơn đau bụng. Điều này được giải thích là do khi hít thở sâu giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên. Do đó, bệnh nhân nên tập hít thở 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 3-5 nhịp.

Cố gắng ngồi nghỉ, không nằm

Nhiều người có thói quen nằm nghỉ khi xuất hiện các cơn đau dạ dày, tuy nhiên hành động này khiến axit trong dạ dày dễ di chuyển lên trên gây ra chứng ợ chua. Do đó, nếu đang đau bụng, bệnh nhân nên cố gắng ngồi nghỉ, không nằm hoặc đi ngủ trong ít nhất vài tiếng cho tới khi cơn đau dạ dày thuyên giảm.

Hạn chế thức ăn khó tiêu

Các thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, giàu tính axit, sản phẩm có thành phần lúa mì, thức ăn cay nóng,… sẽ khiến cho tình trạng đau dạ dày tiến triển xấu hơn. Do đó, để có thể giúp giảm triệu chứng đau dạ dày tại nhà, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm này.

Thay vào đó bệnh nhân nên ăn trái cây, rau củ tươi để góp phần làm giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày.

Dùng gừng

Người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng đau dạ dày tại nhà cấp tốc bằng gừng. Người bệnh có thể thêm gừng khi chế biến thức ăn hay dùng như một nguyên liệu uống trà. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng gừng ở liều lượng vừa phải, để tránh các phản ứng phụ như đầy hơi, ợ chua hoặc khó tiêu…

dau-da-day-nen-lam-gi Gừng có thể giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày

Dùng nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong là những chất chống viêm tự nhiên, do đó có thể giúp giảm viêm và giảm đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng nước ấm có hòa tan tinh bột nghệ cùng mật ong (tỷ lệ 100ml – 10g bột nghệ – 2 thìa mật ong), uống mỗi ngày 2-3 ly, trước bữa ăn. Trong vài tháng bệnh nhân sẽ dần cảm thấy cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Thực hiện chế độ ăn uống nhạt, dễ tiêu hóa

Để giúp thuyên giảm các vấn đề rối loạn dạ dày như đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, ốm nghén,… bệnh nhân có thể thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm nhạt (không chứa muối và gia vị), ít chất xơ, dễ tiêu hóa, như: cơm, chuối, táo, bánh mì nướng; ngoài ra còn có các thực phẩm bổ sung như khoai tây/ cà rốt luộc, bánh quy mặn giòn, thịt gà, sữa chua,…

Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý chỉ nên áp dụng chế độ ăn trên trong 1 – 2 ngày, sau đó lại trở về với chế độ ăn bình thường để tránh bị thiếu chất.

Chủ động thăm khám sớm để tìm nguyên nhân

Những cách chữa đau dạ dày ở trên thường chỉ có kết quả với những trường hợp tình trạng đau mức độ nhẹ và vừa. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và xử lý đúng cách, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm, ngay khi có thêm các triệu chứng như:

  • Cơn đau đột ngột, dữ dội
  • Đổ mồ hôi
  • Khó thở, tức ngực
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu nâu đen
  • Nôn ói, tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
  • Phân đen, có thể có dính máu
  • Khó đi tiêu, đi tiểu
  • Chán ăn hoặc sút cân nhiều
  • Vàng da

Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, mọi người dân đều nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.

dau-da-day-nen-lam-gi-3 Người bệnh đau dạ dày nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị kịp thời

Bị đau dạ dày nên thăm khám ở đâu?

Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:

  • Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh – hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
  • Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến từ Nhật Bản giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
  • Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
  • Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
  • Dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa và thực hiện các ca tiểu phẫu như nội soi cắt trĩ; cắt polyp dạ dày, đại tràng, trực tràng; lấy dị vật đường tiêu hóa hay những ca đại phẫu như khâu lỗ thủng dạ dày, ruột non; cắt ruột thừa, túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…
  • Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
  • Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo

Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:

  • BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • BVĐK Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng

Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Cách Làm Giò Thủ Dai Giòn Đậm Đà Ngày Tết

Mọi người vẫn thường nghĩ rằng làm giò thủ rất phức tạp, đó là vì họ chưa biết công thức dưới đây. Hãy thử ngay cách làm giò thủ đơn giản với hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự tay làm ở nhà nhé!

giỏ thủ

Giò thủ là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết (Ảnh: Internet)

Giò thủ là một món ăn thơm ngon kết hợp từ rất nhiều nguyên liệu với nhau tạo nên vị dai giòn và không bị ngán như các loại giò lụa khác. Trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món giò thủ. Những miếng giò béo ngậy, giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu, ăn kèm dưa chua… sẽ là món ngon giúp mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn trở nên hấp dẫn.

Nguyên liệu làm giò thủ

  • 500gr tai heo
  • 200gr mũi heo
  • 200gr thịt nạc giò heo
  • 80gr nấm mèo (mộc nhĩ)
  • 50gr nấm hương
  • 10gr hành tím bằm
  • 10gr tỏi băm
  • 10gr gừng băm
  • 5gr hạt nêm
  • 5gr muối
  • 8gr tiêu sọ
  • 6gr tiêu xay
  • 30gr đường
  • 15gr bột ngọt
  • 20ml nước mắm
  • 30ml dầu ăn

Các bước làm chả giò thủ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho vào 1 thìa đường, ½ thìa bột ngọt, vài lát gừng để khử mùi và hành tím để thịt heo thơm ngon hơn.

Cho tai heo, mũi heo, thịt heo vào nồi, trần khoảng 5 phút.

Sau khi thịt săn lại, vớt ra, ngâm vào nước đá.

Cắt lát mỏng mũi heo, thịt nạc và tai heo.

cắt lát mỏng thịt heo

Cắt lát mỏng tai heo, mũi heo và thịt nạc

Cho phần thịt đã cắt vào tô, ướp với 15gr đường, 15gr bột ngọt, 15gr hạt nêm, 10gr muối, tiêu xay và tiêu sọ.

Trộn đều hỗn hợp. Khi thịt thấm đều gia vị, cho vào tủ lạnh 30 phút.

Mộc nhĩ và nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước nóng 20 phút sau đó cắt mỏng 1cm để giữ được độ giòn của mộc nhĩ.

Bước 2: Xào thịt

Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng cho 10ml dầu cùng hành tím băm và tỏi băm. Khi hành tỏi vàng thơm, cho phần thịt vào, xào đều tay để tránh mỡ tiết ra và làm cháy thịt.

Khi thịt săn lại cho nấm hương và mộc nhĩ vào chung với hỗn hợp đang xào.

Cho 20ml nước mắm vào, xào thêm 3 phút cho đến khi nấm hương, mộc nhĩ và thịt thấm đều gia vị.

thêm nước mắm vào giò

Cho thêm nước mắm để giò thêm đậm đà

Bước 3: Ép thịt vào khuôn

Cho thịt vào trong khuôn làm giò thủ, nhấn nhẹ nắp khuôn xuống để thịt dính đều.

Lưu ý: Cho phần thịt vào khuôn và ép khi thịt vẫn còn ấm, không để thịt nguội mới ép vì khi thịt nguội mất sẽ không kết dính được với nhau.

