Kim Ngân Lượng có hơn 100 loài mọc hoang dại ở khắp các vùng rừng núi, trong đó có một loài được thuần hóa tạo thành cây cảnh giá trị. Kim Ngân Lượng có dạng cây bụi, cành lá xum xuê, hoa quả mọc chi chít, quả mọng đỏ cực kỳ bắt mắt. Chúng ta cùng khám phá những điểm đặc biệt và cách trồng loài cây phú quý này bạn nhé!
1. Đặc điểm cây Kim Ngân Lượng
1.1. Tên gọi cây Kim Ngân Lượng
- Tên gọi khác: Trọng Đũa, Cơm Nguội Răng, Kim Ngân Lượng, Bách Lượng Kim, Châu Sa Kim, Đại La Tán, Bụi San Hô, San Hô, Mắt Gà Mái,…
- Tên tiếng anh: Christmas berry, Australian holly, coral ardisia, coral bush, coralberry, coralberry tree, hen’s-eyes, and spiceberry,…
- Tên khoa học: Ardisia crenata
- Họ: Thuộc phân họ Xay (Myrsinoideae) của họ Anh thảo (Primulaceae)
- Nguồn gốc: Khu vực Đông Á
1.2. Hình dáng cây Kim Ngân Lượng
- Thân: Cây thân gỗ bụi nhỏ lâu năm, có thể cao 2 – 3m, tuy nhiên nếu được trồng trong chậu làm cảnh thì chỉ cao 30cm – 1m.
- Lá: Lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá uốn lượn, màu xanh sẫm, dày, nhẵn. Lá mọc đối đều quanh thân cây.
- Hoa: Hoa mọc thành chùm ở nách lá, có màu trắng hoặc đỏ, tỏa hương thơm. Hoa nở rộ từ tháng 4 đến tháng 5 dày đặc quanh thân.
- Quả: Quả hạch, nhẵn, tròn nhỏ xíu mọc thành chùm trĩu xuống. Khi còn non có màu xanh nhạt, vàng, chín thì đỏ mọng. Quả thường chín vào tháng 9 và tháng 10, quả bền giữ được đến 4 – 5 tháng.
- Phát tán: Cây Kim Ngân Lượng được phát tán nhờ chim, con người và chuyển động của nước, hạt dễ dàng nảy mầm dưới những tán cây rậm rạp.
1.3. Cây Kim Ngân Lượng có độc không? Quả cây Kim Ngân Lượng có ăn được không?
Theo một số tài liệu, cây Kim Ngân Lượng có thể làm thuốc để trị một số bệnh về da, đau tai, chống sốt, ho, tiêu chảy và kích thích lưu thông máu. Không chỉ quả mà lá của Kim Ngân Lượng đều có thể ăn được.
Tuy nhiên, chưa có tài liệu nghiên cứu chính thống nào về vấn đề này vì vậy tốt nhất chúng ta không nên ăn hay sử dụng cây Kim Ngân Lượng để làm thuốc.
Xem thêm: Cách trồng thiết mộc lan nở hoa, thanh lọc không khí, thu hút tiền tài
2. Ý nghĩa của cây Kim Ngân Lượng
Cây Kim Ngân Lượng có màu đỏ tươi, sai quả, quả mọc thành trùm trĩu nặng, là biểu hiện của phú quý, tài lộc, ấm no, sung túc, hạnh phúc và may mắn. Do đó, trồng cây Kim Ngân Lượng sẽ giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, dễ dàng thăng quan tiến chức, làm ăn phát đạt.
2.1. Ý nghĩa cây Kim Ngân Lượng ngày Tết
Vào ngày Tết, trồng cây phong thủy để trang trí trong nhà rất được quan tâm và cây Kim Ngân Lượng chính là loại cây mang đến điềm lành cho gia chủ, xua đuổi xui xẻo, u ám. Đồng thời, cây Kim Ngân Lượng còn giúp không gian bừng sáng, rực rỡ và có không khí Tết.
Trang trí: Treo liểng đỏ, buộc dây đỏ, treo đồng tiền xung quanh cây để hút tài lộc, phú quý.
2.2. Cây Kim Ngân Lượng hợp mệnh gì?
Cây Kim Ngân Lượng thích hợp với người mệnh Hỏa, đồng thời cũng tăng tài lộc cho người mệnh Thổ, vì theo thuyết ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ.
