Hé lộ cách làm bánh phục linh ngon đáo để đảm bảo thành công

Bánh phục linh tuy có tên gọi khá đặc biệt nhưng chúng cũng gần giống như món bánh in, đây là món bánh phổ biến được nhiều người yêu thích. Cách làm bánh phục linh khá kỳ công ở công đoạn làm bột bánh, phần còn lại khá đơn giản và dễ thực hiện. Cùng xem hướng dẫn dưới đây của Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu), đảm bảo bạn sẽ làm thành công mẻ bánh ngon ngay từ lần đầu thử nghiệm.

Bánh phục linh không chỉ là món bánh được nhiều người yêu thích mà còn được xem là một trong những món bánh đặc sản dễ gây ấn tượng với thực khách bốn phương. Đặc sản bánh phục linh với từng chiếc bánh in hình dáng hoa văn đẹp mắt, mùi thơm nức mũi của dứa và bột cứ thấm dần và tan ngay đầu lưỡi, vị ngọt thanh dễ dàng khiến người ta cảm nhận sự mềm mại của bột năng, vị bùi béo ngầy ngậy của nước cốt dừa và chút thanh tao của hương vị lá dứa.

bánh phục linh truyền thống

Bánh phục linh truyền thống thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm bánh phục linh không quá khó, tuy nhiên để có đươc mẻ bánh ngon đúng chuẩn người thợ cần biết cách làm phần bột bánh chuẩn vị. Chúng ta cùng xem hướng dẫn trong bài viết này và bắt tay vào thực hiện ngay nhé!

Nguyên liệu làm bánh

Hướng dẫn làm bánh

Làm phần bột bánh

Rửa sạch khuôn bánh để ráo nước. Chuẩn bị khay mâm rộng rồi xoa thêm chút bột năng khô lên trên làm bột áo chống dính.

Lá dứa rửa sạch để cho ráo nước, cắt thành khúc khoảng 3 – 4cm, cho vào chảo cùng với bột năng đun nhỏ lửa, dùng muỗng gỗ hay kim loại để đảo đều tay cho đến khi thấy bột dậy mùi thơm và phần lá dứa bóp thấy khô giòn là bột chín. Đổ bột ra, để cho nguội bớt rồi lấy rây lược bỏ đi xác lá dứa. Lưu ý: Khi rang bột bạn cần canh lửa cho kỹ, để lửa cao quá bột sẽ bị vàng không còn đẹp nữa.

rang bot banh cung voi la dua

Rang bột bánh cùng với lá dứa (Ảnh: Internet)

Rang chín bột với lá dừa là cách để làm bột có mùi thơm tự nhiên, hấp dẫn. Ở miền Trung hay ở Huế, người ta thường dùng hoa lài tươi để rang bột cho thơm. Hoặc ngoài ra, bạn có thể dùng các loại hoa tùy thích hay cho hương liệu với tỉ lệ nhất định vào. Khi rang bột nên thử bột chín bằng cách lấy chút bột cho nguội, đặt vào lưỡi sẽ thấy bột tan đi nhanh và không dẻo lại như bột sống.

Làm nước cốt dừa

Cho nửa lít nước ấm vào dừa nào, nhồi rồi vắt lấy nước cốt lược lại qua rây cho thật sạch vụn xác dừa lấy khoảng 100ml nước cốt dừa. Cho thêm 50g đường vào nước cốt dừa cho lên bếp đun nhỏ lửa rồi để nguội. Hoặc có thể dùng nước cốt dừa đóng lon với lượng tương đương, phân lượng này đủ cho 200g bột, có thể nấu dư ra để gia giảm tùy thích.

Công đoạn nhồi bột

Cho bột ra khay rồi từ từ châm thêm nước cốt dừa vào từng chút một. Nhồi đều tay sao cho bột ướt đều nhưng vẫn còn ở dạng hột (không cho bột kết thành khối dẻo mịnh), thử độ đạt của bột bằng cách cho một nhúm nhỏ vào lòng bàn tay, nắm chặt lại. Mở tay ra cho đến khi thấy bột kết dính lại nhưng không bị bể.

tron mau bot

Có thể chia bột thành nhiều phần rồi trộn màu tùy thích

Chia bột thành 3 – 4 phần để giữ màu trắng tự nhiên của bột, phần còn lại có thể thêm chút màu theo ý thích rồi trộn lại cho đẹp mắt. Nếu nhồi nhiều nước thì bột dẻo nhưng khi làm bánh sẽ thành dạng dẻo ướt mà không được khô và mịn. Bột nhồi đạt chuẩn là khi bánh in ra khuôn chắc, đẹp, để qua vài tiếng là khô ráo và có thể bẻ thành nhiều miếng nhỏ, bánh tan dễ dàng ngay đầu lưỡi.

Công đoạn vào bánh và in khuôn

dong banh phuc linh

Đóng bánh phục linh (Ảnh: Internet)

Để ngửa khuôn bánh, nhận bột vào đầy khuôn cho thật chắc tay rồi dùng dao gọt đi phần bột dư trên khuôn để lấy mặt bánh phẳng mịn. Úp ngược khuôn xuống khay gỗ, gõ nhẹ cho bánh rời ra khỏi khuôn.

Hoàn thành và thưởng thức bánh

Bánh làm xong để khoảng 2 – 3 tiếng cho bánh ráo rồi cho vào hộp đậy kín lại. Bánh phục linh sau khi làm xong có thể để qua vài ngày (khi làm bánh với nước cốt dừa), nếu bạn chọn cách làm với nước đường ngọt đậm thì có thể để lâu hơn.

banh phuc linh thom ngon

Thành phẩm bánh phục linh thơm ngon đã hoàn thành! (Ảnh: Internet)

Trên đây là hướng dẫn cách làm bánh phục linh truyền thống thơm ngon, hấp dẫn thật chi tiết, hi vọng bạn sẽ làm thành công tại nhà. Để bảo quản bánh phục linh được lâu hơn, bạn nên cho bánh hộp kín rồi cho vào tủ lạnh hoặc thay thế nước cốt dừa bằng nước đường nhé. Chúc bạn thành công và có mẻ bánh thật ngon miệng!

Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng, không bị nhớt giòn ngon thấm vị

Món chân gà ngâm sả tắc không chỉ ăn vào ngày Tết mà những ngày hè hay giải ngấy trong các bữa cỗ, nhâm nhi trong bữa nhậu cũng rất ngon. Tuy nhiên có rất nhiều chị em đang e ngại vì thành phẩm chân gà ngâm sả tắc bị nhớt và đắng. Đừng lo, hôm nay PasGo Team sẽ chia sẻ cho bạn cách làm chân gà ngâm sả ớt không bị đắng, bị nhớt ăn siêu ngon, đậm đà ngấm vị nhé!

Có rất nhiều cách chế biến chân gà nhưng cách làm chân gà ngâm sả tắc với hương vị chua chua ngọt ngọt là thích hợp cho mùa hè nhất. Dưới đây là cách làm 1kg chân gà ngâm sả tắc, cùng xắn tay vào bếp thôi nào các bạn!

1. Nguyên liệu cần có cho cách làm chân gà ngâm sả tắc

– Chân gà: 1kg

– sả cây: 1kg

– Trái tắc (quất): 30;

– Ớt sừng: 20 trái (ăn cay nhiều thì cho nhiều, còn nếu không thì các bạn có thể sử dụng ớt trái to);

– Tỏi: 2 củ;

– Lá chanh: 30 lá;

– Mắm: 1 chén;

– Giấm nuôi: 1 chén;

– Đường: 1 chén;

– Đá lạnh, rượu trắng, gừng, muối, chanh.

