Miễn dịch đặc hiệu đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe và chống lại vô số mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Không giống với miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch đặc hiệu phát triển theo thời gian một cách chủ động và mang lại phản ứng chuyên biệt nhắm vào mầm bệnh cụ thể, giúp bảo vệ chúng ta lâu dài hơn. Bài viết sẽ đi sâu vào khả năng miễn dịch đặc hiệu, khám phá sự khác biệt rõ ràng với miễn dịch bẩm sinh và các cơ chế hoạt động của miễn dịch đặc hiệu để giúp cơ thể phát triển khả năng phòng vệ.
- Những cách tra cứu hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) Online tại nhà
- Cách Tạo Số Điện Thoại Trung Quốc Ảo – Đăng Ký Số Điện Thoại Trung Quốc Miễn Phí
- Cách kiểm tra thời hạn sử dụng của SIM Viettel để không bao giờ phải bị khóa SIM
- Hướng dẫn chi tiết cách tạo kênh Youtube trên điện thoại cho người mới bắt đầu
- Thẻ ATM ABBank được rút tối đa bao nhiêu tiền 1 ngày
Hệ miễn dịch đặc hiệu là gì?
Hệ miễn dịch đặc hiệu (hay còn gọi là hệ miễn dịch thích ứng, hệ miễn dịch thu được) là khả năng miễn dịch phát triển trong suốt quá trình sinh sống của con người. Hệ miễn dịch đặc hiệu có thể được nâng cao một cách chủ động từ việc tiêm chủng, hoặc tự nhiên do tiếp xúc với mầm bệnh hoặc thụ động bằng cách tiếp nhận kháng thể từ người khác. [1]
Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
Cả miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu đều có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của con người. Hệ miễn dịch không đặc hiệu được huy động nhanh chóng và có hiệu quả trong việc chống lại các mầm bệnh mới, hệ miễn dịch đặc hiệu có khả năng chống lại các phơi nhiễm thứ cấp nhờ trí nhớ miễn dịch, cả hai loại miễn dịch phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh.
Do đó, bạn lưu ý rằng sự so sánh giữa miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu chỉ nhằm chỉ ra sự khác biệt, không nhằm mục đích chỉ ra sự hơn kém.
Hệ miễn dịch không đặc hiệu Hệ miễn dịch đặc hiệu Nguồn gốc Sinh ra đã có sẵn, xuất hiện trước khi tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. Phát triển trong suốt cuộc đời khi tiếp xúc với kháng nguyên. Hoạt động Luôn hoạt động. Được kích hoạt mạnh mẽ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đa dạng trong chống mầm bệnh Bị hạn chế, chỉ chống lại một lượng kháng nguyên hạn chế. Chống lượng kháng nguyên đa dạng hơn, bao gồm các phản ứng miễn dịch chuyên biệt. Chuyên môn hóa Bảo vệ không đặc hiệu (không nhằm vào bất kỳ mầm bệnh cụ thể nào) chống lại mầm bệnh khi tiếp xúc lần đầu. Bảo vệ đặc hiệu (phản ứng với mầm bệnh cụ thể) ở lần tiếp xúc thứ 2 hoặc sau đó. Khả năng chống lại Các vi sinh vật thông thường (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng), chất kích thích hóa học, bỏng, tổn thương mô,… Vi sinh vật và kháng nguyên. Thời gian phản hồi Trong vài phút hoặc vì giờ vì miễn dịch không đặc hiệu khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ phản ứng nhanh chóng để chống lại mầm bệnh. Ví dụ tiếp xúc với chất gây dị ứng xong da bị kích ứng, hoặc hắt xì khi hít phải bụi. Trong vài ngày đối với lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh vì miễn dịch đặc hiệu cần một quá trình dài hơn để tế bào lympho nhận biết và vô hiệu hóa mầm bệnh, lúc này chưa hoàn thành có kháng thể, nhưng bắt đầu có những phản ứng chống lại với mầm bệnh. Phản ứng miễn dịch Phản ứng miễn dịch hạn chế, thấp. Phản ứng miễn dịch mạnh. Kháng nguyên mục tiêu Khả năng miễn dịch bẩm sinh chống lại các mẫu phân tử liên quan đến bệnh lý. Khả năng miễn dịch đặc hiệu chống lại các kháng nguyên đặc hiệu cho từng loại virus, vi khuẩn. Trí nhớ miễn dịch Phản ứng miễn dịch tương đương nhau khi tiếp xúc nhiều lần với cùng một mầm bệnh. Có sự hiện diện của các tế bào trí nhớ sẽ kích hoạt phản ứng nhanh và mạnh hơn khi tiếp xúc lại với cùng một mầm bệnh. Khả năng di truyền Khả năng miễn dịch bẩm sinh có tính di truyền. Có thể di truyền từ mẹ sang con trong một thời gian ngắn sau khi sinh.
