Ý nghĩa và hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa

Tương truyền, hằng năm thường có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian, vào đêm Giao thừa, vị thần đó sẽ bàn giao lại công việc cho vị thần khác, vì vậy người ta làm mâm để cúng đưa tiễn vị thần cũ lên trời và đón vị thần mới. Thời điểm diễn ra bàn giao công việc của hai vị thần diễn ra hết sức khẩn trương. Hơn nữa các vị này là thần cai quản không phải chỉ riêng cho một gia đình mà là tất cả công việc dưới trần gian, nên việc bài cúng Giao thừa cần được tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Lễ cúng được thực hiện vào đêm Giao thừa với mâm vật phẩm đầy đủ và nghi thức đọc văn khấn như lời ngỏ của gia chủ đến thần, Phật, tổ tiên. Hai nghi thức cúng lễ vào Giao thừa đó là cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Do đó, việc chuẩn bị lễ vật cúng tế cũng có hai phần chuẩn bị khác nhau. Mâm lễ cúng đêm Giao thừa chủ yếu bao gồm: ngũ quả, vàng hương, đèn nến, cau trầu, muối, gạo, trà, rượu, mâm lễ mặt, gà trống luộc, bánh chưng,… Mọi nghi thức và mâm cỗ sẽ được chuẩn bị thực hiện đúng với tấm lòng thành của gia chủ.

Chuẩn bị cho mâm cúng lễ Giao thừa trong nhà ở 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam đều có những truyền thống theo một cách khác nhau. Người miền Bắc thường có xu hướng thiên về các món ăn truyền thống với số món ăn trên đĩa và bát như nhau: 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa,…Mâm cúng đêm Giao thừa ở miền Trung thì phải bao gồm bánh chưng, bánh tét,… Còn riêng ở miền Nam, do đặc trưng thời tiết nóng nên họ thường cúng mâm cỗ có các món ăn nguội.

Tham Khảo Thêm:  Sinh ngày 11/7 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 11/7

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

Lễ cúng Giao thừa là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm. Vì vậy, khi tiến hành nghi lễ khấn Giao thừa, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành.

Lễ vật dùng để bài cúng đêm Giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo… đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.

Vào đúng thời khắc Giao thừa, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới gia chủ đọc bài văn cúng Giao thừa như sau: Văn khấn Giao thừa trong nhà để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết, chung vui với con cháu.

Mâm cơm cúng Giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên với mong muốn cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu năm mới làm ăn phát tài. Thường mâm cơm cúng Giao thừa miền Bắc thường được cúng sớm hơn, để thời khắc Giao thừa thì chuẩn bị chu đáo nhất cho lễ cúng Giao thừa ngoài trời.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, xôi, bánh chưng… nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Ngoài ra còn có thêm một bát gạo dùng để cắm hương, 2 cây nến hoặc đèn cầy.

Tham Khảo Thêm:  Năm 1999 (Kỷ Mão) Hợp Với Tuổi Nào Để Dựng Vợ Gả Chồng

Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng Giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm Giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.

Đọc văn khấn Giao thừa là phong tục Tết Nguyên đán có từ xa xưa của người Việt, được lưu truyền đến ngày nay.

Đọc văn khấn Giao thừa là nghi thức không thể thiếu trong lễ cúng cuối năm để bày tỏ nguyện cầu về một năm mới bình an, suôn sẻ. Đây là phong tục lâu đời của người Việt và được thực hiện trang nghiêm, thành kính.

Một bài văn khấn Giao thừa hoàn chỉnh bao gồm những mong cầu tốt đẹp cho năm mới và lời tạ ơn, kính mời bề trên, các vị gia tiên dùng lễ vật, chứng giám lòng thành. Văn khấn Giao thừa còn có ý nghĩa “tống cựu nghênh tân” để xua đi những khó nhọc và đón mời những điều may mắn.

Bài văn khấn Giao thừa được ví như cầu nối để chuyển lời đến bề trên. Do đó, để lời ngỏ được thông linh và chứng giám, bài văn khấn cần phải hoàn chỉnh với ý tứ trang nghiêm, thành kính.

Viết một bình luận