2.3. Cây Kim Ngân Lượng hợp tuổi gì?
Cây Kim Ngân Lượng phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, ta suy ra cây sẽ vượng các tuổi sau:
- Tuổi Tý: 1948, 1960, 2008
- Tuổi Sửu: 1949, 1961, 2009
- Tuổi Dần: 1938, 1986, 1998
- Tuổi Mão: 1939, 1987, 1999
- Tuổi Thìn: 1964, 1976
- Tuổi Tỵ: 1965, 1977
- Tuổi Ngọ: 1930, 1978, 1990
- Tuổi Mùi: 1931, 1979, 1991
- Tuổi Thân: 1956, 1968, 2016
- Tuổi Dậu: 1957, 1969, 2017
- Tuổi Tuất: 1934, 1946, 1994, 2006
- Tuổi Hợi: 1935, 1947, 1995, 2007
2.4. Phương vị khai vận
Vị trí trồng cây Kim Ngân Lượng tốt nhất là ở hướng Đông và hướng Đông Bắc.
Xem thêm: Trồng cây phát lộc trong văn phòng thu hút nguồn năng lượng tích cực, tài lộc phấp phới
3. Cách trồng cây Kim Ngân Lượng bằng hạt
Có 2 cách trồng cây Kim Ngân Lượng là bằng hạt (đầu mùa xuân) hoặc giâm cành (trong mùa xuân hè), trong đó gieo hạt sẽ giúp cây khỏe mạnh và sống lâu hơn.
3.1. Gieo hạt
- Cho đất vào ¾ chậu, rải hạt cây Kim Ngân Lượng vào, lấp một lớp đất mỏng lên trên, tưới nước cho ẩm và chờ cây nảy mầm.
Cây được trồng từ hạt cần nhiều thời gian và công chăm sóc nhưng sẽ có sức sống bền và khỏe mạnh.
3.2. Đất trồng
- Cây Kim Ngân Lượng không kén đất trồng, tuy nhiên nó phù hợp nhất với loại đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, có tính axit.
3.3. Ánh sáng
- Kim Ngân Lượng ưa sáng bán phần, sống được dưới bóng râm và dưới ánh đèn huỳnh quang.
3.4. Nhiệt độ
- Cây Kim Ngân Lượng thích mát mẻ, chịu lạnh kém hơn chịu nóng.
- Nhiệt độ thích hợp là từ 15 – 30 độ C.
3.5. Độ ẩm
- Cây thuộc loại ưa ẩm trung bình.
3.6. Tưới nước
Cây Kim Ngân Lượng cần lượng nước vừa phải, tưới nhiều dễ bị úng thối, tưới ít dễ rụng hoa, quả. Do đó, cần thường xuyên quan sát, khi thấy đất khô thì tưới.
- Tần suất tưới: Mùa hè trời nóng tưới 3 lần/tuần, mùa đông lạnh tưới 1 lần/tuần.
3.7. Bón phân
Chăm sóc cây Kim Ngân Lượng không cần thường xuyên bón phân, tuy nhiên để cây tươi tốt hơn có thể bón theo cách sau:
- 10 ngày sau khi trồng: Bón phân NPK quanh gốc.
- Khi tưới nước: Hòa đạm với nước theo nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau 2 – 3 tháng thì tăng nồng độ lên.
Lưu ý: Khi bón tưới nước cho cây để cây không bị xót, sốc phân.
3.8. Sâu bệnh
Cây Kim Ngân Lượng ít bị sâu bệnh và thường gặp nhất là phấn trắng và rệp, ta xử lý như sau:
- Cây bị phấn trắng chỉ cần dùng khăn lau đi là được.
- Nếu cây gặp sâu bệnh quá nặng thì dùng thuốc xịt muỗi hoặc thuốc trừ sâu loại nhẹ để phun.
Xem thêm: Cây Ngũ Gia Bì – Ngoài lọc không khí còn những ý nghĩa phong thủy bạn không ngờ
4. Hình ảnh cây Kim Ngân Lượng để bàn
Cây Kim Ngân Lượng không khó trồng, cây sai quả, đỏ mọng rất đẹp. Hãy trồng một cây Kim Ngân Lượng trên bàn làm việc, trong nhà, nơi bàn thờ để vận khí hanh thông, may mắn, tiền bạc, công danh, sự nghiệp bủa vây bạn nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Xem thêm:
- Điểm danh top 15 loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất hiện nay
- Cây Ngọc Bích – Ý nghĩa và cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật