3 Cách cài đặt máy in cho laptop, máy tính đơn giản nhất

Video cách cài đặt máy in cho laptop

In tài liệu, hình ảnh từ laptop, máy tính ra máy in đem lại sự tiện lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cài đặt máy in cho laptop ra sao để có thể in được tài liệu, hình ảnh. Hãy cùng Máy văn phòng Á Mỹ tìm hiểu chi tiết các cách cài đặt máy in cho laptop trong nội dung bài viết sau!

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn tải game cờ tướng miễn phí về máy tính
  • Làm sao để phòng tránh bị khóa Facebook do ai đó báo cáo xấu?
  • 9 Phần mềm lập trình trên điện thoại IOS & Android được tin dùng hàng đầu
  • Download Windows 10
  • Tìm hiểu: Số tài khoản Vietcombank ghi ở đâu?

Cách cài đặt máy in cho laptop hệ điều hành Windows và Macbook (máy in có dây)

Để có thể cách cài đặt máy in cho laptop sử dụng hệ điều hành Windows và Macbook thì các thiết bị cần thỏa mãn một số điều kiện sau:

  • Máy in cần được đặt ở vị trí gần với laptop, khi lắp đặt không để dây bị quá căng hay vướng đường đi.
  • Máy in đã được cắm điện và hoạt động bình thường.
  • Laptop, máy tính được bật và kết nối với máy in qua cổng USB.

Hướng dẫn cách cài đặt máy in cho laptop Windows

  • Bước 1: Trên laptop sử dụng hệ điều hành Windows, bạn chọn biểu tượng Windows > Setting > Devices > Printer & Scanner.

Tìm Printer & Scanner

Tìm Printer & Scanner là bước đầu tiên trong cách cài đặt máy in cho laptop

Một cách khác để vào mục Printer & Scanner đó là tìm kiếm trên thanh công cụ.

  • Bước 2: Chọn Add a printer or scanner.
  • Bước 3: Chọn tên máy in > Add device. Trong trường hợp không tìm thấy tên máy in thì chọn The printer that wasn’t listed > Add a printer or scanner.

Chọn tên máy in trên máy tính

Chọn tên máy in trên máy tính

  • Bước 4: Chọn tài liệu và các tùy chỉnh > Nhấn Print để in.

Hướng dẫn cách cài đặt máy in cho laptop Macbook

Cách cài đặt máy in cho laptop, máy tính sử dụng hệ điều hành của Apple thường có sự khác biệt so với Windows. Sau đây là một số bước cơ bản:

  • Bước 1: Macbook của bạn cần được cập nhật đến phiên bản mới nhất.
  • Bước 2: Cắm dây kết nối giữa laptop với máy in qua cổng USB.
  • Bước 3: Trên màn hình máy tính sẽ tự động hiển thị hộp thoại thông báo > Nhấn Install và thực hiện theo các hướng dẫn.

Lưu ý: Đối với lần đầu cách cài đặt máy in cho laptop Macbook thì bạn phải nhấn Download & Install > Thực hiện các thao tác tiếp theo theo hướng dẫn.

Cách cài đặt máy in cho laptop thông qua dây cắm

Cách cài đặt máy in cho laptop thông qua dây cắm

Hướng dẫn cách cài đặt máy in cho laptop qua wifi

Bên cạnh các cài đặt máy in cho laptop thông qua dây cắm thì bạn hoàn toàn có thể kết nối không dây qua mạng wifi.

Trước tiên, bạn cần cài đặt máy in theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra mạng của máy in đang được kết nối.
  • Bước 2: Máy tính và máy in cần được đặt trong phạm vi phủ sóng wifi hoặc có thể kết nối Bluetooth
  • Bước 2: Máy in và laptop phải được bật trước khi tiến hành cài đặt.
  • Bước 3: Máy in cần được thiết lập Bluetooth, wifi thì mới sẵn sàng để kết nối với máy tính.
  • Bước 4: Đăng nhập cả 2 thiết bị vào cùng một mạng wifi.
Tham Khảo Thêm:  Vé máy bay giá rẻ đi Hue (HUI)

Cách cài đặt máy in cho laptop qua wifi

Cách cài đặt máy in cho laptop qua wifi

Cách cách cài đặt máy in cho laptop hệ điều hành Windows 8, 10, 11

  • Bước 1: Lựa chọn hình thức kết nối máy in với máy tính thông qua wifi hoặc Bluetooth.
    • Đối với phương thức kết nối bằng Bluetooth, bạn hãy chọn nút Pair (biểu tượng Bluetooth) ở thanh Taskbar trên màn hình.
    • Đối với phương thức kết nối bằng wifi thì cả hai thiết bị cùng phải được đăng nhập cùng một mạng.
  • Bước 2: Nhập Printer & Scanners tại thanh tìm kiếm > Chọn Printer & Scanners.
  • Bước 3: Chọn Add a printer or scanner > Nhập tên máy in muốn kết nối. Đối với máy in đã kết nối trước đó thì có thể chọn ngay bên dưới mà không cần phải nhập.