Cho vào tủ lạnh, để qua 2 tiếng. Sau khi lấy ra, xắt miếng vừa ăn và thưởng thức

món giò thủ dai giòn

Món giò thủ dai giòn, béo ngậy

Bạn vẫn có cách làm giò thủ không cần khuôn. Nếu không có sẵn khuôn ép giò, bạn có thể dùng chai nhựa có đường kính phù hợp để gói và ép giò. Để thực hiện, bạn cắt bỏ đầu chai, rửa sạch. Lồng túi nilông hoặc lá chuối vào lòng chai, đổ thịt đã xào vào, dùng tay ấn cho thịt thật chắc, dùng vật nặng đè lên chai cho giò chắc hơn. Khi giò nguội, cất cây giò vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.

Một số mẹo khi gói giò thủ

  • Bạn có thể bảo quản giò thủ trong ngăn mát tủ lạnh tối đa khoảng 5 – 7 ngày. Khi thấy cây giò thủ có nhớt, bạn không nên dùng tiếp. Đây là dấu hiệu cảnh báo cây giò đã bị thiu.
  • Đặc trưng hương vị của ẩm thực miền Bắc là không nêm đường vào thức ăn. Do đó, nếu gói giò theo hương vị miền Bắc, bạn không nên nêm đường vào hỗn hợp thịt làm giò.
  • Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Do đó, để món giò thủ ngon có độ giòn vừa phải, bạn nên chọn tai heo cỡ vừa.

Yêu cầu thành phẩm

Miếng giò thủ ngon phải đạt được các yêu cầu như gia vị nêm vừa phải, miếng giò giòn, thơm và có đủ độ béo. Về màu sắc, giò có màu hơi hồng của phần lưỡi heo xen lẫn sọc trắng của sụn tai và màu nâu đen của nấm mèo nổi bật trên phần mỡ đông màu trắng ngà.

Với các bước hướng dẫn chi tiết, hy vọng bạn sẽ có thể tự làm món giò thủ này tại nhà. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các món ăn truyền thống khác hay ẩm thực Việt Nam, bạn hãy điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6148 hoặc 1800 2027 để được tư vấn chi tiết hơn về các lớp nấu món Việt của chúng tôi!

Hướng dẫn cách làm váy bằng ni lông tái chế bảo vệ môi trường

Chắc hẳn bạn đã từng tự hỏi về khả năng biến những chiếc túi ni lông thường thấy hàng ngày thành những thiết kế váy thời trang độc đáo và bắt mắt như thế nào, đúng không? Hãy cùng nhau khám phá bí quyết tạo ra những chiếc váy độc đáo, không chỉ thể hiện sự sáng tạo của bạn mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách làm váy bằng ni lông một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Cùng bắt đầu cuộc hành trình sáng tạo này thôi nào!

1. Váy Ni Lông Là Gì?

  • Váy ni lông là một loại trang phục thời trang thường được làm từ chất liệu lông nhân tạo hoặc tổng hợp, thường là lông giả mạo bằng các loại sợi nhân tạo như polyester hoặc acrylic. Váy ni lông thường có bề mặt mềm mịn giống lông thật và được thiết kế để tạo nên vẻ ngoại hình ấm áp và sang trọng.
  • Váy ni lông thường được sử dụng trong mùa đông hoặc trong các dịp thời tiết lạnh hơn để giữ ấm cho người mặc. Chúng có thể có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, từ các thiết kế cổ điển đến những phong cách thời trang hiện đại. Tuy váy ni lông không phải là lông thật, nhưng chúng có khả năng tạo nên vẻ ngoại hình giống lông thật mà không cần sử dụng các loại lông động vật. Điều này giúp giảm tác động đến môi trường và động vật, nếu bạn ưa chuộng việc sử dụng các sản phẩm thời trang không liên quan đến lông động vật.

cách làm váy bằng ni lông

2. Tác Dụng Việc Tái Chế Túi Ni Lông

Tái chế túi ni lông (túi nhựa) mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của việc tái chế túi ni lông:

  • Giảm ô nhiễm môi trường: Túi ni lông thường được làm từ nhựa dẻo, chủ yếu là polyethylene, một loại nguyên liệu khó phân hủy. Khi không được xử lý đúng cách, chúng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến động, thực vật và nguồn nước.
  • Tiết kiệm tài nguyên: Tái chế túi ni lông giúp giảm nhu cầu sản xuất nhựa mới. Việc này tiết kiệm tài nguyên dầu mỏ và nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất nhựa.
  • Giảm thải rác: Túi ni lông là một nguồn chính của rác thải nhựa trong môi trường. Tái chế giúp hạn chế sự tích tụ của túi ni lông trong các bãi rác và trong tự nhiên.
  • Giảm ảnh hưởng đến động vật: Những túi ni lông bị bỏ lạc có thể gây nguy hiểm cho động vật khi chúng bị ăn nhầm hoặc vướng vào cơ thể của họ. Tái chế giúp giảm nguy cơ này.
  • Tạo cơ hội việc làm: Quá trình tái chế tạo ra cơ hội việc làm trong ngành tái chế và xử lý chất thải.
  • Tạo ý thức môi trường: Việc tái chế túi ni lông có thể thúc đẩy ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường và khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
  • Giảm tiêu thụ năng lượng: Quá trình tái chế thường ít tốn năng lượng hơn so với sản xuất nguyên liệu mới.

cách làm váy bằng ni lông

Tóm lại, tái chế túi ni lông không chỉ giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đóng góp vào việc bảo vệ tài nguyên và tạo ra lợi ích cho cộng đồng.

3. Cách Làm Váy Bằng Ni Lông Cực Đơn Giản

Bước 1: Bạn Cần Chuẩn Bị Vật Liệu Cần Thiết

  • Túi ni lông cũ, sạch
  • Kéo
  • Kim khâu
  • Bàn ủi và bàn là

Bước 2: Tạo Mẫu Váy

Trước khi cắt và may, hãy tạo mẫu váy trên giấy để xác định kiểu dáng và kích thước bạn mong muốn. Việc này sẽ luôn giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn nguyên liệu.

Bước 3: Tiếp Tục Cắt Ni Lông Theo Kích Thước Váy

Sử dụng mẫu váy đã tạo, đặt lên túi ni lông và cắt theo kích thước mẫu. Đảm bảo bạn để lại lề cho phần nối lại sau này.

cách làm váy bằng ni lông

Bước 4: May Ni Lông Lại Với Nhau

Sử dụng kim khâu và chỉ, hãy may các mảnh ni lông lại với nhau theo mẫu váy. Đảm bảo may kỹ càng để váy không bị rách khi sử dụng.

Bước 5: Hoàn Thiện Váy

Sử dụng bàn ủi và bàn là để làm phẳng và hoàn thiện các chi tiết của váy.