Vai trò quan trọng của miễn dịch thích ứng trong hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch đặc hiệu có chức năng nhận biết các kháng nguyên lạ xâm nhập từ môi trường bên ngoài, phân biệt với các kháng nguyên tự thân, tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập và những phân tử độc hại mà mầm bệnh tạo ra, ghi nhớ khả năng miễn dịch để có thể nhanh chóng loại bỏ mầm bệnh cụ thể nếu cơ thể bị tấn công vào những lần sau. Phản ứng miễn dịch thích ứng là cơ sở để tạo khả năng miễn dịch hiệu quả chống lại các bệnh truyền nhiễm. [2]
Cơ chế hoạt động của miễn dịch đặc hiệu
1. Kháng nguyên và các tế bào tham gia vào phản ứng miễn dịch đặc hiệu
Tế bào lympho B
được hình thành trong tủy xương và có các thụ thể trên bề mặt nơi các kháng nguyên có thể gắn vào. Tế bào B có khả năng học cách nhận biết số lượng gần như vô hạn các kháng nguyên khác nhau. Mục đích chính của tế bào B là tạo ra các kháng thể, gắn với các kháng nguyên để tấn công hoặc vô hiệu hóa trực tiếp kháng nguyên, trình diện kháng nguyên cho tế bào T.
Tế bào lympho T
phát triển từ tế bào gốc trong tủy xương đã di chuyển đến tuyến ức. Tại tuyến ức, tế bào T học cách phân biệt kháng nguyên tự thân với các kháng nguyên “lạ” để không tấn công vào các mô của cơ thể. Tế bào T có khả năng nhận ra số lượng vô hạn các kháng nguyên khác nhau. Sau khi gặp một tế bào bị nhiễm bệnh hoặc bất thường, tế bào T sẽ kích hoạt và tìm kiếm các tế bào đó.
Để được kích hoạt, tế bào T cần sự trợ giúp của một tế bào miễn dịch khác, tế bào này phá vỡ kháng nguyên thành các mảnh (gọi là xử lý kháng nguyên) và sau đó đó đưa kháng nguyên từ tế bào bị nhiễm bệnh hoặc bất thường vào tế bào T. Tế bào T nhân lên và chuyên hóa thành tế bào T sát thủ để tiêu diệt tế bào bị nhiễm bệnh hoặc bất thường, tế bào T trợ giúp để giúp đỡ các tế bào miễn dịch khác, tế bào T ức chế tạo ra các chất giúp chấm dứt phản ứng miễn dịch hoặc chặn một số phản ứng có hại xảy ra.
Tế bào đuôi gai
Xem thêm : Hướng dẫn 14 cách kiểm tra tiền điện thoại Viettel, MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile chính xác nhất
cư trú ở da, hạch bạch huyết và các mô khắp cơ thể. Hầu hết các tế bào đuôi gai là tế bào trình diện kháng nguyên. Nghĩa là, chúng ăn, xử lý và trình diện các kháng nguyên, cho phép các tế bào T trợ giúp nhận ra kháng nguyên.
Cytokine
là protein đóng vai trò như chất dẫn truyền thần kinh gửi thông tin cho tế bào miễn dịch biết phải đi đâu và phải làm gì. Các tế bào bạch cầu và một số tế bào khác của hệ thống miễn dịch tạo ra các cytokine khi phát hiện ra kháng nguyên.
Hệ thống bổ thể
bao gồm hơn 30 protein hoạt động theo trình tự: protein này kích hoạt protein khác, protein khác lại kích hoạt protein khác nữa,… để chống lại nhiễm trùng. Trình tự này được gọi là tầng bổ sung. Một số chức năng của hệ thống bổ thể trong hệ miễn dịch đặc hiệu bao gồm: tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp, vô hiệu hóa virus, giúp các tế bào miễn dịch ghi nhớ những mầm bệnh cụ thể, thúc đẩy hình thành kháng thể, tăng cường hiệu quả của kháng thể, giúp cơ thể loại bỏ tế bào chết và phức hợp miễn dịch (bao gồm kháng thể gắn với kháng nguyên).
2. Quá trình diễn ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu
Phản ứng miễn dịch đặc hiệu sẽ bao gồm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn nhận diện: chức năng hệ thống miễn dịch được kích hoạt, các tế bào B và tế bào T liên kết đặc hiệu với kháng nguyên bằng các protein màng chuyên biệt.
- Giai đoạn kích hoạt: sự liên kết dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của tế bào miễn dịch. Phản ứng kích hoạt giữa tế bào B và tế bào T có liên quan đến những thay đổi trong biểu hiện gen và khởi đầu sự phân chia tế bào.
