Chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ SD với 4 mẹo hay bỏ túi

Video chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ realme c1

Các ứng dụng trên điện thoại Android thường được cài đặt mặc định vào bộ nhớ trong của máy. Tuy nhiên người dùng cũng có thể chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ SD để giảm tải gánh nặng cho bộ nhớ trong của máy, giúp thiết bị chạy nhanh hơn. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết cách chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ trên điện thoại Android.

Có thể bạn quan tâm

  • IPhone bị văng ứng dụng do đâu? Cách khắc phục hậu quả
  • Lưu Ý Khi Xét Tuyển Đại Học FPT TP HCM
  • [Mẹo laptop] Cách di chuyển chuột bằng bàn phím laptop
  • Hướng dẫn tra cứu số tiền ứng và phí đang nợ của dịch vụ ứng tiền Vinaphone 
  • Tìm Hiểu Cách Đánh Số Trang Trong Word Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Lưu ý khi chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ trên Android

Việc chuyển dữ liếu an thẻ nhớ trên điện thoại Android giúp tiết kiệm bộ nhớ trong sử dụng khi cần thiết.

Nếu như trước đó bạn không tải ứng dụng vào thẻ nhớ trên Android thì giờ đây, với cách chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ điện thoại này, bạn sẽ giải quyết được vấn đề.

  • Có một số ứng dụng chỉ nên cài trên bộ nhớ trong và không nên lưu vào thẻ SD bởi khi lưu trên thẻ nhớ (bộ nhớ ngoài) thì sẽ không khả dụng khi kết nối điện thoại Android với máy tính. Do vậy những ứng dụng mặc định luôn hoạt động cùng thiết bị Android phải được cài đặt tại bộ nhớ trong.
  • Khi chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ SD thì thường ứng dụng đó sẽ chạy chậm hơn so với khi lưu tại bộ nhớ trong. Chỉ nên lưu những ứng dụng không yêu cầu tốc độ cao trên thẻ nhớ SD.
  • Để nâng cao hiệu suất hoạt động của ứng dụng lưu trên thẻ nhớ cần sử dụng thẻ nhớ SD có tốc độ cao, tối thiểu là Class 10 hặc UHS-I, tối ưu nhất là UHS-3.
  • Mọi dữ liệu ứng dụng lưu trên thẻ nhớ SD sẽ bị xóa khi định dạng lại thẻ nhớ trên thiết bị và không thể sử dụng được trên các thiết bị khác, trừ khi thẻ được format lại.
  • Không phải tất cả các smartphone hỗ trợ thẻ nhớ SD đều trang bị tính năng Adoptable/Flex Storage. Ví dụ, điện thoại Samsung và LG đều đã loại bỏ tính năng này trên phiên bản ROM Android. Trong khi hãng Huawei, Motorola, HTC, và Nvidia vẫn duy trì tính năng này.
  • Sau khi lưu ứng dụng trên thẻ nhớ và tháo thẻ nhớ SD khỏi thiết bị sẽ làm hỏng các chức năng của ứng dụng, cũng như nội dung đã chuyển sang thẻ nhớ SD.
Tham Khảo Thêm:  Hiện tượng màn hình iPhone bị mờ 1 góc là bị làm sao? Mách bạn 6 cách xử lý hiệu quả

Chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ bằng trình quản lý ứng dụng Android

Bước 1: Mở mục Cài đặt/Settings trên điện thoại Android rồi nhấn chọn Ứng dụng/Apps và chọn ứng dụng muốn chuyển lưu sang thẻ microSD.

Bước 2: Chọn mục Lưu trữ/Storage >> Thay đổi/Change >> chọn thẻ nhớ SD.

Trường hợp không nhìn thấy tùy chọn Change thì đồng nghĩa ứng dụng bạn đã chọn không thể chuyển sang thẻ nhớ. Nếu bạn đã thử với tất cả các ứng dụng khác trên điện thoại và đầu không thấy tùy chọn này thì tức tính năng này không được hỗ trợ trên điện thoại Android của bạn.

Bước 3: Nhấn chọn Move/Chuyển để chuyển bắt đầu ứng dụng sang thẻ nhớ SD.

Nếu bạn muốn đưa ứng dụng từ thẻ nhớ trở về bộ nhớ trong điện thoại thì cách làm cũng tương tự, chỉ khác tại phần chọn Change thì chọn mục Bộ nhớ trong/Internal Storage.

Lưu ý, trên một số phiên bản điện thoại Android có thể cho phép di chuyển ứng dụng ngay trong phần quản lý ứng dụng với tùy chọn Move to SD Card. Để chuyển ngược ứng dụng trở lại bộ nhớ trong, bạn nhấn chọn Move to device Storage là xong.

Thiết lập SD như bộ nhớ trong

Như đã nhắc đến ở trên, với những thiết bị hỗ trợ tính năng Adoptable/Flex Storage trên Android 6.0 Marshmallow sẽ cho phép format thẻ nhớ microSD để sử dụng như bộ nhớ trong nhằm tăng thêm dung lượng cho bộ nhớ chính trên điện thoại.

Tham Khảo Thêm:  Cách thay đổi ảnh nền cho iPhone XS Max đơn giản và đẹp mắt

Nếu điện thoại của bạn được hỗ trợ tính năng này thì có thể sử dụng nó ngay trong cài đặt bộ nhớ và cài đặt ứng dụng trực tiếp trên thẻ nhớ.

Chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ trên điện thoại Android đã root

Một số dòng điện thoại Android hiện nay được hỗ trợ tính năng chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ SD. Với những thiết bị không được hỗ trợ tính năng này vẫn có thể thực hiện những yêu cầu cần root máy Android trước khi tiến hành.

Xem thêm: iPhone 15 Pro Max chính hãng, điện thoại iPhone 15 Pro 256GB với dải màu titan sang trọng và quyền lực được Apple lần đầu cho ra mắt.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến thao tác chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ SD trên điện thoại Android. Hy vọng bài biết trên sẽ giúp ích cho người dùng trong việc dễ dàng làm chủ thiết bị, tối ưu khả năng lưu trữ của thẻ nhớ SD, tiết kiệm dung lượng bộ nhớ trong.

Viết một bình luận