4. Những Lưu Ý Cách Làm Váy Bằng Ni Lông Tái Chế

Tái chế túi ni lông để làm váy có thể là một cách thú vị để tạo ra trang phục thời trang bền vững và giảm lượng rác thải nhựa. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện quá trình này, cần tuân thủ một số lưu ý sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Chọn túi ni lông sạch và nguyên vẹn: Đảm bảo rằng túi ni lông bạn sử dụng là những chiếc túi đã qua sử dụng và không bị hỏng hoặc bẩn. Nếu có lỗ hoặc vết nứt, việc làm váy có thể trở nên khó khăn và không ổn định.
  • Rửa sạch túi trước khi sử dụng: Trước khi bắt đầu tái chế, hãy rửa sạch túi ni lông để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bất kỳ dấu vết nào. Điều này giúp đảm bảo trang phục hoàn thiện sạch sẽ và thẩm mỹ.
  • Cân nhắc thiết kế và kiểu dáng: Vì túi ni lông có đặc điểm khác biệt so với các vải thông thường, bạn nên xem xét thiết kế và kiểu dáng phù hợp để tận dụng tốt nhất khả năng của chúng. Ví dụ, thiết kế áo khoác hoặc váy với phần vá là một lựa chọn tốt, vì nó có thể giúp che đi các đường nối giữa các chiếc túi.
  • Sử dụng công cụ phù hợp: Khi may váy từ túi ni lông, cần sử dụng kim và chỉ phù hợp để xử lý loại vải này. Túi ni lông có thể dày và bền, vì vậy bạn cần sử dụng công cụ mạnh để đảm bảo quá trình may diễn ra suôn sẻ.
  • Chăm sóc và giặt váy: Khi đã hoàn thành váy từ túi ni lông, hãy tuân thủ hướng dẫn giặt và chăm sóc cụ thể để đảm bảo rằng váy vẫn giữ được hình dáng và màu sắc của nó.
  • Tích hợp với các vật liệu khác: Bạn cũng có thể kết hợp túi ni lông với các loại vải khác để tạo ra các chi tiết độc đáo trong thiết kế váy. Điều này có thể làm tăng tính sáng tạo và thêm phần thú vị cho trang phục của bạn.

Tóm lại, việc tái chế túi ni lông để làm váy là một cách tốt để thể hiện sự quan tâm đến môi trường và tạo ra trang phục độc đáo. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ quá trình và tuân thủ các lưu ý để đảm bảo kết quả tốt nhất.

5. Các Mẫu Váy Sáng Tạo Làm Bằng Ni Lông

  • Váy dáng xoè tối giản với màu sắc tươi sáng.
  • Váy dài phong cách retro từ nhiều miếng ni lông khác màu.

Kết Luận:

Không chỉ giúp bạn thể hiện sự sáng tạo và độc đáo trong thời trang, việc tự chế tạo váy từ ni lông còn là cách mang tính ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Từ những chiếc túi nhựa cũ, chúng ta có thể sáng tạo ra những tác phẩm thời trang độc đáo và thú vị. Hãy bắt đầu cuộc hành trình sáng tạo của bạn ngay hôm nay và đóng góp vào một tương lai bền vững hơn cho hành tinh chúng ta chia sẻ. Viễn Quang thu mua vải phế liệu chúc bạn thành công và vui vẻ trong việc chế tạo váy thời trang từ ni lông!

2 Cách làm khổ qua nhồi thịt ÍT ĐẮNG, KHÔNG VÀNG ai cũng ăn được

Cách làm khổ qua nhồi thịt giữ được màu xanh và không bị đắng có lẽ được nhiều người quan tâm bởi đây là món ngon mỗi ngày được hầu hết các gia đình Việt yêu thích. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm khổ qua nhồi thịt hấp, nấu canh và mẹo hay để giảm bớt vị đắng của khổ qua mà Team PasGo tổng hợp, mời bạn tham khảo nhé!

1. Cách làm CANH khổ qua nhồi thịt ngọt thanh đơn giản

Khổ qua dồn thịt hay mướp đắng nhồi thịt là món ăn ngon dễ làm không chỉ xuất hiện nhiều trong dịp lễ Tết mà còn vào những ngày thường nhật vì đây là một trong những món ngon mỗi ngày cho mâm cơm gia đình.

Cách làm khổ qua nhồi thịt nấu canh

Để làm canh khổ qua nhồi thịt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu làm canh khổ qua nhồi thịt

  • Thịt xay: 500gr
  • Khổ qua: 1kg
  • Mộc nhĩ (nấm mèo): 50gr
  • Hành lá: 50gr
  • Hành tím: 2 củ
  • Tỏi: nửa củ
  • Gia vị: Tiêu, bột ngọt, nước mắm, bột nêm, dầu ăn

Nguyên liệu nấu canh khổ qua nhồi thịt

Cách chọn mua khổ qua không bị đắng

  • Chọn những trái khổ qua trái trưởng thành không quá non cũng không quá già, có gai nở to, dáng ngắn bầu tròn.
  • Những trái khổ qua có màu xanh nhạt sẽ ít đắng hơn so với những trái sậm màu. Không nên chọn những trái ngả sang màu vàng hoặc đỏ vì chúng đã chín không còn độ giòn khi ăn.

Cách chọn mua khổ qua không bị đắng

Cách bước làm khổ qua nhồi thịt nấu canh đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Hành tím, tỏi lột vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở sau đó rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Khổ qua để nguyên trái sau đó rạch một đường giữa trái theo chiều dài, lấy hết phần ruột ra và rửa sạch để ráo nước.
  • Hành lá: Dùng phần củ hành băm nhuyễn, phần lá để nguyên.

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Trộn nhân thịt

Cho thịt xay vào tô cùng với hành tím, tỏi, mộc nhĩ, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê nước mắm vào, trộn đều gia vị với thịt.

Trộn nhân thịt

* Mẹo hay: Bạn càng trộn đều, nhồi đều tay thì phần thịt càng ngon.

Bước 3: Cách làm khổ qua nhồi thịt

  • Bắc một nồi nước, trụng sơ khổ qua, và lá hành vớt ra rồi để ráo.
  • Sau đó nhồi thật khéo léo và đầy vừa phải hỗn hợp thịt xay vào miệng trái khổ qua sao cho miệng trái không bị hở quá nhiều.
  • Dùng lá hành vừa trụng, cột ngang khổ qua để giữ hỗn hợp thịt không rơi ra khi nấu.

Khổ qua dồn thịt

Bước 4: Nấu canh

  • Cho khoảng 1.5 lít nước lọc vào nồi đun sôi cùng với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng canh nước mắm.
  • Sau khi nước sôi, bạn cho khổ qua vào nồi và nấu trong khoảng 20 phút. Sau 20 phút, dùng đũa nhỏ xuyên qua trái khổ qua và thấy chúng mềm là được. Cho thêm gia vị, ngò rí, tiêu vào tắt bếp.

Nấu canh mướp đắng nhồi thịt

Thành phẩm canh khổ qua nhồi thịt

Với cách nấu canh khổ nhồi thịt này đảm bảo vị đắng sẽ giảm đi rất nhiều, chỉ còn lại vị ngọt thanh rất dễ ăn nên ai cũng có thể ăn được.

Nước dùng đậm đà cùng nhân thịt dai ngon từ thịt lợn và mộc nhĩ, mướp đắng thì mềm thơm vị đắng vừa phải, ăn kèm cơm trắng thì ngon khó cưỡng. Món mướp đắng nhồi thịt này chấm cùng nước tương, nước mắm ớt là ngon nhất.

Thành phẩm canh khổ qua ngọt thơm, đắng vừa phải – món ăn ngon mỗi ngày của nhiều gia đình Việt

2. Cách làm khổ qua nhồi thịt HẤP không bị vàng

Cách nấu mướp đắng nhồi thịt hấp được nhiều chị em lựa chọn khi muốn đổi gió cho bữa cơm gia đình. Cùng Team PasGo tham khảo các bước thực hiện chi tiết nhé.

Cách nấu mướp đắng nhồi thịt hấp ngọt thanh không bị đắng

Nguyên liệu làm khổ qua nhồi thịt hấp

  • Khổ qua tươi: 3 trái
  • Tôm thẻ: 300gr
  • Thịt nạc heo xay: 400gr
  • Hành tím: 2-4 củ
  • Cà rốt: ½ củ
  • Hành lá: 50gr
  • Dầu mè
  • Các loại gia vị thông dụng

Nguyên liệu làm khổ qua nhồi thịt hấp đơn giản

Từng bước cách làm khổ qua nhồi thịt hấp

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Khổ qua rửa sạch cắt thành từng khoanh đều nhau, dày khoảng 2,5cm. Dùng đầu muỗng để lấy sạch phần ruột ra ngoài.