- Giai đoạn tấn công: các tế bào miễn dịch tấn công các mầm bệnh xâm nhập hoặc các tế bào bị nhiễm bệnh. Tùy thuộc vào loại tế bào, các phương pháp tấn công khác nhau sẽ được sử dụng để vô hiệu hóa mầm bệnh.
- Giai đoạn ghi nhớ: các tế bào miễn dịch tồn tại lâu dài, được kích hoạt trước để bảo vệ cơ thể trước lần nhiễm trùng tiếp theo. Những tế bào này giống hệt với những tế bào gặp mầm bệnh lần đầu tiên ngoại trừ việc chúng đã trải qua bước kích hoạt nên có thể hoạt động chống lại mầm bệnh hiệu quả ngay khi tiếp xúc với kháng nguyên.
Các loại miễn dịch đặc hiệu
1. Miễn dịch dịch thể
Miễn dịch dịch thể là phản ứng qua trung gian kháng thể xảy ra khi phát hiện kháng nguyên trong cơ thể. Đây là quá trình miễn dịch đặc hiệu trong đó tế bào B tiêu diệt các vi sinh vật ngoại bào, ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng nội bào và sản xuất kháng thể. Khi kháng thể đã có trong máu, các protein trôi nổi tự do này sẵn sàng hoạt động như “khiên phòng thủ” để vô hiệu hóa các tác nhân lây nhiễm, kích hoạt hệ thống bổ thể và liên kết các mầm bệnh “lạ” cần được phá hủy.
Miễn dịch dịch thể phụ thuộc vào tế bào lympho để tạo ra sự bảo vệ chống lại nhiễm trùng thông qua các chức năng qua trung gian kháng thể, đây không phải là hình thức miễn dịch đặc hiệu duy nhất liên quan đến tế bào lympho tủy xương.
2. Miễn dịch qua trung gian tế bào
Miễn dịch qua trung gian tế bào là một phản ứng miễn dịch không liên quan đến kháng thể mà liên quan đến việc kích hoạt đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural killers – NK), sản xuất tế bào lympho T gây độc tế bào đặc hiệu cho kháng nguyên và giải phóng các cytokine khác nhau để đáp ứng với kháng nguyên.
Tầm quan trọng của miễn dịch đặc hiệu trong phòng ngừa bệnh tật
Hệ miễn dịch đặc hiệu được phát huy khi mầm bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ ban đầu của hệ miễn dịch không đặc hiệu và khi cơ thể chưa có kháng thể đối với mầm bệnh đó. Phản ứng miễn dịch thích nghi sẽ giúp chống lại virus, vi khuẩn trước khi chúng nhân lên và tàn phá bên trong cơ thể của con người. Hơn nữa, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, hệ miễn dịch đặc hiệu có khả năng ghi nhớ, các kháng thể được tạo ra sẽ được kích hoạt nhanh chóng để chống lại nếu virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong những lần sau.
Làm sao để tăng cường miễn dịch đặc hiệu?
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch đặc hiệu. Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết giúp cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Cơ chế phòng bệnh của vắc xin là “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn…) nhằm giúp cơ thể chống lại căn bệnh đó khi có sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Cụ thể, khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra một chất đặc hiệu (được gọi là kháng thể) để chủ động tấn công, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch cần chủ động tiêm vắc xin để phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Xem thêm : Bị chặn số điện thoại có nhắn tin được không?
Tìm hiểu thêm về lịch tiêm chủng và những mũi tiêm quan trọng cho từng đối tượng:
- Lịch tiêm chủng cho trẻ em
- Lịch tiêm chủng cho tuổi vị thành niên và người lớn
- Các mũi tiêm phòng quan trọng trước khi mang thai
Song song với tiêm chủng, các cá nhân và gia đình có thể thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hệ miễn dịch của bản thân:
- Ăn uống lành mạnh: hãy ưu tiên ăn nhiều trái cây và rau quả, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, muối và đường bổ sung.
- Vận động hợp lý: hãy dành thời gian hoạt động thể chất với cường độ và bài tập phù hợp với độ tuổi. Theo WHO, bé dưới 1 tuổi có 30 phút nằm sấp trải dài trong ngày, bé từ 1-4 tuổi nên vận động 180 phút với đa dạng các bài tập khác nhau, trẻ em từ 7-18 tuổi nên hoạt động ít nhất 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải; người lớn từ 18-64 tuổi nên hoạt động từ 150-300 phút với cường độ vừa phải trong ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
- Duy trì cân nặng phù hợp: béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều góp phần gây suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, hãy duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống điều độ, vận động vừa phải, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng trong cuộc sống.
