Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Cúng Tất Niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa.

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Vậy, chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào cho đúng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách làm mâm cơm cúng Tất niên cuối năm nhé.

Tất niên là gì?

Cúng tất niên (hay tất niên, tiệc tất niên) là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Tiệc tất niên là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta. Tiệc tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể gắn bó với nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cả nhà suốt năm qua.

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối.

Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Theo phong tục tập quán ở mỗi mùng miền người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay người thân đến dự cùng gia đình hay không.

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.

Cách bày mâm cúng

Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên bàn thờ. Mâm cúng mặn đặt ở một chiếc bàn con (bàn thờ phụ), dưới bàn thờ chính. Bánh chưng, xôi có thể đặt lên bàn thờ hoặc cùng mâm cỗ mặn đều được.

Tham Khảo Thêm:  Sinh năm 2000 tuổi con gì? Tất tần tật về tử vi người sinh năm 2000

Khi đặt mâm cúng Tất niên lên ban thờ gia tiên, thần linh các bạn cần lưu ý khi đặt gà cúng.

Cách bày gà cúng tất niên chuẩn nhất là để gà quay đầu vào phía bát hương. Buộc gà theo tư thế gà chầu là phù hợp đúng với tiêu chí há miệng lớn, hai chân sau quỳ phục xuống, hai cánh hơi xòe ra. Tuy nhiên nhiều người quan niệm gà phải quay đầu ra ngoài mới đẹp mắt. Nhưng thực tế, đó chỉ là cách bày giúp cho mâm cúng trông đẹp về hình thức còn không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn tất niên để mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó các thành viên khác làm lễ vái.

Dưới đây là bài văn khấn cúng tất niên để bạn đọc tham khảo.

Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Tín chủ (chúng) con là:…………

Ngụ tại:……….

Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết

Năm kiệt tháng cùng

Xuân tiết gần kề

Minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Tham Khảo Thêm:  Mệnh Kim nên mua xe màu gì để mang lại may mắn, tài lộc?

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?Bữa cơm tất niên sum vầy. (Ảnh: Phú Thi).

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng như:

  • Miền Bắc: Mâm cúng tất niên miền bắc thì thường sẽ bao gồm bánh chưng, nem rán, giò lụa, giò xào, gà luộc, miến xào lòng gà, thịt đông và canh măng, xôi gấc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
  • Miền Trung: Mâm cúng tấn niên miền Trung thì bao gồm: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt đông, bò khia mật mí, chè, bánh gạo, thịt heo luộc, gà bóp rau răm… Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.
  • Miền Nam: Mâm cúng tất niên miền Nam sẽ bao gồm: bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, chả giò và canh khổ qua nhồi thịt. Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

Nếu như các gia đình không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn thì cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Tham Khảo Thêm:  Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 27/12: Cự Giải phát triển, Song Tử ổn định

Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng tất niênTùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng tất niên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.

Ý nghĩa mâm cúng tất niên

Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ được tiến hành vào những ngày cuối năm vào ngày 30 âm lịch. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình được sum họp. Họ gặp mặt và chuẩn bị bữa cơm thân mật sau một năm làm việc mệt mõi. Và cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới may mắn, bình an.

Nguyễn Mạnh LinhTrưởng Phòng Phong thủy Kiến trúcViện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD

  • Hướng dẫn các nghi thức cúng trong đêm giao thừa
  • Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
  • Ý nghĩa ẩn sau tục lệ rung chuông chào đón năm mới đêm Giao thừa

Viết một bình luận