2. Cách làm chân gà ngâm sả tắc chi tiết từng bước

Bước 1: Sơ chế chân gà

Chân gà cắt móng, chặt đôi. Để thực hiện cách làm chân gà này các bạn dùng rượu trắng, gừng giã nhỏ, chanh, muối, nước chanh chà, bóp cho sạch gà. Cố gắng chà rửa thật sạch để khử mùi và làm trắng chân gà. Sau đó rửa sạch nhiều nước rồi để ráo.

Bước 2: Sơ chế sả, tắc, lá chanh

– Rửa sạch sả rồi chia làm 2 phần:

  • Phần 1: Lấy phần thân thái lát mỏng
  • Phần 2: Sau khi cắt hết phần thân to, giữ lại phần ngọn phía trên

– Lá chanh rửa sạch rồi cũng chia làm 2 phần:

  • Phần 1 : 5-6 lá thái sợi
  • Phần 2: Để nguyên lá Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.

– Tắc rửa sạch, cắt lát, bỏ hạt, chân gà luộc.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc ngon ai cũng thích ảnh 1

Sơ chế nguyên liệu cho cách làm chân gà ngâm sả tắc

Bước 3: Luộc chân gà

Nấu nồi nước sôi cùng lá chanh (phần 2) và sả (phần 2) khi sôi thì cho chân gà vào luộc trong khoảng 7-10p. Vớt ra rửa bằng nước sôi để nguội cho sạch nhớt, sạch nhớt thì khi ngâm nước không bị đông lại, rửa nhanh. Sau đó các bạn cho chân gà vào ngâm trong thau nước đá có vắt chanh, thau nước đá phải ngập chân gà. Ngâm trong khoảng 30-45p. Khi sờ thấy chân gà lạnh cứng thì vớt ra, xóc cho ráo hết nước rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 2h.

Bước 4: Làm nước ngâm chân gà sả tắc

  • Chuẩn bị: 1 chén mắm, 1 chém giấm nuôi, 1 chém đường (nếu sử dụng giấm khác thì các bạn cho thêm đường)
  • Nêm nếm sao cho nước nó có vị mặn và chua ngọt. Đừng làm vừa miệng vì cho chân gà và các gia vị khác vào nó sẽ bị nhạt, nấu sôi để nguội.
  • Khi nước mắm nguội hoàn toàn, cho chân gà vào ngâm cùng với tỏi, ớt, sả trong 3h cho gà thấm.
  • Xếp chân gà vào hộp, cho tắc vào sau đó đổ nước mắm tỏi ớt ngân gà vào ngâm 1-2h, cho lá chanh vào trộn đều. Với cách làm chân gà này các bạn ngâm thêm khoảng 2-3h nữa là ăn được. Cho vào tủ lạnh dùng dần.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc ngon ai cũng thích ảnh 2

Thành phẩm của cách làm chân gà ngâm sả tắc

3. Lưu ý cách làm chân gà ngâm sả tắc

– Không cho nhiều lá chanh vào sẽ khiến cho chân gà bị đắng và dễ hỏng.

– Nếu muốn chắc chắn gà vừa miệng thì các bạn nên thêm gia vị khi luộc.

Lưu ý cách ngâm chân gà sả tắc không bị đắng

  • Nếu sử dụng tắc khô bạn cần chú ý kỹ bước sơ chế để chân gà ngâm không bị đắng: ngâm tắc khô trong nước ấm 20 – 30 phút để loại bỏ mùi đắng và làm mềm.
  • Đối với cả tắc tươi hay tắc khô khi cắt lát bạn đều phải loại bỏ hạt bởi hạt là một trong những nguyên nhân khiến chân gà ngâm sả tắc bị đắng.
  • Trong bước luộc gà bạn chỉ nên cho một lượng vừa phải lá chanh, bởi khi cho quá nhiều cũng khiến màu chân gà không còn được đẹp và chân gà ngấm vị đắng của lá chanh.
  • Trong bước pha chế nước ngâm chân gà sả tắc bạn cần đợi nước nguội bớt, sau đó mới thêm tắc và sả vào. Vì khi nước còn nòng sẽ làm cho tinh dầu cúng như một số chất gây đắng ở vỏ tắc và sả ngấm ra ngoài khiến thành phẩm món chân gà ngâm sả tắc bị đắng.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng không bị nhớt

Lưu ý cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng, nhớt

Lưu ý cách ngâm chân gà sả tắc không bị nhớt

  • Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng để chân gà ngâm sả tắc không bị nhớt đó là khâu luộc chân gà và bảo quản chân trước khi cho và hũ ngâm cần phải đảm bảo vệ sinh. Những dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với chân gà cần được rửa sạch và tráng qua nước nóng. Chân gà sau khi luộc để nơi sạch sẽ thoáng mát tránh để ruồi, kiến bâu vào.
  • Với hộp, lọ đựng chân gà ngâm sả tắc cần được vệ sinh sạch sẽ, tráng qua bằng nước nóng có như vậy chân gà ngâm sả tắc sẽ không bị nhớt.

Vậy là PasGo team đã chia sẻ tới độc giả cách làm chân gà ngâm sả tắc ngon siêu đơn giản tại nhà cũng như các lưu ý về cách làm châm gà ngâm sả tắc không bị đắng, nhớt hỏng. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thử công thức này để làm ra một món ngon cho gia đình mình và đùng quên chia sẻ thành phẩm của mình dưới phần bình luận nhé! Chúc các bạn thành công.

PasGo là nền tảng cung cấp dịch vụ ĐẶT CHỖ TRỰC TUYẾN trong lĩnh vực ẩm thực ăn uống,… Giúp Khách hàng đặt chỗ trước khi tới các Nhà hàng/Quán ăn,… tại Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Đừng quên theo dõi blog PasGo và fanpage PasGo để cập nhật nhiều thông tin ẩm thực và ưu đãi hấp dẫn từ hàng nghìn nhà hàng đối tác của PasGo nhé!

Tải ngay PasGo – Ứng dụng đặt bàn ăn online nhanh chóng, tiện lợi với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn

Tải ứng dụng PasGo dành cho iOS tại đâyTải ứng dụng PasGo dành cho Android tại đây

Cách làm chả ram tôm đất chuẩn vị Bình Định, giòn ngon, siêu đơn giản

Chả ram tôm đất là món đặc sản trứ danh xứ Nẫu. Cuốn chả nhỏ nhắn giòn rụm, có vị đậm đà, thơm béo của tôm, thịt; vị thanh mát của rau thơm; vị mặn mà, nồng cay của nước mắm hứa hẹn sẽ làm say lòng mọi thực khách. Hãy cùng VinID tìm hiểu ngay cách làm chả ram tôm đất chuẩn vị Bình Định, giòn ngon, siêu đơn giản qua bài viết sau nhé.

1. Cách làm chả ram tôm đất

Chả ram tôm đất
Món chả ram tôm đất

Nguyên liệu:

  • Thịt heo xay: 150g
  • Tôm đất: 200g
  • Hành tím: 50g
  • Tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn
  • Lòng trắng trứng gà: ½ quả
  • Bánh tráng nhỏ, vuông: 30 – 40 miếng
  • Xà lách, diếp cá, húng cây, húng lủi, xoài sống, rau răm, ngò gai, dưa leo
  • Bún
  • Chanh, tỏi, ớt
Nguyên liệu
Các nguyên liệu làm món chả ram tôm đất

Các bước thực hiện:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Rửa sạch các loại rau sống ăn kèm. Cắt sợi dưa leo, xoài.
  • Rửa sạch tôm đất, cắt đầu, lấy chỉ lưng.
  • Cắt hành tím thành lát mỏng.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào.
  • Trút tôm vào xào, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu.
  • Khi tôm chín thì tắt bếp, đổ ra ray cho thật ráo dầu.
  • Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, trút hành tím vào phi thơm, vàng.
  • Cho thịt xay vào xào, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, ¼ muỗng cà phê đường, 1 ít tiêu.
  • Đến khi thịt chín thì tắt bếp, đổ ra ray cho thật ráo dầu.

