Cách cúng Thần Tài Thổ Địa: Văn khấn – bài cúng, lễ vật, ngày giờ

Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt với mong muốn mang lại điều may mắn, tốt lành cho gia đình mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cách cúng Thần Tài Thổ Địa đúng nhất. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Ông Địa là ai? Thần Tài là ai?

Ông Địa (hay còn được gọi là Thổ Công) chính là một trong hai vị Thần (cùng với Thần Tài) được nhiều gia đình người Việt thờ cúng trong gia đình. Ông chính là vị Thần cai quản mảnh đất mà mỗi gia đình đang sinh sống. Ông Địa thường được biết tới với hình ảnh là một ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt và vẻ mặt rất đỗi hiền lành, phúc hậu.

Thần Tài là vị Thần giúp trông coi và đem tới tiền bạc hay sự may mắn về mặt kinh tế cho các gia đình. Thần Tài thường được biết tới với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, trên tay có cầm thỏi vàng và gương mặt cũng rất hiền lành, nhân hậu.

>>> Xem thêm:

  • Cách bày và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn, đẹp nhất
  • Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải, sao cho đúng?

Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài Thổ Địa

Theo quan niệm của người Việt Nam, cứ vào ngày mùng 1 hay ngày rằm Âm lịch hằng tháng, các gia đình sẽ làm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa nhằm cầu xin bình an, khỏe mạnh, thành đạt và may mắn về tiền tài.

Tham Khảo Thêm:  Sinh năm 1963 mệnh gì, tuổi gì, hợp màu gì?

Đặc biệt, với những gia đình kinh doanh, buôn bán thì việc cúng Thần Tài Thổ Địa còn được diễn ra hằng ngày hoặc hằng tháng tùy vào quan niệm của họ.

Cách cúng Thần Tài Thổ Địa

Cách cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào?

Lễ vật cúng ông Địa Thần Tài gồm những gì?

Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa thường là lễ cúng chay bao gồm các vật phẩm như:

  • Hương
  • Bình hoa tươi
  • Trái cây
  • Trầu cau
  • Tiền vàng mã

>> Xem thêm: Các loại hoa cúng thắp hương ngày lễ Tết và ý nghĩa

Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng có thể sắm thêm lễ mặn nếu muốn. Lễ mặn cúng Thần Tài Thổ Địa cũng được chuẩn bị khá đơn giản bao gồm:

  • Rượu
  • Thịt gà luộc
  • Khoanh giò
  • Đĩa xôi… (hoặc một số món mặn khác tùy vào từng địa phương)

>>> Tham khảo: Mâm cúng Thần Tài gồm những gì? Cách bày mâm cúng Thần Tài chuẩn nhất

Xuân sang - Bếp thay áo mới

Xuân sang đón Năm Mới tại META.vnBấm Xem ngay

Chi tiết cách cúng ông Địa Thần Tài hằng ngày

Trước tiên, bạn cần vệ sinh, lau dọn ban thờ Thần Tài Thổ Địa. Sau đó, vào khung giờ 6 đến 7 giờ sáng và 6 đến 7 giờ tối, bạn có thể tiến hành lễ cúng.

Bạn nên thay nước trước khi thực hiện lễ cúng rồi sắm sửa lễ vật và thắp 3 nén nhang và đọc bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa.

Lưu ý: Vào ngày rằm, ngày mùng 1 hay lễ Tết thì bạn cần thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập để tụ khí tốt nhất nhé.

Tham Khảo Thêm:  Cung Sư Tử Ghét Cung Nào Nhất Trong 12 Cung Hoàng Đạo?

Cách cúng Thần Tài Thổ Địa

Bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa chuẩn

Trên thực tế, việc cúng Thần Tài Thổ Địa hằng ngày hay cách cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 10 tháng Giêng hay bất kỳ một tháng nào trong năm thì cũng không có sự khác biệt. Các bài khấn cũng giống nhau. Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất để bạn có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Tham Khảo Thêm:  Chiêm bao về viễn cảnh người chết có ý nghĩa gì?

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về cách cúng Thần Tài Thổ Địa, bạn sẽ có thể thực hiện lễ cúng 2 vị Thần này một cách trang trọng, chu đáo nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé.

>>> Tham khảo thêm:

  • Lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Bài cúng Thần Tài hàng ngày & mùng 10 hàng tháng
  • Văn khấn Thần Tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
  • Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng vía Thần Tài 2024 đầy đủ nhất
  • Ngày vía Thần Tài nên mua gì? Mua vàng ngày vía Thần Tài có ý nghĩa gì?
  • Văn khấn lễ vía Thần Tài, bài cúng ngày vía Thần Tài 10 tháng Giêng 2021
  • Bài cúng động thổ làm nhà, văn khấn động thổ xây nhà

Viết một bình luận