Dùng đầu muỗng lấy sạch ruột khổ qua

  • Bóc sạch vỏ tôm, dùng tăm lấy sạch chỉ lưng của tôm sau đó băm nhỏ.
  • Cà rốt gọt vỏ rửa sạch sau đó tỉa hoa. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím lột sạch vỏ, băm nhuyễn.

Bước 2: Làm nhân thịt nhồi khổ qua

Cho thịt nạc xay, phần tôm băm nhuyễn và 4 muỗng canh hành tím băm vào một cái tô trộn đều cùng các loại gia vị 1 muỗng cà phê bột bắp, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê dầu mè và ½ muỗng cà phê tiêu. Ướp hỗn hợp trong 15 phút.

Làm nhân thịt nhồi khổ qua

Bước 3: Cách làm khổ qua dồn thịt (nhồi thịt vào mướp đắng)

  • Dùng muỗng nhồi hỗn hợp thịt và tôm vào khổ qua. Để những bông hoa tỉa bằng cà rốt lên phần nhân nhồi cho món ăn thêm hấp dẫn và đẹp mắt.
  • Đun sôi 1 nồi nước sau đó hấp cách thủy khổ qua trong 20-25 phút đến khi khổ qua chín mềm.
  • Rắc thêm hành lá cắt nhỏ là món ăn đã sẵn sàng để thưởng thức rồi.

Hấp cách thuỷ 25 phút để khổ qua nhồi thịt chín đều

Thành phẩm cách làm khổ qua nhồi thịt hấp

Món khổ qua nhồi thịt hấp chín mềm, hòa quyện cùng vị đắng nhẹ đặc trưng của mướp đắng là vị đậm đà, ngọt thịt của phần nhân, ăn cùng cơm trắng nóng hổi, rưới thêm chút mắm ớt cay tê mằn mặn sẽ khiến các thành viên gia đình bạn “ mê như điếu đổ” cho mà xem.

Thành phẩm mướp đắng dồn thịt hấp

Tham khảo ngay cách nấu mướp đắng nhồi thịt hấp để bổ sung vào thực đơn món ngon mỗi ngày cho gia đình bạn nhé.

3. Cách nấu khổ qua nhồi thịt không đắng

Những mẹo hay giúp khử bớt vị đắng của khổ qua dưới đây sẽ giúp món khổ qua nhồi thịt của bạn được thơm ngon và tròn vị hơn.

  • Cạo bỏ thật sạch phần ruột trắng vì đây là bộ phận khiến khổ qua có vị đắng nhiều nhất.
  • Sau khi cắt khổ qua, bạn nên ngâm trong nước đá lạnh, đến khi đá tan hết thì vớt ra và sơ chế tiếp sẽ giúp khổ qua bớt đắng.
  • Trụng khổ qua trong nước sôi khoảng 80 độ C rồi mang đi rửa sạch lại qua nước lạnh cũng sẽ làm giảm vị đắng đáng kể.
  • Không dùng đường để nêm canh mướp đắng, vì sẽ khiến nước và phần khổ qua bị đắng hơn.
  • Cho ớt vào khi nấu canh khổ qua, vị cay sẽ át bớt vị đắng của khổ qua.

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt không bị đắng

4. Cách nấu khổ qua nhồi thịt giữ màu xanh

Cách làm khổ qua nhồi thịt không khó. Tuy nhiên, làm sao để giảm bớt vị đắng và giữ màu tươi xanh thì không hẳn ai cũng biết. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm bớt vị đắng của khổ qua mà bạn có thể tham khảo:

– Điều quan trọng khác là bạn nên lựa trái có màu xanh mướt đẹp mắt, không lựa quả quá già hoặc có hiện tượng chín. Bởi vì những trái này khi nấu lên sẽ nhanh chóng ngả màu vàng làm món ăn kém hấp dẫn.

– Trước khi nhồi nhân thịt vào khổ qua, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi sau đó thêm nửa thìa Baking soda vào, quấy đều. Tiếp theo, bạn cho khổ qua vào chần trong khoảng 1 – 2 phút sau đó vớt ra, ngâm khổ qua vào nước đá lạnh. Với bước này, khổ qua sẽ giữ được màu xanh và độ giòn sau khi nấu.

Cách làm khổ qua nhồi thịt không quá khó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cho bữa ăn gia đình hoặc mâm cơm ngày Tết. Với vị ngọt thanh cùng nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, món mướp đắng dồn thịt này là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn món ăn ngon mỗi ngày của bạn.Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp để làm ngay món ăn này cho gia đình mình ngay nào. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Đừng quên theo dõi blog PasGo và fanpage PasGo để cập nhật nhiều thông tin ẩm thực và ưu đãi hấp dẫn từ hàng nghìn nhà hàng đối tác của PasGo nhé!

Tải ngay PasGo – Ứng dụng đặt bàn ăn online nhanh chóng, tiện lợi với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn

Tải ứng dụng PasGo dành cho iOS tại đâyTải ứng dụng PasGo dành cho Android tại đây

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen

Vịt tiềm là một món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và có nhiều cách chế biến. Nhưng để chế biến vịt tiềm ngon thì cần chú ý khâu chọn vịt và khử hôi thịt vịt. Bếp Eva hướng dẫn cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà, vịt không bị hôi tanh, chín mềm và thơm.

1. Cách chọn và khử hôi vịt

– Chọn vịt nguyên con: Chọn mua con không quá già, không quá non. Con vịt mọc đủ lông, ức và phao câu đều trò. Chọn vịt có vùng da cổ và da bụng dày, cầm lên chắc tay. Hạn chế chọn vịt non, có lông măng khó làm. Vịt non có mỏ to và mềm, vịt già có mỏ nhỏ và cứng. Hậu môn của vịt không bị dính phân.

– Chọn vịt làm sẵn: Chọn những con có vùng da cổ, bụng dày, chắc tay, không có mùi hôi tanh khó chịu. Màu sắc tươi, da còn trơn nhờn, không có mùi lạ.

– Cách khử hôi tanh vịt:

Cách 1: Vịt mua về rửa với nước, sau đó dùng muối hạt, rượu trắng và gừng giã trộn đều rồi bóp xát khắp trong và ngoài con vịt. Bóp liên tục khoảng 5 phút thì rửa sạch. Tiếp tục bóp thêm 2 – 3 lần nữa, rửa sạch vịt là được.

Cách 2: Hòa muối và giấm ăn với nhau, sau đó bóp xát khắp trong và ngoài con vịt 5 phút. Rửa sạch rồi lại bóp xát thêm 2 – 3 lần nữa, rửa sạch là được.

Cách 3: Pha giấm với chanh tươi rồi bóp sát vịt như cách 1 và 2.

Lưu ý: Để làm vịt tiềm không bị hôi nên cắt bỏ phần phao câu của vịt, đầu nhọn của 2 cánh vịt trước khi khử hôi. Đây là 2 phần gây nên mùi hôi khi chế biến món vịt.

Sau khi đã làm sạch và khử hôi vịt, các bạn có thể làm món vịt tiềm theo các cách sau đây.

2. Vịt tiềm thuốc bắc

Nguyên liệu làm vịt tiềm

– 1 con vịt khoảng 1kg

– Thuốc bắc bao gồm: 100g hạt sen, 60g kim châm, 100g củ ma-rông, 250g củ năng, 100g táo đỏ khô, 60g bạch quả.