Cuốn chả ram:

  • Chuẩn bị 1 tô nước và 1 chén lòng trắng trứng.
  • Nhúng bánh tráng ngập trong nước, lấy ra, vẩy bớt nước.
  • Cho 1 con tôm, 1 muỗng cà phê thịt xay vào bánh tráng.
  • Cuốn bánh tráng theo đường chéo, gấp 2 cạnh lại.
  • Lấy lòng trắng trứng thoa lên mép bánh để kết dính.
  • Tiếp tục cuốn như vậy cho đến khi hết nhân.
  • Lấy tất cả các cuốn chả ram ra phơi nắng khoảng 2 – 3 tiếng đến khi cứng lại.

Chiên chả ram:

  • Xếp các cuốn chả ram vào chảo, để nếp cuốn nằm phía dưới.
  • Cho dầu ngập ½ cuốn chả.
  • Vặn lửa nhỏ để chiên, trở mặt cho chả giòn đều.
  • Khi chả ram đã chín, vàng đều, gắp ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
Chả ram tôm đất
Xếp các cuốn chả ram vào chảo

Pha nước mắm:

  • Pha nước với nước mắm theo tỷ lệ 2 : 1.
  • Bắc hỗn hợp lên bếp nấu sôi rồi rót ra chén, để nguội.
  • Băm nhỏ tỏi, ớt.
  • Khi nước mắm đã nguội, cho tỏi băm, ớt băm vào, vắt nước cốt chanh rồi nêm đường cho vừa miệng.
  • Khuấy đều là hoàn tất.

Thành phẩm:

  • Thưởng thức chả ram phải ăn kèm với các loại rau sống, cuốn với bún, chấm nước mắm chua ngọt thì mới đúng điệu.
  • Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn lách tách của lớp vỏ; vị đậm đà, thơm béo của tôm, thịt; vị thanh mát của rau thơm; vị mặn mà, nồng cay của nước mắm. Tất cả quyện vào nhau tạo nên hương vị cực đỉnh, đúng chuẩn chả ram Bình Định.

Video hướng dẫn thực hiện:

Nguồn: Kênh Youtube Đậu Đỏ Trần

2. Bí kíp làm chả ram tôm đất giòn ngon

Bật mí cách lựa chọn nguyên liệu:

  • Nên chọn loại tôm đất còn tươi để thịt ngọt, săn.
  • Nếu tôm to, có thể cắt đôi. Không nên băm nhỏ tôm vì sẽ mất chất ngọt.
  • Khi chọn thịt heo xay, nên chọn ba chỉ gáy vừa có nạc vừa có mỡ để ăn ngon hơn và không bị ngán.
  • Nên chọn bánh tráng phơi sương Bình Định để cuốn vì có độ giòn ngon hơn các loại bánh tráng khác.
  • Nên mua loại bánh tráng nhỏ, để thành phẩm chỉ có độ dài khoảng 5 – 6cm mới đúng điệu. Nếu không mua được bánh tráng có kích cỡ phù hợp, có thể cắt đôi để cuốn.
  • Nên chọn chảo đáy bằng để chiên chả ram.
Chả ram tôm đất
Nên mua loại bánh tráng nhỏ, để thành phẩm chỉ có độ dài khoảng 5 – 6cm mới đúng điệu

Các lưu ý khi thực hiện:

  • Sau khi xào tôm, thịt, nên để cho thật khô, ráo dầu rồi mới cuốn.
  • Khi cuốn, không nên cuốn chặt tay, chỉ cho nhân vừa đủ để tránh bánh bị bể khi chiên. Cũng không nên cuốn lỏng tay quá vì sẽ làm rơi rớt nhân ra ngoài.
  • Khi phơi chả ram nhớ trở mặt để chả ram khô đều, khi chiên mới giòn. Để chả ở nơi không có khói bụi, côn trùng, đảm bảo vệ sinh.
  • Nếu trời không có nắng để phơi chả ram, có thể hong dưới quạt hoặc sấy bằng lò nướng ở nhiệt độ thấp nhất cho thật ráo.
  • Khi chiên, xếp chả ram vào trước, đổ dầu vào sau thì chả sẽ giòn lâu hơn, lớp vỏ bánh không bị phồng.
  • Khi chiên xong, nên đặt chả lên giấy thấm dầu hoặc để ráo dầu qua rây, tránh bị ngán do nhiều dầu mỡ.

3. Cách bảo quản chả ram tôm đất

Cách bảo quản chả ram chưa chiên

Sau khi cuốn xong, nếu chưa chiên ngay, có thể cho chả ram vào ngăn đá để bảo quản.

Khi lấy ra, không cần rã đông mà hãy chiên luôn để chả được vàng giòn.

Thời gian bảo quản tối ưu là trong vòng 48 tiếng. Sau thời gian trên, chả ram sẽ mất đi độ giòn, dễ bị hư và không còn ngon nữa.

Chả ram tôm đất
Sau khi cuốn xong, nếu chưa chiên ngay, có thể cho chả ram vào ngăn đá để bảo quản

Cách bảo quản chả ram đã chiên

Bạn hãy lấy một miếng giấy bạc, lót giấy thấm dầu lên rồi đặt chả ram lên trên để bảo quản. Giấy bạc sẽ giúp giữ được độ nóng, giòn của chả.

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết cách làm chả ram tôm đất giòn rụm, thơm ngon, chuẩn vị Bình Định để chiêu đãi gia đình. Đừng quên tải ngay ứng dụng VinID để đặt hàng những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, giá cả phải chăng từ hệ thống siêu thị WinMart nhé.

Banner CTA Đi chợ online 750

>>> Cách làm bánh tráng cuốn chả giò ngon <<<

2 cách làm ô mai sấu siêu ngon, đơn giản cho gia đình bạn

Ô mai sấu là món ăn vặt được nhiều người ưa thích nhất vào những ngày hè. Vậy bạn đã biết cách làm ô mai sấu giòn chua cay mặn ngọt, xào gừng đã ngâm đường chưa? Hãy cùng khám phá top 2 công thức ô mai cực ngon sau đây mà bạn có thể chưa biết.

Cách làm ô mai sấu xào gừng

Để có hương vị ngon và mùi thơm đặc trưng, bạn có thể kết hợp sấu với gừng làm ô mai. Món ăn này vừa có thể dùng ăn vặt hàng ngày hoặc đãi tiệc khách vào ngày Tết đều được nhé.

Nguyên liệu

Đầu tiên, bạn sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết gồm có sấu (chọn những quả sấu tươi và chắc), cùng một số thành phần khác sau đây:

Gừng: 30g, cắt sợi. Đường: 400g. Muối: 10g. Nước vôi trong: Để ngâm sấu. Nước: Dùng để chần sấu.

Nguyên liệu của món ô mai sấu xào gừng
Cách làm ô mai sấu giòn xào gừng- Chuẩn bị nguyên liệu

Ngoài những nguyên liệu ở trên, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để xào ô mai với gừng. Hãy tham khảo một số mẫu chảo chất lượng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS để nấu nướng dễ hơn nhé:

Cách chế biến

Bước 1: Đầu tiên, hãy cạo nhẹ lớp vỏ ngoài của sấu để loại bỏ chất nhựa, nhưng cẩn thận không gọt sâu tránh làm sấu bị nhũn. Sau đó, ngâm sấu trong nước vôi trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

Cách làm ô mai sấu xào gừng bước 1

Bước 2: Rửa sạch sấu với nước sau khi ngâm để loại bỏ mùi, tiếp đó đun sôi một nồi nước lớn, thả sấu vào và chần nhanh, sau đó vớt ra ngay để sấu không bị mềm.

