Tứ Tượng Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Tượng Trong Phong Thủy

Tứ tượng (hay tứ thánh thú hay tứ linh) là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… Trong thần thoại Trung Hoa cổ đại có sự xuất hiện của tứ linh là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Tứ tượng tương ứng với 4 hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc. Bên cạnh đó, mỗi vị thần sẽ canh giữ 7 chòm sao trong 28 chòm sao trong thiên văn của Trung Hoa. Vậy tứ tượng là gì ? và ý nghĩa tứ tượng trong phong thủy là gì? Hãy cùng Viễn Chí Bảo tìm hiểu qua bài viết sau:

Thanh Long

thanh-long-la-linh-vat-dung-dau-trong-tu-linh
Thanh long hay Thương Long là linh vật đứng đầu trong tứ linh

Thanh long hay Thương Long là linh vật đứng đầu trong tứ linh, cũng ảnh hưởng lớn trong phong thủy, âm dương và triết học. Trong thiên văn, Thanh Long gồm bảy chòm sao phương Đông trong nhị thập bát tú (sao Giác, sao Cang, Sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Cơ). Thời khắc bảy chòm sao này xuất hiện trên bầu trời là mùa xuân. Cũng chính vì thế, Thanh long được thể hiện bằng màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông.

Long thần có sức mạnh tự nhiên là gỗ và tượng trưng cho sao Mộc, ngôi sao vĩ đại và hùng mạnh. Từ bản thân rồng đã tỏa ra sức mạnh rất lớn, bất khả chiến bại và luôn được yểm trợ bằng những đám mây, sương mù.

Bạch Hổ

bach-ho-la-linh-vat-thu-hai-trong-tu-linh
Bạch hổ là linh vật thứ hai trong tứ linh

Bạch hổ là linh vật thứ hai trong tứ linh. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy, thuyết âm dương. Trong thiên văn, chòm sao Bạch Hổ gồm 7 chòm sao phương Tây (sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Mão, sao Tất, sao Chủy, sao Sâm).

Tham Khảo Thêm:  MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG BÉ TRAI

Bạch Hổ là linh vật linh thiêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng, đấy là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa Thu. Thần Hổ có đầy sức mạnh, khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Thần Hổ gắn liền với chiến tranh và những binh lính đầu tiên chiến đấu tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.

Chu Tước

chu-tuoc-la-linh-vat-thu-ba-trong-tu-thanh-thu
Chu Tước là linh vật thứ ba trong tứ thánh thú

Chu Tước là linh vật thứ ba trong tứ thánh thú, và cũng ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy, thuyết âm dương và triết học phương Đông. Trong thiên văn, Chu Tước gồm 7 chòm sao phương Nam trong (sao Tỉnh, sao Quỷ, sao Liễu, sao Tinh, sao Trương, sao Dực và sao Chẩn).

Chu Tước thời cổ đại gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ). Đây là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước), có màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ. Về sức mạnh, Chu Tước có sức mạnh tự nhiên là lửa và sao Hỏa là hành tinh tượng trưng cho Chu Tước. Lửa có sức mạnh rất ghê gớm, và nó làm ta liên tưởng đến Phượng Hoàng – vua của các loài chim. Theo huyền thoại, Phượng Hoàng là loài chim bất tử, được sinh ra và lớn lên trong bão lửa, và sao Hỏa cũng như vậy. Nó tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột.

Huyền Vũ

huyen-vu-la-linh-thu-cuoi-cung-trong-tu-thanh-thu
Huyền Vũ là linh thú cuối cùng trong Tứ thánh thú

Huyền Vũ là linh thú cuối cùng trong Tứ thánh thú, đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn trong phong thủy, thuyết âm dương và triết học. Trong Thiên văn, Huyền Vũ gồm gồm 7 chòm sao phương Bắc (sao Đẩu, sao Ngưu, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy, sao Thất, sao Bích).

Tham Khảo Thêm:  Năm 2024 là năm con gì, mệnh gì, hợp tuổi nào?

Hình dạng khởi nguyên của Huyền Vũ là con rùa màu đen và một con rắn. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về thủy tổ của người Trung Quốc, với Phục Hy là tổ phụ là tổ phụ và Nữ Oa là tổ mẫu, hình tượng của Phục Hy là hình rắn và Nữ Oa là hình rùa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh. Ngoài ra, Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế. Ông còn có các tên khác là Thượng Đế Tổ Sư, Đãng Ma Thiên Tôn, Hỗn Nguyên Giáo Chủ, Bắc Cực Huyền Linh Đại Đế. Ông có hai con vật thiêng là Linh quy và Thần xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Huyền Vũ tượng trưng cho mùa đông và sao Thủy là hành tinh đại diện cho Huyền Vũ. Sao Thủy hiện thân cho sự thông thái, sự ổn định và trường thọ.

Ý nghĩa Tứ Linh Trong Phong Thủy

Việc quan sát tứ tượng, cùng các tinh tú trong hệ thống nhị thập bát tú trong quá trình vận hành chuyển động của chúng có thể sử dụng để lựa chọn ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự báo những biến động thời tiết, hay biến động của cuộc sống xã hội, cũng nhữ nền kinh tế chính trị thời cổ đại.

Đối với phong thủy, hội tụ đủ tứ linh Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là điều cần thiết để có địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.

Tham Khảo Thêm:  Tháng 2 cung gì? Giải mã vận mệnh, tình yêu, sự nghiệp chi tiết nhất

Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc và bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Tứ tượng cũng tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển – Thanh Long), lửa (đỏ – Chu Tước), gió (trắng – Bạch Hổ) và đất (đen – Huyền Vũ).

Trong dân gian, tứ tượng là linh vật cai quản bốn phương vũ trụ. Tứ tượng cho các vị thần vừa có trách nhiệm quản lý, vừa ban phước lành cho con người.

Thanh Long: trông coi quân sự và hộ mệnh về sức mệnh

Bạch Hổ: trông coi biên cương và hộ mệnh về uy quyền

Chu Tước: trông coi năng lượng, ánh sáng và hộ mệnh về sự phát triển

Huyền Vũ: trông coi tuổi thọ, vận mệnh và hộ mệnh về may mắn và phúc lộc

Bên cạnh ý nghĩa trong phong thủy thì tứ tượng còn được tìm hiểu khi lập thế trận trong quân sự. Các vị tướng sẽ phân thành tả đội, hữu đội, tiền đội và hậu đội. Việc ứng dụng tứ tượng vào việc chiến đấu là chiến lược trong quân đội rất hiệu quả. Ngày nay, vũ khí hiện đại và kỹ năng tác chiến được nâng cao hơn. Chính vì thế việc sử dụng tứ tượng cũng có sự thay đổi.

Viết một bình luận