– 100g nấm đông cô

– 1 quả nước dừa tươi

– 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng

– 3 – 4 khúc mía

– Hạt nêm, mì chính, tiêu, muối

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 1

Cách nấu vịt tiềm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế Vịt

– Vịt nguyên con làm sạch và khử tanh như cách làm trên. Sau đó để ráo nước.

Bước 2: Sơ chế gia vị thuốc bắc

– Hạt sen bỏ tim, nếu là hạt sen khô thì ngâm 30 phút cho nở rồi rửa sạch. Cho hạt sen vào luộc với xíu muối cho chín mềm, vớt ra rửa sạch.

– Ma-rông rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm, sau đó vớt ra rửa sạch rồi thái hạt lựu.

– Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

– Táo đỏ ngâm nước cho nở, rửa sạch để ráo.

– Nấm kim bỏ nhụy rồi rửa sạch, bó thành từng bó nhỏ.

– Bạch quả rửa sạch để ráo nước.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác

– Hành tím băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

– Múa chè thành từng thanh mỏng dài.

– Nấm đông cô cắt bỏ chân, rửa sạch rồi bổ đôi hoặc bổ 4.

Bước 4: Nấu vịt tiềm thuốc bắc

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành tím vào phi thơm. Sau đó cho các nguyên liệu thuốc bắc, nấm đông cô vào xào, nêm vào 1 thìa cafe hạt nêm, 1 xíu muối đảo đều khoảng 2 – 3 phút.

– Nhồi phần thuốc bắc, nấm vừa xào vào trong bụng con vịt, dùng tăm ghim chặt bụng vịt lại.

– Bắc nồi lên bếp, đổ ngập dầu, đun nóng già rồi cho vịt vào chiên vàng da. Sau đó vớt ra.

– Xếp mía xuống đáy nồi đất hoặc 1 nồi đáy dày, sau đó cho vịt vào, phần thuốc bắc còn thừa để xung quanh. Sau đó cho nước 1 quả dừa vào, thêm một ít nước lọc cho xâm xấp mặt vịt rồi bắc bếp hầm.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 2

– Vịt tiềm thuốc bắc hầm khoảng 1 giờ hoặc hơn là được. Nếu có nồi áp suất thì sẽ om nhanh hơn.

Hoàn thành

Vịt tiềm thuốc bắc hầm xong múc ra, thêm ít tiêu hay ít rau ngò trang trí bên trên. Thịt vịt chín mềm, các gia vị thuốc bắc mềm nhừ, ngấm đủ vào vịt rất thơm ngon.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 3

Vịt tiềm thuốc bắc nguyên con thơm ngon

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 4

Màu sắc bắt mắt, thơm ngon

3. Vịt tiềm nước dừa

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 1 con vịt xiêm

– Nước cốt 1 quả dừa

– Sả, tỏi, ớt, hành tím, hành lá băm, gừng đập dập

– Rau răm

– Gia vị: Hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu, muối, dầu ăn

Cách làm vịt tiềm nước dừa

Bước 1: Vịt làm sạch như cách làm trên. Sau đó chặt vịt thành từng khúc to.

Bước 2: Cho vịt vào 1 tô, thêm vào 3 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe muối, 2 thìa cafe đường, 1 xíu tiêu, vài lát gừng đập dập rồi trộn đều để ướp 15 phút.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 5

Ướp vịt

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun nóng rồi cho sả, tỏi, ớt, hành tím băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt vịt đã ướp vào xào cùng, xào với lửa lớn, đảo đều tay cho đến khi thịt vịt săn lại thì cho nước cốt dừa vào. Nước cốt dừa đổ xâm xấp mặt thịt vịt, đậy vung lại và hầm khoảng 20 – 30 phút cho đến khi thịt vịt chín mềm, nước hầm cạn bớt. Thêm ít hành lá, rau răm lên trên và tắt bếp.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 6

Hoàn thành

Vịt tiềm nước dừa chín mềm, ngọt thịt và rất thơm. Món vịt tiềm nước dừa ăn cùng với cơm trắng rất hấp dẫn.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 7

Vịt tiềm nước dừa nếu thích vị chua chua có thể thêm sấu vào hầm cùng rất ngon

4. Vịt tiềm ngũ quả

Nguyên liệu:

– 1 con vịt

– 200g thịt nạc băm

– 1 nhánh gừng

– 2 củ cà rốt

– 2 củ hành khô

– 50g hạt sen

– 100g củ năng

– 1 củ hành tây

– 60g nấm đông cô

– 2 gói nấm kim châm

– 50g nấm rơm

– 1 quả dừa tươi

– Hạt tiêu, mì chính, đường, muối

Cách làm vịt tiềm ngũ quả

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Vịt rửa sạch như cách làm trên.

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ 1 nửa.

– Hạt sen bỏ tim rồi rửa sạch, luộc chín.

– Hành tím băm nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ

– Nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm bỏ rễ, gốc, rửa sạch. Nấm đông cô bổ đôi.

– Củ năng, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bổ miếng vừa ăn.

Bước 2: Ướp vịt

Cho vịt vào 1 tô, thêm vào 1 thìa cafe hạt tiêu, 2 thìa cafe muối, 1 nửa hành tím băm và gừng băm rồi chà xát khắp mình con vịt, ướp 20 phút cho ngấm.

Bước 3: Trộn hỗn hợp thịt, ngũ quả

– Cho thịt nạc băm vào tô, thêm vào củ năng, hành tây, nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm, hạt sen, cà rốt, nêm vào 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe mì chính, 1/2 thìa cafe hạt tiêu, hành tím, gừng rồi trộn thật đều.

Bước 4: Hầm vịt

– Nhồi hỗn hợp thịt, nấm, củ quả vừa trộn xong vào bụng con vịt, dùng tăm ghim chặt bụng lại rồi cho vào nồi. Đổ nước dừa vào, thêm nước lọc để xâm xấp mặt vịt. Bật bếp hầm vịt.

– Vịt hầm ngũ quả khoảng 1 tiếng là chín mềm nhừ.

Hoàn thành

Vịt tiềm ngũ quả chín mềm nhừ, nước cốt tiết ra ngọt, thịt vịt ngọt, mềm, đậm đà và có độ thanh mát.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 9

Phần hạt sen sau khi tiềm xong chín bở

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 10

Vịt tiềm ngũ quả màu sắc đẹp mắt và thơm ngon

5. Vịt tiềm ớt hiểm

Nguyên liệu:

– 1/4 con vịt

– 1 củ cà rốt

– 5 cái nấm đông cô

– Hành tím, ớt hiểm, ngò

– Hạt nêm, muối, dầu ăn, tiêu xay

Cách làm vịt tiềm ớt hiểm

Bước 1: Vịt làm sạch như cách làm trên. Sau đó chặt vịt thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn. Nấm đông cô bỏ gốc, rửa sạch bổ làm 4. Hành tím băm. Ớt hiểm bỏ núm rửa sạch. Ngò nhặt rửa sạch thái nhỏ.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 11

Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào rồi cho hành tím băm, ớt hiểm phi thơm. Sau đó cho thịt vịt vào xào, nêm vào 1 thìa cafe hạt nêm, 2 thìa cafe muối rồi đảo thật đều tay, xào cho vịt săn lại. Thịt vịt săn lại thì cho tiếp cà rốt, nấm đông cô vào xào, đảo đều tay khoảng 1 phút nữa thì cho nước vào nồi, nước xâm xấp thịt vịt. Hầm vịt nhỏ lửa 30 phút là được. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm ít rau mùi, tắt bếp.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 12

Hoàn thành

Vịt tiềm ớt hiểm chín thơm, vị cay cay rất hấp dẫn. Khi ăn thêm ít tiêu, rau ngò để trang trí.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 13

6. Mì vịt tiềm

Chuẩn bị:

– 1 cái đùi vịt

– 2 vắt mì tươi

– 1 thìa cafe tỏi băm, hành tím băm

– 5 cái hoa hồi, 5g quế, 5g trần bì

– 30g táo tàu, 50g bạch quả, 50g củ sen, 50g nấm hương

– 2l nước dùng xương heo

– Muối, hạt nêm, bột canh, đường, dầu mè, hắc xì dầu, nước tương

Cách nấu mì vịt tiềm

Bước 1: Đùi vịt góc tư rửa sạch như cách làm trên. Sau đó dùng mũi nhọn dao đâm đâm vào đùi vịt.