Cách làm ô mai sấu xào gừng bước 2

Bước 3: Cho sấu đã chần vào nồi, thêm gừng cắt sợi, đường và muối vào nồi, tiến hành trộn đều và ướp trong 60 phút để đường tan hoàn toàn.

Cách làm ô mai sấu xào gừng bước 3

Bước 4: Bước tiếp theo trong cách làm ô mai sấu đã ngâm đường, gừng là xào sấu. Cho chảo lên bếp và xào đến khi hỗn hợp sôi và chờ tiếp đến khi sấu chuyển sang màu vàng hổ phách thì tắt bếp và vớt sấu xào gừng ra ngoài.

Cách làm ô mai sấu xào gừng bước 4

Bước 5: Bật lò ở nhiệt độ 160 độ C trong khoảng 15 phút cho nóng trước. Sau đó, cho sấu và gừng lên khay đã lót giấy nến và sấy trong lò ở 150 độ C trong 60 phút (hoặc phơi sấu ngoài nắng nếu thích).

Cách làm ô mai sấu xào gừng bước 5

Bước 6: Sấu sau khi sấy sẽ có màu óng ánh, hòa quyện với mùi thơm của gừng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện độc đáo của vị mặn, ngọt, chua cùng hương thơm nồng nàn của gừng, tạo nên một món ăn vặt ngon miệng.

Cách làm ô mai sấu xào gừng bước 6

Cách làm ô mai sấu giòn cay

Ngoài công thức ở trên, bạn cũng có thể “bỏ túi” ngay công thức ô mai sấu giòn cay sau đây. Đây cũng là một công thức ô mai cực ngon cho gia đình mà bạn không nên bỏ lỡ đấy nhé.

Nguyên liệu

Để làm món này, bạn cũng cần chuẩn bị một ít sấu tươi, tùy chỉnh số lượng sấu theo nhu cầu của bạn. Ngoài ra, bạn cần thêm những nguyên liệu khác trước khi bắt tay vào làm món ô mai tại nhà:

Nước vo gạo pha loãng. Đường kính: 300g. Muối: 1 thìa nhỏ. Ớt bột.

Nguyên liệu làm ô mai sấu giòn cay
Cách làm ô mai sấu giòn chua cay mặn ngọt – Nguyên liệu

Cách chế biến

Bước 1: Rửa sạch sấu và để cho thật ráo nước, sau đó cạo vỏ sấu để loại bỏ lớp ngoài cùng.

Cách làm ô mai sấu giòn cay bước 1

Bước 2: Khía sấu thành từng múi rồi ngâm trong nước vo gạo pha loãng khoảng 4-5 giờ đồng hồ để loại bỏ bớt chất chua.

Cách làm ô mai sấu giòn cay bước 2

Bước 3: Vớt sấu ra khỏi nước ngâm, rửa lại nhiều lần với nước lạnh rồi để ráo.

Cách làm ô mai sấu giòn cay bước 3

Bước 4: Sau đó, cho sấu vào nồi lớn, thêm vào 300g đường kính và ngâm cho đến khi đường tan hoàn toàn trước khi tiếp tục cách làm ô mai sấu.

Cách làm ô mai sấu giòn cay bước 4

Bước 5: Cho chảo lên bếp và cho sấu đã ướp đường vào, xào đều tay trên lửa nhỏ và nêm thêm 1 thìa cafe muối. Khi nước đường bắt đầu sệt và sấu chuyển sang màu hổ phách, thì rắc ớt bột vào và đảo đều tay, sau đó tắt bếp.

Cách làm ô mai sấu giòn cay bước 5

Với những bước đơn giản này, bạn đã hoàn thành món ô mai sấu giòn cay, hấp dẫn với vị chua cay đặc trưng rồi đấy.

Lưu ý khi làm món ô mai sấu

Để có được món ô mai sấu thơm ngon chuẩn vị tại nhà, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây nhé:

Chọn sấu: Chỉ nên chọn những quả sấu tươi, chắc, không bị hỏng hoặc dập. Sấu càng tươi thì cách làm ô mai sấu giòn cay càng giữ được vị giòn và hương thơm đặc trưng. Sơ chế sấu: Rửa sạch sấu và cạo vỏ nhẹ nhàng, tránh gọt quá sâu để tránh làm mất đi vị giòn tự nhiên của sấu. Điều chỉnh lửa: Bạn nên xào sấu trên lửa nhỏ và đảo đều tay để đường không bị cháy và sấu chín đều, đồng thời tạo ra màu vàng hổ phách đẹp mắt và độ giòn phù hợp. Bảo quản: Sau khi làm xong, bạn cần để ô mai sấu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bảo quản ở nơi ẩm ướt để giữ độ giòn lâu dài.

Lưu ý khi làm món ô mai sấu

Như vậy, trên đây là hướng dẫn hai cách làm ô mai sấu giòn chua cay mặn ngọt, xào gừng đã ngâm đường thơm ngon tại nhà. Hy vọng bạn sẽ có thêm công thức ăn vặt mới cho gia đình hoặc đãi khách nhé!

  • Xem thêm bài viết chuyên mục: Gia dụng

6 cách làm khoai lang kén thơm ngon, giòn rụm đơn giản

Cách làm khoai lang kén luôn được nhiều chị em nội trợ tìm kiếm và thực hiện rất nhiều. Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ và với những nguyên liệu phổ biến có sẵn trong bếp, bạn hoàn toàn có thể tự làm món khoai lang kén đẹp mắt, thơm ngon cho cả gia đình. Cùng tìm hiểu cách làm khoai lang kén chiên xù, khoai lang kén nước cốt dừa và khoai lang kén từ khoai lang tím với Sforum nhé.

Cách làm khoai lang kén chiên xù

Cách làm khoai lang kén chiên xù này không chỉ ngon miệng mà còn rất dễ chế biến. Bánh có lớp vỏ ngoại cực giòn, thơm phức của khoai lang, chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thành viên trong gia đình.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 củ khoai lang
  • 2 quả trứng gà
  • 2 thìa đường
  • 1 thìa bột năng
  • 1 bát nhỏ bột mì
  • 1 gói bột chiên xù

Cách làm:

  • Bước 1: Gọt sạch vỏ khoai, cắt thành miếng vừa ăn. Hấp hoặc luộc khoai khoảng 15 phút cho đến khi mềm.
Cách làm khoai lang kén chiên xù bước 1
Gọt sau đó hấp khoai đến khi mầm
  • Bước 2: Xay nhuyễn khoai, thêm bột năng, lòng đỏ trứng, và đường. Trộn đều đến khi kết dính.

Cách làm khoai lang kén chiên xù bước 2

  • Bước 3: Chia bột và nặn khoai thành hình kén. Lăn qua bột mì, trứng, và bột chiên xù, giữ bột bám đều vào khoai.
Cách làm khoai lang kén chiên xù bước 3
Chia và nặn khoai, lăn qua bột, trứng
  • Bước 4: Đun nóng dầu, chiên bánh cho đến khi vàng giòn. Gắp bánh ra đĩa, ăn kèm với tương cà, tương ớt, hoặc nước sốt chua ngọt.

Cách làm khoai lang kén chiên xù bước 4

Cách làm khoai lang kén nước cốt dừa

Một cách làm khoai lang kén hấp dẫn khác là cách làm khoai lang kén nước cốt dừa. Khoai kén có màu vàng đồng đều, giòn rụm và có hương vị bùi bùi, thơm béo vừa phải. Bạn có thể tham khảo cách làm này để có một món khoai lang kén thơm ngon nhé.

