GIẢI MÃ TÂM LINH # CHI TIẾT: Ngày giỗ người chết có về không?

Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam vẫn có câu “Một ngày giỗ cha, ba ngày húp nước xáo”. Người xưa quan niệm giỗ cha là một ngày vô cùng quan trọng dù có đói kém thế nào cũng phải cúng giỗ cho đầy đủ, tươm tất dù những ngày sau phải chịu đói. Chính vì vậy cúng giỗ là phong tục đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt. Nhưng không ít người thắc mắc ngày giỗ người chết có về không? Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải mã thông qua bài viết dưới đây.

1. Ngày giỗ là gì? Phong tục cúng giỗ ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

1.1. Nguồn gốc của ngày giỗ?

Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta được truyền từ đời này qua đời khác, người xưa vẫn dặn con cháu phải biết nhớ về cội nguồn, gốc gác. Tục cúng giỗ là thể hiện sự biết ơn của con cháu đối với người đã khuất trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Các nhà sử học đã phân tích rằng tục cúng này xuất phát từ chính đời các vua Hùng. Chính vì vậy mà đến ngày nay vẫn có ngày giỗ tổ Hùng Vương để ghi nhớ công lao dựng nước, giữ nước. Với bản sắc trọng nghĩa tình mà hiện nay việc cúng giỗ cho người chết được làm rất tươm tất, đầy đủ, còn là thời điểm để con cháu quây quần, tụ hội tưởng nhớ về người xưa.

Ngày giỗ người chết có về không

Phong tục cúng giỗ người chết ở Việt Nam

>>>Xem thêm<<<

  • Các nghi thức cúng giỗ phổ biến ở Việt Nam
Tham Khảo Thêm:  Tháng 6 cung gì? Đặc điểm về tình yêu, sự nghiệp và vận mệnh chuẩn xác nhất

1.2. Nên làm giỗ vào ngày nào?

Theo quan niệm xưa truyền lại cho đến đời nay việc cúng giỗ người mất thường được làm trước ngày chết 1 ngày. Người ta thường gọi là lễ Tiên Thường. Đến ngày này con cháu sẽ làm cơm cúng và xin thổ công để linh hồn người chết được trở về nhà cùng con cháu.

1.3. Các loại ngày giỗ

Ngày giỗ được cúng mỗi năm 1 lần để tưởng nhớ đến người đã khuất cũng như mời linh hồn về nhà ăn cơm cùng gia đình, con cháu. Tùy vào phong tục mỗi địa phương, vùng miền mà có cách cúng giỗ khác nhau nhưng thông thường sẽ có 3 loại ngày giỗ như sau:

– Giỗ đầu hay còn gọi là tiểu tường: Đây là ngày giỗ mà người chết đã được 1 năm. Ngày giỗ ngày khá quan trọng được làm lớn, cùng với đó là sự có mặt đông đủ của người thân, họ hàng thắp hương và tưởng nhớ đến người chết.

– Giỗ hết hay còn gọi là đại tường: Là lần giỗ thứ 2 khi người chết được 2 năm.

– Ngày giỗ thường hay là cát kỵ: được tính từ giỗ năm thứ 3 trở đi vào ngày giỗ có thể ăn mặc bình thường, không khí không còn buồn rầu, u uất như 2 ngày giỗ trước.

1.4. Ý nghĩa của ngày giỗ cho người chết

Ngày giỗ chính là ngày tưởng nhớ, thương xót đến người đã chết cũng là cách để con cháu tỏ rõ lòng thành kính, hiếu thảo với người bề trên. Chính vì vậy cúng giỗ là một việc rất quan trọng cần có mặt đông đủ của người thân trong gia đình. Hiện nay cúng giỗ cũng đã được đơn giản hóa nhưng cũng có địa phương cúng giỗ rất lớn đặc biệt ở các vùng quê khi tới ngày giỗ tổ. Đối với giỗ người thân trong gia đình tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh có thể làm lớn nhỏ khác nhau nhưng cuối cùng vẫn là tỏ rõ tấm lòng thành kính hướng về người đã khuất.

Tham Khảo Thêm:  Gợi ý mâm cúng ngày vía Thần Tài may mắn cả năm

Lòng thành kính của con cháu còn được thể hiện qua việc tổ chức tang lễ tươm tất, đầy đủ cho người đã khất nữa.

>>>Xem thêm<<<

  • Dịch vụ tang lễ trọn gói #UY TÍN

2. Ngày giỗ người chết có về không?

2.1. Thực hay hư chuyện ngày giỗ người chết có về không?

Trong tâm thức của người Việt luôn cho rằng việc cúng giỗ là để linh hồn người đã khuất có thể về nhà nhận các lễ vật cúng và ăn cơm cùng cháu con. Trên thực tế cũng không ai có thể kiểm chứng được vấn đề này bởi đây là yếu tố tâm linh.

Nếu theo quan điểm đạo Phật con người sau khi chết đi linh hồn sẽ được siêu thoát và đầu thai ở kiếp khác. Điều này chứng tỏ rằng người chết không thể trở về trong ngày giỗ như chúng ta vẫn nghĩ. Đặc biệt sau khi chết gia đình vẫn luôn làm các lễ cầu siêu mong linh hồn sớm được siêu thoát về với cõi cực lạc.

Dù hiểu theo nghĩa nào thì việc người chết có thể trở về trong ngày giỗ không vẫn không ai có thể chứng minh. Nhưng tục lệ cúng giỗ vẫn luôn là một nét đẹp trong truyền thống, văn hóa dân tộc người Việt từ bao đời nay.

2.2. Có nên bỏ tục cúng giỗ không?

Theo quan điểm đạo Phật thì người chết không thể về trong ngày giỗ bởi họ đã được siêu thoát. Nhưng việc cúng giỗ là cách con cháu tỏ rõ lòng thành, chữ hiếu và tưởng nhớ đến công ơn của người đã khuất. Ngoài ra cũng là dịp để con cháu tích đức, phóng sinh làm điều tốt giúp đỡ mọi người. Không những vậy đây cũng là thời điểm để con cháu có thể quây quần, sum họp bên mâm cơm gia đình.

Tham Khảo Thêm:  Tuổi Bính Thìn 1976 làm ăn hợp với tuổi nào

2.3. Có nên kiêng kỵ ra mộ vào ngày cúng giỗ không?

Con người khi chết đi được chia thành 2 phần là phần hồn và phần xác. Phần hồn đi về nơi suối vàng, cực lạc còn phần xác ở lại chốn nhân gian được con cháu thờ phụng, chôn cất. Thực tế trong ngày giỗ nhiều người còn đến mộ thắp hương, dọn dẹp mộ phần cho người chết nên không cần kiêng kỵ.

Nội dung bài viết trên đây Cphaco đã lý giải được thắc mắc ngày giỗ người chết có về không? cũng như hiểu thêm về tục cúng giỗ của người Việt. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích, có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về truyền thống, văn hóa Việt Nam.

Viết một bình luận