Bước 2: Cho 1 thìa cafe tỏi băm, 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe tiêu, 1 thìa canh hắc xì dầu, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu mè vào thịt vịt rồi bóp đều thịt vịt. Ướp 15 phút cho ngấm.

Bước 3: Sau khi thịt vịt ngấm thì bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn đun sôi rồi cho vịt vào chiên vàng đều. Vớt ra để ráo dầu.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 14

Bước 4: Cho hoa hồi, quê, trần bì vào chảo rang thơm. Bạch quả, táo tàu, củ sen, nấm hương rửa sạch.

Bước 5: Cho 2l nước dùng vào nồi, thêm vào 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh muối, 50g đường, 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh hắc xì dầu, hành tím băm và hoa hồi, quế, trần bì vừa rang vào. Nấu sôi với lửa nhỏ 15 phút.

Bước 6: Cho tiếp đùi gà, táo tàu, bạch quả, củ sen, nấm hương vào nồi nước dùng rồi tiếp tục hầm 1 – 2 tiếng là hoàn thành.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 15

Bước 7: Đun 1 nồi nước sôi, cho 2 thìa canh dầu ăn vào rồi cho mì tươi vào luộc 2 phút là được. Vớt mì ra để ráo.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 16

Hoàn thành

Xếp mì vào bát, cho đùi vịt lên, múc nước dùng cùng với táo tàu, bạch quả, củ sen, nấm hương lên. Thêm xíu tiêu xay, rau ngò hay ớt và thưởng thức mì vịt tiềm khi còn nóng.

5 cách nấu vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà ai cũng khen - 17

Mì vịt tiềm ăn cùng với cải chít trụng chín cũng rất ngon

Bánh Bao Chay

Cách làm bánh bao chay với hương vị thơm ngon và hấp dẫn sẽ đem đến cho bạn và gia đình bữa sáng hoặc bữa xế no bụng trong những ngày chay tịnh của tháng. Nguyên liệu và các bước làm bánh bao chay cực kỳ đơn giản, bạn có thể tự làm bánh tại nhà với hướng dẫn dưới đây.

bánh bao chay
Bánh bao chay vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Bánh bao chay có nhiều loại khác nhau, loại không nhân còn gọi là màn thầu, bánh hoàn toàn làm bằng bột, được ăn kèm với cháo đậu hoặc sữa đậu nành. Loại bánh có nhân khá đa dạng, tùy vào khẩu vị và sở thích của người ăn mà quyết định thành phần tạo nên nhân. Trong bài này, chúng ta sẽ học cách làm bánh bao chay nhân nấm cực kỳ hấp dẫn, thơm ngon.

Bánh bao chay là món bánh được rất nhiều người yêu thích. Bánh không chỉ được sử dụng trong những ngày ăn chay mà còn dùng trong những ngày thường bởi hương vị thơm ngon vốn có. Màu sắc bánh đơn giản, trắng ngà và có kích cỡ vừa tay người cầm. Cách làm bánh bao chay không hề phức tạp, nhưng bạn cần tuân thủ một số bước để bánh nở đẹp, đều và không có mùi khó chịu. Hãy cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) thực hiện theo công thức dưới đây để có những mẻ bánh thật ngon nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách làm bánh bao chay

Sơ chế nguyên liệu

Đun ấm nước lọc, khoảng 38 – 40 độ C. Thêm đường vào, quậy tan, tiếp đó là cho men. Để khoảng 10 phút để men hoạt động, bạn sẽ thấy nước hơi bị sủi bọt là men còn tốt và sử dụng được.

Làm vỏ bánh bao

nhào bột làm bánh bao chay
Công đoạn nhào bột trong công thức làm bánh bao chay

Làm nhân bánh bao chay

băm nhỏ mộc nhĩ
Băm nhỏ mộc nhĩ (Ảnh: Internet)

Vào bánh

Chia nhân thành nhiều phần nhỏ, vo viên lại. Tiếp theo, lấy phần bột vỏ bánh đã chuẩn bị ra, cho nhân vào giữa từng miếng bột rồi khéo léo gói lại sao cho vỏ bánh gói trọn phần nhân bên trong.

Hấp bánh và hoàn thiện thành phẩm

Xếp bánh vào xửng, mang đi hấp từ 20 – 30 phút là bánh chín. Lấy bánh ra khỏi xửng và thưởng thức khi còn nóng.

Yêu cầu thành phẩm

Một mẻ bánh bao chay ngon sẽ có vỏ bánh mềm xốp, trắng ngần cùng nhân bánh đậm đà, nóng hổi. Món bánh này là bữa sáng hoặc bữa xế tuyệt vời, cung cấp thêm năng lượng để bạn tiếp tục học tập và làm việc mỗi ngày.

bánh bao chay thơm ngon
Bánh bao chay thường được dùng vào bữa sáng hoặc bữa xế (Ảnh: Internet)

Bí quyết làm bánh bao chay ngon hết xảy

Công thức làm bánh bao chay đã có rồi nhưng để làm được một mẻ bánh thơm ngon đúng điệu bạn cần bỏ túi thêm một số bí quyết sau:

Cách ủ bột

Cách làm vỏ bánh bao ngon

Cách bảo quản bánh bao

Cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được khoảng 1 tuần. Nếu cho vào ngăn đá, bánh có thể để được đến 2 tuần.

Có nên dùng bột cái khi làm bánh bao?

Bột cái có vai trò giúp bột vỏ bánh lên men đều và nhanh hơn nhưng bạn cần cân chỉnh lượng bột cái thích hợp vì nếu cho quá nhiều sẽ khiến bột bị chua.

Cách làm bánh bao chay ngon thật đơn giản đúng không nào? Bạn hãy thưởng thức lớp vỏ bánh mềm, xốp với phần nhân bánh thơm lừng hương vị nấm ngay nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách làm bánh bao ngọt, cách làm bánh bao chay bằng bột mì, cách làm bánh bao chay sữa, cách làm bánh bao chay nhân đậu xanh… tại chuyên mục cách làm bánh bao để thay đổi khẩu vị của gia đình. Chúc các bạn thành công!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Cách Làm Sữa Hạt Sen Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Tại Nhà

Sữa hạt sen không đơn thuần là thức uống giải nhiệt mà có công dụng thanh lọc cơ thể, an thần, ngủ ngon. Nguyên liệu dễ kiếm và cách làm sữa hạt sen cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể bắt tay vào thực hiện ngay để thưởng thức và chiêu đãi người thân, bạn bè.

sữa hạt sen cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời

Sữa hạt sen là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Ảnh: Internet

Khi mùa sen đến, những thức quà hấp dẫn khác cũng đến kèm, đó là yến chưng hạt sen táo đỏ, chè long nhãn hạt sen, xôi hạt sen, sữa hạt sen… Chứa hàm lượng protein, chất béo, vitamin và khoáng chất phong phú, sữa hạt sen ngày càng được nhiều người lựa chọn để thay thế các loại sữa từ động vật, đặc biệt thích hợp cho những ai muốn ăn chay hoặc giảm cân.

Nguyên Liệu Làm Sữa Hạt Sen Tươi

Cách Làm Sữa Hạt Sen Tươi Bổ Dưỡng

Cách chế biến hạt sen

Hạt sen tươi nên mua loại vẫn còn cả vỏ ngoài để tránh bị ngâm nước sẽ ngon hơn. Bóc vỏ hạt sen lấy nhân, tách đôi hạt và lấy tim sen ra để khi nấu sữa không bị đắng. Phần tim sen bạn rửa sạch lại và rang hoặc phơi khô để pha trà uống rất tốt.

Đem hạt sen đi rửa sạch, để ráo

Tim sen có màu xanh lá

Tim sen có màu xanh lá và nằm ở giữa hạt sen. Ảnh: Internet

Bí quyết xay hạt sen không bị cặn

Cho hạt sen vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn với nước lọc. Nên chia làm 2 lần xay, mỗi lần xay với 400ml nước.

Xay hạt sen nhuyễn mịn

Xay hạt sen nhuyễn mịn. Ảnh: Internet

Lọc xác hạt sen

Hạt sen sau khi xay nhuyễn thì cho vào túi vải mỏng để lọc lấy nước. Tiếp đến, cho một ít nước vào phần bã sen còn lại, nhồi và vắt thật kiệt nước để lấy được tất cả tinh chất của hạt sen. Lượng nước sen thu được nên lọc qua rây 1 – 2 lần nữa cho thật sạch phần cặn.

Lọc hỗn hợp nhiều lần

Lọc hỗn hợp nhiều lần để thành phẩm được mịn hơn. Ảnh: Internet

Cách nấu sữa hạt sen ngon

Lá dứa rửa sạch, bó gọn lại rồi cho vào nồi nấu cùng với 1,5 lít nước lọc. Khi nước sôi thì cho đường phèn vào nấu tan.

Lá dứa giúp món sữa có mùi thơm

Lá dứa giúp món sữa có mùi thơm thoang thoảng. Ảnh: Internet

Cho nước sen vào một nồi khác, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ trong 15 phút. Trong quá trình nấu cần khuấy đều tay và liên tục để giúp sữa sen sánh mịn, không bị cháy khét. Khi nước sen sôi lăn tăn thì tắt bếp, cho sữa tươi và sữa đặc vào nồi, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.

Vớt bỏ lá dứa trong nồi nước đường rồi hòa chung sữa sen đã nấu vào, khuấy thật đều. Nếu thấy có bọt thì vớt ra để thành phẩm được mịn hơn.

Cách nấu sữa hạt sen thơm ngon

Cách nấu sữa hạt sen thơm ngon. Ảnh: Internet

Sữa hạt sen sau khi nấu xong nên uống lúc còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh tao, thơm mát. Nếu thích uống lạnh, bạn đợi sữa nguội rồi đem rót vào chai thủy tinh, đậy kín nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng là dùng được. Không nên cho đá sẽ làm loãng vị sữa.

Bí Quyết Làm Sữa Hạt Sen Thơm Ngon Hấp Dẫn

  • Chọn mua hạt sen vừa mới hái, vẫn còn trong đài sen thì khi nấu sữa sẽ có độ sánh và mùi thơm hấp dẫn.
  • Bạn có thể sử dụng hạt sen Huế hay Đồng Tháp đều được.
  • Trước khi nấu nước sen nên khuấy đều để phần tinh bột không bị lắng dưới đáy nồi.
  • Lượng sữa tươi, sữa đặc và đường có thể gia giảm tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều sữa đặc vì sẽ làm mùi hạt sen bị giảm đi.
  • Nếu sử dụng với mục đích giảm cân thì không cần cho đường.
  • Không nên nấu quá ít nước, sẽ làm món sữa trở nên đặc và khó uống.

Cách Bảo Quản Sữa Hạt Sen

Sữa hạt sen còn nóng không nên cho vào chai/lọ đóng nắp hay ủ trong hộp, vì sẽ làm sữa bí hơi, nhanh hỏng.

Nếu không sử dụng hết ngay, muốn bảo quản tủ lạnh thì bạn phải để sữa nguội hẳn mới cho vào.

Bảo quản sữa hạt sen tốt nhất là để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 3 độ C. Cách này có thể bảo quản sữa từ 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, sữa uống ngon nhất trong vòng 24 giờ, vì vậy bạn nên làm với một lượng đủ dùng trong ngày để luôn được thưởng thức món sữa tươi ngon.

Khi lấy sữa trong tủ lạnh rót ra ly uống, bạn không nên để chai sữa ở nhiệt độ bên ngoài quá lâu sẽ khiến sữa nhanh hỏng.

Các loại sữa hạt sau khi nấu có thể bị tách lớp, điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn yên tâm sử dụng. Chỉ cần lắc nhẹ trước khi uống là được. Ngoài ra bạn có thể hấp chín hạt sen trước rồi xay với nước nóng khoảng 80 độ C thì sữa sẽ không bị tách nước.

Nên đựng sữa trong chai/lọ thủy tinh chất lượng tốt để đảm bảo sức khỏe.

Nên sử dụng chai thủy tinh để đựng sữa

Nên sử dụng chai thủy tinh để đựng sữa. Ảnh: Internet

Sữa Hạt Sen Có Tác Dụng Gì?

Hạt sen tuy nhỏ nhưng lại chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Từ lâu, loại hạt này đã được dùng như một loại thuốc để chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh.

Các khoáng chất kẽm, sắt… trong hạt sen giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hình thành tế bào máu. Đồng thời, đem lại cho bạn làn da mịn màng, chống lão hóa.

100g hạt sen cung cấp cho cơ thể 350 calo, 18g protein, nhưng chỉ có khoảng 2,2g chất béo nên được xem thực phẩm ăn kiêng hàng đầu.

Đối với phụ nữ mang thai, sữa hạt sen là thức uống bổ dưỡng cho cả mẹ và bé. Hạt sen cung cấp lượng protein khá dồi dào giúp não và hệ thần kinh của thai nhi phát triển tốt. Uống sữa hạt sen là cách đơn giản giúp trị chứng mất ngủ cho các mẹ bầu, giúp các mẹ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Ngoài ra, sữa hạt sen còn có tác dụng thanh nhiệt và chống viêm.

Sữa Hạt Sen Có Tác Dụng Gì

Uống sữa hạt sen giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh: Internet

Không cần quá cầu kỳ nhưng bạn vẫn có một thức uống rất hấp dẫn, đặc biệt thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ và người lớn tuổi. Sữa hạt sen tự làm không có chất bảo quản nên sẽ an toàn và thơm ngon hơn hẳn. Hãy lưu lại cách làm sữa hạt sen trên đây và vào bếp thực hiện ngay. Chắc chắn mọi người sẽ xuýt xoa khen tài nội trợ của bạn đấy!

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm sữa hạt tại website của chúng tôi ngay nhé.

Bò cuốn nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu bạn biết không?

Cách làm bò cuốn nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề không bị ngấy do dầu mỡ. Bò nướng lá lốt là sự kết hợp độc đáo giữa thịt bò ngọt mềm được cuộn trong lớp lá lốt thơm nồng sẽ lôi cuốn mọi người ngay lập tức.

Tại sao phải dùng nồi chiên không dầu chứ không phải là chảo thường?

bo-cuon-nuong-la-lot-bang-noi-chien-khong-dau-ban-biet-khong
Ảnh: 2dep.vn

Nhược điểm của cách chế biến trên chảo dầu ăn

Lá lốt hút dầu nên món bò cuốn nướng lá lốt sẽ bị nhiều dầu cuốn theo. Gây ngấy, chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe.

Lá lốt khi mới cho vào rán rất dễ bị bắn, không ít chị em đã bị bỏng khi thực hiện món ăn này.

Dầu ăn sau khi chế biến món ăn này hầu như là đổ đi, rất lãng phí.

Thời gian rán lâu khiến chị em không còn kịp làm việc khác.

Với nồi chiên không dầu, món bò cuốn nướng lá lốt trở nên dễ thực hiện hơn và không bị ngấy. Bạn có thể khắc chế được hết các nhược điểm trên với nồi chiên không dầu. Biến món bò cuốn nướng lá lốt trở nên hết sức đơn giản và tiện lợi.

Chất dinh dưỡng của thịt bò

Thịt bò là cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Trong 100g thịt bò với 10% chất béo được xay rồi nướng có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Nước: 61%
  • Calo: 217
  • Chất béo: 11,8g
  • Protein: 26,1g

Ngoài ra, thịt bò còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất như: Vitamin B12, kẽm, selen, sắt, niacin ( vitamin B3), vitamin B6, photpho, creatine, taurine, glutathione, axit linoleic liên hợp, cholesterol,… đều là những chất dinh dưỡng rất cần thiết, giúp ngăn ngừa thiếu máu.

Nguyên liệu

bo-cuon-nuong-la-lot-bang-noi-chien-khong-dau-ban-biet-khong
Ảnh: maykicha.com

Thịt thăn bò: 300gr rửa sạch, thấm khô nước, thái nhỏ, băm thật nhỏ cùng mỡ lợn. Nếu dùng dẻ sườn bò thì thôi không cần dùng mỡ lợn.

Mỡ lợn: 100gr cắt thành mảnh nhỏ hoặc thái nhuyễn.

Hoặc dùng phần dẻ sườn bò có nhiều mỡ hơn: 400gr

Gừng tươi: 1 nhánh bóc vỏ băm nhuyễn

Sả củ: 4 củ bóc vỏ băm nhuyễn. Cho xả băm nhuyễn vào chảo phi cho vàng, thơm thì bỏ ra chén riêng.

Lá lốt: 100gr lấy khoảng 20gr thái nhỏ, còn lại cắt riêng từng lá, chừa lại mỗi lá một đoạn cuống nhọn, rửa sạch rồi để ráo nước.

Tỏi: 5 nhánh

Hành củ tím: 2 củ bóc vỏ băm nhuyễn

Gia vị: bột nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn, dầu hào

Thơm đem cắt nhỏ, bằm nhuyễn và cho vào chén mắm nêm theo tỉ lệ: 2 muỗng canh mắm nêm, 3 muỗng canh thơm bằm, 2 muỗng canh đường. Trộn đều để ướp cho thơm ngấm mắm nêm

Đậu phộng rang chín, giã nhỏ.

Cách làm bò cuốn nướng lá lốt

bo-cuon-nuong-la-lot-bang-noi-chien-khong-dau-ban-biet-khong
Ảnh: dammenaunuong.com

Đem trộn thịt bò băm với sả, hành, tỏi, gừng hăm nhỏ, lá lốt thái nhỏ

Thêm vào 1 thìa canh dầu hào, 2 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh dầu ăn.

Trộn thật đều các nguyên liệu cho hoà quện vào nhau. Để 15-20p cho ngấm gia vị.

Trải lá lốt ra múc vào một thìa thịt. Bạn lấy lá lốt lật mặt xanh của lá ra ngoài cho nhân vào mặt trong của lá và cuốn lại.

Dùng tăm nhọn xiên 3 cuốn bò cuốn nướng lá lốt lại làm một cho dễ nướng và đẹp mắt hơn.

Cuộn lần lượt cho đến hết.

Cách nướng bò cuốn nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu

bo-cuon-nuong-la-lot-bang-noi-chien-khong-dau-ban-biet-khong
Ảnh: thucphamhuunghi.com

Xếp thịt vào nồi, quét một lớp dầu ăn lên trên.

Nướng lần 1: 160 độ trong 5 phút.

Nướng lần 2: lật mặt quết dầu ăn nướng 160 độ trong 5 phút là chín.

Vì nướng bằng nồi chiên nên set nhiệt như vậy thôi, nhiệt cao sẽ làm bung phần lá lốt ra và bị cháy. Phần mỡ trong thịt nạc vai sẽ làm tự làm vàng bề mặt thịt, giúp bò cuốn nướng lá lốt có độ béo vừa phải không bị ngấy. Lưu ý nướng bằng gì cũng nên quét một lớp dầu ăn lên.

Lấy chén mắm nêm đã ướp với thơm ban đầu, cho thêm 3 -5 muỗng canh nước sôi để nguội tùy theo vị mặn của mắm nêm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng ớt băm và vắt thêm chanh vào, trộn đều là xong.

Xếp đều bò cuốn nướng lá lốt lên dĩa lớn, rưới một lớp mỡ hành lên trên, rắc lạc rang và ớt tươi cắt nhỏ nếu ăn được cay. Chấm cùng nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm. Ăn cùng cơm hay bún đều ngon.

Cách vệ sinh nồi sau khi làm bò cuốn nướng lá lốt

bo-cuon-nuong-la-lot-bang-noi-chien-khong-dau-ban-biet-khong
Ảnh: cleanipedia.com

Sau khi nấu nướng xong, bạn nên đợi khoảng 30 phút để cho nồi chiên không dầu bớt nóng rồi mới tiến hành vệ sinh.

Nên sử dụng khăn mềm, nước rửa chén và nước ấm để làm sạch nồi. Bạn nên tránh sử dụng các loại miếng rửa thô ráp để cọ rửa lòng nồi bởi nó sẽ làm mài mòn lớp chống dính.

Rút phích cắm ra khỏi ổ điện trước khi lấy phần lòng nồi ra.

Vụn thức ăn rất dễ kẹt vào khay nướng trong quá trình nấu, nên bạn có thể ngâm chúng trong nước ấm khoảng 10 phút để chất bẩn trôi đi. Vệ sinh lại bằng khăn ẩm hoặc bàn chải mềm có thấm nước rửa chén.

Để vệ sinh mặt trong nồi, dùng khăn sạch và nước ấm lau là được.

Để chắc chắn nồi chiên không dầu được sạch nhất, bạn nên rửa khoảng 3 – 4 lần nước. Khi rửa xong, bạn nên để các chi tiết nồi ở nơi khô ráo, thoáng mát, để ráo nước và hong khô trước khi lắp lại như cũ.

Như vậy, với cách làm bò cuốn nướng lá lốt ngon và vô cùng đơn giản như trên. Chúng ta đã có ngay một món ăn vừa hấp dẫn lại vừa đảm bảo sức khỏe cho bữa cơm gia đình rồi.