Nguyên liệu:

  • 2 củ khoai lang
  • 20g bột năng
  • 100ml nước cốt dừa
  • 50g bột chiên giòn
  • Dầu ăn
  • Đường

Cách chế biến:

  • Bước 1: Luộc chín 2 củ khoai lang. Kiểm tra độ chín bằng cách đâm đũa vào khoai. Lột vỏ và giã nhuyễn khoai lang bằng muỗng hoặc chày.
Cách làm khoai lang kén nước cốt dừa bước 1
Luộc khoai và làm nhuyễn
  • Bước 2: Trộn 20g bột năng, 2 muỗng đường, và nước cốt dừa vào khoai đã giã nhuyễn, tạo khối hỗn hợp mịn. Nặn và tạo hình khoai thành những miếng dài nhỏ, giống như kén. Lăn qua khoai bằng một lớp bột chiên giòn.

Cách làm khoai lang kén nước cốt dừa bước 2

  • Bước 3: Đổ dầu ăn và đun sôi trên chảo . Chiên khoai cho đến khi chúng có màu vàng và giòn. Vớt khoai lang ra dĩa có giấy thấm dầu.
Cách làm khoai lang kén nước cốt dừa bước 3
Chiên khoai đến khi vàng giòn

Cách làm khoai lang kén nhân đậu xanh

Nếu bạn muốn biến tấu món khoai lang kén thì có thể tham khảo cách làm khoai lang kén nhân đậu xanh. Khoai lang kén nhân đậu xanh có lớp vỏ vàng, giòn, và bên trong khoai mềm, đậu xanh thơm ngậy.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500g khoai lang (có thể chọn khoai lang tím hoặc khoai nghệ…)
  • 200g đậu xanh (đã bỏ vỏ)
  • 200g bột năng
  • 1 gói bột chiên giòn
  • 100ml nước cốt dừa
  • 30g đường
  • 1 chút muối

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước lạnh 12 tiếng hoặc 6 tiếng với nước ấm. Hấp chín và đánh nhuyễn đậu thành bột, làm thành viên nhỏ khi còn ấm.

Cách làm khoai lang kén nhân đậu xanh bước 1

  • Bước 2: Luộc hoặc hấp chín khoai lang, lột vỏ và đánh nhuyễn thành hỗn hợp mịn. Thêm nước cốt dừa, bột năng, và đường, trộn đều để nhào nặn được. Vo tròn hỗn hợp khoai và ủ khoảng 1 tiếng.
Cách làm khoai lang kén nhân đậu xanh bước 2
Luộc hoặc ấm chín khoai, trộn và nặn hỗn hợp khoai
  • Bước 3: Chia bột thành miếng nhỏ, tán mỏng. Đặt viên nhân đậu xanh vào và vo tròn.
  • Bước 4: Hòa gói bột chiên giòn với nước tạo hỗn hợp sền sệt. Đun nóng dầu, nhỏ lửa khi sôi. Nhúng từng viên bánh vào bột chiên giòn, chiên đến khi vàng đều.Vớt bánh ra khỏi chảo, để trên khay có giấy thấm dầu.

Cách làm khoai lang kén nhân đậu xanh bước 3

Cách làm khoai lang kén từ khoai lang tím

Khoai lang kén từ khoai lang tím có hương vị bùi, giòn giòn, là món ăn vặt tuyệt vời cho những người yêu thích đồ ăn vặt. Khoai lang tím chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Cách làm khoai lang kén từ khoai lang tím như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500g khoai lang tím
  • 60g bột mì
  • 300ml dầu ăn
  • Đường cát trắng

Cách làm:

  • Bước 1: Cắt 2 đầu củ khoai lang tím, rửa sạch và hấp chín. Bóc vỏ và tán khoai nhuyễn thành bột. Thêm 40g bột mì và đường vừa ăn, trộn đều và nặn thành từng kén. Lăn kén qua bột mì để tạo lớp bột dính mỏng.
Cách làm khoai lang kén từ khoai lang tím bước 1
Hấp chín và làm nhuyễn khoai. Thêm bột mì và đường rồi nặn
  • Bước 2: Đổ dầu vào chảo, bật lửa vừa. Chiên kén khoai lang tím trên lửa vừa trong 5 – 7 phút cho đến khi có màu vàng. Vớt kén ra và để lên giấy hút dầu để khô.

Cách làm khoai lang kén từ khoai lang tím bước 2

Cách làm khoai lang kén mè đen

Cách làm khoai lang kén mè đen cũng là một công thức phổ biến thường được sử dụng cho món ăn này. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận độ bùi của khoai, giòn giòn và hương vị beo béo của sữa, mè đen giòn thơm kết hợp hài hòa với vị ngọt của khoai.

Nguyên liệu:

  • 500g khoai lang vàng
  • 60g bột chiên giòn
  • 100g bột mì
  • 50g mè đen
  • 70ml sữa tươi không đường
  • 300ml dầu ăn
  • Sữa đặc, đường cát trắng

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cắt 2 đầu củ khoai lang, rửa sạch và luộc chín. Bóc vỏ và tán khoai thành bột. Thêm bột chiên giòn, bột mì, sữa tươi không đường, 2 – 3 muỗng canh sữa đặc có đường và 1 – 2 muỗng canh đường. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp kết dính và mịn. Nghỉ 10 phút. Nặn thành từng kén và lăn qua mè đen.
Cách làm khoai lang kén mè đen bước 1
Luộc chín và tán nhuyễn khoai, trộn hỗn hợp khoai và tạo hình
  • Bước 2: Đổ dầu vào chảo, bật lửa vừa. Chiên khoai bằng lửa vừa không bật lửa to. Vớt khi kén chín và vàng tươi. Bạn nên dùng giấy thấm dầu để hút dầu ăn.

Cách làm khoai lang kén mè đen bước 2

Cách làm khoai lang kén chiên sữa tươi

Phá cách hơn một chút với khoai lang kén sữa tươi chiên, khoai kén có hương vị bùi bùi và ngậy ngậy từ sự hòa quyện của khoai và sữa. Với lớp vỏ giòn tan bên ngoài, bên trong lại mềm, lan tỏa hương thơm đặc trưng của khoai lang.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500g khoai lang
  • 150g bột chiên giòn
  • 100g bột năng
  • 50ml sữa tươi không đường
  • 50ml sữa đặc
  • 50g mè đen
  • 20g đường cát
  • 180ml nước lọc

Cách làm:

  • Bước 1: Gọt sạch vỏ khoai, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, rồi rửa sạch và hấp hoặc luộc. Nghiền nát khoai còn nóng.
Cách làm khoai lang kén chiên sữa tươi bước 1
Hấp hoặc luộc khoai mềm sau nó nghiền nát
  • Bước 2: Thêm 50g bột năng vào khoai, trộn đều. Thêm đường, sữa tươi, sữa đặc và trộn đều. Nhồi bột bằng tay thành khối mịn và không dính. Lấy lượng nhỏ khoai, nắn thành hình thon dài như cái kén và lăn qua bột năng. Trộn bột chiên giòn, nước lọc và mè đen.

Cách làm khoai lang kén chiên sữa tươi bước 2

  • Bước 3: Cho dầu vào chảo, đợi sôi, xiên tăm vào khoai kén, nhúng vào bột chiên giòn. Chiên khoai lang kén đến khi vàng đều.
Cách làm khoai lang kén chiên sữa tươi bước 3
Xiên tăm vào khoai và chiên đến khi vàng

Để thực hiện thành công món khoai lang kén thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài áp dụng những công thức trên thì bạn cần có sự trợ giúp của một số sản phẩm gia dụng như chảo, nồi chiên không dầu. Bạn có thể tham khảo những đồ gia dụng thông minh đó tại đây:

Trên đây là hướng dẫn cách làm khoai lang kén chiên xù, khoai lang kén nước cốt dừa, khoai lang kén nhân đậu xanh và khoai lang kén từ khoai lang tím,….Hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công những công thức trên mà Sforum chia sẻ.

LAHATA

Cách làm cá lăng om chuối đậu đơn giản mà lại ngon miệng vô cùng. Miếng cá mềm ngậy, quyện nước sốt sóng sánh vàng, chuối đậu dẻo thơm khiến bạn mê mẩn ngay lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu nấu cá lăng om chuối đậu chuẩn vị nhà hàng

Cá lăng: 1 con tầm 1kg

Chuối xanh: 4 quả

Đậu phụ: 2 bìa

Rau tía tô

Riềng, hành tím, nghệ tươi

Mắm tôm, mẻ

Gia vị: mắm, muối, tiêu, ớt,…

cach-lam-ca-lang-om-chuoi-dau-chuan-nha-hang-01

Cách làm cá lăng om chuối đậu chuẩn vị nhà hàng

Cá lăng là nguyên liệu chính quyết định đến 80% món cá lăng om chuối đậu của bạn có ngon hay không. Vì thế khâu chọn nguyên liệu bạn phải vô cùng cẩn thận. Hãy chọn cá còn tươi sống, to khoảng 2kg trở lên thì thịt chắc ngon hơn. Bên ngoài thân cá sáng bóng, ấn tay vào có độ đàn hồi.

Chuối xanh phải chọn loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá. Chuối non ăn sẽ bị chát, còn chuối già sẽ có vị chua.

Cách làm cá lăng om chuối đậu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá lăng mua về làm sạch. loại bỏ mang, vây, ruột cá. Bạn nhớ cạo hết lớp màng đen trong bụng để không còn mùi tanh nhé. Dùng muối hạt xát bên ngoài và trong bụng để sạch và hết tanh. Cắt cá thành từng khúc dày khoảng 2cm

– Chuối xanh gọt vỏ, cho vào chậu nước muối ngâm để không bị thâm. Chẻ đôi quả chuối rồi cắt khúc

– Riềng cạo sạch, giã nhỏ. Nghệ giã nhỏ. Hành tím bóc bỏ, băm nhỏ

cach-lam-ca-lang-om-chuoi-dau-chuan-nha-hang-02

Cách làm cá lăng om chuối đậu chuẩn vị nhà hàng

Bước 2

– Đậu phụ cắt miếng nhỏ rồi cho lên chảo dầu rán vàng

– Ướp cá: Phần riềng và nghệ giã nhỏ, cho thêm 2 thìa mẻ vào rồi lọc lấy nước cốt. Ướp cá cùng nước cốt này cùng 1 thìa mắm, thìa bột nêm trong khoảng 20 phút.

– Cho cá đã ướp vào rán sơ 2 mặt cho săn chắc và hơi ngả vàng.

Bước 3

– Phi thơm hành tỏi, cho chuối xanh vào xào cho săn lại thì thêm bát con nước đun sôi. Thả tiếp cá lăng đã rán vào om cùng. Om nhỏ lửa liu riu khoảng 15 phút thì cho đậu phụ vào. Om thêm 10 phút nữa thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

– Cuối cùng cho hành lá và tía tô thái nhỏ vào là được.

cach-lam-ca-lang-om-chuoi-dau-chuan-nha-hang-03

Cách làm cá lăng om chuối đậu chuẩn vị nhà hàng

Cách Làm Gỏi Bưởi Đơn Giản Mà Siêu Ngon

Cách làm gỏi bưởi đơn giản mà cũng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn từ Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) ngay dưới đây sẽ giúp bạn thêm một chút chua ngọt kích thích vị giác cho bữa ăn. Đừng chần chừ, hãy chuẩn bị nguyên liệu và vào bếp cùng chúng tôi nhé!

gỏi bưởi

Gỏi bưởi ngon giòn với đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt

Màu sắc hài hòa kết hợp đủ vị chua, cay, mặn, ngọt đã giúp gỏi bưởi trở thành món ăn ngon chinh phục được cả những thực khách khó tính nhất. Bưởi luôn là một trong số những nguyên liệu không thể không nhắc đến khi nghĩ đến các món gỏi. Hiểu được điều đó, HNAAu chia sẻ công thức làm gỏi bưởi ngon nhưng đơn giản để bạn dễ dàng hơn khi thực hiện món ăn này chiêu đãi người thân, bạn bè.

Nguyên liệu làm gỏi bưởi

  • 2kg bưởi
  • 100g khô mực
  • 200g tôm sú
  • 150g thịt ba rọi
  • 250g tắc
  • 50g dưa leo
  • ½ trái dừa khô
  • 50g cà rốt
  • 250g húng quế, ngò, rau răm
  • Ớt sừng, tỏi
  • Bánh phồng tôm
  • Hành phi
  • Đậu phộng rang
  • Gia vị: mắm, đường, tương ớt

các nguyên liệu chính của món gỏi bưởi

Các nguyên liệu chính của món gỏi bưởi

Cách làm gỏi bưởi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tôm sú cho vào nồi nước sôi có thêm hành lá, gừng luộc chín rồi vớt ra thả vào âu nước đá, bóc vỏ.

Thịt ba chỉ luộc chín, ngâm vào âu nước đá, cắt thành miếng mỏng.

Nướng chín vàng khô mực rồi xé sợi nhỏ.

Dừa khô nạo sợi.

Gọt sơ vỏ dưa leo rồi rửa sạch, cắt lát, ngâm vào âu nước đá.

Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch rồi cắt lát mỏng, ngâm vào âu nước đá.

Rửa sạch ớt sừng, bỏ ruột, 1 phần cắt sợi, ngâm vào âu nước đá; phần còn lại băm nhỏ.

Nhặt kỹ húng quế, rau răm, ngò đem rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Đập dập tỏi rồi băm nhỏ chung với ớt sừng.

Chiên phồng bánh phồng tôm, sau đó vớt ra cho lên đĩa có lót giấy thấm dầu.

Cách chọn bưởi cho món gỏi: bạn có thể chọn bưởi da xanh vì múi bưởi thường giòn, ngọt, ráo không ra nước khi trộn. Nên chọn bưởi chưa chín hẳn. Sau khi đã chọn được quả bưởi ngon, bạn bỏ vỏ, cùi và tách lấy múi.

tách lấy phần múi bưởi

Tách lấy phần múi bưởi

Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi

Bắc chảo lên bếp để nóng rồi cho nước mắm, đường vào nấu sôi rồi tắt bếp. Sau đó, múc nước mắm đã nấu ra bát, cho tương ớt vào khuấy đều rồi thêm nước tắc pha chanh, hỗn hợp tỏi ớt băm khuấy đều.

pha nước mắm trộn gỏi

Pha nước mắm trộn gỏi phải có vị chua ngọt hài hòa

Bước 3: Trộn gỏi

Tách nhỏ múi bưởi cho vào âu rồi lần lượt thêm các nguyên liệu cà rốt, dưa leo, ớt sừng, thịt ba chỉ, tôm sú, mực khô, dừa nạo, hành phi, hỗn hợp rau, rưới nước mắm trộn vào. Bạn dùng muỗng và nĩa trộn đều lên cho các nguyên liệu thấm gia vị.

trộn gỏi nhẹ tay

Trộn nhẹ tay để gỏi không bị nát

Bước 4: Trình bày và thưởng thức món ăn

Gỏi bưởi trộn xong cho ra đĩa, bày cùng bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt rồi thưởng thức. Bạn có thể tha hồ sáng tạo bằng nhiều cách trang trí khác nhau.

trang trí món ăn theo cách mình muốn

Tha hồ trang trí món ăn theo cách mình muốn

Một số bí quyết để có món gỏi bưởi ngon

  • Bạn nên chọn bưởi ráo nước chứ không phải bưởi khô.
  • Ngâm các nguyên liệu rau củ ăn kèm cùng với nước đá sau khi đã sơ chế là cách để món gỏi thêm giòn.
  • Trước khi ăn 10 phút mới bắt đầu trộn nước mắm và các nguyên liệu để tránh làm gỏi chảy nước.
  • Trộn bằng muỗng và nĩa sẽ giúp cho bưởi không bị dập…

Yêu cầu thành phẩm

  • Bưởi không bị nát.
  • Bưởi và các loại rau củ trộn kèm thấm đều gia vị.
  • Vị chua, ngọt, mặn hài hòa kích thích vị giác.