Kết nối laptop hệ điều hành Windows 7 với máy in

  • Bước 1: Kết nối máy tính và máy in trong cùng một mạng wifi.
  • Bước 2: Tìm Control Panel trong thanh tìm kiếm > Chọn Control Panel.
  • Bước 3: Chọn Hardware and Sound trong mục Control Panel.
  • Bước 4: Chọn Devices and Printers.
  • Bước 5: Chọn Add a printer.
  • Bước 6: Chọn Add a network, wireless or Bluetooth (trong trường hợp kết nối với máy in thông qua Bluetooth).
  • Bước 7: Lựa chọn cổng kết nối với máy in > Chọn Next.
  • Bước 8: Lựa chọn hãng máy in tại thẻ Manufacturer > Tên máy in tại thẻ Printer > Next.
  • Bước 9: Đặt tên cho máy in (nếu cần phân biệt cho các lần thao tác sau) > Next.
  • Bước 10: Chọn vào dấu tick xanh Do not share this printer trong trường hợp không muốn chia sẻ máy in > Next.
  • Bước 11: Nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt laptop cho máy in.

Kết nối laptop hệ điều hành Windows 7

Kết nối laptop hệ điều hành Windows 7 với máy in gồm 11 bước

Cách cài đặt máy in cho laptop Macbook

  • Bước 1: Chọn biểu tượng Apple tại góc trái màn hình Macbook > System Preferences > Printers & Scanners.
  • Bước 2: Chọn máy in muốn cài đặt tại thẻ Printers.
  • Bước 3: Tick vào ô Share this printer on the network.
  • Bước 4: Chọn Scan.
  • Bước 5: Điều chỉnh số lượng bản in và các thông số > Chọn Scan.

Cách chia sẻ máy in giữa 2 máy tính khác nhau

Trên đây là các cách cài đặt máy in cho máy in của từng hệ điều hành riêng rẽ khác nhau, tuy nhiên, đối với văn phòng hay gia đình sử dụng máy tính chạy nhiều hệ điều hành khác nhau thì phải làm thế nào?

Sau đây là cách để bạn có thể kết nối cùng một máy in với thao tác chính trên laptop để làm nguồn chia sẻ, sau đây là các bước thực hiện.

Tham Khảo Thêm:  Cách đăng ký sim chính chủ trên My Viettel đơn giản và nhanh chóng

Cách share máy in giữa hai máy tính hệ điều hành Windows

Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Tải và cài đặt ứng dụng HomeGroup để bắt đầu thao tác chia sẻ máy in với nhiều máy tính.
  • Cài đặt máy in trên máy tính mà bạn muốn chia sẻ theo các hướng dẫn đã đề cập và nên sử dụng laptop nào thường xuyên sử dụng nhất để có tính đồng bộ.
  • Mở Control Panel > Network and Sharing Center/Network and Internet > Change advanced sharing settings > Private > Turn on file and printer sharing.
  • Chia sẻ máy in đã cài đặt với máy tính khác: Vào Control Panel > Devices and Printers/View devices and printers > Click chuột phải vào máy in muốn chia sẻ rồi chọn Printer properties > Sharing/Share this printer
  • Kết nối với máy in được chia sẻ: Chọn Control Panel > Devices and Printers/View devices and printers > Add a printer > Add a network, wireless or Bluetooth printer > Chọn máy in > Next.

Share máy in giữa hai máy tính hệ điều hành Windows

Share máy in giữa hai máy tính hệ điều hành Windows

Cách share máy in giữa 2 máy tính Macbook

Để bật chế độ chia sẻ máy in trên máy tính của hãng Apple, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Chọn trình đơn Apple > System Preferences > Sharing > Printer Sharing > Chọn máy tính muốn chia sẻ.
  • Trong trường hợp muốn chia sẻ cho máy tính khác nhưng sử dụng hệ điều hành Windows thì bạn chọn System Preferences > Print & Scan > Nhấn giữ nút (+) ở phía cuối trang.
  • Trên máy tính Windows, bạn cần cài đặt phần mềm Bonjour Print Services trước khi bắt đầu cài đặt. Vì cách cài đặt máy in cho laptop này khá phức tạp nên nhiều người thường sử dụng máy nguồn chia sẻ máy in chạy hệ điều hành Windows thay vì Macbook.

