Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2024 truyền thống miền Bắc không quá cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.
Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc diễn ra vào từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi lẽ người miền Bắc quan niệm rằng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.
Mỗi năm đúng dịp 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ. Vào ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.
Trong đó lễ vật dâng lên ông Công ông Táo miền Bắc sẽ là bộ Táo Quân bao gồm:
- Ba chiếc mũ quan (2 mũ cho ông Táo và 1 mũ cho Táo bà). Các mũ quan được làm khá cầu kì, trên mũ có trang trí các gương nhỏ lóng lánh, màu sắc sặc sỡ. Để đơn giản, ở nhiều vùng người dân thường cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Táo (có cánh chuồn).
- 3 chiếc áo quan, 3 đôi hia (màu sắc của mũ, áo hay hia ngũ hành hằng năm mà có sự thay đổi).
- 3 con cá chép giấy làm “vật cưỡi” để Táo lên chầu trời
- Giấy, tiền, vàng mã.
- Cau, trầu tươi là những thứ không thể thiếu.
Mâm cỗ cúng được người dân Bắc rất chú trọng, bày biện đủ các món ăn truyền thống như: Bánh chưng, xôi gấc, gà luộc, giò chả, nem rán, canh măng, rượu, trà bánh, trầu cau, thuốc lá, mâm ngũ quả, hoa cúc vàng…
Đặc biệt, mâm cúng lễ không thể thiếu trên mâm cúng đó là 3 con cá chép sống thả vào trong 1 chiếc chậu đặt bên cạnh những lễ vật trên để làm vật cưỡi cho Táo quân. Sau khi chuẩn bị xong, gia chủ đọc bài văn khấn ông Công ông Táo, cá chép sau khi cúng sẽ được thả phóng sinh tại các ao, hồ, sông, suối thể hiện nét đẹp nhân văn của con người.
Mâm cỗ cúng Táo Quân 2024 truyền thống miền Bắc còn tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, khẩu vị của mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo sao cho phù hợp.