Cách làm gỏi bưởi không quá khó với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, bạn đã có thể tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Chúc các bạn thành công! Nếu muốn học hỏi thêm nhiều công thức chế biến các món gỏi khác, bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 hoặc 1800 2027 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Học cách làm phở cuốn ngon tại nhà đúng kiểu Hà Nội

Để có cách làm phở cuốn Hà Nội ngon, đúng vị ngoài cách chế biến nguyên liệu thì nước chấm phải ngon mới làm dậy lên được toàn bộ hương vị của món ăn.

Cách làm phở cuốn ngon 1

Phở cuốn là một trong những biến tấu của món phở bò quen thuộc vừa thanh mát lại vừa ngon miệng. Tuy không lâu đời như phở bò nhưng phở cuốn cũng đã đủ để có chỗ đứng trong lòng những người yêu ẩm thực Hà Nội. Phở cuốn không chỉ nức danh trong nước mà ngay cả những du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không thể quên được món ăn tuyệt vời này. Hương vị thanh mát của thịt bò hòa quyện với rau sống và sự đậm đà của nước chấm chua chua cay cay được pha chế một cách khéo léo. Sau đây PasGo xin chia sẻ cách làm phở cuốn Hà Nội chuẩn nhất tới các Bạn nhé!

>>>Xem thêm:Top 10 địa chỉ phở cuốn Hà Nội ngon chuẩn vị luôn đông nghịt khách

Nguyên liệu: cho khoảng 4 người ăn

– Bánh phở cuốn: 1kg

– Thịt bò thăn: 400gr

– Mùi tàu: 2 mớ

– Rau mùi: 2 mớ

– Xà lách hoặc rau diếp: 300gr

– Húng láng: 2 mớ

– Tỏi: 2 củ

– Gừng 1 nhánh

– Chanh: 2 quả

– Ớt sừng: 2 quả

– Dầu ăn

– Gia vị: đường, mắm, tiêu, dấm

Cách làm phở cuốn ngon:

Bước 1: Sơ chế

Cách làm phở cuốn ngon 2

– Các lạo rau sống (rau mùi, mùi tàu, xà lách, hung láng) nhặt sạch phần úa, héo sau đó rửa sạch rồi ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút thì vớt ra để ráo nước

– Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Gừng rửa sạch đập dập băm nhỏ

– Ớt cắt lát hoặc băm nhỏ

Cách làm phở cuốn ngon 3

– Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp với 1 thìa café muối, ½ thìa café tiêu, gừng băm nhỏ và 1 chút dầu ăn trong 15 pút để thịt bò mềm và đậm đà khi xào

Bước 2: Chế biến

Cách làm phở cuốn ngon 4

Đặt chảo lên bếp, để lửa to cho chảo nóng, cho dầu ăn vào đợi khi dầu nóng già thì cho ½ chỗ tỏi vào phi thơm cuối cùng cho thịt bò vào xào tái, để lửa to để tránh cho thịt bò ra nước. Xào thịt bò xong thì cho ra đĩa.

Bước 3: Cuốn phở

Cách làm phở cuốn ngon 5

Trải bánh phở ra một cái đĩa sạch cho các loại rau sống xuống dưới, dải đều thịt bò lên trên sau đó cuốn tròn bánh phở lại.

Bước 4: Pha nước chấm phở cuốn

Cách làm phở cuốn ngon 6

– Nước chám phở cuốn được pha với tỉ lệ : 1 đường: ½ dấm : ½ nước cốt chanh : 1 nước mắm : 3 – 4 nước lọc (tùy khẩu vị). Cuối cùng cho ớt băm và tỏi băm đã chuẩn bị sẵn vào bát nước chấm

Cách làm phở cuốn ngon 7

– Cuối cùng các Bạn cho phở cuốn đã cuốn lên đĩa và thưởng thức cùng với nước chấm thôi!

Sương Mai sưu tầm

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:

Máy xay thức ăn

Máy xay thức ăn cho bé đa năng – lựa chọn của nhiều bà nội trợ

Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm thiết bị hỗ trợ làm bếp hiện đại đang là sự lựa chọn tất yếu của các bà mẹ. Đặc biệt hơn nữa trong những ngày lễ tết, khi mà các buổi tiệc dồn dập đến với gia đình bạn thì một chiếc máy xay thức ăn cho bé sẽ giúp việc bếp núc, nội trợ trở nên nhẹ nhàng hơn và một bữa ăn “sung túc” sẽ không còn là điều quá khó khăn nữa cho các mẹ nữa.

Máy xay thức ăn đa năng - lựa chọn của nhiều bà nội trợ

Phân loại máy xay thức ăn

Hiện nay, trên thị trường máy xay chế biến thức ăn được chia ra thành hai loại phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, mỗi loại có những chức năng riêng.

Máy xay đơn năng

Như tên gọi của nó, vì là đơn năng nên loại này chỉ có chức năng xay các loại thực phẩm mềm và có kích thước nhỏ nên bị hạn chế về mặt chức năng.

Máy xay đa năng

Với loại máy xay thức ăn dặm cho bé đa năng thì có đầy đủ các chức năng có thể xay được các loại thực phẩm cứng và có kích thước lớn, ngoài ra còn dùng để đánh trứng vô cùng tiện lợi.

Những lợi ích của máy xay cầm tay

Những lợi ích của máy xay cầm tay

– Khi nhắc đến các sản phẩm máy xay thức ăn thì ưu điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là sự gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng.

– Máy xay thức ăn cho bé ăn dặm là dòng máy xay cầm tay cao cấp, có thể sơ chế hầu hết các loại thực phẩm như thịt, cá…hoa quả thành bột cháo hay thức uống sinh tố cho trẻ em tất cả trong một vô cùng tiện lợi.

– Nếu trước đây, máy xay thụ động thường không làm bạn hài lòng về độ nhuyễn của thức ăn, cũng như xay đá, đánh trứng. Thì bây giờ với máy xay đa năng sẽ giúp bạn điều chỉnh được tốc độ và ý muốn của mình. Máy xay hiện đại thường có thiết kế gọn nhẹ, rất thuận tiện trong di chuyển. Mặt khác cũng rất nhanh chóng và dễ dàng cho việc vệ sinh máy mỗi lần sử dụng.

– Sau khi sử dụng, máy cũng vệ sinh được dễ dàng và nhanh chóng, mẹ chỉ cần nhúng đầu dao vào nước sạch và cho máy hoạt động để làm sạch các cặn bã còn bám lại ở trong kẽ dao.

– Nếu gia đình bạn có bà bầu thì hãy sắm ngay một chiếc máy xay để sơ chế thực phẩm. Đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, an toàn cho bé trong giai đoạn mới tập ăn dặm.

– Với tất cả những ưu điểm này thì việc trang bị một chiếc máy xay thức ăn dặm cho bé chất lượng để phục vụ việc chế biến đồ ăn cho bé thực sự cần thiết.

Những lưu ý khi lựa chọn máy xay thức ăn

Khi chọn lựa máy xay thức ăn cầm tay cần lưu ý những điểm sau:

+ Thương hiệu và xuất xứ: đây là điểm các mẹ rất cần lưu ý bởi các sản phẩm có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng tuy giá cả cao hơn nhưng bao giờ cũng đảm bảo an toàn hơn hẳn.

+ Công suất của máy xay: khi xay nhỏ và nhuyễn các loại thực phẩm cứng thì nên dùng loại máy có công suất lớn khoảng trên 800W, nếu khi dùng máy có công suất nhỏ sẽ làm cho mô tơ bị cháy trong quá trình vận hành. Nếu mẹ chủ yếu mua về để xay các loại rau quả thì nên chọn loại máy có công suất khoảng 500W.