Một số lỗi thường gặp khi cách cài đặt máy in cho laptop

Trong quá trình cách cài đặt máy in cho laptop, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi một số lỗi. Nếu không biết cách xử lý sẽ khiến công việc bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ, tăng chi phí, giảm hiệu suất làm việc của cá nhân và cả công ty. Chính vì vậy mà bạn cần phải nắm rõ các lỗi thường gặp cũng như cách khắc phục khi in tài liệu trong văn phòng.

Lỗi không kết nối được máy in

Lỗi này thường do nguyên nhân chính đó là máy tính và máy in đang không được kết nối cùng một mạng không dây nội bộ, để khắc phục tình trạng này, nãy thực hiện một trong các cách sau:

  • Chia sẻ mạng nội bộ đúng cách.
  • Kiểm tra Driver.
  • Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot.
  • Tìm kiếm lại máy in thêm một lần nữa.
  • Khắc phục sự cố 101.

Lỗi không kết nối được máy in

Lỗi không kết nối được máy in

Lỗi máy tính Windows không tìm thấy máy in

Bên cạnh lỗi không kết nối thì lỗi không tìm thấy cũng có khá nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chính đó là do việc kết nối giữa 2 thiết bị đang gặp trục trặc, đặc biệt là đối với máy in mới được sử dụng lần đầu.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách gõ Telex trên Android trong một nốt nhạc

Sau đây là một số cách khắc phục:

  • Khắc phục lỗi do hệ điều hành không tương thích.
  • Kiểm tra địa chỉ IP của máy tính chủ cần cài đặt với máy in.
  • Đối với mạng LAN bị giới hạn thì cần khắc phục ngay.
  • Trường hợp máy chủ bị nhiễm virus thì cũng nên xử lý kịp thời.

Lỗi máy tính không nhận máy in

Máy tính không nhận máy in có thể do dây cắm đã bị hỏng hoặc bị lỏng, một số lý do thông thường khác như máy in chưa được bật nguồn, lỗi kỹ thuật tại phần cứng hoặc hộp mực gặp trục trặc.

Hãy thử khắc phục bằng một số cách sau:

  • Khởi động lại service Print Spooler.
  • Gỡ bỏ và cài đặt lại Driver của máy in.
  • Thay dây cắm mới.
  • Sao chép mscms.dll bằng tay.

Lỗi máy tính không nhận máy in có thể do dây cắm bị hỏng

Lỗi máy in không nhận lệnh

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do hệ điều hành của máy tính đã bị lỗi hoặc IP có vấn đề. Dây cáp bị hỏng, không được cắm chặt cũng khiến lỗi máy in không nhận lệnh xảy ra.

Một nguyên nhân khác đó là do driver máy in bị lỗi.

Sau đây là một số cách khắc phục:

  • Kiểm tra và thay mới dây cắm trong trường hợp bị hỏng.
  • Khởi động lại máy tính và máy in.
  • Kiểm tra xem máy in có đang được bật hay không.
  • Kiểm tra máy in có bị kẹt giấy hay không.
  • Để Windows tự sửa lỗi Troubleshoot.
  • Khởi động lại Print Spooler.
  • Kiểm tra lại IP máy tính có bị lỗi hay không.
  • Cập nhật phiên bản Driver tương ứng với máy tính cho máy in.

Lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in

Đây là lỗi rất thường gặp ở những máy in đã được sử dụng trong một thời gian dài hoặc tại các văn phòng có nhu cầu in ấn cao. Nguyên nhân của lỗi này thường do máy in đang nhận quá nhiều lệnh in cùng một lúc hoặc lỗi kết nối Internet. Máy tính bị lỗi hệ điều hành hoặc lỗi driver cũng có thể khiến máy in không nhận lệnh.

Sau đây là một số cách khắc phục:

  • Kiểm tra kết nối máy in và đầu phát wifi.
  • Khởi động lại máy in.
  • Kiểm tra và cài đặt phần mềm diệt virus.
  • Cho Windows tự khởi động lại tiến trình Print Spooler.

Lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in

Lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in có thể do đang có quá nhiều lệnh in cùng một lúc

>>> Xem thêm bài viết: “Cách sửa lỗi máy in không chạy, nhận lệnh nhưng không in”.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn cài đặt máy in cho laptop với hệ điều hành Windows và Macbook. Việc kết nối máy tính với máy in giúp mọi công việc in ấn, lưu trữ tài liệu giấy trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Mọi thắc mắc về cách sử dụng máy in, đặc biệt là máy in màu Epson, máy in laser, máy in nhãn dán, hãy liên hệ cho Máy văn phòng Á Mỹ qua hotline để được giải đáp!

Viết một bình luận