- Ngủ đủ giấc: các nghiên cứu mới nhất về giấc ngủ cho thấy người đàn ông trưởng thành nên ngủ từ ít nhất 7-8 tiếng/ngày, phụ nữ cần ngủ 8-10 tiếng/ngày (đặc biệt giai đoạn bị hành kinh cần ngủ thêm 1 tiếng so với bình thường). Trẻ em cũng cần ngủ đủ giấc theo độ tuổi của bé.
- Tránh hút thuốc, uống đồ có cồn: vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hệ miễn dịch và uống đồ có cồn quá mức trong thời gian dài gây suy giảm miễn dịch.
⇒ Tìm hiểu thêm: 12 cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả
Những khía cạnh khác của hệ miễn dịch đặc hiệu
- Vấn đề miễn dịch tự miễn: một trong những chức năng quan trọng của hệ miễn dịch đặc hiệu đó là phân biệt với các kháng nguyên “lạ” xâm nhập vào cơ thể với các kháng nguyên tự thân. Nhưng miễn dịch tự miễn là trường hợp có sự sai lệch trong quá trình phát triển bình thường của cơ thể khiến hệ thống miễn dịch tiến hành một cuộc tấn công chống lại các tế bào của chính nó. Các phản ứng miễn dịch tự miễn có thể gây tổn thương mô dẫn đến việc mắc bệnh tự miễn.
- Mối liên hệ giữa nhóm máu và hệ miễn dịch: khả năng đề kháng tự nhiên đối với bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào nhóm máu của một người ở mức độ nhất định. Các nhóm máu của con người được phân loại thành A, B, O và AB theo loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Theo các nghiên cứu, nhóm máu O có khả năng miễn dịch mạnh nhất, tiếp đến là nhóm B, nhóm A và cuối cùng nhóm AB là nhóm nhạy cảm nhất với các bệnh truyền nhiễm.
- Mối liên hệ giữa miễn dịch và dị ứng: dị ứng là kết quả của hệ thống miễn dịch với một chất bất kỳ, phản ứng dị ứng có thể ở mức độ nhẹ như ho và sổ mũi đến phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Cơ thể của người bị dị ứng phát triển các kháng nguyên chống lại một chất nào đó, khi tiếp xúc nhiều lần, mức độ nghiêm trọng của phản ứng có thể tăng lên. Điều này lý giải vì sao một số ít người bị dị ứng với các thành phần của một loại vắc xin cụ thể sẽ chống chỉ định sử dụng loại vắc xin đó.
Các ứng dụng của miễn dịch đặc hiệu trong y học
Một trong những ứng dụng y học nổi bật nhất của hệ miễn dịch đặc hiệu đó là tiêm chủng. Bằng cách đưa các mầm bệnh bị giết chết, hay làm cho suy yếu hoặc bất hoạt vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng có mục tiêu, giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa mầm bệnh trong tương lai.
Kể từ khi vắc xin ra đời, loài người đã có một loại vũ khí sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống, loại trừ và thanh toán nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn.
Ngoài ra, khả năng miễn dịch đặc hiệu đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng. Để ngăn chặn sự đào thải các cơ quan cấy ghép, người nhận thường được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm phản ứng miễn dịch của họ. Hiểu được các nguyên tắc của miễn dịch đặc hiệu cho phép các chuyên gia y tế điều chỉnh các liệu pháp này một cách hiệu quả, tạo ra sự cân bằng giữa việc ngăn ngừa sự đào thải và sự nhiễm trùng.
Trong các bệnh tự miễn, các liệu pháp nhằm mục đích điều chỉnh khả năng miễn dịch đặc hiệu để giảm bớt triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Thông qua thuốc ức chế miễn dịch có mục tiêu hoặc thuốc điều chỉnh miễn dịch, những phương pháp điều trị này giúp khôi phục lại sự cân bằng cho hệ thống miễn dịch, giảm thiểu tác hại của phản ứng tự miễn dịch.
Hơn nữa, nghiên cứu về khả năng miễn dịch đặc hiệu tiếp tục cung cấp thông tin cho sự phát triển của các liệu pháp mới, bao gồm cả liệu pháp miễn dịch cho bệnh ung thư. Bằng cách khai thác khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể, các nhà nghiên cứu đang tìm cách tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại tế bào ung thư, mang lại hy vọng mới trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tàn khốc này.
Sự hiểu biết về miễn dịch đặc hiệu giúp đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của y học và sức khỏe cộng đồng, thể hiện vai trò không thể thiếu của hệ miễn dịch đặc hiệu trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.
Kết luận
Tất cả mọi người đều cần được tiêm chủng, đó vừa là quyền lợi sức khỏe cá nhân, vừa là nghĩa vụ đối với cộng đồng. Hơn nữa, việc xây dựng lối sống lành mạnh và có những lựa chọn ưu tiên cho sức khỏe cũng giúp củng cố miễn dịch đặc hiệu theo thời gian.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Thủ Thuật