+ Chất liệu của cối xay: cối xay có hai loại chất liệu chính là thủy tinh và nhựa. Với chất liệu thủy tinh đẹp và sang trọng mà không bị trầy xước tuy nhiên khá nặng và dễ vỡ, với cối xay chất liệu nhựa khá nhẹ và an toàn nhưng lại dễ bị trầy xước và nhanh xuống cấp.

+ Lưỡi dao cắt: nên lựa chọn loại lưỡi dao cắt được làm từ chất liệu thép cao cấp không gỉ và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Lưỡi dao có hai loại lưỡi chính là lưỡi xay ướt và xay khô, mỗi loại đều có những chức năng riêng biệt do đó các mẹ nên lựa chọn cả hai loại để có thể sử dụng trong mọi trường hợp.

>>> Tham khảo thêm: Mẹo chọn máy xay thức ăn cho bé

Hướng dẫn cách làm dồi sụn nướng siêu nhanh

Hôm nay Siêu thị điện máy HC chia sẻ đến với các bạn cách làm dồi sụn nướng siêu ngon tại nhà mà không bị cháy. Mời các bạn hãy theo dõi ngay cách làm dồi heo nướng nhé.

1. Nguyên liệu chuẩn bị làm món dồi sụn nướng

– Lòng non 1 bộ.

– Sụn heo 300 gr.

– Mỡ heo 100 gr.

– Thịt xay 300 gr.

– Hành tây 30 gr.

– Húng quế 30 gr.

Cách làm dồi sụn nướng nguyên liệu chính bao gồm

– Rau răm 20 gr.

– Hành lá 20 gr.

– Lạc 30 gr.

– Hành tây 1 củ.

– Đường trắng 3 thìa.

– Hạt nêm 2 thìa.

– Nước mắm 3 thìa.

– Rượu mai quế lộ 2 thìa.

– Dầu điều 2 thìa.

– Tiêu sọ 1 thìa cà phê.

– Dụng cụ: Dao, thớt, thìa, đũa, vỉ nướng, bếp than hoa hoặc lò nướng hoặc lò vi sóng hoặc nồi chiên không dầu, âu sạch, máy xay sinh tố, chảo, 1 chiếc phễu, ….

2. Chi tiết cách làm dồi sụn nướng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Long non bạn làm sạch và rửa qua rượu gừng cho khử bớt mùi hôi.

Sụn heo bạn rửa sạch đem luộc chín rồi sau đó băm nhuyễn hoặc các bạn có thể bỏ và máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Mỡ heo bạn rửa sạch rồi băm nhuyễn hoặc nhà các bạn có máy xay sinh tố cho vào xay nhuyễn.

Hành tây bạn bóc vỏ rửa sạch rồi cắt thành hạt lựu.

Rau răm, húng quế, hành lá nhặt những phần ăn được bạn đem rửa sạch để ráo rồi băm nhỏ.

Lạc bạn cho vào chảo đặt lên bếp từ rang thơm vàng ở nhiệt độ vừa. Sau khi lạch rang chín, bạn rách bỏ vỏ và phần nhân lạc đem giã nhỏ.

Cách làm món dồi sụn nướng sơ chế và trộn nguyên liệu

Bước 2: Trộn hỗn hợp trong cách làm món dồi sụn nướng

Bạn lấy 1 bát tô sạch cho vào: Sụn heo và mỡ heo đã băm nhuyễn + thịt xay + rau răm, húng quế, hành lá băm nhuyễn + lạc giã nhỏ + 3 thìa đường + 3 thìa nước mắm + 2 thìa hạt nêm + 2 thìa rượu mai quế lộ + 2 thìa dầu điều + 1 thìa cà phê tiêu sọ, trộn đều tất cả hỗn hợp lên và ướp trong thời gian 30’.

Bước 3: Thực hiện nhồi dồi sụn trước khi đem nướng trong cách làm dồi sụn nướng

Cách làm lòng dồi sụn nướng bắt đầu nhồi sụn vào lòng

Lòng non khi đã làm sạch bạn đem cột 1 đầu bộ lòng, chuẩn bị một chiếc phễu, nhét phần đầu nhọn của phễu vào miệng lòng rồi giữ chặt (nếu không có phễu, có thể sử dụng đầu của chiếc chai nhựa). Lần lượt nhồi nhân thịt sụn vào lòng heo cho đến khi hết. Sau khi nhồi xong dùng chỉ thực phẩm cột và chia lòng thành từng đoạn theo độ dài tùy ý.

Bước 4: Luộc qua dồi sụn

Cách làm lòng dồi nướng cần luộc qua dồi sụn

Chuẩn bị một nồi nước và đặt lên bếp gas đun sôi rồi các bạn cho dồi vào luộc trong thời gian từ 5 – 7 phút. Trong quá trình luộc, khi thấy dồi vừa chuyển màu đục thì lấy que xiên tre châm vào từng khúc dồi cho khí hơi bên trong xì thoát ra, làm dồi sụn không bị quá căng, dễ bị rách khi luộc hoặc khi nướng. Sau khi luộc xong, lấy dồi ra để nguội, sau đó cắt rời từng khúc dồi, lấy que xiên xiên vào từng khúc.

Bước 5: Cách làm dồi sụn nướng đơn giản, hấp dẫn như sau

Chuẩn bị một bếp than hồng đỏ, xếp dồi sụn lên nướng đến khi nghe mùi thơm hấp dẫn, dồi chuyển sang màu nâu đỏ, hơi cháy xém thì lấy xuống tức là dồi sụn nướng đã chín.

Cách làm dồi sụn nướng mang đi nướng

Hoặc bạn cho vào lò nướng, nồi chiên không dầu, lò vi sóng điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để nướng nhé.

Bước 6: Thưởng thức và thành phẩm

Dồi sụn nướng vàng bóng, tỏa hương thơm phức, thật hấp dẫn. Cảm giác khi cắn một miếng dồi sụn nướng và cảm nhận được phần sụn giòn sần sật, nhân thịt ngọt bùi sẽ thích thú biết mấy bạn nên thưởng thức ngày nhé.

3. Chú ý cách làm dồi sụn nướng

– Chọn sụn heo:

Bạn nên chọn sườn sụn với phần thịt bám quanh sụn có màu hồng nhạt, thịt còn dẻo và có độ đàn hồi khi nhấn vào.

Nên chọn phần sụn có màu trắng ngà, phần sụn nhỏ, nằm xen kẽ trong miếng thịt. Đã ngon hơn bạn chỉ nên chọn phần sụn còn nguyên miếng chứ chưa bị chặt nhỏ.

Không mua sườn sụn khi cầm vào mà thấy có mùi lạ, màu tối hay thịt bị chảy dịch.

Cách làm dồi sụn nướng nên lựa chọn nguyên liệu

>> Xem thêm:

Cách làm muối chấm chân gà nướng ngon, thơm ngất ngây.

Hướng dẫn cách làm thịt trâu nướng đơn giản.

– Chọn lòng non:

Nên chọn những bộ lòng có ống ruột bé, căng tròn và có màu sắc trắng hồng tươi mới.

Bạn bóp thử một khúc lòng để kiểm tra chất dịch bên trong, chọn những bộ lòng có chất dịch màu trắng sữa, không có mùi tanh hôi là lòng ngon. Những bộ lòng có màu sắc ngả sang trắng xanh, ống ruột to, chất dịch bên trong có màu trắng ngà, ngả sang vàng là lòng già, ăn sẽ rất dai, có vị nhẫn đắng sẽ không ngon và làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Như vậy chúng tôi chia sẻ xong thông tin cách làm dồi sụn nướng nhanh chóng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Siêu thị điện máy HC